4 Bí Kíp Nấu Cháo Yến Mạch Giảm Cân Ăn Dễ Ăn

4 Bí kíp nấu cháo yến mạch giảm cân ăn không hề ngấy

Đối với các chị em phụ nữ thì việc có được một vóc dáng thon gọn nhưng vẫn săn chắc, khỏe mạnh chính là niềm mơ ước lớn nhất. Chính nhờ điều này mà nhiều chị em đã tìm đến các phương pháp giảm cân khác nhau để vừa đốt cháy được lượng mỡ thừa nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vì sao yến mạch lại có công dụng giảm cân hiệu quả và nhanh chóng?

-Đối với những mẹ bầu sau sinh thì yến mạch được xem là sự lựa chọn lý tưởng nhất khi giảm cân. Vì cháo yến mạch giảm cân là loại thực phẩm lợi sữa và không ảnh hưởng đến chất lượng sữa trong quá trình mẹ cho con bú.

4 Bí kíp nấu cháo yến mạch giảm cân ăn không hề ngấy 1. Kết hợp những nguyên liệu khác khi nấu cháo yến mạch giảm cân

Để giải quyết tình trạng này, hãy cho thêm một vài nguyên liệu cần thiết vào món ăn của mình, những nguyên liệu ấy phải giàu chất xơ, protein, không chứa chất béo hay calo quá nhiều. Một số loại nguyên liệu theo kèm điển hình như:

-Rau củ hoặc trái cây ít đường

-Trứng gà luộc

-Sữa ít béo

-Trà xanh hoặc nước chanh

-Các loại thịt giàu protein như ức gà hay thịt bò nạc,…

Ức gà là loại nguyên liệu nên được kết hợp cùng với cháo yến mạch để có món ăn hoàn hảo nhất

2. Nên sáng tạo hương vị riêng cho cháo yến mạch giảm cân theo đúng khẩu vị của mình

Nên sáng tạo thêm những hương vị mới cho món cháo và không rập khuôn cách nấu theo giống hệt các bài viết hướng dẫn

Trên thực tế, những bài viết về cách nấu cháo yến mạch giảm cân có trên các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ mang tính khái quát, không đi sâu vào từng cá nhân hay sở thích và khẩu vị của cá nhân. Nếu muốn giảm cân bằng yến mạch, bạn chỉ nên sử dụng các bài viết dạy về cách nấu làm cơ sở, từ đó sáng tạo thêm những hương vị thơm ngon khác cho bát cháo theo đúng như khẩu vị ưa thích của mình.

3. Bí kíp lựa chọn bột yến mạch

Bột yến mạch là nguyên liệu chính và tác động cực kì quan trọng đến độ ngon của bát cháo yến mạch. Chính vì vậy, đừng bỏ qua khâu lựa chọn bột yến mạch nếu bạn không muốn việc ăn cháo yến mạch giảm cân mỗi ngày là một ác mộng.

Lựa chọn bột yến mạch được cán mỏng là thích hợp và đỡ gây ngấy nhất khi sử dụng

Thông thường, bạn nên lựa chọn loại yến mạch cán mỏng hoặc được xay vỡ, không nên chọn loại bột được xay mịn vì như vậy khi nấu bột lên, bạn sẽ dễ bị ngấy và cảm thấy bột yến mạch khó ăn.

4. Điều chỉnh tỷ lệ nước sao cho vừa đủ với lượng bột yến mạch đã nấu

Tỷ lệ nước rất quan trọng khi nấu cháo yến mạch, vì nó quyết định đến độ đặc hoặc độ lỏng của cháo. Nếu sử dụng tỷ lệ với quá ít nước thì món cháo yến mạch sẽ trở nên đặc và cực kì khó ăn. Còn nếu sử dụng tỷ lệ với nhiều nước thì bạn sẽ dễ gặp tình trạng no và không sử dụng hết món cháo của mình.

Tỷ lệ nước góp phần khiến món cháo thơm ngon hơn

Đối với yến mạch được cán mỏng. Tỷ lệ nước thích hợp chính là 1:4 (1 phần yến mạch và 4 phần nước). Đối với yến mạch xay vỡ ra thì tỷ lệ nước thích hợp là 1:2 (1 phần yến mạch 2 phần nước).

nguồn : https://tamsuphunu.vn/chao-yen-mach-giam-can-kho-an/

Cách Chế Biến Yến Mạch Giảm Cân Dễ Ăn Với Trái Cây

Học cách chế biến yến mạch giảm cân dễ ăn sẽ giúp chị em phụ nữ có được bí quyết cải thiện cân nặng cơ thể một cách hiệu quả nhưng lại vô cùng đơn giản và an toàn cho sức khỏe. Đồng thời khi kết hợp với trái cây lại vô cùng dinh dưỡng, không chỉ giảm được số kg mong muốn mà còn cải thiện được sắc vóc, làn da tươi trẻ, hồng hào, mang đến vẻ ngoài rạng rỡ và trẻ trung.

1. Chế biến yến mạch giảm cân với việt quất và hạt hướng dương

Việt quất là một loại trái cây có hương vị ngọt dịu, ít calorie nên được nhiều chị em phụ nữ ưa thích trong các món ăn hàng ngày. Khi kết hợp với yến mạch giảm cân sẽ làm nên hương vị đặc trưng, được yêu thích.

Nguyên liệu cần có:

1 muỗng yến mạch

½ chén việt quất

1 muỗng cà phê hạt hướng dương

1 muỗng cà phê mật hoa cải thìa

Cách chế biến: Cho bột yến mạch trộn đều với mật hoa cải thìa, sau đó cho việt quất và hạt hướng dương vào ăn cùng.

2. Chế biến yến mạch giảm cân với dừa và xoài

Xoài cũng như dừa đều là những trái cây có hương vị ngon ngọt, cung cấp nhiều vitamin C cần thiết, chứa hàm lượng glutamin tốt cho não và có tác dụng làm đẹp cho da.

Nguyên liệu cần có:

1 muỗng yến mạch

1 muỗng đường nâu

2 muỗng cơm dừa cắt nhỏ

½ chén xoài chín đã thái nhỏ

2 muỗng hạt điều

Cách chế biến: Phần cơm dừa cho vào lò nướng khoảng 3 – 4 phút để chín vàng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào một cái chén, trộn đều lên và thưởng thức.

3. Chế biến yến mạch giảm cân với sữa chua và mứt cam

Sữa chua có chứa nhiều thành phần có lợi cho đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình đốt cháy các calorie không cần thiết cùng với hương vị chua ngọt của mứt cam khi kết hợp với yến mạch sẽ làm nên một món ăn tuyệt vời, giàu giá trị dinh dưỡng.

Nguyên liệu cần có:

1 chén yến mạch

2 muỗng sữa chua

1 muỗng cà phê mứt cam

Cách chế biến: Trộn tất cả nguyên liệu vào cùng với nhau rồi thưởng thức.

4. Chế biến yến mạch giảm cân với các loại hạt và trái cây khô

Trái cây khô tuy không có nhiều giá trị dinh dưỡng như trái cây tươi nhưng chứa nhiều hàm lượng chất xơ, giúp bạn lâu đói đồng thời lại ít calorie sẽ là một loại thực phẩm lí tưởng ăn cùng với yến mạch cho thực đơn giảm cân nhanh chóng, tuy nhiên không nên chọn những loại trái cây khô có tẩm nhiều đường.

Nguyên liệu cần có:

1 chén yến mạch

1 muỗng mật ong

Những loại trái cây khô mà bạn ưa thích

Cách chế biến: Cho tất cả nguyên liệu vào chén, trộn đều và thưởng thức.

5. Chế biến yến mạch giảm cân với nho và bơ đậu phộng

Nho là trái cây có chứa nhiều nước, giàu thành phần chất xơ, vitamin, khoáng chất cùng với bơ đậu phộng giàu protein cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể.

Nguyên liệu cần có:

1 chén yến mạch

2 muỗng bơ đậu phộng

½ chén nho

Cách chế biến: Cho yến mạch cùng với bơ đậu phộng, khuấy đều rồi cho nho lên trên mặt và thưởng thức.

6. Chế biến yến mạch giảm cân với chuối và mật mía

Chuối là một loại thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu có tác dụng chống lão hóa, trẻ hóa da mặt, ngăn ngừa cơn đói, cung cấp kali cần thiết cho cơ thể. Với yến mạch và chuối, bữa ăn giảm cân sẽ trở nên tràn đầy năng lượng.

Nguyên liệu cần có:

½ trái chuối cắt lát

1 muỗng sữa ít béo

1 muỗng mật thìa

Cách chế biến: Trộn đều tất cả nguyên liệu và thưởng thức.

Với cách chế biến yến mạch giảm cân dễ ăn kết hợp cùng với trái cây làm một trong những sự thú vị trong thực đơn ăn kiêng hầu như được các chị em phụ nữ ưa thích. Không chỉ là sự phong phú về nguyên liệu mà còn cải thiện được vị khó ăn của yến mạch đối với ai chưa quen, thúc đẩy động lực tiếp tục giảm cân, cải thiện được số đo cơ thể, vóc dáng đến làn da. Mong rằng những chia sẻ về cách chế biến trên có thể giúp được các chị em có thêm tự tin nhằm giảm cân hiệu quả.

Phạm Hà tổng hợp

Có thế bạn quan tâm :

9 Lợi Ích Của Việc Ăn Yến Mạch Và Bột Yến Mạch

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất trên trái đất.

Chúng là loại ngũ cốc nguyên chất không chứa gluten và là nguồn cung cấp các vitamin, chất khoáng, chất xơ và các chất chống oxy hoá quan trọng.

Các nghiên cứu cho thấy yến mạch và bột yến mạch có nhiều lợi ích về sức khoẻ.

Chúng giúp giảm cân, hạ đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Yến mạch và bột yến mạch là gì?

Yến mạch là một loại thực phẩm ngũ cốc, có tên khoa học là Avena sativa.

Các loại ngũ cốc yến mạch dạng nguyên chất nhất phải mất rất nhiều thời gian để nấu. Vì lý do này, hầu hết mọi người đều thích các loại bột yến mạch cán, nghiền hoặc cắt nhỏ.

Yến mạch đóng hộp (đồ ăn nhanh) là loại được chế biến kĩ nhất. Tuy tốn ít thời gian nhất để nấu nhưng kết cấu lại xốp.

Yến mạch thường được ăn vào bữa sáng như bột yến mạch, được làm bằng yến mạch đun sôi trong nước hoặc sữa. Bột yến mạch thường được gọi là cháo yến mạch.

Chúng cũng thường có trong bánh nướng xốp, thanh kẹo nhỏ, bánh quy và các loại đồ nướng khác.

Điểm then chốt: Yến mạch là một loại ngũ cốc thường được ăn vào bữa sáng như bột yến mạch (cháo).

1. Yến mạch rất giàu dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của yến mạch rất cân đối.

Chúng là nguồn cung cấp carb và chất xơ tốt, bao gồm chất xơ beta glucan có tác động mạnh mẽ ( 1, 2, 3).

Chúng cũng chứa nhiều đạm và chất béo hơn hầu hết ngũ cốc ( 4).

Yến mạch giàu vitamin, khoáng chất và hợp chất chống oxy hoá. Nửa chén (78 gram) yến mạch sấy chứa ( 5):

Trong đó cũng có một lượng nhỏ canxi, kali, vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B3 (niacin).

Trong 78 gram này chứa 51 gram carb, 13 gram protein, 5 gram chất béo và 8 gram chất xơ, nhưng chỉ có 303 calo.

Điều này có nghĩa là yến mạch là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất bạn có thể ăn.

Điểm then chốt: Yến mạch giàu carb và chất xơ, nhưng cũng giàu chất đạm và chất béo hơn hầu hết các loại ngũ cốc khác, bên cạnh đó nó còn giàu vitamin và khoáng chất.

2. Yến mạch nguyên chất giàu chất chống oxy hoá, bao gồm Avenanthramide

Yến mạch nguyên chất có nhiều chất chống oxy hoá và các hợp chất thực vật có lợi gọi là polyphenol. Đáng chú ý nhất là một nhóm chất chống oxy hoá duy nhất được gọi là avenanthramide, hầu như chỉ tìm thấy trong yến mạch ( 6).

Avenanthramide có thể giúp giảm huyết áp bằng cách tăng sản xuất oxit nitric. Phân tử khí này giúp giãn mạch máu và dẫn đến lưu lượng máu tốt hơn ( 7, 8, 9).

Ngoài ra, avenanthramide có tác dụng chống viêm và chống ngứa ( 9).

Axit ferulic cũng được tìm thấy với lượng lớn trong yến mạch. Đây là một chất chống oxy hoá ( 10).

Điểm then chốt: Yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hoá mạnh mẽ, bao gồm avenanthramide. Những hợp chất này có thể giúp làm giảm huyết áp và mang lại những lợi ích khác.

3. Yến mạch chứa một chất rắn hòa tan mạnh được gọi là Beta-Glucan

Beta-glucan một phần hòa tan trong nước và tạo thành một dung dịch gel dày, giống như dịch trong ruột.

Lợi ích sức khoẻ của chất xơ beta-glucan bao gồm:

Giảm cholesterol LDL và toàn phần (1).

Giảm lượng đường trong máu và phản ứng với insulin (11).

Tăng cảm giác no (12).

Tạo điều kiện cho vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa phát triển (13).

Điểm then chốt: Yến mạch chứa nhiều chất xơ có thể hòa tan beta-glucan mang nhiều lợi ích. Nó giúp làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu, thúc đẩy gia tăng vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột và làm tăng cảm giác no.

4. Có thể hạ thấp mức cholesterol và bảo vệ cholesterol LDL khỏi bị phá huỷ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất beta-glucan trong yến mạch có tác dụng giảm cả cholesterol LDL và cholesterol toàn phần ( 1, 14).

Beta-glucan có thể làm tăng bài tiết chất mật giàu cholesterol, do đó làm giảm mức tuần hoàn của cholesterol trong máu.

Sự oxy hóa LDL (cholesterol có hại), xảy ra khi LDL liên kết với các gốc tự do, là một bước quan trọng nữa trong sự tiến triển của bệnh tim.

Nó gây viêm ở động mạch, gây tổn thương các mô và có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Một nghiên cứu cho thấy rằng chất chống oxy hoá trong yến mạch kết hợp với vitamin C để ngăn ngừa sự oxy hóa LDL ( 15).

Điểm then chốt: Yến mạch có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức cholesterol LDL và toàn phần, bảo vệ cholesterol LDL khỏi quá trình oxy hóa.

5. Yến mạch có thể kiểm soát đường huyết

Đái tháo đường tuýp 2 là một căn bệnh thông thường, có đặc điểm là lượng đường trong máu tăng đáng kể. Nó là kết quả của sự giảm nhạy cảm của insulin nội tiết tố.

Yến mạch có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đặc biệt ở những người thừa cân hoặc bị tiểu đường tuýp 2 ( 16, 17, 18).

Chúng cũng có thể cải thiện độ nhạy của hoocmon insulin ( 19).

Những tác động này chủ yếu là do khả năng hình thành một lớp gel dày làm trì hoãn việc rỗng dạ dày và hấp thu glucose vào máu của beta-glucan ( 20).

Điểm then chốt: Nhờ chất xơ không hòa tan beta-glucan nên yến mạch có thể cải thiện độ nhạy insulin và giúp giảm lượng đường trong máu.

6. Ăn bột yến mạch rất nhanh no và có thể giúp bạn giảm cân

Bột yến mạch (cháo) không chỉ là một bữa sáng ngon lành mà nó còn làm người ăn cảm thấy rất nhanh no ( 21).

Ăn thực phẩm làm no nhanh có thể giúp bạn ăn ít calo hơn và giảm cân.

Bằng cách trì hoãn thời gian cần thiết để dạ dày tiêu hóa hết thức ăn, beta-glucan trong bột yến mạch có thể làm tăng cảm giác no ( 12, 22).

Beta-glucan cũng có thể thúc đẩy việc giải phóng peptide YY (PYY), một hoóc môn sản sinh ra trong ruột khi bạn đói. Hoocmôn chán ăn này đã được chứng minh là làm giảm lượng calo tiêu thụ và có thể làm giảm nguy cơ béo phì ( 23, 24).

Điểm then chốt: Bột yến mạch có thể giúp bạn giảm cân bằng cách làm cho bạn cảm thấy no hơn qua việc làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và tăng sản xuất hoocmon không thèm ăn PYY.

7. Bột yến mạch xay mịn có thể giúp chăm sóc da

Không phải ngẫu nhiên mà yến mạch có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. Các nhà sản xuất các sản phẩm này thường coi loại yến mạch xay mịn là “bột yến mạch keo.”

ục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì FDA chấp thuận bột yến mạch keo như một chất bảo vệ da vào năm 2003. Nhưng trên thực tế, yến mạch có lịch sử lâu dài trong việc điều trị ngứa và kích ứng ở các điều kiện da khác nhau ( 25, 26, 27).

Ví dụ, các sản phẩm chăm sóc da có chứa yến mạch có thể cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh chàm (eczema) ( 28).

Điểm then chốt: bột yến mạch keo (xay mịn) đã được sử dụng để điều trị da khô và ngứa từ lâu. Nó có thể giúp làm giảm các triệu chứng của các loại da khác nhau, bao gồm cả bệnh chàm eczema.

8. Yến mạch có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ em

Hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em ( 29).

Đó là một chứng rối loạn viêm đường thở – các ống dẫn không khí vào và ra từ phổi người.

Mặc dù không phải tất cả trẻ em đều có cùng một triệu chứng, nhưng nhiều người lại bị ho, khò khè và thở dốc.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng việc ăn thức ăn cứng sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng khác ( 30).

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều này không áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm. Ví dụ, việc sớm đưa yến mạch vào bữa ăn có thể ngăn ngừa được ( 31, 32).

Điểm then chốt: Một số nghiên cứu cho thấy yến mạch có thể giúp ngăn ngừa bệnh hen ở trẻ khi cho trẻ nhỏ.

9. Yến mạch có thể giúp làm dịu chứng táo bón

Người cao tuổi thường bị táo bón, với những hoạt động không thường xuyên, bất thường của ruột.

Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để giảm táo bón ở người cao tuổi. Tuy có tác dụng nhưng nó lại gây ra giảm cân và giảm chất lượng cuộc sống ( 34).

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cám gạo yến mạch, lớp ngoài giàu chất xơ của ngũ cốc, có thể giúp giảm táo bón ở người lớn tuổi ( 35, 36).

Một thử nghiệm cho thấy rằng 30 bệnh nhân cao tuổi ăn xúp hoặc món tráng miệng có chứa yến mạch cám hàng ngày trong 12 tuần có tác dụng tích cực ( 37).

Hơn nữa, sau 3 tháng nghiên cứu, 59% bệnh nhân có thể ngừng sử dụng thuốc nhuận tràng, trong khi lượng sử dụng thuốc nhuận tràng chung lại tăng 8% ở nhóm đối chứng.

Điểm then chốt: Các nghiên cứu chỉ ra rằng cám yến mạch có thể giúp giảm táo bón ở người cao tuổi, giảm đáng kể nhu cầu sử dụng thuốc nhuận tràng.

Làm thế nào để đưa yến mạch vào chế độ ăn

Bạn có thể thưởng thức yến theo nhiều cách.

Cách phổ biến nhất là ăn bột yến mạch (cháo) vào bữa sáng.

Cho các nguyên liệu vào nồi và đợi sôi. Giảm lửa xuống, thỉnh thoảng khuấy và nấu cho đến khi mềm.

Để làm bột yến mạch ngon hơn và bổ dưỡng hơn, bạn có thể thêm quế, hoa quả, các loại hạt và/hoặc sữa chua Hy Lạp.

Ngoài ra, yến mạch thường được đưa vào bánh nướng, các món điểm tâm, granola và bánh mì.

Mặc dù yến mạch tự nhiên không chứa gluten nhưng đôi khi chúng bị nhiễm gluten. Đó là bởi vì chúng có thể được thu hoạch và chế biến bằng cách sử dụng thiết bị giống như các loại ngũ cốc khác chứa gluten ( 38).

Nếu bạn bị bệnh đường ruột hoặc nhạy cảm với gluten, hãy chọn các sản phẩm yến mạch được chứng nhận là không chứa gluten.

Điểm then chốt: Yến mạch có thể là một nguồn bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng có thể ăn như cháo cho bữa sáng, thêm vào các món nướng và nhiều thứ khác nữa.

Yến mạch rất tốt cho sức khoẻ

Yến mạch là một thực phẩm dinh dưỡng vô cùng giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hoá quan trọng.

Thêm vào đó, chúng có nhiều chất xơ và protein hơn so với các loại ngũ cốc khác.

Yến mạch có chứa một số thành phần mà không loại thực phẩm nào có – đặc biệt là chất xơ beta-glucan hòa tan và các chất chống oxy hoá được gọi là avenanthramide.

Lợi ích của yến mạch bao gồm cả việc giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol, bảo vệ da chống kích ứng và giảm táo bón.

Ngoài ra, chúng làm ta nhanh no và có nhiều đặc tính khiến chúng trở thành một loại thực phẩm giúp giảm cân thân thiện nhất.

Cuối cùng thì yến mạch là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khoẻ bạn nên ăn.

Cách Nấu Cháo Yến Mạch Cho Bé Ăn Dặm Ngon – Dễ Nhất

Rất nhiều mẹ đang tìm kiếm cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm để bé mau ăn, chóng lớn, phát triển toàn diện.

Yến mạch nguyên hạt: 150 gram.

Thịt bò: 50 gram.

Cà rốt: 1/2 củ.

Rau mùi: 2 nhánh.

Gia vị: Muối, dầu cá cho bé.

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Thịt bò: Đem rửa thật sạch rồi cắt thành từng miếng vừa, cho vào máy xay xay thật nhuyễn.

Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt khúc.

Rau mùi: Nhặt bỏ rễ, lá úa rồi đem ngâm với nước muối khoảng 30 phút. Sau đó rớt ra, để ráo nước rồi băm nhỏ và để vào 1 chén riêng.

Bước 2: Hấp cà rốt

Cà rốt sau khi đã được sơ chế xong, bạn đem đi hấp hoặc luộc chín mềm. Tiếp đó đem tán thật nhuyễn cho bé dễ ăn.

Đầu tiên bạn đặt nồi lên trên bếp, cho vào nồi một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi lên. Khi thấy nước sôi thì bạn cho từ từ hạt yến mạch đã chuẩn bị trước đó vào.

Tiếp theo, đợi cho nồi yến mạch sôi trở lại rồi vặn lửa nhỏ đi, đun tiếp khoảng 7 – 10 phút để hạt yến mạch được chín kỹ hơn. (Lúc này các bạn vẫn tiếp tục khuấy đều tay. Bước này là bước quan trọng trong cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm được đảm bảo cháo chín nhừ, mềm,…)

Khi nồi cháo yến mạch đã chín nhừ thì các bạn có thịt bò xay nhỏ + cà rốt tán nhuyễn vào. Dùng muỗng khuấy thật đều lên để thịt và cháo được hòa quyện đều vào nhau.

Cuối cùng đun cháo thêm 5 phút nữa rồi nêm thêm 1 chút muối vào sao cho vừa ăn. Tiếp đó cho rau mùi đã thái nhỏ vào là xong.

Bước 4: Hoàn thành món cháo yến mạch

Khi cháo đã chín, các bạn múc cháo ra bát tô, cho thêm 1 ít dầu cá dành cho bé (hoặc dầu oliu) vào để tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn rồi đợi cháo nguội là có thể cho cho thưởng thức ngay rồi.

Thông tin thêm về yến mạch Yến mạch là gì?

Yến mạch là một loại ngũ cốc được trồng nhiều ở các vùng khí hậu ôn đới như: Ba Lan, Đức, Mỹ, Cannada, Úc, Nga,…

Thông thường, ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng rất cao và lại tốt cho sức khỏe con người nên ngày nay yến mạch ngày càng được nhiều người ưa thích và dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Trong yến mạch có chứa rất nhiều các chất quan trọng, có chứa đến 66% carbohydrate, 92% chất béo, 7,1% chất xơ, 11,2% protein và rất nhiều các thành phần khác như: các nguyên tố khoáng chất vi lượng canxi, sắt, kẽm, magiê, natri, kali, đồng, selenium,…. Các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E,… chiến đến 4,5%.

Theo như khoa học đã chứng minh, trong yến mạch có chứa 1 hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên rất thích hợp để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, đối với trẻ nhỏ yến mạch còn là một trong những thực phẩm giúp các bé phát triển toàn diện rất tốt.

Yến Mạch Ăn Sống Được Không? Cách Ăn Yến Mạch Giảm Cân Hiệu Quả

Yến mạch ăn sống được không?

Yến mạch ăn sống được không còn phụ thuộc vào loại yến mạch bạn lựa chọn. Bởi thực tế, có vô số loại yến mạch khác nhau. 4 loại phổ biến nhất bao gồm:

– Yến mạch nguyên hạt (oat groats): Yến mạch được bỏ lớp vỏ bên ngoài sau khi thu hoạch

– Yến mạch cắt nhỏ (steel cut oats): Yến mạch nguyên hạt được cắt nhỏ thành nhiều miếng.

– Yến mạch cán dẹt (rolled oats): Yến mạch nguyên hạt đã được hấp và cán dẹt.

– Yến mạch cán vỡ (instant/quick oats): Yến mạch cán dẹt đã được nấu chín 1 phần bằng cách hấp rồi được cán mỏng thêm.

Theo đó, yến mạch nguyên hạt cùng yến mạch cắt nhỏ không thể ăn sống được bởi chúng chưa được xử lý nhiệt. Điều đó cũng có nghĩa là các mầm bệnh nguy hiểm vẫn còn tồn tại trong yến mạch gây rối loạn tiêu hoá cùng nhiều vấn đề sức khoẻ khác.

Cụ thể hơn, khi ăn yến mạch sống, dạ dày và ruột không thể tiêu hoá được và tích tụ tại các cơ quan này. Kết quả là bạn sẽ phải đối mặt với chứng rối loạn tiêu hoá như khó tiêu, đau bụng, táo bón…

Đồng thời, các khoáng chất như sắt, kẽm cùng axit phytic chống độc có trong yến mạch sống khiến cơ thể bạn khó hấp thụ hơn. Nếu ăn yến mạch sống trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt khoáng chất, nhất là khi bạn không có một chế độ ăn uống cân bằng.

Còn yến mạch cán dẹt và cán vỡ, mặc dù nói là yến mạch sống. Nhưng thực tế, chúng đã qua xử lý nhiệt và loại bỏ các mầm bệnh gây hại. Nhưng nếu ăn không, chúng rất khó ăn. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể ăn yến mạch sống với sữa tươi, sữa chua hay bất cứ loại nguyên liệu nào khác.

Hiện nay, hầu hết các loại yến mạch được bày bán trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều là yến mạch dạng cán dẹt, cán vỡ hoặc bột yến mạch (yến mạch cán dẹt/cán vỡ được xay nhuyễn thành bột). Do đó, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề yến mạch có ăn sống được không.

Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe

Yến mạch nổi tiếng là một loại ngũ cốc giàu giá trị dinh dưỡng bậc nhất. Nó sở hữu hàm lượng protein cùng chất xơ cao, giàu chất chống oxy hoá cùng đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhưng hàm lượng calo lại tương đối thấp.

Một số lợi ích không thể bỏ qua của yến mạch đối với sức khỏe phải kể tới như:

– Tốt cho sức khỏe hệ tim mạch

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

– Giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.

– Hỗ trợ giảm cân và cải thiện cơ bắp.

– Ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

– Hạn chế tình trạng đau nửa đầu.

– Phù hợp với người bị dị ứng hoặc không thể dung nạp gluten (bệnh celiac)

Ăn yến mạch giúp giảm cân như thế nào?

Giảm cân chắc chắn là một trong những công dụng nổi bật và được nhiều người ứng dụng nhất khi nói đến yến mạch. Sở dĩ yến mạch giúp giảm cân là bởi nó hoàn toàn không chứa đường, chất béo cùng hàm lượng calo tương đối thấp so với các loại ngũ cốc khác.

Yến mạch cũng sở hữu hàm lượng chất xơ hoà tan cao. Cụ thể hơn là beta -glucan. Chính vì vậy, khi ăn yến mạch, chúng ta thường cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn.

Điều này sẽ giúp chúng ta kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn dễ dàng hơn. Từ đó sớm đem lại hiệu quả giảm cân.

Đặc biệt, yến mạch cũng là một nguồn protein thực vật tuyệt vời. Protein giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất để mỡ thừa được đốt cháy nhiều hơn.

Hơn nữa, protein còn giúp xây dựng và phát triển cơ bắp cực kỳ tốt. Rất phù hợp với những bạn đang tập luyện để tăng cơ giảm mỡ.

Tuy nhiên, một số loại yến mạch có thể thêm chất phụ gia hoặc đường để gia tăng hương vị. Mặc dù chúng sẽ ăn hơn so với yến mạch thông thường nhưng lại khiến hàm lượng calo trong yến mạch tăng cao hơn.

Một trong các loại yến mạch giảm cân khá phổ biến bạn có thể tham khảo là Yến Mạch Quaker Oats. Đây là dạng yến mạch ăn liền với thời gian chế biến ngắn ( ~ 1 phút) giúp bạn có một bữa ăn nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và giúp giảm cân, đốt mỡ hiệu quả.

Gợi ý cách ăn yến mạch giảm cân hiệu quả

Để ăn yến mạch sống giảm cân hiệu quả, chúng ta nên chia ra làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Ăn yến mạch trong cả 3 bữa ăn mỗi ngày.

– Giai đoạn 2: Ăn yến mạch từ 1 – 2 bữa trong ngày kết hợp với rau xanh và trái cây ít đường.

– Giai đoạn ba: Ăn tối thiếu 1 bữa với yến mạch kết hợp với một chế độ ăn ít calo, giàu đạm.

Trong quá trình ăn kiêng với yến mạch, bạn có thể chế biến yến mạch thành nhiều dạng khác nhau để thực đơn được phong phú và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Cháo yến mạch

Chuẩn bị:

– 150gr yến mạch

– 4 ly nước lọc

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho yến mạch và nước vào nồi.

Bước 2: Bật bếp và đun sôi. Chú ý khuấy đều cho yến mạch nhanh chín.

Bước 3: Tắt bếp và cho yến mạch ra bát và chia thành 3 phần ăn cho 3 bữa trong ngày.

Bước 4: Bạn có thể ăn trực tiếp cháo yến mạch. Nếu cảm thấy khó ăn, bạn có thể ăn kèm với rau củ luộc hoặc bí đỏ. Cố gắng không sử dụng gia vị để cho hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Ăn yến mạch sống với sữa chua

Chuẩn bị:

– 64gr yến mạch ăn liền.

– 25gr sữa chua Hy Lạp

– ½ quả chuối cắt lát.

– 1 chút muối biển.

– 1 ¼ nước hoặc sữa không đường (hoặc cả 2)

– ½ thìa cafe bột quế + ½ thìa cafe bột vani (có thể có hoặc không)

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho yến mạch, chuối cắt lát và muối biển vào một cái nồi rồi đổ nước/sữa vào.

Bước 2: Khuấy đều rồi cho bột quế và bột vani vào (nếu sử dụng)

Bước 3: Cho nồi lên bếp rồi đun 8 – 10 phút. Khuấy đều đến khi tất cả tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 4: Tắt bếp rồi cho đổ hỗn hợp ra bát.

Bước 5: Đợi nguội bớt rồi bắt đầu cho sữa chua vào và trộn đều.

Bước 6: Bạn có thể trực tiếp thưởng thức hoặc cho thêm một ít việt quất hoặc các loại hạt tuỳ khẩu vị.

Làm granola với yến mạch

Chuẩn bị:

– 840gr yến mạch ăn liền

– 140gr hạt macca

– 140gr hạt hồ đào

– 140gr hạt dẻ

– 140gr hạt bí đỏ

– 140gr hạt hạnh nhân

– 70gr mật ong nguyên chất.

– Lò nướng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cắt nhỏ các loại hạt đã được chuẩn bị rồi cho vào 1 cái bát lớn cùng với yến mạch.

Bước 2: Đảo đều hỗn hợp rồi cho mật ong vào và tiếp tục đảo đến khi tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.

Bước 3: Dùng giấy thấm dầu lót vào khay nướng rồi chia nhỏ hỗn hợp thành từng phần bánh và dàn đều trên khay.

Bước 4: Đưa khay vào lò nướng, đặt ở mức 160 độ C

Bước 5: Sau 10 phút, lấy khay ra vào đảo lại mặt cho từng miếng bánh rồi tiếp tục nướng.

Bước 6: Sau 5 phút, lấy khay ra, đảo đều lại mặt một lần nữa rồi cho vào lò.

Bước 7: Lặp lại bước 5 & 6 thêm 4 lần nữa.

Bước 8: Lấy granola ra khỏi lò nướng, để nguội rồi cho vào tủ lạnh.

Bước 9: Thưởng thức granola. Bạn có thể ăn cùng với sữa tươi hoặc sữa chua không đường cho bữa sáng hoặc ăn không như một loại snack bổ sung năng lượng cho bữa ăn phụ.

Ngoài ra, còn vô số cách chế biến yến mạch khác như làm bánh mì, bánh quy, bánh crepe, bánh muffin…cũng rất bổ dưỡng mà không lo tăng cân.