Xôi Đậu Đen Ngọt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Ngọt Lịm Xôi Đậu Đen Xứ Quảng

Cảm giác đầu tiên của tôi khi nếm thử món xôi đậu đen là mộc mạc nhưng lại cực kỳ hấp dẫn, ngọt nhưng không ngấy, từng hạt gạo nếp dẻo thơm, quyện với hạt đậu đen bùi và thoảng mùi thơm của gừng.

Xôi đậu đen món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng của người Quảng mỗi dịp lễ, Tết

Là con gái miền bắc, từ nhỏ tôi luôn nghĩ món xôi gấc 3 tầng mẹ làm là công phu và độc đáo lắm rồi, nhưng từ khi chuyển vào Quảng Nam sống, tôi đã biết còn có loại xôi công phu hơn thế.

Cuối tuần vừa rồi, tôi có may mắn tới thưởng thức một bữa cỗ cúng tổ tiên đúng chất Quảng. Đập vào mắt đầu tiên là một món hình vuông màu đen, nhìn rất lạ nhưng có vẻ hấp dẫn. Hỏi ra mới biết đó là món xôi đường hay xôi đậu đen truyền thống của người dân Quảng Nam.

Nguyên liệu nấu xôi đường gồm nếp, đậu đen, gừng già, hạt mè (vừng) và đường. Tôi được chia sẻ khâu nấu gạo nếp là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng của khay xôi đường. Ngỡ như việc bỏ gạo vào nồi rồi đun lên là vô cùng đơn giản nhưng thực ra nó lại đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế rất nhiều. Người nội trợ phải canh lượng nước và lửa sao cho xôi không quá khô cũng không quá nhão. Nếu xôi khô quá, khi đổ đường vào, nếp sẽ quánh cứng lại, nếu xôi nhão thì khi đổ đường vào lại càng nhão hơn, như thế khay xôi đường sẽ không được đẹp và ăn không ngon.

Cuối cùng, cho hỗn hợp vào khuôn (có thoa một lớp dầu phụng chống dính), dùng lá chuối sạch (để tránh bị bỏng tay) ép xôi chặt lại rồi rải mè rang chín lên trên cho khay bánh thêm đẹp và hấp dẫn.

Với người Quảng, xôi đậu đen không chỉ là món ăn chơi mà nó dường như còn thể hiện ước mong mọi điều ngọt ngào, tốt đẹp đến với tất cả mọi người. Có lẽ chính bởi vậy mà nó là một trong những món không thể thiếu trên mâm cơm cúng mỗi độ Tết đến, xuân về.

Về Ăn Xôi Đường Đậu Đen Xứ Quảng

Không quá bắt mắt như Cao lầu Hội An, không nổi tiếng nhiều như Mì Quảng, không chế biến cầu kì như bê thui Cầu Mống thế nhưng cái món Xôi đường đậu đen của xứ Quảng phải khiến bao người con xa quê phải nhớ, phải thèm mỗi khi được nhắc đến…

Nhắc đến xôi đường đậu đen xứ Quảng là người ta hay nhớ đến một món ăn chân chất, mộc mạc và bình dị như chính những người dân nơi đây. Tôi không biết xôi đường đậu đen quê tôi có tự bao giờ ? do ai chế biến thành ? nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, ở quê tôi, cái món ăn bình dị, mộc mạc ấy luôn được đặt trong những mâm cơm để cúng tổ tiên trong các dịp đám giỗ, đám làng… Với Tôi, xôi đường xứ Quảng nó không chỉ là một món ăn đơn thuần thông thường mà đó còn là món ăn gợi nhớ rất nhiều những kỷ niệm, là nơi chứa đựng cái tình cảm quê hương. Tôi nhớ, ngày nhỏ ở quê, mỗi lần nhà bên cạnh có đám giỗ là bọn trẻ con chúng tôi lại háo hức trông chờ để chia nhau những miếng xôi đường do hàng xóm gửi cho, hay những buổi chiều ngồi trong góc bếp để được ăn những miếng xôi cháy mà mẹ và bà để lại… Rồi như thế, xôi đường cũng dần trở thành món quà quê của bọn trẻ chúng tôi, những đĩa xôi đường vuông, tròn được gói ghém cẩn thận trong những chiếc lá chuối xanh luôn được mẹ mang về sau những lần đi về ngoại hay đám giỗ ở đâu đó…

Nói về cách nấu xôi đường, tôi cũng được nghe khá nhiều chia sẻ của mẹ và bà, về nguyên liệu chính để có một mâm (khay) xôi đường đậu đen thơm ngon thì cần phải phải chuẩn bị: Gạo nếp, đậu đen, gừng, hạt mè (vừng) rang và đường bát…Trong tất cả các bước để có một khay xôi thơm ngon thì khâu nấu gạo nếp (xôi) là quan trọng nhất. Nấu gạo nếp (xôi) không phải chỉ đơn giản là việc bỏ gạo nếp vào nồi rồi đun lên nấu, mà nó đòi hỏi sự cẩn trọng tỉ mỉ của người nấu, phải đổ nước như thế nào cho xôi không được quá nhão, phải canh lửa thế nào để xôi không được cháy khét hoặc khô. Nếu xôi bị ướt, nhão thì khi cho nước đường vào sẽ càng nhão hơn, còn nếu xôi quá khô thì khi đổ đường vào, nếp sẽ quánh cứng lại như vậy thì mâm xôi đường sẽ không được ngon hoặc sẽ bị nát chảy khi cắt ra từng miếng… Về đậu đen cũng vậy, đậu đen cần phải được ngâm qua nước trước khi đem nấu chín, rồi lấy một phần nước để ngâm gạo, nên khi đổ lên, xôi sẽ có màu tím sẫm. Để mâm xôi đường có vị ngọt thanh, thơm ngon thì nước đường cần phải được nấu bằng đường bát Quảng Nam. Sau khi nấu đường tan chảy rồi lọc sạch chất bẩn, thì cần cho đậu đen và gừng già đập nhỏ vào trong nước đường để trên lửa riu riu để đường từ từ ngấm vào hạt đậu, rồi đem trộn xôi nếp với đậu đen đã sên đường…Để mâm (khay) xôi đường thêm đẹp hơn, thì sau khi xong cần phải cho xôi vào mâm (khay), lót dưới là một ít lá chuối xanh, cần phải rửa sạch và thoa qua một ít dầu phộng để chống dính, rồi cùng lá chuối ép xôi tràn đầy mâm (khay) và cuối cùng là rải một ít mè được rang chín để mâm (khay) xôi đường trở nên được thơm ngon và hấp dẫn…

Tôi vẫn còn nhớ cái mùi thơm thoang thoảng của gừng già, cái chất dẻo thơm của gạo nếp, cái vị béo bọt của đậu đen, cái ngọt thanh không ngấy của đường bát trong miếng xôi đường xứ Quảng lần đầu được ăn. Và trong cái hương vị mộc mạc, hấp dẫn, bình dị ấy còn có chút tình thương của mẹ, của bà, đó là thứ giúp cho mâm (khay) xôi đường xứ Quảng thơm ngon hơn bao giờ hết. Giờ đây tôi đã khôn lớn, đã đi khắp những vùng trời đất nước, nếm biết bao những món ăn quê người, nhưng nhiều lúc tôi lại bỗng thấy thèm một miếng xôi đường của quê mẹ, bởi tôi nhận ra rằng, trong món xôi đường ấy còn có cả bóng hình quê hương, và cả những kỷ niệm tuổi thơ tôi…

Tác giả bài viết: Mạnh Văn

Cách Nấu Xôi Đậu Đen Bằng Nồi Cơm Điện

Chia sẻ công thức và cách nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện ngon tại nhà. Xôi đậu đen nấu bằng nồi cơm điện rất đơn giản, xôi dẻo, hạt đậu đen bùi bùi hòa quyện với mùi thơm muối mè rất hấp dẫn.

Xem VIDEO CÁCH NẤU XÔI ĐẬU ĐEN NỒI CƠM ĐIỆN NGON

CÔNG THỨC XÔI ĐẬU ĐEN NỒI CƠM ĐIỆN

200g đậu đen xanh lòng

500g nếp

50g lá dứa

300ml nước cốt dừa

300ml nước nấu đậu đen

Muối mè ăn kèm xôi đậu đen: 50g đậu phộng, 50g đường, 5g mè trắng, 3g muối

Đậu đen thường có 2 loại, đậu đen xanh thường và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng nấu sẽ nhanh mềm, thơm và ngon hơn đậu đen thường. Bạn có thể dễ dàng tìm mua đậu đen xanh lòng tại các siêu thị.

CÁC BƯỚC NẤU XÔI ĐẬU ĐEN BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN TẠI NHÀ

– Đậu đen xanh lòng rửa sạch, ngâm qua đêm (8 – 10 tiếng). Rửa đậu đen cho sạch rồi cho vào nồi, đổ nước vào sao cho mực nước cao hơn đậu từ 1cm – 2cm. Nấu lửa vừa đến khi đậu mềm.

– Nếp vo sạch, để ráo. Trộn đều nếp với đậu đen cùng xíu muối.

– Lót ít lá dứa dưới đáy nồi cơm điện, múc nếp và đậu đen đã trộn vào, trải đều. Hòa nước cốt dừa và nước luộc đậu rồi cho vào nồi cơm điện, sao cho nước xâm xấp mặt nếp. Bật nút Cook.

– Làm muối mè: Đậu phộng rang vàng bóc vỏ, giã nát. Mè rang vàng. Cho đậu phộng, mè, đường, muối vào chén rồi trộn đều.

– Khi nồi cơm điện nhảy sang nút Warm, bạn nên chờ 1 chút (5 – 10 phút) hãy mở nồi cơm điện (để lớp nếp trên cùng kịp chín). Khi ăn xôi đậu đen sẽ rắc lên ít muối mè. Nếu ăn không hết, các bạn cho xôi vào hộp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

BÍ QUYẾT NẤU XÔI ĐẬU ĐEN BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN THƠM NGON

– Đậu đen trước khi nấu phải ngâm từ 8 – 10 tiếng (hoặc ngâm qua đêm). Khi ngâm đậu đen được 1/2 thời gian, bạn nên thay nước. Đậu đen sau khi ngâm phải rửa lại cho thật sạch.

– Lượng nước nấu đậu đen chỉ nên đổ cao hơn đậu từ 1 – 2cm, đổ nước nhiều sẽ dư nước khi nấu xôi. Ban đầu nấu các bạn nên đậy nắp cho đậu nhanh mềm.

– Xôi đậu đen ăn không hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản từ 3 – 5 ngày. Khi nào ăn, bạn chỉ cần lấy ra, hấp nóng lại.

NHỮNG MÓN XÔI MẶN NGON DỄ NẤU TẠI NHÀ

Cách Nấu Xôi Đậu Phộng Dẻo Ngọt, Thơm Ngon

Xôi đậu phộng là món ăn đơn giản nhưng đầy đủ dưỡng chất. Ảnh: Internet

Xôi có rất nhiều loại và đủ vị mặn ngọt từ xôi đậu xanh, đậu đen, xôi gấc, xôi vò đến xôi xéo, xôi gà, xôi xá xíu… Một trong những loại xôi phổ biến và được ưa chuộng nhất đó là xôi đậu phộng. Món xôi tuy không cầu kỳ hay có màu sắc bắt mắt nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao, vì trong đậu phộng chứa dưỡng chất giúp chống ung thư, loãng xương, trầm cảm…

Nguyên liệu

Gạo nếp: 500g

Đậu phộng: 150g

Lá dứa: 50g

Nước cốt dừa: 200ml

Dừa nạo sợi: 100g

Đường: 30 – 60g (tùy khẩu vị ngọt ít hay nhiều)

Muối, dầu ăn

Nguyên liệu nấu xôi đậu phộng. Ảnh: Internet

Các bước thực hiện

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu xôi

Gạo nếp vo sạch, nhặt bỏ sạn rồi đem gạo ngâm nước qua đêm hoặc từ 6 – 8 tiếng.

Đậu phộng chọn hạt chắc, đều, căng mẩy, không bị sâu mọt, đem đậu vo sạch, rồi cũng ngâm nước qua đêm hoặc từ 3 – 4 tiếng cho đậu phộng nở mềm.

Đậu phộng đem ngâm mềm trước khi nấu xôi. Ảnh: Internet

Lá dứa rửa sạch.

Bước 2: Luộc đậu phộng

Đậu phộng sau khi ngâm, rửa sơ lại với nước. Cho đậu vào luộc với 1 lít nước có pha một chút muối khoảng 10 phút. Sau đó đổ đậu phộng ra, xả lại nước lần nữa rồi để ráo.

Luộc đậu trước khi nấu xôi để đậu mềm ngon hơn. Ảnh: Internet

Bước 3: Trộn gạo và đậu

Gạo nếp sau khi ngâm cho vào rổ, vo gạo qua nước một lần nữa rồi để ráo.

Cho gạo nếp và đậu phộng vào một chậu sạch, thêm chút muối để xôi nấu xong được đậm đà hơn. Sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu.

Ngoài ra, để xôi đậu phộng bóng đẹp và béo thơm, bạn có thể cho thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi trộn đều.

Trộn đều gạo nếp và đậu phộng. Ảnh: Internet

Bước 4: Hấp xôi

Đổ nước vào nồi rồi bắc lên bếp, lá dứa cuộn lại thành bó rồi bỏ vào nồi, đun sôi.

Quét một lớp dầu ăn mỏng lên vỉ hấp, cho hỗn hợp gạo và đậu phộng đã trộn đều vào. Hoặc bạn cũng có thể lót một lớp lá dứa dưới vỉ rồi đổ gạo và đậu vào.

Khi nồi nước sôi đặt xửng hấp lên, chú ý chừa lỗ giữa xửng để hơi nước thoát lên giúp xôi chín đều và nhanh hơn. Đậy vung và hấp khoảng 20 phút với lửa nhỏ.

Nước cốt dừa cho vào 30g đường (nếu thích ăn ngọt thì tăng lượng đường) và một chút muối rồi khuấy tan.

Xôi sau khi nấu khoảng 20 phút, mở vung và đảo đều xôi. Nếu thấy hạt gạo nếp trong và hơi mềm thì cho hỗn hợp nước cốt dừa vào, dùng đũa xới đều. Đậy vung, tiếp tục hấp thêm 10 phút để xôi ngấm đều các gia vị.

Dùng đũa xới đều cho các hạt xôi tơi ra. Ảnh: Internet

Trong lúc chờ xôi chín, bạn có thể làm muối mè ăn kèm xôi bằng cách cho đậu phộng và mè vào chảo rang vàng, rồi đem giã nhỏ, thêm chút muối, đường vào trộn đều là xong.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Xôi chín xới ra dĩa, rắc chút muối mè và dừa nạo sợi lên trên là thưởng thức ngay được rồi.

Xôi đậu phộng ăn kèm với chà bông, chả lụa hay lạp xưởng cũng rất ngon và còn thêm phần bổ dưỡng.

Dĩa xôi đậu phộng nóng hổi với hạt nếp mềm dẻo, đậu phộng thơm bùi, hòa quyện với nước cốt dừa béo ngậy, ngọt thơm, ăn kèm với muối mè mằn mặn là có một bữa sáng hoàn hảo, đầy đủ dinh dưỡng.

Xôi đậu phộng dùng ngay khi nóng rất thơm ngon. Ảnh: Internet

Mẹo nấu xôi đậu phộng ngon không phải ai cũng biết

Muốn món xôi đậu phộng ngon bạn nên chọn gạo nếp ngon, có màu trắng đục, căng bóng, hạt đều, cắn thử vào thấy hạt nếp có vị ngọt tự nhiên, thơm nhẹ nhàng. Gạo để nấu xôi ngon nhất chính là gạo nếp cái hoa vàng, hạt nếp tròn dẻo rất thơm ngon.

Gạo nếp phải ngâm từ 6 – 8 tiếng mới có đủ thời gian để gạo ngậm nước, khi nấu mới chín đều, không bị sượng. Khi ngâm gạo, cho một chút muối vào ngâm cùng, xôi nấu xong sẽ đậm đà hơn.

Khi hấp xôi, trùm một chiếc khăn ẩm bên ngoài nồi hấp để giữ nhiệt, xôi sẽ chín kỹ và đều.

Lượng nước đổ vào nồi bên dưới chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi, nếu nhiều nước quá sẽ khiến nước bốc hơi mạnh, làm cho xôi bị nát.

Nếu hấp cạn nước và đủ thời gian mà xôi vẫn chưa chín hoặc bị khô, bạn có thể vẩy thêm ít nước lên bề mặt xôi, sau đó đậy nắp kín và tiếp tục hấp cho đến khi xôi chín đều.

Muốn xôi để được thời gian lâu nhưng vẫn mềm dẻo, khi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra dàn lên mâm, để nguội bớt rồi cho lại vào xửng hấp thêm lần nữa.

Ngoài cách nấu xôi bằng xửng hấp, nếu nấu với số lượng ít để ăn sáng bạn có thể nấu xôi bằng nồi cơm điện cũng rất dễ và thơm ngon.