Xôi Nấu Rượu / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Cách Làm Xôi Vò Cơm Rượu Miền Bắc Cho Tết Đoan Ngọ

Có thể nói rằng, khó có sự kết hợp thú vị nào như cơm rượu kết hợp với cơm rượu. Sự hòa quyện lạ lùng luôn để lại dư vị ngon ngọt, cảm giác khó quên với bất kỳ ai thưởng thức dù là lần đầu tiên hay là lần thứ mấy.

Cách làm xôi vò cơm rượu là sự kết hợp bài bản, công phu giữa 2 công đoạn đồ xôi vò và ủ cơm rượu. Có như vậy, mới cho ra thành phẩm xôi vò – cơm rượu mang màu sắc văn hóa ẩm thực quê hương đậm đà.

Cách làm xôi vò cơm rượu miền Bắc Cách làm xôi vò miền Bắc đơn giản Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Với cách làm xôi vò cơm rượu này, xôi vò phải rời từng hạt nhưng loại gạo nếp Bắc lại quá dẻo có thể làm dính xôi, do đó, bạn có thể tìm mua loại nếp ngỗng hoặc nếp sáp để làm nguyên liệu.

Các bước làm:

– Gạo nếp và đậu xanh đều phải ngâm qua đêm, bạn nhớ ngâm riêng 2 loại này.

– Gạo nếp đãi sạch, sau đó để ráo.

– Cho khoảng 1 thìa cà phê muối vào gạo nếp và trộn đều.

– Đậu xanh đãi sạch vỏ, cho vào đậu xanh khoảng ¼ thìa cà phê muối, trộn đều.

– Bắc xửng hấp lên bếp và cho thêm một ít nước đun sôi.

– Khi nước sôi thì cho đậu xanh vào hấp khoảng 20 phút.

– Đậu xanh chín mềm thì tắt bếp, đem giã nhuyễn.

– Gạo nếp đã ráo nước, đổ khoảng 1 bát dầu ăn vào gạo nếp và trộn đều.

– Cho khoảng ½ lượng đậu xanh vào trộn cùng với gạo nếp và đem đi hấp trong khoảng 25 phút thì dừng.

Cách nấu món cơm rượu miền Bắc

Cơm rượu là món ăn dân gian vô cùng quen thuộc của người miền Bắc thường được dùng vào dịp tết Đoan Ngọ với quan niệm là để diệt trừ sâu bọ. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người biết đến nó nhiều hơn và thưởng thức thường xuyên như món ăn vặt thú vị, bởi hương vị thơm ngon cùng nhiều giá trị dinh dưỡng mang lại lợi ích cho sức khỏe.

So với cách làm xôi vò thì làm món cơm rượu đơn giản hơn, tuy nhiên, cách làm xôi vò cơm rượu ngon cũng đòi hỏi người làm cơm rượu giàu kinh nghiệm. Cơm rượu dùng ngon với xôi vò thường là cơm rượu viên nấu từ nếp trắng ngon thông thường, thành phẩm là từng viên tròn không rã trong nước rượu.

– Gạo nếp: 1kg.

– Men: bạn có thể tham khảo nơi bán để mua lượng vừa đủ với 1kg gạo nếp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Vo sạch gạo nếp và ngâm khoảng 6 tiếng nếu là gạo nếp cẩm và ngâm khoảng 10 tiếng nếu là gạo nếp lứt.

– Đãi gạo sạch và để ráo nước.

– Bạn pha gạo nếp với một lượng nước vừa đủ (1kg gạo nếp với 1 lít nước) và đem nấu chín.

– Cơm chín, bạn xới ra khay và dàn mỏng để nhanh nguội.

– 1 rá vo gạo, 1 tô hứng nước cơm, khăn để trùm.

– Bạn lót đáy rá một lớp lá chuối.

– Chia men rượu thành 2 phần, một phần rắc lên mặt trên cơm, đảo ngược mặt cơm ở dưới lên để rắc tiếp phần men còn lại.

– Đậy kín phần cơm đã được rắc men và để ủ kín trong khoảng 3 ngày là được.

Các bước thực hiện:

Trúc Nguyễn tổng hợp

Cách Nấu Rượu Ngon Bằng Nồi Nấu Rượu Điện Và Thu Được Nhiều Rượu Nhất

Theo cách nấu rượu gạo truyền thống, bạn cần nấu cơm, chờ cơm lên men rồi chưng cất thì mới được những mẻ rượu ngon. Nhưng việc sử dụng nồi nấu rượu công nghiệp sẽ giúp rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo về hương vị rượu. Các bước để nấu rượu ngon bằng phương pháp công nghiệp:

Chuẩn bị nguyên liệu

Muốn rượu thơm ngon, thì việc lựa chọn nguyên liệu là vô cùng cần thiết, vì vậy bạn cần đầu tư chọn một loại gạo tốt nhất, có mùi thơm sẽ giúp khách hàng mua rượu hài lòng.

Gạo nấu rượu gồm hai loại chính là gạo lứt và gạo xát xầy. Cả hai loại gạo này đều còn lớp cám bên ngoài, đây chính là dưỡng chất tạo nên độ thơm nồng của rượu.

Trước hết, bạn phải ngâm gạo để hạt được tơi xốp và trương phồng lên, sau đó đổ vào nồi nấu cơm rượu của bộ nồi nấu rượu inox 304 bằng điện, tiến hành đun. Với đặc điểm, thành nồi được thiết kế hai lớp cách thủy ở giữa (thường là nước) để làm chín cơm và lới trong cùng chứa nguyên liệu nấu rượu. Sử dụng nồi nấu cơm rượu bằng phương pháp này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà cơm không bị khê, cháy hay dính nồi.

Ủ cơm rượu

Bạn lấy cơm từ trong nồi nấu, đợi cơm nguội bớt, sau đó trộn men đều tay cho toàn mẻ. Bạn chú ý là không để cơm quá nguội hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng tới quá trình chuyển tinh bột sang thành cơm rượu. Sau đó bạn đem thành phẩm đi ủ trong vòng 3-4 ngày, nếu bạn thấy cơm rượu đã dậy mùi đặc trưng cay nồng lúc này có thể đem đi chưng cất.

Công nhân sẽ đổ cơm ủ vào nồi nấu rượu bằng điện và cài đặt thời gian, nhiệt độ sau đó cho máy vận hành. Đây là loại nồi nấu rượu dùng điện vận hành một cách tự động, bạn sẽ không phải căn chỉnh quá nhiều như phương pháp nấu truyền thống.

Lúc này, nồi nấu rượu vận hành, chưng cất và làm nguội ở khoang làm lạnh theo đúng nguyên lý hoạt động. Lượng rượu được sản xuất ra đạt chất lượng đến 95% so với nấu truyền thống và tiết kiệm được chi phí thời gian, công sức nhân công.

Cách Nấu Rượu Ngon Và Thu Được Rượu Nhiều Với Nồi Nấu Rượu Bếp Việt

Trong bài viết này, BẾP VIỆT sẽ cùng bạn tìm hiểu những khía cạnh quan trọng nhất của nghề nấu rượu, bao gồm:

Quy trình nấu rượu gạo chuẩn

Kinh nghiệm nấu rượu ngon

10Kg gạo nấu được bao nhiêu rượu?

Làm thế nào để nấu được nhiều rượu nhất?

Đây là những vấn đề quan trọng mà bất cứ ai đang có ý định học nấu rượu để bán hoặc đang có cơ sở cung cấp rượu nhưng vận hành không hiệu quả rất quan tâm. Bởi cách nấu rượu ngon sẽ cho họ chất lượng sản phẩm tốt, bí quyết nấu rượu hiệu quả sẽ cho họ nguồn lợi nhuận cao.

Phương pháp nấu rượu thì có rất nhiều và mỗi vùng, mỗi địa phương đều có cách nấu rượu khác nhau để tạo ra hương vị đặc trưng riêng của họ. Tất nhiên, các công đoạn cơ bản trong cách nấu rượu thì không quá khác nhưng trong mỗi công đoạn, họ sẽ có thứ tự cũng như nguyên liệu riêng.

Với sự phát triển của xã hội nói chung và nghề nấu rượu nói riêng, phương pháp nấu rượu thủ công cũng dần được thay thế bằng cách nấu rượu gạo công nghiệp, cho năng suất cao hơn và rút ngắn thời gian hơn. Ta sẽ tìm hiểu về hai quy trình nấu rượu này ngay sau đây:

1. Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Rượu Kim Sơn ( Ninh Bình) là thứ rượu truyền thống non nức tiếng đã được xếp vài một trong 10 loại rượu ngon nhất Việt Nam. Đây cũng là địa phương còn giữ được phương pháp nấu rượu  gạo thủ công cho đến ngày nay.

Gạo để nấu rượu Kim Sơn là gạo nếp lứt (chỉ xay qua lớp vỏ trấu còn giữ nguyên được lớp cám bọc bên ngoài còn y nguyên), sau đó được mang đi nấu với nước giếng khơi sạch. Cơm nấu xong thì dàn đều ra một cái nia lớn cho nguội. Trong khi chờ cơm nguội tiến hành giã nhỏ men thuốc Bắc, chờ khi cơm nguội mới tiến hành rắc men đều lên cơm.

Cơm sau khi được rắc men thuốc Bắc được cho vào chậu và úp lá khoai cho cơm lên men (trong khi ủ tránh mở ra xem vì sẽ dễ làm hỏng quá trình lên men).

“Đây là công đoạn quan trọng nhất vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nồi rượu, nếu cơm mà không lên men coi như nồi rượu đó hỏng. Bởi khi ủ bằng men thuốc bắc nên cơm rượu khó lên men hơn những loại men khác, vì thế trong công đoạn này cần làm rất tỉ mỉ và cũng như kinh nghiệm của mỗi người” – chị Nhiên, người trực tiếp nấu rượu truyền thống ở Kim Sơn tiết lộ cách nấu rượu ngon.

Ủ bằng men thuốc bắc nên cơm rượu khó lên men hơn những loại men khác

Sau khi cơm lên men mở ra thấy có mùi thơm và ngọt thì cho vào chum, đổ thêm nước lấy từ giếng khơi vào rồi buộc chặt miệng ủ tiếp. Sau khi ủ khoảng 7 ngày ở chum thì tiến hành nấu chưng cất rượu, chú ý trong quá trình nấu không được nấu lửa quá to vì sẽ làm mất đi độ ngon của rượu.

Trong quá trình nấu không được nấu lửa quá to vì sẽ làm mất đi độ ngon của rượu

Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi lớn, không cần vung, bên trên nồi này là một thùng tròn đóng bằng gỗ như cái trống, có đặt máng và ống dẫn rượu ra ngoài, trên cùng thường là một chậu lớn đặt nghiêng. Trong chậu này đựng nước thường xuyên được thay để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng mà theo máng chảy ra ngoài rồi được hứng vào chai, can.

Theo người dân ở đây, từ khi bắt đầu nấu cơm cho đến lúc chưng cất phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và thường mất khoảng 15 ngày. Mất nhiều thời gian nhưng sẽ thu được mẻ rượu ngon, được nhiều người ưa chuộng, coi như đặc sản của vùng này.

2. Cách nấu rượu gạo công nghiệp

Nhu cầu sử dụng rượu trong những dịp Lễ Tết hay ở các thành phố lớn ngày càng cao và đa dạng loại rượu hơn, nên sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất rượu là điều tất yếu. Và họ cũng không thể giữ cách nấu rượu mất tới tận 15 ngày mới được được một mẻ.

Cách nấu rượu gạo công nghiệp của các cơ sở này là sử dụng nồi nấu rượu hiện đại, máy nấu rượu lớn để rút ngắn thời gian và chi phí nhân công, chắc chắn chất lượng rượu không thể được 100% như nấu bằng phương pháp truyền thống nhưng lại có chất rượu đồng đều, năng suất cao và ổn định.

Họ cũng phải lựa chọn gạo ngon, nấu với nước sạch để thu được cơm rượu tốt. Nhưng thay vì tự làm men thuốc Bắc thì họ phải sử dụng các loại men làm sẵn đóng gói, vừa tiện lại có thời gian ủ men ngắn hơn.

Sau thời gian ủ cơm rượu, tiến hành chưng cất bằng máy nấu rượu bằng điện. Công nhân sẽ đổ cơm rượu vào nồi ủ của máy, cài đặt nhiệt độ để ủ nóng và chưng cất. Đặc biệt đây là loại nồi nấu cách thủy nên sẽ không có hiện tượng khê như cách nấu truyền thống, cũng không cần kỹ thuật nấu rượu gạo như trước đây.

Bộ nồi nấu rượu 10- 15kg/ mẻ BẾP VIỆT

Lúc này, nồi nấu rượu vận hành tự động, chưng cất và làm nguội rượu ở khoang làm lạnh, cho ra thành phẩm nhanh chóng và chất lượng đạt tới 95% so với cách nấu truyền thống. Đây là lí do vì sao các cơ sở sản xuất rượu lớn nhỏ đều lựa chọn sử dụng nồi nấu rượu bằng điện.

Khoang làm lạnh của nồi nấu rượu công nghiệp

Như vậy, quy trình nấu rượu gạo thì có vẻ khá đơn giản, nhưng để ngon thì phải có bí quyết riêng mà chỉ có những người trực tiếp nấu rượu nhiều năm mới đúc kết được. Vậy cách nấu rượu  ngon của người dân Kim Sơn là gì?

Cách nấu rượu ngon của người dân Kim Sơn

Chị Nhiên cho biết: “Để nấu được nồi rượu ngon khiến hàng triệu người say thì cần có 3 yếu tố, thứ nhất là nguồn nước, men rượu và gạo. Thứ 2 là kinh nghiệm. Thứ 3 là thời tiết. Trong đó quan trọng nhất vẫn là men rượu, men để nấu rượu là men thuốc bắc được làm từ 36 vị thuốc bắc, chính điều này đã làm nên sự thơm ngon của rượu Kim Sơn mà không đâu có được”.

Để có cách nấu rượu ngon thì phải tuân thủ tuyệt đối một số quy định trong quá trình sản xuất:

Sử dụng gạo nếp có chất lượng cao để làm nguyên liệu sản xuất rượu, đặc biệt nguyên liệu không được mối mọt hay có dư lượng hóa chất trong quá trình sản xuất và bảo quản.

Phải sử dụng nước sạch. Tốt nhất là dùng nước mưa được lọc qua máy lọc sử dụng lõi Alkaline để cân bằng PH và có vị ngọt tự nhiên

Men rượu thuốc bắc (hay còn gọi là men ta) gồm có hàng chục vị thuốc bắc như: Quế chi 2,5 gram, hoa hồi 2,5 gram, thảo quả 2,5 gram, tế tân 1,5 gram, đinh hương 0,3 gram, đậu khấu 1,2 gram, địa liền 1,5 gram… Điểm đặc biệt của men được làm từ thuốc bắc và bột gạo tẻ là không có hoá chất như những men thông thường. Đó cũng chính là xu hướng gần gũi tự nhiên của văn hoá truyền thống, đảm bảo sức khoẻ và tăng cường thể lực.

Thiết bị Chưng cất phải là loại không thôi ra độc tố (nồi đồng và nồi nhôm thường không tốt để làm nồi nấu rượu). Hiện nay nồi nấu rượu tốt nhất là được làm bằng inox 304.

Ngâm ủ: ngâm rượu trong chum sành và hạ thổ ít nhất là 100 ngày để cho rượu hấp thụ được tinh hoa của trời đất.

Kết hợp những yếu tố trên, bạn sẽ có được cách nấu rượu ngon mà không quá phức tạp hay bí quyết gia truyền như nhiều người vẫn thường “truyền tai” nhau. Hơn thế nữa, tại các cơ sở sản xuất rượu bằng máy nấu rượu thì lại càng đơn giản hơn vì không phải lo lắng về thiết bị chưng cất.

10kg gạo nấu được bao nhiêu rượu?

Theo những người nấu rượu truyền thống thì cứ 10kg gạo ngon có thể thu được 7-7.5 Lit rượu 40- 45°. Nếu ai có kinh nghiệm nấu rượu tốt, cách nấu rượu ngon thì có thể thu được khoảng 8 Lit rượu. Với lượng rượu nguyên chất thu được, bạn có thể đem pha ra thành các loại rượu với độ cồn khác nhau thì lượng rượu thu được sẽ tùy theo lượng pha.

Tuy nhiên, 10kg gạo sẽ không thu được quá 8 Lit rượu nguyên chất. Đây là điều chắc chắn mà rất nhiều người nấu rượu lâu năm khẳng định. Nếu được nhiều rượu hơn, chắc chắn là người nấu rượu đã sử dụng một loại men “đặc biệt”.

Làm thế nào để thu được lượng rượu cao nhất?

Đối với người nấu rượu để bán, quan trọng không kém cách nấu rượu ngon là làm sao để từ cùng một lượng gạo mà có thể thu được nhiều rượu nhất. Bí quyết là gì?

Để rượu ra nhiều nhất khi nấu, cũng như các nấu rượu ngon, bạn cần thuộc lòng các yếu tố như ở trên đã nói:

Gạo ngon + Men tốt + Thiết bị chưng cất hiện đại

Gạo chính là cái cốt để tạo ra rượu, chính vì vậy, phải có loại gạo ngon thì mới có loại rượu ngon nhờ cách nấu rượu ngon của người có nhiều kinh nghiệm. Nếu nấu rượu công nghiệp, không nhất thiết phải là loại gạo nếp nhưng phải hạt to đều, trắng và không bị mối mọt.

Khi ủ men phải đủ thời gian và nhiệt độ phù hợp để lên men tự nhiên. Trên thị trường hiện nay, rất nhiều cơ sở chế biến rượu có sử dụng một loại men rượu “đặc biệt” nào đó, giúp cho rượu ra nhiều hơn. Cứ 10kg gạo nấu được tới 13- 14 Lit rượu, gấp đôi so với cách nấu rượu thông thường. Trong khi đó, giá thành của gói men chỉ khoảng 40.000 đồng.

10kg gạo nấu được 13- 14 Lit rượu, gấp đôi so với cách nấu rượu thông thường nếu dùng loại men “đặc biệt”

1 gói men này có thể sử dụng để ủ cho cả tạ gạo, như vậy cơ sở sản xuất chỉ bán rượu với giá thành dưới 10.000 đồng/ lit nhưng vẫn có thể thu được lãi lớn. Từ đây, ta suy ngược lại, liệu chất lượng của rượu có được đảm bảo không khi giá thành của 1kg gạo đã đắt hơn cả giá rượu được bán ra?

Hơn thế nữa, loại men “đặc biệt” này có nguồn gốc xuất xứ, thành phần như thế nào, có được phép sử dụng trong nấu rượu không thì không ai biết và kiểm chứng được. Chính vì vậy, bạn nên tự làm men rượu thuốc bắc hoặc sử dụng các loại men có nguồn gốc rõ ràng để nấu rượu.

Nói tóm lại, cách nấu rượu ngon và làm sao để thu được nhiều rượu nhất từ mỗi mẻ nấu không có khó, bạn chỉ cần đọc kĩ và nắm vững các kinh nghiệm như trong bài viết đã nhắc tới và làm theo. Cùng với đó là sự hỗ trợ của nồi nấu rượu công nghiệp sẽ giúp bạn vừa có chất lượng rượu tốt vừa có năng suất cao.

Rượu Nấu Ăn Là Rượu Gì ? Các Loại Rượu Dùng Trong Nấu Ăn Thông Dụng Nhất

rượu nấu ăn là rượu gì ? Các loại rượu dùng trong nấu ăn thông dụng nhất

Rượu nấu ăn là rượu gì?

Rượu nấu ăn là loại rượu được sử dụng như một nguyên liệu dùng trong nấu nướng / tẩm ướp, tuy nhiên không phải tất cả các loại rượu đều có thể dùng làm gia vị nêm nếm được. Công thức nấu ăn có thêm gia vị rượu sẽ làm món ăn thêm phần đậm đà, mùi thơm tinh tế và màu sắc bắt mắt hơn. Ngoài ra, nhờ rượu có thể khử mùi một số món ăn, làm món ăn mau chín và mềm hơn.

Một số công dụng của rượu nấu ăn mà chúng ta nên biết

Ngoài ra, rượu còn một số công dụng tốt trong chế biến và bảo quản thức ăn như sau :

Trong chế biến thức ăn, rượu có khả năng làm mất mùi tanh của thịt lợn, làm chín cơm khi còn sống, giảm vị chua của giấm ( nếu lỡ tay bỏ quá nhiều giấm, bạn có thể cho một xíu rượu để điều hòa lại hương vị)

Trong bảo quản thức ăn : dùng rượu bảo quản thịt mà không cần tủ lạnh ( trong trường hợp không có tủ lạnh), có thể bảo quản được 2 – 3 ngày. Rượu giúp cho thịt gà, vịt không bị nhợt màu

Các loại rượu dùng trong nấu ăn thông dụng nhất

Rượu trắng, rượu vang trắng hay rượu vang đỏ tùy vào từng món ăn mà các đầu bếp biết cách sử dụng sao cho phù hợp và tỷ lệ dùng, dùng khi nào trong quy trình chế biến món ăn. Các loại rượu thông dụng dùng trong nấu ăn là những loại thường có nồng độ thấp hoặc trung bình như rượu trắng, rượu vang trắng, rượu vang đỏ. Cụ thể như sau:

Rượu vang trắng cho món hải sản

Rượu vang trắng phù hợp để làm nước sốt khi nấu các loại hải sản như nghêu, sò, tôm, cua,… Nên lưu ý là sau khi cho rượu vang trắng vào khoảng 5 phút thì tắt bếp để giữ được hương thơm và vị đặc trưng của rượu. Ngoài ra, các loại rượu vang trắng có mùi trái cây như Gewurztraminer, Riesling, Viognier… còn có tác dụng cân bằng vị cay nồng cho món ăn.

Rượu vang đỏ ngọt cho món thịt đỏ, sốt ngọt, món tráng miệng

Rượu vang đỏ có vị ngọt phù hợp trong chế biến và gia vị nêm nếm thì chúng ta sử dụng theo nguyên tắc “vang đỏ đi với thịt đỏ”. Do đó, rượu vang đỏ sẽ được dùng khi sơ chế, tẩm ướp các loại thịt như thịt bò, thịt cừu… ở châu âu, người ta chuyên dùng rượu vang đỏ này để chế biến món sốt vị chocolate, bánh chocolate hoặc bò bít tết phô mai.

Dùng rượu vang khử mùi tanh

Các loại rượu vang đỏ với trắng thì có công dụng tuyệt vời trong việc khử mùi tanh của cá thịt, là loại có giá thành thấp và dễ dàng sử dụng trong các quy trình chế biến.

Rượu gạo để tẩm ướp, cho món nướng, bí quyết nấu ăn

Rượu gạo cũng là loại được các chuyên gia đầu bếp tin và khuyên dùng nhiều nhất là loại rượu gạo nếp, phù hợp dùng làm sốt giấm cá, làm sốt tẩm ướp BBQ. Có hai loại rượu gạo cơ bản chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản, ở các nước này người ta sử dụng rượu dùng trong chế biến và nêm nếm thức ăn vừa tốt cho sức khỏe và vừa đảm bảo hương vị làm món ăn thêm phần ngon miệng.

Rượu vang ngọt cho món bánh, món tráng miệng

Vang ngọt bùi phù hợp làm siro cho các món tráng miệng có hạt hạnh nhân, caramel và kem vani. Người ta dùng loại này thông dụng trong các món tráng miệng và bánh, dùng với tỷ lệ ít – dạng điểm xuyến cho có mùi vị đậm đà và ngọt bùi hơn cho món ăn.

Lưu ý khi dùng rượu trong nấu ăn

Bạn có thể tận dụng tối đa các công dụng của rượu để dùng trong nấu ăn và làm các loại bánh. Dĩ nhiên, không thể dùng một cách tùy tiện tất cả các loại rượu trong tất cả các món ăn mà tùy vào từng món ăn mà có cách dùng loại rượu nào cho phù hợp. Nhằm tăng thêm phần đậm đà, tinh tế và “gây thương nhớ” cho món ăn đó.

Qua bài viết này, hy vọng cung cấp thêm được thông tin hữu ích cho bạn về các loại rượu nấu ăn thông dụng hiện nay.

♦ Mua bình ngâm rượu chum ngâm rượu, tìm hiểu về các loại rượu ngâm tất tần tật về rượu hãy tham khảo tại : binhngamruoure.com

Rượu mai quế lộ nổi tiếng làm tăng hương vị cho món ăn

Bên cạnh những loại rượu thông dụng hiện nay thì chúng ta còn có thể kết hợp các nguyên liệu, hương vị để ngâm với rượu dùng trong nấu ăn tạo sự độc đáo riêng. Rượu ngâm nổi tiếng trong ẩm thực không thể không nhắc đến rượu Mai quế lộ.

Rượu Mai Quế Lộ là một loại rượu thơm có nguồn gốc từ Trung Quốc, khá phổ biến ở nước ta và có rất nhiều công dụng, đặc biệt là giúp làm tăng hương vị cho các món ăn. Rượu Mai Quế Lộ có hương thơm, vị ngọt pha chút đắng cùng mùi thơm nồng của quế, hồi, đinh hương, được sử dụng làm hương liệu, gia vị cho một số món ăn, giúp cho món ăn thêm thơm ngon.

Ngâm rượu thuốc rượu bổ, rượu trái cây bằng chum vò sành sứ làm tăng hương vị và giúp loại bỏ độc tố sinh ra trong quá trình ngâm

Bình ngâm rượu gốm sứ tráng men đẹp vẽ thủ công tranh dân gian có nhiều kích cỡ

NẾU BẠN MUỐN MUA BÌNH NGÂM RƯỢU , CHUM SÀNH NGÂM RƯỢU CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT, HÃY GHÉ THĂM CỬA HÀNG BÌNH NGÂM RƯỢU RẺ CỦA CHÚNG TÔI .

ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG BÌNH NGÂM RƯỢU TẠI TPHCM:

” Q TÂN BÌNH : 21 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình, TPHCM

” QUẬN 7 : 021 Nguyễn Văn Linh, Phú Mỹ Hưng , P Tân Phong , Q7

” Q TÂN PHÚ : 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM

” QUẬN 1 : 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Quận 1, TPHCM

” Cửa hàng chi nhánh tại ĐÀ NẴNG :

27B Nguyễn Tri Phương, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng

SỐ ĐIỆN THOẠI HOTLINE TƯ VẤN – MUA HÀNG:

☏ TPHCM: 0938 309 713

☏ Đà Nẵng : 0915 599 363

Kỹ Thuật Nấu Rượu Gạo Truyền Thống Ngon, Nhiều Rượu

Quy trình nấu rượu gạo truyền thống

Để nấu được một mẻ rượu ngon, mỗi nhà nấu rượu lại có một bí quyết riêng cho mình. Tuy nhiên quy trình nấu rượu đều được qua những bước sau

Thứ 1: Nguyên liệu

Nguyên liệu tốt chính là yếu tố đầu tiên để có mẻ rượu ngon.Đây chính là những sản phẩm rất thân thuộc với người nông dân.

Nấu rượu, người ta sử dụng các loại ngũ cốc như gạo, ngô, đậu xanh, … Phổ biến nhất vẫn là gạo nếp và gạo tẻ.

Men gạo được làm từ 32 vị thuốc bắc, men lá cổ truyền, …

Nguồn nước nấu rượu cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo hương rượu. Nên dùng nước giếng sâu, không nên dùng nước máy vì trong nước có Clo sẽ ảnh hưởng đến hương vị của rượu.

Đó là tất cả nguyên liệu để sản xuất rượu gạo thủ công truyền thống. Rất đơn giản đúng không.

Thứ 2: Quy trình nấu rượu gạo thủ công Bước 1: Nấu cơm

Gạo chúng ta nấu chín đều. Sau đó tãi mỏng ra một mặt phẳng, mục đích là để cho cơm bay hơi và rắc men.

Bước 2: Vào men

Sau khi tãi cơm, trong thời gian chờ cơm nguội chúng ta đi ghiền men ra thành bột càng nhỏ càng tốt. Chúng ta chờ cho cơm bay hơi và nguội dần cho tới khi nào sờ thấy ấm tay thì bắt đầu rắc men. Trong quá trình rắc men cần lưu ý rắc đều cả 4 mặt để cho cơm ngấu đều.

Ủ cơm sẽ ủ qua 2 giai đoạn. Rắc men xong chúng ta đổ cơm vào chum sành ủ khoảng 1 tuần cho lên men. Sau đó đổ thêm nước vào ủ tiếp 2 tuần.

Bước 4: Chưng cất rượu

Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong quy trình nấu rượu truyền thống vì khâu này sẽ cho ra những giọt rượu mà chúng ta vẫn uống.

Để chưng cất rượu, chúng ta cần sử dụng nồi chuyên dụng. Từ xa xưa, ông cha ta vẫn sử dụng nồi nấu rượu bằng đồng, dùng than củi để nấu. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những loại nồi nấu rượu inox sử dụng điện 3 pha. Với tính tự động hóa, nồi nấu rượu bằng điện giúp người nấu rượu giảm bớt không ít chi phí thời gian và tiền bạc.

Bước 5: Hạ thổ rượu

Rượu gạo mới nấu ra có thể uống luôn nhưng không nên vì lúc này trong rượu còn nhiều methanol, chúng ta cần đổ rượu vào chum sành hạ thổ hoặc để chỗ có nhiệt độ mát, ổn định ít nhất 6 tháng mới nên uống.

Theo thời gian lượng methanol trong rượu sẽ giảm dần, và lúc này nồng độ rượu cũng giảm theo, uống sẽ có cảm giác êm êm, cay cay, nồng nồng…rất thú vị.

Để tiết kiệm thời gian, các bạn có thể sử dụng máy lão hóa rượu để rút ngắn quá trình lão hóa rượu.

Một số kỹ thuật nấu rượu gạo truyền thống. Trong quy trình chọn nguyên liệu

Khi chọn nguyên liệu, bạn cần lưu ý chọn gạo sao cho gạo là loại gạo ngon, không bị ẩm mốc. Như vậy nấu lên sẽ không bị đắng. Cần chú ý trước khi nấu cơm cần loại bỏ tất cả các hạt gạo bị mốc để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Khi rải men, bạn cần chú ý nghiền mịn men nhất có thể. Bạn nên rải men lúc cơm rượu đã nguội hoặc chỉ còn hơi ấm. Không nên rắc men lúc cơm rượu còn nóng, cơm rượu sẽ rất dễ bị đắng. Ngoài ra cần lưu ý lượng men rải nên vừa phải.

Trong khâu ủ men

Bạn cần chú ý đến môi trường ủ men. Nhiệt độ ủ trong phòng khi ủ khô cần đạt 20 đến 25 độ C. Cách nấu rượu gạo ngon nhất là bạn nên ủ men rượu vào những giá hoặc khay có lỗ. Mục đích là tách phần cơm rượu và phần nước đường chảy ra khi ủ men. Làm như vậy sẽ giúp quá trình lên men được nhanh và tốt hơn. Giúp cho bạn thu được nhiều rượu hơn.

Khi ủ ướt thì bạn cần tìm được một nguồn nước phù hợp. Tốt nhất là những nguồn nước sạch có độ Ph thấp hơn 1 chút so với nước sinh hoạt thông thường.

Nên khử độc rượu

Rượu sau khi nấu xong thường tồn tại rất nhiều các loại độc tố như andehit, methanol, furfurol, … Bởi vậy, rượu nấu xong nếu muốn ngon và tuyệt đối an toàn thì cho xử lý quá máy khử độc tố rượu.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi.