Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Ẩm Thực Mỹ: Tổng Hợp 15+ Món Ăn Đậm Nét Mỹ được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
BẢNG NỘI DUNG BÀI VIẾT:
1. Giới thiệu văn hóa ẩm thực của người Mỹ
Mỹ là đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa, vì vậy ẩm thực Mỹ có sự kết hợp của nhiều món ăn đặc sắc khác nhau. Tuy nhiên, dưới bàn tay khéo léo của người Mỹ các món ăn đó đã được biến tấu một cách linh hoạt với hương vị và diện mạo hoàn toàn mới, mang phong cách đặc trưng của “Xứ sở cờ hoa”.
Theo đánh giá của các chuyên gia ẩm thực, ẩm thực nước Mỹ rất gần gũi, không phô trương và phù hợp với mọi khẩu vị. Hầu hết các món ăn đều được chế biến đơn giản, không tập trung vào một loại gia vị hay mùi vị nhất định mà luôn biến tấu theo từng nguyên liệu khác nhau.
2. Ẩm thực theo các buổi trong ngày ở Mỹ
Mỗi bữa ăn khác nhau người Mỹ sẽ có những cách ăn uống không giống nhau, theo đó:
Buổi sáng
Bữa sáng đối với người Mỹ thường không quan trọng bởi một phần là họ quá bận rộn và một phần là họ muốn ăn kiêng. Vì vậy vào buổi sáng người Mỹ chỉ ăn nhẹ nhàng với 1 ly nước cam ép với bánh nướng quết món peanut butter hoặc một ly cà phê ly với một ít ngũ cốc và sữa tươi.
Đối với những gia đình có nhiều thời gian rảnh và có thể chuẩn bị từ sớm thì khẩu phần ăn bữa sáng của người Mỹ có thể là trứng rán, bánh mì nướng và nước trái cây.
Buổi trưa
Có thể bạn sẽ bất ngờ với thông tin người Mỹ thường ăn trưa vào lúc 2 giờ chiều và rất ít khi họ ăn tại nhà.Theo đó người lớn sẽ ăn trưa tại nơi làm việc và trẻ em thì ăn trưa ngay tại trường.
Khẩu phần ăn bữa trưa của người Mỹ thường là các loại đồ ăn nhanh như: bánh mì sandwich, hamburger và hotdog. Đây cũng chính là một trong những lý do giải thích vì sao Mỹ là nơi khơi nguồn cho sự phát triển của các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới như: McDonald, Burger King, Wendy’s, KFC và Dominos pizza.
Buổi tối
Bữa ăn chính trong ngày của người Mỹ chính là bữa tối (thường bắt đầu vào lúc 6h tối) khi mà người lớn đã tan sở và trẻ con thì đã đi học về. Chính vì là bữa ăn quan trọng nên các món ăn vào buổi tối sẽ đa dạng và phong phú hơn, bao gồm: Các món khai vị (trái cây tươi, nước ép trái cây, món soup, salad trộn), món chính (thịt gà, cá, thịt cừu, hải sản), món tráng miệng (bánh kem, bánh pudding,..) bên cạnh đó còn có các món canh, cơm hoặc mì sợi kèm theo.
Thức uống người Mỹ hay dùng trong bữa ăn trưa và tối là nước lọc, nước ép trái cây, bia, cà phê, rượu vang, trà hoặc nước uống có ga. Trong đó, rượu vang được xem là thức uống sang trọng không thế thiếu trong mỗi bữa tiệc của người Mỹ.
Trước khi kết thúc bữa ăn tối người Mỹ có thói quen uống trà hoặc cà phê và trước khi đi ngủ họ sẽ uống sữa, ăn bánh ngọt hoặc ăn trái cây. Đây là cách ăn uống của người Mỹ mà mọi du khách khi ghé qua đất nước này đều cảm thấy thú vị.
3. Các món ăn phổ biến trong ẩm thực người Mỹ
Burger phô mai
Món ăn này là đỉnh cao của dấu ấn Mỹ. Ý tưởng về bánh burger kẹp thịt bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19. Khi món ăn này bắt đầu trở nên nổi tiếng vào những năm 1920 và 1930, người ta lập tức nghĩ đến việc phát triển thêm phiên bản phô mai. Tuy nhiên nguồn gốc chính xác của món ăn này vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Ngày nay, người Mỹ tiêu thụ gần 50 tỷ chiếc burger một năm. Nghĩa là trung bình ở Mỹ, mỗi tuần một người ăn tới 3 chiếc burger!
Sườn nướng BBQ
Sườn nướng BBQ mang những màu sắc quá đặc trưng cho ẩm thực Mỹ – đó là đỏ, trắng và xanh. Đồ nướng BBQ có nguồn gốc từ những người Tây Ban Nha di cư đến Mỹ. Đến thế kỷ 19, người dân Nam Mỹ đã thông tường kỹ thuật chế biến món BBQ. Ở vùng này, heo được nuôi rất phổ biến, vì vậy thịt heo trở thành nguyên liệu chính cho những buổi nướng thịt ngoài trời.
Trong đó, nổi bật nhất sườn nướng – một sự quyến rũ đặc biệt khiến người ta phải xắn tay áo lên thưởng thức ngay lập tức. Sườn, thông thường là sườn heo, được nướng đến một độ mềm hoàn hảo, tắm mình trong nhiều loại sốt BBQ phong phú, mang đến cho thực khách hương vị độc đáo tuyệt vời.
Bánh táo
Người Mỹ có câu nói đùa “Mỹ như bánh táo vậy”. Câu nói vui đó cũng đã mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Món bánh táo đã theo chân những người hành hương vượt Đại Tây Dương tìm đến ngôi nhà mới tại Mỹ. Những người hành hương mang theo mình mầm táo để gieo trồng ở Thế Giới Mới. Khi cây bắt đầu ra quả, táo trở thành nguyên liệu làm nhân bánh rất phổ biến ở nước Mỹ thời sơ khai.
Vào thời kỳ đó, bánh nướng là một nguồn thức ăn vô cùng kinh tế và ổn định. Chính vì vậy nó được ưa chuộng bởi những người dân mới nhập cư, còn bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thức ăn. Qủa là một món ăn tuyệt vời, vừa ngon lành vừa tiện lợi.
Hamburger
Hamburger là món ăn phổ biến của người Mỹ, nó được sản sinh ra từ New Haven, bang Connecticut (Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ công nhận). Ngày nay, Hamburger không chỉ là món ăn “quyền lực” ở nước Mỹ mà còn có sức ảnh hưởng rất lớn đến ẩm thực trên toàn thế giới.
Súp trai
Súp trai là đặc sản quả Boston, với hỗn hợp trai, khoai tây, thịt lợn muối, kem đặc và các loại gia vị cần thiết. Món súp trai sẽ khiến mọi du khách phải “say” khi đến với nước Mỹ thân yêu.
Bánh mì cá hồi xông khói
Sẽ thật thiếu sót nếu như đến với Mỹ mà không thưởng thức món cá hồi xông khói bởi đây là món ăn ngon khó đâu sánh bằng nhờ một phần từ nước nhào bột.
Deep-Dish Pizza
Deep-Dish Pizza (hay còn gọi là Pizza đế giày) đây là món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến với Chicago.
Bánh quy và nước sốt xúc xích
Đây là bữa sáng không thể thiếu đối với người dân Montana nói riêng và người dân nước Mỹ nói chung. Những chiếc bánh quy giòn tan chấm nước sốt xúc xích nghiền nấu cùng bột và sữa thơm phức sẽ là món ăn ngon cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho người dân trong trang trại.
Sandwich bơ đậu phộng
Sandwich bơ đậu phộng là món ăn nằm trong từng hơi thở của người dân nước Mỹ. Trung bình một đứa trẻ ăn tổng cộng 1,500 chiếc sandwich bơ đậu phộng từ lúc nhỏ đến khi tốt nghiệp cấp ba.
Cũng như một số ứng cử viên nổi bật khác của ẩm thực Mỹ, sandwich bơ đậu phộng cũng có một xuất xứ xa xưa khó làm rõ. Một điều đáng bất ngờ là dường như món ăn đầy chất Mỹ này vẫn chưa được đánh giá cao trên thế giới.
S’more
S’more là một món ăn truyền thống của người Mỹ, được dùng phổ biến trong những đêm lửa trại. Món này đơn giản là kẹo marshmallows được nướng lên trên lửa nóng.
Công thức S’more xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1927 trong sổ tay Nữ Hướng Đạo Sinh của Mỹ. Chắc chắn rằng không người Mỹ nào lại không có tuổi thơ ngồi bên ánh lửa trại, thưởng thức một miếng S’more nóng hổi. Họ hẳn sẽ luôn biết ơn cuốn sổ tay Nữ Hướng Đạo Sinh vì đã một giới thiệu món ăn hấp dẫn như vậy đến với công chúng.
Texas Barbecue
Những miếng thịt tươi ngon được nướng thơm phức sẽ níu giữ bạn khi đến với Texas. Không chỉ có BBQ Texas sẽ giúp bạn có được khoảng thời gian hạnh phúc, tự do nhất khi đứng giữa trời và thưởng thức thịt nướng, xúc xích và những món ăn tuyệt vời khác.
Súp ngô
Là món ăn cực kỳ đơn giản với nguyên liệu chính là ngô, bơ và thịt xông khói nhưng súp ngô Blossom Restaurant ở Charleston, bang South Carolina lại khiến mọi du khách phải ngỡ ngàng vì hương vị ngon tuyệt vời mà nó mang lại.
Tacos
Tacos thịt gà phủ sốt, rau và phô mai là món ăn mà bạn không nên bỏ qua khi đến Los Angeles. Tại đây bạn có thể dễ dàng bắt gặp những cửa hàng nhỏ hay xe bán tacos ở khắp mọi nẻo đường với hương thơm lan tỏa khắp cả bầu trời.
Thanksgiving
Mac and Cheese
Hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến là lý do giải thích vì sao Mac and Cheese trở thành món ăn phổ biến của người dân Mỹ.
Cánh gà nướng
Món ăn này là một trường hợp điển hình trong danh sách “Bí Ẩn về Nguồn Gốc Ẩm Thực”. Chẳng ai thực sự biết được những chiếc cánh gà phủ đầy gia vị hấp dẫn này đến từ đâu và từ khi nào. Tuy nhiên họ phỏng đoán rằng nó đã bắt đầu xuất hiện riêng rẽ từ những năm 1970.
Ngày này, không một hộp đêm hay nhà hàng tại Mỹ nào không phục vụ món cánh gà nướng cả. Cánh gà nướng có một sức hút rộng rãi, người dân Mỹ luôn thích thú chia sẻ món ăn ngon lành và vui nhộn này cùng những người bạn của họ.
Các số liệu thống kê cho thấy rằng có hơn 13,5 tỉ cánh gà đã được bán trong năm 2012. Chỉ riêng trong sự kiện Superbowl Weekend năm 2012, người ta đã tiêu thụ hơn 1,25 tỷ cánh gà. Thật là những con số ấn tượng!
Hotdog bọc bắp
Trên thực tế, bất kỳ món ăn nào có hotdog đều sẽ được người Mỹ ưa chuộng. Thật vậy, hotdog bọc bắp là món ăn hội chợ kinh điển nhất trên mảnh đất miền Trung Mỹ. Và chính vì thế nó nghiễm nhiên đứng trong hàng ngũ 5 món ăn tiêu biểu của ẩm thực Mỹ.
Hotdog luôn đi đôi cùng những bữa tiệc BBQ ngoài trời hay các trận đấu bóng chày sôi động. Các thống kê ước tính tại Mỹ có tới 20 tỉ chiếc hotdog được tiêu thụ hằng năm.
Donut
Donut là món ăn có nguồn gốc từ chính nước Mỹ, vì vậy những chiếc bánh Donut tròn hình chiếc nhẫn nhân chocolate và vanilla chính là người “bạn thân” nhất của người Mỹ.
Pizza
Pizza xuất hiện ở Mỹ vào đầu thế kỷ XX và được phát triển với hình thức giao bánh đến tận nhà. Cho đến hiện tại món ăn này đã trở thành một trong những khẩu phần ăn không thể thiếu đối với người Mỹ vào bữa trưa.
Gà chiên
Không chỉ được ưa chuộng trong các nhà hàng thức ăn nhanh, gà chiên còn xuất hiện trong các bàn tiệc lớn của người Mỹ như lễ tạ ơn,lễ giáng sinh,…
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa ẩm thực Mỹ để từ đó có được những trải nghiệm thú vị hơn khi đến với đất nước xinh đẹp này.
Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam
22/05/2019
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống…
Và mỗi khi nhắc đến đất nước Việt Nam xinh đẹp thì ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn.
Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt không thể hòa lẫn.
Và trong số đầu tiên của Khám phá ẩm thực, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ẩm thực Việt Nam là gì? Và những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam, cùng với đó là 54 dân tộc anh em. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,…
Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,… thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên hoan, tiệc nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có các sư thầy trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật…).
Trong thực tế, nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam có sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa ăn bổ dưỡng, món ăn Việt ăn ngon miệng, món ăn Nhật nhìn thích mắt. Tuy nhiên, đặc điểm này ngày càng phai nhòa trong thời hội nhập.
Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam có 9 đặc trưng:
– Tính hoà đồng hay đa dạng
Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.
– Tính ít mỡ.
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ (khá ít món ăn nấu ngập dầu), không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa.
– Tính đậm đà hương vị.
Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
– Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị.
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
– Tính ngon và lành.
Ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có…
– Dùng đũa.
Giống một vài nước châu Á khác thì việc sử dụng đũa là một nét đặc trưng rất thú vị của ẩm thực Việt, bạn có thể sử dụng đũa trong hầu hết các món ăn, từ kho, xào, chiên, hay thậm chí là cả canh. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Kèm với đó thì gắp là một nghệ thuật, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức ăn…
– Tính cộng đồng hay tính tập thể.
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
– Tính hiếu khách.
Trước mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
– Tính dọn thành mâm.
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.
Đặc điểm ẩm thực Việt theo từng miền
Miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía…). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui…
Ẩm thực miền Trung
Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc hay các loạiđặc sản bánh kẹo Đà Nẵng, Huế. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
Ẩm thực thể hiện văn hóa tinh thần người Việt
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm, có giáo dục. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng, từ bản thân, đến trong gia đình, rồi các mối quan hệ ngoài xã hội.
Bản thân mỗi người phải biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hay “ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Trong gia đình: ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ”kính trên nhường dưới”, thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là bữa cơm xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau, cùng nhau vui vầy sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Ngoài xã hội: việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
Ẩm thực Việt Nam là một bức tranh đầy màu sắc, nêu bật lên bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền nhưng chúng vẫn mang trong mình cốt cách, linh hồn Việt đồng nhất. Đậm đà vị dân tộc không thể xóa nhòa.
Nét Đặc Trưng Của Ẩm Thực Miền Bắc Qua Góc Nhìn Văn Hóa : Tôi Yêu Ẩm Thực Việt
Miền Bắc – vùng đất màu mỡ với con sông Hồng chảy dài uốn lượn và được ưu đãi nhiều về tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu cũng chính là nơi có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Với sự cầu kỳ và độc đáo, ẩm thực miền Bắc từ xưa tới nay luôn được nhiều người yêu thích, kể cả những vị khách nước ngoài. Cùng với hai miền Nam và Trung, ẩm thực miền Bắc góp phần tạo nên sự đặc sắc cho nền ẩm thực Việt Nam.
Trải qua hàng nghìn năm lao động và sáng tạo, người Việt nói chung và người dân miền Bắc nói riêng đã đúc kết được rất nhiều những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, vừa tinh tế vừa hấp dẫn. Những món ăn miền Bắc được cho là hài hòa về cảm quan, có sự phối trộn khéo léo giữa các thành phần nguyên liệu, tạo nên những món ăn mang giá trị dinh dưỡng cân bằng và hương vị khó quên.
Những món ăn miền Bắc sở hữu hương vị cuốn hút đặc trưng (Nguồn: Internet)
Ẩm thực miền Bắc qua góc nhìn văn hóa được thể hiện rõ nét qua hai khía cạnh, trong phong cách ăn uống và trong món ăn. Điều này được cụ thể như sau:
1.Trong phong cách ăn uống
Sự gia giáo, cầu kỳ và lễ nghi trong tính cách của người miền Bắc được thể hiện rất rõ qua các bữa cơm hằng ngày. Bữa cơm gia đình của người miền Bắc phải có mặt đầy đủ các thành viên, không được người ăn trước người ăn sau, trừ khi trường hợp về quá trễ hoặc đi vắng.
Bên cạnh đó, trước khi dùng cơm, con cháu nhất định phải mời ông bà, bố mẹ, anh chị trước, khi người lớn chưa ăn thì con cháu cũng chưa được phép. Những người phụ nữ trong gia đình sẽ ngồi cạnh nồi để bới cơm và lấy đồ ăn cho các thành viên trong gia đình.
Truyền thống nông nghiệp cơ cực từ xưa cùng sự bảo thủ trong văn hóa nên ẩm thực miền Bắc trước đây rất hạn chế. Ngày nay, nhờ giao lưu văn hóa nhiều hơn, số lượng món ăn đã nhiều hơn nhưng nhìn chung không phong phú bằng món ăn miền Trung và miền Nam.
Người miền Bắc sâu sắc, tinh tế nên các món ăn cũng phần nào thể hiện được điều đó. Các món ăn của người miền Bắc có vị vừa phải, không ngọt, không béo như món ăn miền Nam cũng không quá đậm đà, cay nồng như các món miền Trung, vị món nào ra món ấy.
Phở được xem là món ăn đại diện cho nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của miền Bắc (Nguồn: Internet)
Hầu hết các món ăn miền Bắc ít sử dụng dầu mỡ, tôn trọng hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu và hướng đến sự thanh đạm. Đại diện phải kể đến là các món như phở, bún, miến,… Nước dùng của các món ăn này lấy vị ngọt thanh đạm từ nước hầm xương làm điểm nhấn, chứ không hề bỏ thêm đường hoặc nhiều gia vị như các vùng miền khác.
Những món ăn miền Bắc thường được bày biện và trang trí bắt mắt, đặc biệt vào dịp lễ tết thì “mâm cao cỗ đầy”, thể hiện sự cầu kỳ trong ẩm thực. Nghệ thuật sử dụng gia vị của người miền Bắc được đánh giá cao bởi sự hài hòa, mỗi món ăn đều đi kèm với một gia vị nhất định. Các gia vị lên men như mẻ, giấm… và các loại rau thơm được dùng khá nhiều.
Người miền Bắc sống bền chặt và tình nghĩa, quà bánh được xem là một phần không thể thiếu để hỗ trợ việc kết nối các mối quan hệ xã hội. Từ xưa đến nay, các loại bánh kẹo công nghiệp không được ưa chuộng bằng quà bánh được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, mang tính đặc sản vùng miền như bánh răng bừa, bánh gai, cơm cháy Ninh Bình, bánh đậu xanh Hải Dương, các loại mứt trái cây,…
Đặc điểm món ăn miền Bắc tuy khác nhau, nhưng vẫn có những điểm tương đồng với nhiều vùng miền khác, thể hiện qua cơ cấu bữa ăn, nguyên tắc chế biến như nước dùng, gia vị hỗn hợp, nước mắm, các loại nước chấm chế biến đa dạng phù hợp với món ăn, rau được sử dụng phong phú… Vì vậy, không chỉ người miền Bắc mà nhiều người vùng miền khác hay thậm chí là những người nước ngoài đều rất yêu thích văn hóa ẩm thực của mảnh đất nơi đây.
Văn Hóa Ẩm Thực Ba Miền
Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, khí hậu và lịch sử đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một phong cách, khẩu vị đặc trưng. Miền Bắc có phong cách ẩm thực lễ mễ, cầu kỳ; trong khi miền Trung thì giới quý tộc rất kiểu cách, cầu kỳ, còn giới bình dân lại ăn đậm và no; còn miền Nam thì thích ăn ngon, ăn no và ăn chơi cho vui miệng.
Bên cạnh đó, trải qua rất nhiều cuộc xâm lược và qua các hoạt động thông thương, nền văn hoá của Việt Nam, trong đó có văn hoá ẩm thực, đã có sự tiếp biến với văn hoá các dân tộc khác như Hoa (Trung Quốc), Ấn Độ, Pháp, Mĩ, Hàn Nhật. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.
Kỳ 01: Miền Bắc
Miền Bắc, tộc Việt sống tập trung tại khu vực đồng bằng sông Hồng, mà nhất là khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Là vùng đất ngàn năm văn vật, là chiếc nôi của văn hoá Đại Việt, nên phong cách ẩm thực của khu vực này kế thừa và thu hút tinh tuý muôn nơi. Đồng thời, do có thời tiết bốn mùa rõ rệt, nên mỗi mùa, người miền Bắc cũng sẽ ăn các loại thức ăn khác nhau, “mùa nào thức đó”. Văn hoá ẩm thực ở miền Bắc được phân chia một cách rõ ràng về phong cách ăn uống của giới bình dân, giới quý tộc và nét đặc trưng ẩm thực của các mùa lễ hội.
Thịt “cầy tơ” và thịt dê
Tuy có diện tích đất lớn, nhưng diện tích đất canh tác của miền Bắc khá hẹp, dân cư lại đông đúc vì là vùng kinh đô của cả nước qua nhiều thời đại, nên bữa cơm hằng ngày của người dân miền Bắc, nhất là giới bình dân, khá giản dị và kham khổ. Do việc nuôi heo, bò, gà, vịt cũng gặp nhiều khó khăn, nên người dân đồng bằng miền Bắc cũng thường sử dụng thịt chó làm thức ăn. Dần dần, thịt chó trở thành đặc sản của dân miền Bắc với 7 món: Luộc, chả, dồi, dựa mận, xáo, chạo, nem.
Trong mùa hè, miền Bắc thường ăn món gỏi cá, vừa để tiết kiệm thức ăn do có thể trộn rất nhiều rau vào gỏi, vừa là món ăn giải nhiệt vào mùa hè.
Do diện tích đất canh tác hẹp, lượng lúa gạo khá ít, người dân miền Bắc đã làm ra sợi bún, dùng thay cơm, vì 1kg gạo làm ra được 3kg bún. Bún được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc sắc và được lưu truyền khắp đất nước. Từ các món bún đơn giản như bún riêu, bún ốc, bún mộc đến các món bún phức tạp như bún thang, bún chả, bún trở thánh món ăn quen thuộc trên toàn đất nước. Khi bún được lưu truyền về phía Nam thì phát triển thành bún bò, bún mắm,…
Đối với giới quý tộc, trưởng giả, thường hay tổ chức các bữa cỗ tiệc với “mâm cao cỗ đầy”, thường gọi là cỗ bát đĩa, có 8 món với 4 bát 4 đĩa hoặc 10 món với 4 bát 6 đĩa. Đối với một số gia đình thượng lưu, cỗ có khi lên đến 8 bát 8 đĩa. Các món bày đĩa thường là thịt gà luộc, gà rán, thịt kho Tàu, thịt xá xíu, giò lụa, giò thủ, lạp xưởng, củ cải ngâm giấm trộn rau cần, sứa trộn thịt,… Các món bát thường là bóng bì, bóng cá thủ, càri khoai tây, măng, miến, chim hầm, món ninh, mộc. Cỗ sang trọng thì có yến sào.
Bún Thang. Ảnh: Internet
Có một món ăn của Việt Nam đã nổi tiếng khắp thế giới, được các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam đều thích ăn, đó là phở. Phở có nguồn gốc từ món Thắng cố (thịt hầm) của các dân tộc thiểu số ở Hà Giang, Vào khoảng năm 1930, các công nhân nhập cư đã đem món “thịt hầm” này vào Nam Định và Hà Nội, ăn với bánh đa tươi. Người Pháp, lúc này đang cai trị Việt Nam, gọi món này là pot-au-feu, đọc như “pốt tô phơ”, sau người Việt chuyển thánh từ “Phở”. Sợi bánh đa cũng được chế biến dần, thành sợi phở của ngày nay. Món phở truyền thống của miền Bắc chỉ có phở chín (nạm) hoặc phở tái, tô phở chỉ có ít bánh, vài lát thịt bò, ít hành xắt nhuyễn, ăn với tương ớt. Từ giữa những năm 60 đến trước những năm 90 của thế kỷ 20, vì nhiều lý do nhất là khâu quản lý hành chính bao cấp về lương thực, thực phẩm, tại Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc xuất hiện “phở không người lái” (phở không thịt) trong các cửa hàng mậu dịch nhà nước. Thi sĩ Tản Đà và một số người dân miền Bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt. Tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, thịt bò trong phở thường được bán theo 6 kiểu: chín, tái, nạm, gầu, gân, bò viên tùy theo ý thích của khách, ăn kèm tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi, ngò gai, húng quế, giá (trụng nước sôi hoặc ăn sống), hành tây cắt lát mỏng (có thể ngâm với dấm), thường là để riêng trong một dĩa hay rổ bán kèm theo từng tô phở, khách thích thứ nào thì lấy bỏ vào tô của mình. Hiện nay, món phở nổi tiếng và được các thực khách nước ngoài biết đến là phở của miền Nam. Các thương hiệu phở nổi tiếng hiện nay là Phở 24, Phở 2000, Phở Hùng, Phở Hoà, Phở Vuông,…
Gia vị là hương hoa tinh tuý của ẩm thực. Ẩm thực miền Bắc còn đặc trưng với cách phối trộn gia vị không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Sự tài tình trong việc phối hợp gia vị khi chế biến món ăn của người dân miền Bắc không những giúp làm mất đi mùi tanh của thức ăn mà còn làm tăng thêm hương vị của món ăn. Các loại gia vị trong ẩm thực miền Bắc rất phong phú và riêng biệt cho từng món ăn, bao gồm nhiều loại rau thơm như tía tô, hành cho bát cháo giải cảm; thìa là cho món riêu cá hay bún chả cá Lã Vọng; húng Láng, loại rau chỉ có thể trồng trên đất làng Láng mới có được mùi vị đặc trưng, lá mơ ăn kèm thịt chó; gừng, riềng luôn có trong mẻ cá kho; lá chanh non xanh mởn được xắt nhuyễn và rắc trên dĩa gà luộc; các gia vị lên men như mắm tôm, mẻ hoặc giấm bổng là gia vị không thể thiếu của món bún riêu, bún ốc.
Bún ốc Hà Nội. Ảnh: internet
Các loại thức uống trong ẩm thực miền Bắc cũng khá phong phú với nước chè (trà) tươi được bán ở từng gốc đa đầu làng, từng góc ngõ phố. Cô hàng chè xinh xắn, giọng nói thỏ thẻ ngọt ngào luôn là đề tài muôn thuở cho các thi sĩ miền Bắc. Hàng chè tuy nhỏ nhưng có đầy đủ các thức uống và các món hút đặc trưng của miền Bắc: nước chè tươi được đựng trong ấm đun nhẹ trên bếp than hồng hoặc được ủ trong chiếc bình tích, ấm nước vối mát lành từ những nụ và lá vối phơi khô, chai rượu nếp sủi tăm, lọ kẹo lạc (đậu phộng) hoặc kẹo vừng (mè), mấy điếu thuốc vấn bằng lá, chiếc điếu cày và hộp thuốc sợi để hút thuốc lào.
Nhìn chung, người Việt rất chú ý đến nghi lễ, thứ bậc trong ăn uống. Nhưng nói đến đặc trưng ăn uống của người Việt thì không thể không nói đến các nghi lễ, phép tắc ăn uống của người miền Bắc .Ờ miền Bắc, phong cách ăn uống hay việc xưng hô, cư xử luôn được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Từ việc xếp vị trí ngồi, mời ai trước ai sau, người nào ăn trước ăn sau trong bữa cơm hằng ngày đến việc cúng kiếng, sắp xếp mâm cỗ, chia phần trong các cỗ tiệc đều mang nặng tính lễ mễ, kiểu cách. Đến việc nấu nướng rất cầu kỳ, lựa chọn nguyên vật liệu hay phối hợp gia vị cũng được chú trọng, luôn làm theo một chuẩn mực nhất định Nhưng đó lại là phong cách ẩm thực truyền thống của Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Ẩm Thực Mỹ: Tổng Hợp 15+ Món Ăn Đậm Nét Mỹ trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!