Yến Mạch Nấu Ăn Dặm Cho Bé / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Ăn Dặm Bằng Yến Mạch Cho Bé

1. Tại sao nên ăn dặm bằng yến mạch?

Bước sang 6 tháng tuổi cho tới 12 tháng tuổi, đây được xem là khoảng thời gian để trẻ bắt đầu làm quen với các loại thức ăn ngoài sữa mẹ. Cháo gạo, bột ăn dặm và sữa là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu của mẹ dành cho bé. Những đồ ăn như thịt, rau củ, hoa quả trong giai đoạn đầu có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón, biếng ăn, kén ăn.

Yến mạch không chỉ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa mà còn là thực phẩm thơm ngon dành cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Những tác dụng vượt trội của yến mạch đối với trẻ như:

1.1. Yến mạch giàu vitamin và khoáng chất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, yến mạch chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như vitamin E, K, vitamin nhóm B dồi dào, có tác dụng thúc đẩy các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ. Sử dụng yến mạch giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao và cả trí não.

Đồng thời, trong yến mạch chứa hàm lượng lớn vitamin B9 (acid folic), quan trọng trong giai đoạn phân chia và sinh trưởng của tế bào, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Chất này giúp thúc đẩy quá trình nhân đôi ADN, tránh đột biến ADN (yếu tố gây ung thư).

1.2. Yến mạch giàu chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể. Yến mạch không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn được biết tới bởi hàm lượng đường beta-glucans. Đây là chất chống oxy hóa có vai trò bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các tác nhân như vi khuẩn, virus. Đồng thời, làm giảm các nguy cơ bệnh lý ở trẻ nhỏ: béo phì, còi xương, đau tim,…

1.3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong yến mạch có chứa tới 11% chất xơ, phần lớn là chất xơ hòa tan. Chất xơ giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn, trẻ ít táo bón. Đồng thời kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ.

1.4. Món ăn dặm an toàn, lành tính

Với một số trẻ trong độ tuổi ăn dặm, mẹ luôn lo lắng khi trẻ gặp tình trạng dị ứng với một số loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch,… Thế nhưng, yến mạch là thực phẩm hoàn toàn lành tính và không gây dị ứng ở trẻ. Mẹ có thể yên tâm cho trẻ ăn dặm yến mạch để cung cấp dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh

Yến mạch là thực phẩm lành tính, ít gây dị ứng, hại cho bé và có thể dùng làm đồ ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Hiện nay có rất nhiều loại yến mạch trên thị trường, tùy vào nhu cầu và sở thích của trẻ mà mẹ có thể chọn lựa các loại yến mạch khác nhau:

2.1. Yến mạch nguyên hạt

Yến mạch nguyên hạt chưa qua chế biến là sự lựa chọn tuyệt vời, giúp giữ vẹn nguyên 100% hàm lượng dinh dưỡng vốn có. Yến mạch nguyên hạt khá dai nên cần phái chế biến kỹ khi cho trẻ ăn dặm bằng yến mạch.

2.2. Yến mạch cắt nhỏ

Yến mạch cắt nhỏ là những yến mạch nguyên hạt được cắt nhỏ thành 2, 3 phần. Cũng giống như yến mạch nguyên hạt, loại yến mạch này đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên cần được chế biến kỹ trước khi sử dụng.

2.3. Yến mạch cán

Đây là loại sau khi hấp các hạt yến mạch lên còn trải qua công đoạn cán mỏng. Yến mạch cán có kích thước và độ dày nhưng giúp mẹ rút ngắn thời gian chế biến. Khi nấu các mẹ nhớ hãy cho 1 phần yến mạch, 2 phần nước để có món ăn dặm yến mạch thơm ngon nhất.

2.4. Bột yến mạch

Yến mạch được xay mịn tiện lợi trong việc sử dụng và chế biến. Mẹ sẽ không cần lo lắng khi cho trẻ sử dụng bị dai hay phải chế biến lâu. Ngoài cho trẻ ăn, bột yến mạch còn được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm và làm mặt nạ dưỡng da.

2.5. Yến mạch ăn liền

Yến mạch sau khi được nấu chín, sấy khô và cắt lát mỏng sẽ thu được yến mạch ăn liền. Đây là loại yến mạch ăn liền nấu nhanh nhất, chỉ cần đổ nước sôi vào là dùng được ngay.

3. Những lưu ý khi sử dụng yến mạch cho trẻ

– Cần chú ý sử dụng các loại yến mạch để phù hợp với độ tuổi của bé. Nên sử dụng bột yến mạch cho các bé từ 6 đến 10 tháng tuổi.

– Từ 10 đến 15 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn thì có thể ăn đặc hơn. Có thể dùng yến mạch xay vỡ cho bé.

– Từ 15 tháng tuổi trở lên thì các bé có thể thích hợp với mọi loại yến mạch. Tùy vào các mẹ có thể làm cho các bé cháo, bánh yến mạch để phù hợp cho các bé.

– Khi sử dụng yến mạch ăn liền chú ý đến chất lượng và các thành phần khác trong sản phẩm. Tìm đến các cơ sở nhãn hàng uy tín để mua sản phẩm.

4. Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm

Với nhiều trẻ ăn dặm, con không thích ăn các loại bột, yến mạch, rau củ khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Biếng ăn làm trẻ thiếu chất, ảnh hưởng không nhỏ tới hệ tiêu hóa, sự phát triển của trẻ. Nhằm kích thích vị giác của trẻ một cách tự nhiên, giúp con ăn ngon hơn, viện dinh dưỡng VHN Bio giới thiệu đến các mẹ dòng sản phẩm Scumin.

Scumin là sản phẩm bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Scumin đang là giải pháp trị biếng ăn trẻ em được hàng triệu bà mẹ Việt Nam tin dùng. Chỉ cần pha 1-2 gói với 15-20ml nước ấm rồi cho trẻ uống, hoặc ăn trực tiếp, trộn với bột ăn dặm, cháo nấu chín, sữa chua, sinh tố… là mỗi bữa ăn đều thêm dễ dàng hơn.

Mọi vấn đề cần được tư vấn về dinh dưỡng cho cho trẻ, mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia Dinh dưỡng tại VHN Bio. Hay tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm Scumin, các mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Bột Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm

Bảng giá trị dinh dưỡng của bột yến mạch

Vì thế nên yến mạch rất phù hợp cho những năm tháng đầu đời của bé.Nó không chỉ giúp trẻ tăng trưởng về thể chất, phát triển trí não, mà hơn thế, còn tác động rất tốt cho tâm trạng của bé.

Bảo quản bột yến mạch như thế nào?

Bảo quản trong các hộp và lọ kín là lựa chọn tốt nhất. Có thể điều chế thành các dạng khác tùy vào mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, cần tránh tối đa ánh sáng mặt trời.

Tác dụng phụ của bột yến mạch

“Nữ hoàng ngũ cốc” yến mạch tuy nhiều ưu điểm, nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế trong việc sử dụng, cụ thể:

Gây tắc nghẽn đường ruột, đầy hơi nếu nấu không chín kỹ

Tiềm ẩn các nguy cơ đường ruột nếu ăn quá nhiều

Chống chỉ định với người dị ứng plutin

Chọn bột yến mạch cho bé ăn dặm phù hợp

Mỗi độ tuổi của bé lại có một cách chọn bột yến mạch khác nhau. Đối với bé từ 5 đến 10 tháng tuổi, mẹ nên chọn bột yến mạch nguyên hạt rồi xay thật nhỏ cho tiện lợi. Từ 10 – 15 tháng tuổi nên chọn bột yến mạch xay vỡ. Từ 15 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể chọn loại nguyên hạt chế biến tùy sở thích của bé. Tuy nhiên, thích hợp nhất trong quá trình ăn dặm của bé chính là bột yến mạch cán nhỏ.

Bột yến mạch cho bé ăn dặm nấu với gì?

Có rất nhiều lựa chọn để kết hợp với bột yến mạch, bất kể thịt, trứng, sữa hay rau củ. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chỉ lựa chọn 3 món bột yến mạch ăn dặm đơn giản, dễ làm nhất.

Nguyên liệu:

Bột yến mạch chuối ăn dặm cực ngon miệng

20gr bột yến mạch

1 nửa quả chuối Tây

120ml sữa công thức (cũng có thể sử dụng sữa mẹ)

Bước 1:Ngâm bột yến mạch khoảng 20 – 30 phút rồi lọc qua. Chuối cắt nhỏ phù hợp miệng ăn của bé.

Bước 2: Bắc nồi sữa lên nồi và đun sôi cùng bột yến mạch. Chờ đến khi sôi, cho thêm chuối vào đảo đều tay cho đến khi chuối chín nhuyễn.

Bước 3: Đổ hỗn hợp bột yến mạch ăn dặm cho bé ra bát và rắc thêm chút muối, có thể trang trí thêm hạt gai dầu cho hấp dẫn.

Nguyên liệu:

Bột yến mạch ăn dặm cho bé với trứng, cà rốt

2mg bột yến

300ml nước

Lòng đỏ trứng gà luộc (Luộc trứng rồi lấy lòng đỏ tránh tanh)

Cách làm:

Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ hấp chín rồi nghiền nhuyễn.

Bước 2: Trộn bột yến với nước khuấy đều 5 – 10 phút rồi cho tất cả nguyên liệu đun sôi. Đảo đều tay cho đến khi chín kỹ

Bước 3:Thêm dầu ăn và phô mai vào chén bột.

Nguyên liệu:

Bột yến mạch ăn dặm với rau củ

Một chút dầu ăn

1/4 bát gồm: bắp cải, cà rốt và yến mạch

1 bát rau

Bước 1: Xào cà rốt và bắp cải, trộn chung yến mạch vào xào.

Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm Ngon

Rất nhiều mẹ đang tìm kiếm cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm để bé mau ăn, chóng lớn, phát triển toàn diện.

Nguyên liệu nấu cháo yến mạch cần chuẩn bị

Yến mạch nguyên hạt: 150 gram.

Thịt bò: 50 gram.

Cà rốt: 1/2 củ.

Rau mùi: 2 nhánh.

Gia vị: Muối, dầu cá cho bé.

Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Thịt bò: Đem rửa thật sạch rồi cắt thành từng miếng vừa, cho vào máy xay xay thật nhuyễn.

Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc.

Rau mùi: Nhặt bỏ rễ, lá úa rồi đem ngâm với nước muối khoảng 30 phút. Sau đó rớt ra, để ráo nước rồi băm nhỏ và để vào 1 chén riêng.

Bước 2: Hấp cà rốt

Cà rốt sau khi đã được sơ chế xong, bạn đem đi hấp hoặc luộc chín mềm. Tiếp đó đem tán thật nhuyễn cho bé dễ ăn.

Bước 3: Nấu cháo yến mạch

Đầu tiên bạn đặt nồi lên trên bếp, cho vào nồi một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi lên. Khi thấy nước sôi thì bạn cho từ từ hạt yến mạch đã chuẩn bị trước đó vào.

Lưu ý: Khi đổ yến mạch vào bạn nên đổ từ từ, đồng thời cũng khuấy đều tay để hạt yến mạch được chín đều.

Tiếp theo, đợi cho nồi yến mạch sôi trở lại rồi vặn lửa nhỏ đi, đun tiếp khoảng 7 – 10 phút để hạt yến mạch được chín kỹ hơn. (Lúc này các bạn vẫn tiếp tục khuấy đều tay. Bước này là bước quan trọng trong cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm được đảm bảo cháo chín nhừ, mềm,…)

Khi nồi cháo yến mạch đã chín nhừ thì các bạn có thịt bò xay nhỏ + cà rốt tán nhuyễn vào. Dùng muỗng khuấy thật đều lên để thịt và cháo được hòa quyện đều vào nhau.

Cuối cùng đun cháo thêm 5 phút nữa rồi nêm thêm 1 chút muối vào sao cho vừa ăn. Tiếp đó cho rau mùi đã thái nhỏ vào là xong.

Bước 4: Hoàn thành món cháo yến mạch

Khi cháo đã chín, các bạn múc cháo ra bát tô, cho thêm 1 ít dầu cá dành cho bé (hoặc dầu oliu) vào để tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn rồi đợi cháo nguội là có thể cho cho thưởng thức ngay rồi.

Và như vậy là cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm đã hoàn thành xong rồi đó, không hề khó phải không nào??? Chỉ với một vài bước đơn giản là các bạn đã chế biến xong món cháo yến mạch thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình thưởng thức rồi.

Thông tin thêm về yến mạch

Yến mạch là gì?

Yến mạch là một loại ngũ cốc được trồng nhiều ở các vùng khí hậu ôn đới như: Ba Lan, Đức, Mỹ, Cannada, Úc, Nga,…

Thông thường, ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng rất cao và lại tốt cho sức khỏe con người nên ngày nay yến mạch ngày càng được nhiều người ưa thích và dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Giá trị dinh dưỡng của yến mạch

Trong yến mạch có chứa rất nhiều các chất quan trọng, có chứa đến 66% carbohydrate, 92% chất béo, 7,1% chất xơ, 11,2% protein và rất nhiều các thành phần khác như: các nguyên tố khoáng chất vi lượng canxi, sắt, kẽm, magiê, natri, kali, đồng, selenium,…. Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E,… chiến đến 4,5%.

Theo như khoa học đã chứng minh, trong yến mạch có chứa 1 hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên rất thích hợp để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, đối với trẻ nhỏ yến mạch còn là một trong những thực phẩm giúp các bé phát triển toàn diện rất tốt.

Cách chọn mua yến mạch

Cho Bé Ăn Dặm Yến Mạch Có Tốt Không?

Hiện nay, thực phẩm mẹ có thể dùng cho bé trên 6 tháng tuổi ăn dặm khá đa dạng. Mẹ có thể tự chế biến bột ăn dặm bằng nhiều phương thức khác nhau. Hoặc cho bé ăn thực phẩm xay nhuyễn,… Dù vậy, ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ vẫn là băn khoăn của nhiều bà mẹ. Trong số những thực phẩm được mẹ tin dùng để cho bé ăn dặm, thì yến mạch chính là một trong những thực phẩm lành tính nhất. Và câu hỏi cho bé ăn dặm yến mạch có tốt không vẫn là thắc mắc của nhiều mẹ. Cùng tìm hiểu về yến mạch nào.

Yến mạch có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

Đầu tiên. mẹ cần tìm hiểu những thành phần có trong yến mạch.

Yến mạch là loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ hòa tan cũng như đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như Canxi, kali, protein, sắt, magie, natri, cacbonhydrat. Những dưỡng chất này giúp cơ thể bé hấp thụ dễ dàng hơn cũng như được mẹ khá tin tưởng dùng để nấu cháo hay bột cho bé.

So với gạo, yến mạch chỉ có chỉ số cacbonhydrat thấp hơn, còn lại những chất khác đều cao hơn. Tuy vậy, các bác sĩ vẫn khuyên dùng bột gạo để cho bé ăn dặm trước khi đến với yến mạch.

Các dạng của yến mạch

Yến mạch không cần trải qua quá trình sơ chế, bóc tách như các loại ngũ cốc khác. Hạt yến mạch ở nguyên dạng vẫn có thể dùng ngay. Bên cạnh đó, yến mạch còn được nghiền hoặc sấy khô, ép mỏng để tiện cho việc sử dụng cũng như vận chuyển. Điều đặc biệt là cho dù bị cắt hay ép thì yến mạch vẫn nguyên giá trị dinh dưỡng.

Hiện nay, các mẹ vẫn thường bắt gặp yến mạch ở những dạng sau:

Yến mạch nguyên hạt: hạt yến mạch sau khi tuốt bỏ thân lá là có thể sử dụng được ngay. Loại này khi nấu phải sử dụng nhiều nước vì thường khá dai. Thời gian để nấu chín yến mạch dạng này khoảng 50 phút.

Yến mạch cán mỏng: ở dạng này, yến mạch được cắt nhỏ rồi mang đi hấp chín, sau đó lăn cho dẹt, thành phẩm thu được là yến mạch cán mỏng. Loại này có nhiều loại với độ dày khác nhau. Khi chế biến, bạn thường chỉ mất từ 5 -15 phút. Tỉ lệ nước và yến mạch khi nấu thường là 2:1.

Yến mạch cắt nhỏ: khi yến mạch còn nguyên hạt sẽ được cho vào máy và cắt nhỏ ra khoảng 2 -3 phần. Ở dạng này, yến mạch chỉ cần ít nước hơn hạt yến mạch để chế biến. Tuy nhiên thời gian cũng lên tới khoảng 30 phút.

Yến mạch ăn liền: yến mạch ăn liền là loại được cán và cắt rất mỏng, bạn chỉ cần dùng nước sôi chế vào là có thể ăn được. Tuy thành phần dinh dưỡng không khác biệt nhiều, nhưng dạng này vẫn không được khuyên dùng nhiều cho các bé.

Yến mạch dạng bột: dạng này thường được dùng để khuấy bột cho bé. Hạt yến mạch được nghiền nhỏ thành dạng bột mịn. Thời gian chế biến khá nhanh, chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút là mẹ đã có bát bột yến mạch cho bé ăn dặm.

Sữa yến mạch: loại này thường được chế biến sẵn và kết hợp với nhiều dưỡng chất khác để có các loại sữa bột và sữa tươi yến mạch. Mẹ cũng có thể làm sữa yến mạch tại nhà cho cả gia đình. Nhưng hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh.

Tùy độ tuổi của bé mà mẹ nên lựa chọn hình thức chế biến của yến mạch cho phù hợp.

Một số cách chế biến yến mạch

Các mẹ có thể dùng yến mạch để nấu cháo và bột. Mẹ nên kết hợp thêm các thực phẩm khác như thịt, rau củ,… để cho bé ăn.Một số món mẹ có thể thạm khảo để nấu cho bé: cháo bột yến mạch rau củ, cháo yến mạch thịt bò cần tây, yến mạch trộn chuối,… Vì yến mạch không gây dị ứng nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé sử dụng.

Một số mẹ khéo tay có thể chế biến bột yến mạch thành các loại bánh cho bé: bánh bột yến mạch bí đỏ, bánh pancake yến mạch sốt dâu, bánh chuối tẩm yến mạch chiên giòn, bánh yến mạch phô mai, bánh nướng yến mạch cà rốt,…

Sữa yến mạch cũng rất dễ dàng để chế biến. Chỉ cần nguyên liệu là một ít yến mạch cán mỏng, cùng với nước sôi để nguội, một chút mật ong hoặc đường, mẹ có thể ngâm yến mạch và xay nguyễn, lọc lấy nước là đã có cốc sữa yến mạch bổ sung dinh dưỡng cho con.

Lưu ý khi sử dụng yến mạch cho bé ăn dặm.

Yến mạch dù được các mẹ tin tưởng sử dụng khá nhiều, nhưng đó vẫn là thực phẩm vùng ôn đới, phù hợp với người phương Tây, với mẹ Việt, gạo vẫn là loại thực phẩm nên dùng cho bé trước khi bé ăn thêm yến mạch. Mẹ chỉ nên sử dụng yến mạch xem kẽ hoặc đổi bữa cho bé chứ không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này.

Yến mạch cần được bảo quản kỹ do rất dễ mốc, ẩm. Tốt nhất mẹ nên mua lượng nhỏ để bé sử dụng hết. Để yến mạch trong hộp kín ở nơi thoáng mát là cách bảo quản tốt nhất.

Khi chế biến yến mạch, hãy để ý độ tuổi và liều lượng để bé được sử dụng bột yến mạch một cách khoa học nhất.

Nơi mua mạch yến chính hãng giá rẻ:

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nên mua:

2748 views