Bạn đang xem bài viết Tuyệt Chiêu Kết Hợp Các Loại Rau Củ Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất được cập nhật mới nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khéo léo kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé vừa bổ sung đa dạng nguồn dinh dưỡng vừa kích thích bé thích ăn rau xanh hơn.
Ngoài chất đạm, chất xơ từ rau củ như cà rốt, súp lơ xanh, đậu Hà Lan, bắp cải… sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của bé trong thời điểm ăn dặm. Các loại rau củ nấu cháo cho bé nếu được kết hợp hợp lý sẽ giúp món ăn tăng thêm hương vị.
Nên cho bé ăn rau củ khi nào là phù hợp?
Sau khi sinh tới 6 tháng tuổi, thức ăn của bé chính là sữa mẹ. Bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dạ dày yếu nên chưa hấp thụ được thức ăn khô, cứng.
Cháo xay nhuyễn là món ăn phù hợp, giúp bé dễ nhai và nuốt, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Đây cũng là lúc trẻ tập làm quen với rau củ. Để tránh sự nhàm chám, mẹ cho bé làm quen và linh động kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo sẽ giúp bé cảm nhận được sự đa dạng của thức ăn. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng trẻ nên ăn rau củ trước khi tập ăn thịt, cá.
5 loại rau củ nấu cháo cho bé ăn dặm và trẻ tập ăn
Cà rốt
Cà rốt được coi là thực phẩm vàng bổ sung vitamin A, rất tốt cho mắt của trẻ và có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đây cũng là loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế biến cho bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín cà rốt sau đó tán nhuyễn và xay cùng cháo cho bé ăn.
Rau ngót
Rau ngót đứng đầu danh sách các loại rau trong dùng nấu cháo cho bé. Rau ngót giàu vitamin nhóm B, vitamin C, nhiều đạm và Beta carotene. Các dưỡng chất này có tác dụng giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Khi chế biến rau ngót cho bé, mẹ nên chọn phần rau non, lá mỏng. Những lá rau già bị giảm nhiều lượng chất dinh dưỡng.
Súp lơ
Súp lơ hay còn gọi là bông cải xanh, được coi là siêu thực phẩm cho bé ăn dặm. Đây là loại rau giàu protein, các a-xít amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Trong súp lơ còn chứa axit folic, là chất tham gia vào quá trình tổng hợp AND của tế bào, giúp cơ thể bé lớn nhanh vượt bậc. Súp lơ xanh có nhiều chất dinh dưỡng hơn súp lơ trắng, do đó mẹ nên chọn loại này để chế biến thức ăn cho bé.
Bí ngô
Bí ngô chưa lượng kẽm dồi dào. Chất này tham gia vào sự hình thành của protein và axit hạch, những chất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Bí ngô rất dễ chế biến và mùi vị vô cùng thơm ngon. Mẹ có thể nấu nhừ bí ngô sau đó trộn vào cháo và cho bé ăn.
Khoai lang
Khoai lang là loại lương thực tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần ăn. Khoai lang dễ tiêu và chứa nhiều chất xơ giúp nhuận tràng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hạn chế táo bón. Khoai lang vừa được chế biến trong bữa ăn chính của bé và cũng có thể được dùng làm bữa phụ.
Cách kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé
Để bữa ăn của bé đa dạng và thơm ngon, chắc chắn cần đa dạng nguồn thực phẩm. Việc kết hợp các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé sẽ giúp bé tiếp xúc với rau xanh và hương vị, dễ dàng thích thú với việc ăn rau củ hơn.
Tương tự như việc chế biến món ăn cho người lớn, tùy vào món ăn mà mẹ có cách kết hợp rau củ phù hợp với sở thích của bé. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khuyến khích các mẹ nấu nước dùng từ rau củ cho bé ăn.
Cũng theo phương pháp này, mẹ chỉ tốn thời gian ngày cuối tuần để nấu ăn cho bé trong suốt tuần còn lại. Mẹ lựa chọn các loại rau củ dùng nấu cháo cho bé, gọt vỏ, rửa sạch và hầm lấy nước. Sau khi hầm trong khoảng 30-45 phút, mẹ vớt các loại rau củ ra và tán nhuyễn, ray mịn, cất vào hũ. Nước hầm chia thành các phần nhỏ. Tất cả đều mang trữ đông. Đến buổi ăn, mẹ rã đông và trộn cùng cháo cho bé.
Mẹ có thể tiết kiệm thời gian và công sức với cách làm này. Bé cũng được ăn đa dạng các loại thực phẩm hơn.
Kết hợp các loại rau củ nấu cháo cho bé một cách khéo léo vừa giúp bé thích ăn rau xanh lại tăng cường thêm vitamin và dưỡng chất, bé hay ăn chóng lớn.
Cách Nấu Cháo Tôm Cho Bé Ăn Dặm Kết Hợp Với Rau Củ
Cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm kết hợp với khoai tây, bí đỏ, cà rốt và cải xanh giúp trẻ tăng cường sức khỏe, có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
1. Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250ml) cần:
Bột gạo hoặc gạo (20g)*
Tôm (20g)
Bí đỏ (5g)
Cà rốt (5g)
Khoai tây (20g)
Cải xanh (10g)
1 muỗng cà phê nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé (khoảng 5ml).
Chén nước vừa đủ (250ml)
Nếu muốn nấu với số lượng lớn hơn, mẹ chỉ cần lấy tỉ lệ này làm tỉ lệ chuẩn để nhân lên số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị. * Chén bột/cháo thành phẩm có tỷ lệ 1:6 (1 tinh bột bột:6 nước) phù hợp với bé 8-11 tháng, khi bé đã quen với việc ăn dặm và chưa chuyển sang ăn cơm nát.
2. Chuẩn bị
Bí đỏ gọt vỏ bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng nhỏ
Khoai tây và cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng hạt lựu
Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ chỉ đen, băm nhuyễn
Cải xanh: rửa sạch, cắt nhỏ vụn
3. Cách nấu cháo tôm cho bé với rau củ số lượng nhỏ
Thực hiện cách nấu cháo cho bé ăn dặm với những bước sau:
Bước 1: Cải xanh, khoai tây, bí đỏ và cà rốt đều hấp chín, sau đó tán nhuyễn.
Bước 2: Trộn tôm với 1/3 chén nước, dùng đũa quấy tan để khi nấu không bị vón cục. Nấu chín tôm rồi đem xay nhuyễn.
Bước 3: Nấu cháo hoặc nấu bột (với những bé còn nhỏ), và để chọn được lượng bột gạo xay hoặc gạo phù hợp đối với độ tuổi của con mình, mẹ xem trong bài Cách nấu bột gạo và cách nấu cháo cho bé ăn dặm truyền thống.
Bước 4: Cho bột hoặc cháo với hỗn hợp tôm, bí đỏ, khoai tây, cà rốt và cải xanh vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều đến khi bột/ cháo sôi thì tắt bếp (tầm 2-3 phút)
Bước 5: Cho 1 chút dầu ăn vào cháo rồi trộn đều, nhắc xuống để nguội bớt mới cho bé ăn. Mẹ có thể kiểm tra độ nóng của cháo bằng cách thử trên cổ tay.
* Để nấu bột từ cháo ngon hơn, mẹ chỉ cần nấu cháo cho bé trước, sau đó dùng máy xay sinh tố hoặc rây có mắt nhỏ để rây cháo. Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi sử dụng máy xay sinh tố cho các món ăn dặm của con:
Thịt nên xay với lượng nhỏ sẽ dễ nhuyễn hơn.
Cháo và rau nên xay với lượng lớn sẽ dễ nhuyễn hơn.
4. Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp rau củ với số lượng lớn
Nếu muốn nấu với số lượng lớn và nấu cháo từ gạo trước tiên mẹ luộc tôm, nước luộc tôm mẹ cho cả gạo, khoai tây vào ninh cùng một lúc. Khi cháo sắp chín thì cho cà rốt vào trước, tiếp đó mới cho bí đỏ vào sau, tiếp tục đun tới khi cháo và các thành phần khác chín. Tôm sau khi luộc mẹ lột vỏ, xay nhuyễn rồi trộn chung với cháo, chia ra những phần nhỏ đông đá. Ngày nào bé ăn thì mẹ rã đông hỗn hợp cháo này và đun trên bếp, tán nhuyễn cháo, sau đó cho cải xanh đã chế biến (như các bước ở “chế biến số lượng nhỏ) vào đảo đều rồi tắt bếp. Cuối cùng, cho thêm dầu ăn vào và trộn đều.
Với cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm kết hợp rau củ như trên, chỉ cần vài phút chế biến, chén cháo tôm khoai tây bí đỏ cải xanh thơm ngon đã sẵn sàng cho bé yêu rồi đấy!
3 Món Cháo Tôm Cho Bé Ăn Dặm Kết Hợp Rau Củ Quả Ngon Nhất Tháng 1/2021
+ Bước 1: Rau ngót tuốt ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Gạo và đậu xanh vo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ. Tôm rửa sạch, bóc chỉ đen ở sống lưng tôm. Băm tôm nhỏ và cho ra bát, thêm vào 1 chút bơ lạt và xíu nước mắm. Trộn đều và ướp tôm chừng 5 phút.
+ Bước 2: Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho vào xíu dầu ăn rồi cho hành khô vào phi thơm. Tiếp đến là thêm tôm vào đảo, khi thịt tôm chuyển sang màu hồng thì tắt bếp.
+ Bước 3: Quay trở lại nồi cháo, lúc này nồi cháo đã nhừ, bạn cho tôm, phô mai và rau ngót vào nấu. Thời gian cho bước này chừng 2-3 phút. Khi tất cả các nguyên liệu đã được, bạn thêm vào 1 thìa cafe dầu oliu, khuấy đều. Khi cháo ấm có thể cho bé ăn được.
Tôm là thực phẩm có chứa lượng protein cao hơn so với thịt gia cầm, giàu các axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu, chứa nhiều vitamin trong đó có vitamin A và vitamin D tốt cho hệ tiêu hóa và các chức năng của ruột, chứa lượng canxi lớn và chứa nhiều photpho, kẽm tốt cho xương của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, bổ sung sắt, thông thường thiếu sắt gây thiếu máu và mệt mỏi vì vậy tiêu thụ tôm là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt.
+ Bước 3: Sau khi nồi cháo sôi, mình cho cà rốt vào, thêm ít hạt nêm, gia vị rồi đun sôi trở lại, sau đó tắt bếp, đậy vung để nguyên như vậy trong 15 phút. Hết thời gian, mình lại bật bếp lên đun tiếp khoảng 5-10 phút nữa là được. Làm như thế cháo sẽ nhanh được hơn.
Món cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm
+ Gạo nếp + Gạo tẻ: Vì sao bạn nên cho lẫn gạo tẻ? Mục đích làm bé ăn không bị ngán. Mang gạo đi vo, nhặt sạch sạn và bẩn. Ngâm trong khoảng một tiếng đồng hồ cho gạo mềm và nhuyễn hạt. Có thể cho lẫn hai loại gạo với nhau cũng được.
+ Bí đỏ: Nên chọn phần nhiều thịt nhất, gọt vỏ rồi đem rửa sạch. Thái khúc nhỏ hoặc băm nhuyễn nếu con bạn còn quá nhỏ.
+ Tôm: Cắt bỏ phần đầu đuôi và râu, sau đó đem rửa sạch, luộc qua nước sôi để dễ băm tôm. Tiếp đó, bạn vớt tôm và bóc vỏ để ráo nước, xay nhuyễn tôm ra.
+ Hành khô: Bóc vỏ, rửa sạch hành, băm nhỏ. Hành càng nhỏ sẽ tránh được nguy cơ bị hóc cho bé. Có thể sử dụng thêm hành lá để làm tăng màu sắc hấp dẫn và hương vị cho cháo.
Bước 2: Tiến hành nấu cháo
+ Nấu một nồi nước sôi sao cho vừa đủ ăn, đổ gạo và bí đỏ vào cùng, ngoáy đều tay liên tục để tránh trường hợp bị dính nồi. Đun với ngọn lửa nhỏ để gạo và bí được nhừ. Cứ ninh cho đến khi thấy chúng hòa quyện. Có thể thêm nước nếu cháo hơi đặc vì gạo nở ra. Tiếp đến cho tôm vào khuấy đều tay cho tới khi tôm chín là được.
+ Cuối cùng bạn cho nước mắm trẻ em vào, chỉ cần cho nhạt thôi. Nếu nhiều muối không tốt cho trẻ, hình thành thói quen ăn mặn từ sớm cho con. Qua 2 bước cơ bản, các mẹ đã có cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé con của mình. Trông thật hấp dẫn phải không.
Tags: cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm 7 tháng, cách nấu cháo tôm cho bé 6 tháng, cháo tôm rau mồng tơi cho bé, nấu cháo tôm cà chua cho bé, cháo tôm khoai lang, cháo tôm khoai tây, cách chế biến tôm cho bé ăn dặm, cách nấu cháo tôm cho người lớn
5 Cách Nấu Cháo Cá Lóc Kết Hợp Rau Củ Cho Bé Khi Bé Đến Tuổi Ăn Dặm Các Mẹ Nên Biết
Món cháo cá lóc hấp bắp cải bổ dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
+ Cháo đông
+ Bắp cải cắt miếng vừa đủ
+ Phomai (Loại nhỏ, viên)
+ Cá quả 1 con khoảng 500g – 1 kg.
Cách nấu cháo cá lóc hấp bắp cải:
+ Bước 1: Rau bắp cải rửa sạch, cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhỏ rồi rây lại.
+ Bước 2: Cháo 1 viên rã đông hâm nóng. Cho 1/2 viên phomai vào đảo đều lên. Nêm 5ml dầu oliu.
+ Bước 3: Cá quả cạo sạch vẩy ướt vs 1 ít gừng băm. Sau đó hấp chín. Chỉ nên hấp k nên luộc. Hấp sẽ giữ được vị ngọt tự nhiên của cá. Nên khứa vài đường để khi hấp cá sẽ nhanh chín mà ngấm hơn. Cho 1 vài nhánh thì là hấp cùng cho thơm. Cá chín thì gỡ lấy thịt. Cá quả có khá nhiều xương dăm nhỏ. Nên khi nhặt phải hết sức để ý. Bỏ hết xương lấy tay bóp cho cá vụn ra. Và có thể rã nhỏ rồi rây lại. Rồi cho vào khay trữ đông để tạo thành những viên cá để bé dùng dần.
+ Bước 4: Cá sau khi sơ chế xong thì cho thêm 1 ít nước luộc bắp cải vừa xong vào hâm nóng lại. Trộn đều với bắp cải nghiền. Bé mới làm quen với chất đạm nên đồ ăn tốt nhất là cá quả (Thuộc cá thịt trắng).
Món cháo cá lóc cải xoong cho bé 8 tháng tuổi ăn dặm
+ 40g bột gạo hoặc gạo
+ 20g rau cải xong
+ 20g cá lóc
+ 5ml dầu ăn.
Cách nấu cháo cá lóc cải xoong:
+ Bước 1: Cá luộc chín, gỡ xương, xay nhuyễn.
+ Bước 2: Rau cải xoong thái nhỏ, vắt lấy nước.
+ Bước 3: Cho bột vào nước cá nấu chín, đun lửa nhỏ, cháo chín thì cho cá, rau vào khuấy đều tay, nêm thêm gia vị. Đổ bột ra bát, nêm thêm dầu ăn.
Món cháo cá lóc rau dền cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi
Nguyên liệu:
+ 40g bột gạo hoặc gạo
+ 10g rau dền đỏ
+ 20g cá lóc
+ 5ml dầu ăn
+ 250ml nước
Cách nấu cháo cá lóc rau dền đỏ: Cá lóc luộc chín, gỡ xương, xay nhuyễn. Rau dền luộc chín, xay nhuyễn. Nấu bột (cháo) chín nhừ thì cho cá vào khuấy đều đến khi sôi, sau đó cho thêm rau dền vào khuấy cùng, đến khi bột chín đều, mịn. Đổ bột ra bát, nêm thêm dầu ăn trộn đều, rồi cho bé ăn.
Món cháo cá lóc rau mồng tơi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Nguyên liệu:
+ 50g cá lóc phi lê
+ 50g mồng tơi,
+ 1 bát cháo trắng đặc
+ 1 bát nước nóng
+ 10g bơ lạt
+ hành củ băm nhuyễn, nước mắm, đường.
Cách nấu cháo cá lóc rau mồng tơi: Cá ướp với nước mắm, đường, để thấm. Làm tan bơ, phi hành thơm, rồi cho cá vào xào chín, chế 1 bát nước nóng vào, đun sôi lên, cho rau mồng tơi vào nấu chín. Xay nhuyễn cháo và cá, rau rồi đổ vào nồi, đun sôi bùng. Múc ra bát, cho dầu ăn vào trộn đều trước khi cho bé ăn.
Món cháo cá lóc khoai sọ rau chùm ngây cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Nguyên liệu:
+ 500g Cá quả
+ Cháo trữ đông
+ 2 củ Khoai sọ
+ Rau chùm ngây vừa đủ.
Cách nấu: Cháo rã đông. Rau chùm ngây chọn phần lá non rửa sạch. Cho vào trần qua với chút nước luộc khoai sọ. Sau đó nghiền nhỏ rồi rây lại qua lưới. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch với một chút muối cho đỡ nhớt. Sau đó thì luộc chín, nghiền rồi rây lại. Cá quả cạo sạch vẩy ướt với 1 ít gừng băm. Sau đó hấp chín. Chỉ nên hấp không nên luộc. Hấp sẽ giữ được vị ngọt tự nhiên của cá. Nên khứa vài đường để khi hấp cá sẽ nhanh chín mà ngấm hơn. Cho 1 vài nhánh thì là hấp cùng cho thơm. Cá chín thì gỡ lấy thịt. Cá quả có khá nhiều xương dăm nhỏ. Nên khi nhặt phải hết sức để ý. Bỏ hết xương lấy tay bóp cho cá vụn ra. Và có thể rã nhỏ rồi rây lại. Rồi cho vào khay trữ đông để tạo thành những viên cá để bé dùng dần. Bắc nồi cháo lên, cho cá quả, khoai sọ vào đảo đều trước. Đến khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau chùm ngây vào. Tắt bếp, thêm 5ml dầu oliu. Cá sau khi sơ chế xong thì cho thêm một chút nước luộc khoai để đánh tơi cá ra. Lấy 1/2 củ hành khô băm nhuyễn. Sau đó thì phi thơm hành khô lên, cho cá vào đảo đều tầm 2 phút là được.
Tags: cháo cá lóc rau ngót, cách nấu cháo cá lóc cho bé 7 thang tuoi, cách nấu cháo cá cho bé dưới 1 tuổi, cách nấu cháo cá ngon cho bé, cháo cá lóc bí đỏ, cách nấu cháo cá lóc ngon, cháo cá lóc củ dền, cháo cá lóc khoai lang cho bé
Cập nhật thông tin chi tiết về Tuyệt Chiêu Kết Hợp Các Loại Rau Củ Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Tốt Nhất trên website Vinaconex.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!