Yến Nấu Nhãn Nhục / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Chưng Yến Với Nhãn Nhục

Yến sào là một trong những sản phẩm rất tốt dành cho con người. Chúng ta có thể sử dụng yến chung với các sản phẩm khác nhằm tăng hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi chế biến yến sào cần lưu ý một số điểm nhất định nếu không sẽ mất bớt đi giá trị dinh dưỡng của yến.

Cách chưng yến với nhãn nhục được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng và cải thiện đáng kể sức khỏe cho người tiêu dùng. Với thông tin về cách chưng yến với nguyên liệu nhãn nhục sau đây sẽ giúp cho người dùng biết được cách thực hiện để có được món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Hướng dẫn cách chưng yến với nhãn nhục thơm ngon và bổ dưỡng

Thực hiện cách chưng yến với nhãn nhục cần lưu ý lựa chọn các nguyên vật liệu đầy đủ và thực hiện nấu đúng quy trình để đảm bảo được món ăn được thơm ngon và bổ dưỡng nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Người dùng cần chuẩn bị tổ yến 20g, ý dĩ: 24 hạt, táo tàu đỏ: 12 quả, nhãn nhục: 30 múi, đường phèn

Cách thực hiện yến sào chưng nhãn nhục

Bước 1: Thực hiện vệ sinh tổ yến sao cho sạch sẽ. Đối với tổ yến thô cần ngâm trong nước từ 30 đến 1 tiếng. Đối với yến tinh chế chỉ cần ngâm 15 phút sao cho mềm là được.

Bước 2: sử dụng hạt sen khô ngâm với nước khoảng 3 giờ để hạt sen khi nấu sẽ nhừ hơn. Sau đó cho hạt sen vào linh nhừ với vài hạt muối.

Bước 3: Ngâm các nguyên liệu táo tàu, nhãn nhục vào trong nước để đảm bảo sạch sẽ.

Bước 4: Thực hiện giã đường phèn sao cho thật nhuyễn sau đó hòa tan cùng nước lọc. Người dùng hãy đun sôi hỗn hợp nước đó để đường phèn được tan hết.

Bước 5: Sau khi nước đường phèn được đun xong hãy cho vào cùng tổ yến vào một chiếc bát đậy kín lại.

Bước 6: Thực hiện chưng cách thủy bát đựng hỗn hợp tổ yến và đường phèn trên. Lưu ý chỉ cho nước đến ¼ bát và thời gian thực hiện khoảng 15 phút.

Bước 7: Sau 15 phút, chúng ta cho hạt sen, táo tàu vào bát và thực hiện chưng thêm 5 phút nữa thì cho thêm nhãn nhục vào. Tiếp tục chưng tiếp hỗn hợp từ 1 đến 2 phút là hoàn tất món tổ yến nấu cùng nhãn nhục cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng.

Lưu ý cách chưng yến với nhãn nhục cho trẻ nhỏ và bà bầu

Việc thực hiện yến chưng nhãn nhục cho bé cần được lưu ý rằng trẻ nhỏ thường không sử dụng được các món ăn có kích thước lớn và tròn như táo tàu, nhãn nhục. Vì vậy, người nấu khi thực hiện cần thí nhỏ các nguyên liệu trên để tránh trẻ bị hóc. [ Tác dụng của yến sào với trẻ con ] các mẹ đừng bỏ lỡ nếu muốn bé khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng

Việc sử dụng yến sào chưng với nhãn nhục người dùng chỉ cần lưu ý một số thông tin như trên sẽ có được tác dụng tích cực nhất cho sức khỏe. Với đối tượng là bà bầu và trẻ nhỏ chỉ nên thỉnh thoảng sử dụng với liều lượng ít một vẫn mang lại tác dụng tích cực nhất cho sức khỏe, mà không gây hại gì đến sức khỏe.

Những tác dụng của yến sào chưng nhãn nhục đối với sức khỏe

Chúng ta đã biết được cách chưng yến với nhãn nhục sao cho hiệu quả, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Việc kết hợp sử dụng yến sào với nhãn nhục cùng các nguyên liệu khác mang lại các tác dụng tích cực cho người dùng như:

Sử dụng món ăn trên giúp cho người dùng hạn chế bị thiếu máu, có thể chữa mất ngủ tốt nhất

Những người có hiện tượng kém ăn, tiêu hóa có vấn đề, da bị tái xanh có thể sử dụng hỗn hợp này để khắc phục tình trạng trên.

Những người tim có hiện tượng bị loại nhịp, hay bị hồi hộp, tình trạng mất ngủ, lưng đau mỏi gối có thể sử dụng hỗn hợp yến chưng bạch quả có tác dụng tích cực trị các triệu chứng trên.

Người bị thiếu máu, máu chảy dưới da, có thể sử dụng yến sào với nhãn nhục để khử độc, dưỡng huyết tốt, có thể an thần, ích trí, bổ âm huyết, bổ tâm tỳ, ….

Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được cách chưng yến với nhãn nhục mang lại giá trị dinh dưỡng cao và thơm ngon nhất. Cách thực hiện yêu cầu người thực hiện cần phải thực hiện tỉ mỉ và tuân theo các bước như kể trên. Khi sử dụng cần lưu ý đối với bà bầu và trẻ nhỏ để có được tác dụng tích cực nhất.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng sản phẩm [Yến Chưng Nhãn nhục hũ 100ml – 20 gram yến tươi] để cải thiện sức khỏe. Sản phẩm an toàn, chất lượng, giữ nguyên dưỡng chất cần thiết

Cách Chưng Yến Sào Với Táo Đỏ, Hạt Sen, Nhãn Nhục, Bạch Quả (Yến Chưng Tứ Bảo)

1. Yến sào là gì ?

Yến sào (còn được gọi là “Tổ yến”) là loại thực phẩm mà từ xa xưa được xem như một món ăn giá trị và quyền quý. Nó xuất hiện ở một số các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia,… và được tạo ra bằng chính nước dãi của chim yến trống và chim yến mái.

Đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, chứa các khoáng chất như Canxi, Magie, Kali,… và được chia làm rất nhiều loại dựa theo nguồn gốc, màu sắc và theo quan niệm của những người sành sỏi về yến.

Trong đó bạch yến là loại yến được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, ngoài ra còn một số loại yến như huyết yến, hồng yến, yến đảo…

2. Công dụng tuyệt vời của yến sào

Trong yến sào còn chứa 18 axit amin, cùng nhiều khoáng chất và một khối lượng dồi dào các nguyên tố đa vi lượng như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr, Se,… đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể như :

– Giảm căng thẳng mệt mỏi.

– Tăng cường độ ẩm.

– Giảm nếp nhăn.

– Chống lão hóa.

– Giúp da mịn màng, săn chắc.

– Hỗ trợ việc cải thiện hệ hô hấp.

– Giảm huyết áp.

– Cải thiện chức năng tim.

– Điều hòa lưu thông máu trong cơ thể.

– Tăng tuổi thọ con người.

3. Tổ yến kết hợp với hạt sen, táo tàu, bạch quả và nhãn nhục sẽ mang lại tác dụng như thế nào ?

Theo đông y, hạt sen vốn có vị ngọt, tính bình (không lạnh, không nóng) có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, chữa bệnh mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng,…Trong Y học hiện đại hạt sen còn có một số công dụng đối với sức khỏe và giúp làm đẹp an toàn.

Táo tàu có tính ôn, vị ngọt của táo có tác dụng bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, có hiệu quả điều trị với người tỳ vị suy nhược, ăn ít, phân loãng, mệt mỏi, khí huyết không đủ, tim đập nhanh;…

Bạch quả có tính chất thu sáp, bạch quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới. Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát được trùng.

Nếu kết hợp các nguyên liệu này lại sẽ có một món ăn thanh mát, giàu giá trị dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, giải nhiệt, làm giảm triệu chứng mất ngủ, suy nhược cơ thể,….

4. Công thức chế biến món “Yến chưng tứ bảo”

Nguyên liệu cho món ăn:

– Tổ yến thô hoặc đã tinh chế: 10gram.

– Hạt sen (khô hoặc tươi): 10 hạt.

– Táo đỏ: 10 quả.

– Bạch quả: 5 hạt (không nên ăn quá 15 hạt bạch quả/lần tránh tình trạng ngộ độc).

– Nhãn nhục: 1 thìa nhỏ.

– Dụng cụ sơ chế và chưng yến.

– Đường phèn: 20 gram (hoặc có thể thay đổi tùy mỗi người).

Thực hiện:

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, các bạn thực hiên theo các bước sau:

Bước 1: Ngâm yến sào bằng nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở mềm, sau đó nhặt sạch lông (đối với yến thô). Nếu các bạn dùng yến tinh chế thì ngâm yến vào nước ấm khoảng 30 phút cho sợi yến mềm là có thể chưng được.

Bước 2: Hạt sen, táo đỏ, bạch quả, rửa sạch và luộc riêng mỗi thứ cho mềm.

Bước 3: Nhãn nhục ngâm với nước và xé tơi ra.

Bước 4: Cho đường vào nồi với 1.5 chén nước nấu tan đường phèn ra, rồi lược sạch cặn, bạn có thể cho thêm lá dứa vào nấu cùng đường phèn cho thơm.

Bước 5: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào thố và chưng cách thủy 30 phút là được.

Bây giờ thì chúng ta đã có “yến chưng tứ bảo” thật ngon, với món này các bạn có thể dùng nóng, hoặc lạnh đều được.

Món yến chưng này có giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng cường sức dẻo dai, giúp cơ thể cường tráng, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, và có thể chữa được bệnh ho.

5. Một vài lưu ý cần biết

Thời gian chưng yến tùy thuộc vào từng loại yến khác nhau:

Yến đảo hay yến nuôi tự nhiên:

Ngâm nước ấm 2 – 3h, chưng trong khoảng 1h45 phút.

Yến sào nuôi đã qua công đoạn tinh chế làm sạch:

Nếu bạn sử dụng phương pháp chưng cách thủy bằng chén và nồi chưng bình thường thì thời gian ngâm yến trong nước ấm là 15 phút, thời gian chưng khoảng 30 – 45phút.

Trường hợp các bạn sử dụng nồi chưng chuyên dụng để chưng yến thì thời gian ngâm nở là 15 phút và thời gian chưng yến cho thố chưng chuyên dụng là 60 phút.

Yến đảo đã được tinh chế:

Nếu bạn sử dụng phương pháp chưng cách thủy bằng chén và nồi chưng bình thường thì thời gian ngâm nở của yến trong nước ấm là 30 phút, thời gian chưng yến 1g45 phút.

Trường hợp các sử dụng nồi chuyên dụng để chưng yến thì thời gian ngâm nở là 20 phút và thời gian chưng yến trong thố chưng chuyên dụng là 1g30 phút.

Lưu ý chung khi chưng cách thủy tổ yến sào:

– Không được chế biến yến sào trực tiếp cùng các loại thực phẩm khác. Chỉ nên sử dụng phương pháp chưng cách thủy hay dùng thố chưng yến chuyên dụng vì như vậy sẽ không làm mất đi các giá trị dinh dưỡng quan trọng có trong yến.

– Chế biến các thực phẩm khác riêng ở ngoài, chưng yến riêng sau khi yến chưng chín thì mới trộn dùng chung với các thực phẩm khác.

– Liều lượng sử dụng yến cho 1 người trên 1 lần sử dụng là từ 2 – 5gram. Đừng nấu quá nhiều và dùng quá nhiều trong ngày vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.

Cách Nấu Chè Hạt Sen Nhãn Nhục Thanh Mát Tốt Cho Sức Khỏe

Chè hạt sen nhãn nhục thanh mát và rất tốt cho sức khỏe

Chè hạt sen nhãn nhục có tác dụng gì?

Chè hạt sen nhãn nhục được cho là bổ khí huyết, ích tâm. Tuy nhiên, không thích hợp với những người bị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và phụ nữ có thai.

Theo Đông y, nhãn nhục có tính ôn, vị ngọt thơm, giúp an thần, giảm stress. Long nhãn khô đặc biệt phù hợp với người mắc các chứng mất ngủ kéo dài, ngủ mê, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, hay lo âu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, …

Hạt sen có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g hạt sen tươi có 9,5g protid, 30g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 162 calo. Ngoài ra còn có nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như: caroten, vitamin B1 (0,17mg%), vitamin B2 (0,09mg%), vitamin PP (1,7mg%), vitamin C (17mg%)… Trong 100g hạt sen khô có 20g protid, 2,4g lipid, 58g glucid, 17,5g xenluloza, cung cấp cho cơ thể 342 calo và một số muối khoáng quan trọng như: canxi (89mg%), photpho (285mg%), sắt (6,4mg%)… Theo Đông y, hạt Sen có vị ngọt chát, tính bình, giúp bổ tỳ, chỉ tả, ích thận, cố tinh, dưỡng tâm, an thần và sáp trường.

Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục

500g hạt sen tươi

120g nhãn nhục

150g rau câu giòn

1 bông hoa lài

Đường phèn (hoặc đường kính trắng)

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Hạt sen tươi các bạn lột bỏ lớp vỏ xanh, sau đó tách bỏ tim sen và đem rửa sạch.

Tách bỏ tim sen. Ảnh: Internet

Nhãn nhục đem rửa thật sạch và để ráo nước.

Nhãn nhục ngâm rửa cho thật sạch. Ảnh: Internet

Rửa sạch hoa lài.

Rau câu giòn cắt sợi vừa ăn.

Rau câu giòn giúp món chè nhãn nhục hấp dẫn và thơm ngon hơn. Ảnh: Internet

Bước 2: Nấu hạt sen

Cho hạt sen đã sơ chế vào nồi với lượng nước vừa đủ ngập hết hạt sen. Sau đó, bắc nồi lên bếp và nấu đến khi hạt sen được chín mềm thì cho ít đường phèn vào. Khuấy thật đều để đường tan hết rồi tắt bếp, vớt hạt sen ra. Nấu theo cách này, hạt sen sẽ bùi và ngọt thơm hơn.

Nấu hạt sen cho chín mềm. Ảnh: Internet

Bước 3: Nấu nhãn nhục

Bước 4: Ướp rau câu giòn với hoa lài

Cho hoa lài vào 1 cái tô to ướp cùng rau câu giòn đã cắt sợi vừa ăn ở bước 1 khoảng 15 – 30 phút cho thơm.

Bước 5: Nấu hỗn hợp chè

Sau khi nhãn nhục vừa chín tới, các bạn trút hết phần hạt sen đã luộc chín ở bước 2 vào nồi và đun thêm khoảng 10 – 15 phút. Sau đó cho 500g đường phèn vào. Khuấy thật đều tay để đường được tan hết và tắt bếp.

Thành phẩm và thưởng thức

Sau khi tắt bếp, bạn để chè nguội bớt và múc ra chén hoặc ly. Sau đó, lần lượt cho đá và rau câu giòn vào. Vậy là có thể bắt đầu thưởng thức rồi đó.

Cách nấu chè nhãn nhục hạt sen vô cùng đơn giản và dễ làm

Một số lưu ý khi nấu chè hạt sen nhãn nhục

– Cần bỏ tim sen ra trước khi nấu để chè ăn không bị đắng.

– Bạn có thể dùng hạt hen khô thay cho hạt sen tươi. Với hạt sen khô, bạn nên ngâm trong nước từ 1 – 2 tiếng để hạt sen được mềm. Sau đó, lấy tim sen ra. Khi nấu hạt sen khô, bạn cần đun sôi nước trước. Bởi nếu cho hạt sen vào cùng với nước lạnh, sau khi nấu hạt sen sẽ rất dễ bị sượng và không chín.

Cách nấu chè hạt sen nhãn nhục rất đơn giản, vào những này hè nắng nóng, có lẽ món chè này sẽ là món ăn vặt rất tuyệt để bạn thưởng thức cũng người thân và bạn bè!

6 Cách Nấu Nước Sâm 24 Vị: Rong Biển, La Hán Quả, Bông Cúc, Nhãn Nhục, Mía Lau, Bí Đao… Uống Giải Nhiệt Hoặc Để Bán

Với những chia sẻ về cách nấu nước sâm, nước mát thanh lọc cơ thể, giải nhiệt ngày hè, bạn sẽ có loại nước uống rất mát cho cơ thể đấy. Sau những ngày Tết nhộn nhịp, rộn ràng, cơ thể bạn sẽ phải tích tụ một lượng lớn nhiệt và độc tố có hại cho sức khỏe.

1. Cách nấu sâm bí đao, lá dứa giải nhiệt

Nguyên liệu

1kg bí đao

45g lá dứa

10g thục địa

15g đường phèn; 1/3 muỗng cà phê muối

Dùng cho 3 người

Cách nấu

– Bước 1: Bí đao giữ nguyên vỏ, rửa thật sạch. Cắt bí thành từng khoanh tròn.

– Bước 2: Cho bí đao, muối, thục địa,nước vào nồi. Nấu ít nhất 2 giờ với lửa vừa, kiểm tra thấy bí càng mềm thì nước càng thơm. Trong lúc nấu không nên đậy nắp nồi để tránh nước trào.

– Bước 3: Khi bí đã chín rục, rửa sạch lá dứa, thắt gút lại. Sau đó cho vào nồi nước sâm nấu thêm 5 phút là được.

– Bước 4: Tắt bếp, lọc nước bỏ bã. Ngay khi nước còn nóng, cho đường phèn vào, khuấy tan.

2. Cách nấu nước sâm bông cúc nhãn nhục, long nhãn khô

Sâm bông cúc nhãn nhục là loại nước uống thanh nhiệt giải khát, cực kì tốt cho sức khỏe. Với việc kết hợp giữa bông cúc khô cùng phần nhãn nhục và đường phèn tạo vị ngọt tự nhiên giúp tạo cảm giác thanh mát hơn.

Nguyên liệu

150g bông cúc khô

100g long nhãn khô (nhãn nhục khô)

150g đường phèn

Dùng cho 4 người

Cách nấu

– Bước 1: Cho nhãn nhục và bông cúc khô vào ngâm trong 2 tô nước riêng biệt khoảng 15 phút để chúng nở ra.

– Bước 2: Vớt bông cúc đã ngâm cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc.

– Bước 3: Khi nước sôi khoảng 10 phút thì vớt bông cúc ra, cho nhãn nhục (cả phần nước ngâm) và đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan là được.

3. Cách nấu sâm bông cúc đường phèn thanh lọc cơ thể

Nguyên liệu Cách nấu

– Bước 1: Hoa cúc vào nồi với nước và nấu sôi.

– Bước 2: Rau mùi rửa sạch, cho vào cùng với nồi hoa cúc, nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó tắt bếp, lọc lấy nước và bỏ bã.

– Bước 3: Cho đường phèn vào, khuấy đều, để nước sâm nguội.

4. Cách nấu nước sâm rong biển

Rong biển là loại thực vật có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên với nguyên liệu này bạn có thể làm sâm rong biển để uống. Loại thức uống này giải giải nhiệt cực kì tốt trong những ngày nắng oi bức. Nếu bạn có thời gian, bạn nên nấu sâm rong biển, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả sau một thời gian sử dụng đấy.

Nguyên liệu nấu sâm rong biển( dùng cho 2 người) Cách nấu Sâm rong biển

– Bước 1: Rong biển rửa sạch, cho vào nồi cùng thục địa và nước, nấu đến khi sôi.

– Bước 2: Cho tiếp lá dứa vào và đậy nắp nồi lại, nấu thêm khoảng 6 phút.

– Bước 3: Lọc hỗn hợp lấy nước bỏ bã, ngay khi nước sâm còn nóng cho đường phèn và vani vào khuấy đều. Đợi hỗn hợp nguội cho vào chai và bảo quản trong tủ lạnh.

Nước sâm rong biển hoàn thành, bạn đã có thể dùng được. Mùi thơm của rong biển kết hợp cùng lá dứa đã tạo ra một thức uống thanh nhiệt tốt cho sức khỏe.

5. Cách nấu nước sâm lạnh mía lau râu bắp giải nhiệt

Nguyên liệu (dùng cho 4 người) Cách nấu

– Bước 1: Mía lau rửa sạch, đập dập hoặc chẻ mỏng. Các loại cây và lá mát cũng rửa sạch, để ráo nước.

– Bước 2: Xếp vài lát mía dưới đáy nồi, tiếp đến là lớp các loại cây lá mát vào nồi. Trê cùng là phần mía còn lại.

– Bước 3: Cho nước vào ngập mặt mía trên cùng, đun sôi với lửa vừa. Khi nước sôi, hớt bọt, giảm nhỏ lửa và nấu thêm từ 5 đến 7 phút, cho thêm đường phèn, khuấy cho đường tan rồi tắt bếp, để nguội.

6. Cách làm sâm bổ lượng bạch quả rong biển

2 cách nấu sâm bổ lượng bạch quả, rong biển, hạt sen ngon nhất để uống tại nhà hoặc để bán

B. Cách nấu nước sâm mía lau tươi, lá dứa rau bắp giải nhiệt ngày hè

Cách nấu nước sâm mía lau giải nhiệt – Ngày nay, với thời tiết oi nóng vào ngày trưa, hè thật “quá khổ”. Các loại nước giải khát được bày bán phổ biến từ lề đường, online.

Nhưng vẫn được mọi người tin dùng và hay uống nhất có thể nói đến thức uống giải khát là nước sâm. Nhưng hiện nay các bài báo về việc người bán dùng hóa chất Trung Quốc để nấu nước sâm giá rẻ hay là loại nước gì đó mang tên sâm.

Nguyên liệu nấu nước sâm gồm

Nước lọc: Lượng nước lọc bạn cần chuẩn bị nấu sẽ phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn mong muốn thu được. Thông thường, công thức tính tỉ lệ nước lọc cần dùng cho nước sâm là: n + 3/2.

Trong công thức này, n là số lít nước sâm bạn muốn có được khi nấu và n + 3/2 là số lít nước lọc bạn cần chuẩn bị. Để trong thời gian nấu có thể nước sẽ bốc hơi 1 phần đấy.

Mía lau tươi dùng nấu nước: Cũng gần giống như với nước lọc, bạn hãy chuẩn bị lượng mía lau phụ thuộc vào lượng nước sâm bạn muốn có.

Bình thường, để có được 1 lít nước sâm nấu, bạn sẽ phải chuẩn bị 1 khúc mía lau. Khi mua về ta không nên cắt mía quá nhỏ như ăn mía tươi, mà cắt mía 1 khúc khoảng 3 đốt mía là vừa nồi. Nếu bạn muốn ngọt hơn bạn có thể cho thêm một ít mía nữa.

Rễ tranh: Rễ tranh bạn có thể mua trực tiếp ở ngoài chợ ngay tiệm đồ khô hoặc mua tại các tiệm thuốc Bắc (tiệm thuốc Đông Y). Bạn chuẩn bị khoảng 1 bó rễ tranh nhỏ. Vì rễ tranh có tính mát, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nó là một nguyên liệu không thể thiếu cho phần nước sâm được.

Râu ngô tươi: Râu ngô bạn lựa chọn râu của ngô nếp hoặc ngô Mỹ tùy tình hình thực tế. Tuy nhiên để có một nồi nước sâm được ngon, ngọt hơn thì bạn nên chọn loại râu ngô nếp.

Bạn có thể mua lại từ các chỗ bán ngô sẽ có giá rẻ hơn đấy, vì họ cũng không cần dùng nó mà. Với khoảng thể tích 3 lít nước sâm thành phẩm tạo ra, bạn chuẩn bị tầm khoảng 200 gram râu ngô (một bó râu ngô cỡ lớn).

Đường phèn: Khi nấu nước sâm, đường phèn là phần nguyên liệu không thể thiếu. Đường phèn giúp chúng ta tạo độ ngọt thanh cho nước, giúp vị của nước sâm tự nhiên hơn.

Bởi vì chính như thế bạn chỉ nên dùng đường phèn để nấu món nước uống này, không nên dùng các loại đường khác. Tuỳ theo độ ngọt hay nhạt của nước sâm mà bạn muốn thưởng thức để chuẩn bị lượng đường phèn sao cho hợp lý. Trung bình thường dùng, bạn nên chuẩn bị khoảng 200 gram đường phèn ngon là vừa đủ.

Một số nguyên liệu khác: Ngoài những thành phần kể trên, trong một số công thức nấu nước sâm khác thì còn có thêm cả một số thành phần như: bông ngò, nhãn nhục, rong biển, hoa cúc… Tuy nhiên nếu chỉ nấu nước sâm đơn giản, tiết kiệm thời gian thì bạn cũng không cần nhất thiết phải chuẩn bị.

Cách nấu nước sâm mía lau ngon như sau

Rễ tranh ta rửa sạch sau đó để ráo nước trong rổ. Lá dứa: Tương tự rễ tranh, lá dứa bạn cũng rửa sạch từng tàu lá một rồi để ráo nước. Tiếp đó, bạn cắt lá thành từng khúc cỡ 5cm rồi để riêng chuẩn bị cho phần chế biến.

Râu ngô: Rửa sạch và cũng để ráo nước. Mía lau: Rửa sạch, để ráo nước sau đó chẻ dọc thành những miếng nhỏ nếu phần khúc mía quá to.

Cho tất cả phần nguyên liệu đã chuẩn bị kĩ ở trên bao gồm: rễ tranh, lá dứa, râu ngô và mía lau vào nồi cùng với nước lọc. Nấu nước sôi với lửa nhỏ trong khoảng thời gian 2 đến 3 giờ cho tới khi phần mía lau trong lại thì tắt bếp.

Vớt bỏ phần xác các nguyên liệu sau đó cho đường phèn vào và nêm nếm cho đến khi đạt được vị ngọt như mong muốn. Đun cho nồi nước sôi tiếp tục trong khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Yêu cầu của nước sâm sau khi nấu đó là nước trong, có màu vàng nâu hơi xanh và ngọt không quá gắt. Nước phải đảm bảo giữ được mùi vị đặc trưng của các nguyên liệu tạo thành, đặc biệt là hương thơm lá dứa.

Với cách nấu nước sâm này, bạn có thể dùng uống sau khi để cho nước nguội hoặc cho thêm vài viên đá cho mát cũng ngon không kém. Việc bảo quản phần nước sâm nấu cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cho nước sâm vào ngăn mát của tủ lạnh là có thể sử dụng được trong vòng từ 2 đến 3 ngày sau đó.