Xôi Đậu Đen Cốt Dừa / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Xôi Đậu Đen Nước Cốt Dừa Ăn Với Muối Mè

Chia sẻ công thức và cách nấu xôi đậu đen nước cốt dừa ăn với muối mè tại nhà. Xôi đậu đen nước cốt dừa nấu rất đơn giản, hạt nếp dẻo thơm hòa quyện cùng vị bùi của đậu đen, vị béo của nước cốt dừa rất hấp dẫn.

Xem VIDEO CÁCH NẤU XÔI ĐẬU ĐEN NƯỚC CỐT DỪA NGON

CÔNG THỨC XÔI ĐẬU ĐEN NƯỚC CỐT DỪA NGON

Đậu đen mình dùng trong video là đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng nấu rất nhanh mềm, hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon hơn đậu đen thường rất nhiều. Nếu không tìm mua được, các bạn dùng đậu đen thường cũng được nha.

CÁC BƯỚC NẤU XÔI ĐẬU ĐEN NƯỚC CỐT DỪA TẠI NHÀ

– Đậu đen rửa sạch, ngâm qua đêm. Rửa qua vài lần nước lạnh rồi vớt đậu đen ra để ráo nước. Cho đậu đen vào nồi cùng xíu muối, 1.5L nước. Nấu lửa vừa đến khi đậu chín mềm.

– Nếu vo rửa sạch, để ráo. Trộn đều nếp với 200ml nước cốt dừa và xíu muối, ngâm nếp 30 phút.

– Đậu phộng rang vàng, bỏc vỏ. Mè trắng rang vàng. Dừa bào sợi.

– Giã nát đậu phộng rồi cho vào chén cùng mè rang, muối, đường. Trộn đều.

– Đậu đen sau khi luộc chín mềm thì vớt ra cho vào thau nếp, thêm ít dừa nạo sợi. Trộn đều. Cho vào xửng hấp.

– Khi hấp được 10 phút, rưới thêm 200ml nước cốt dừa, trộn đều. Hấp thêm 5 phút. Mở nắp ra, hấp thêm 5 phút cho xôi được ráo và dẻo hơn.

BÍ QUYẾT NẤU XÔI ĐẬU ĐEN NƯỚC CỐT DỪA THƠM NGON

– Khi luộc đậu đen nên luộc nhiều nước 1 chút, nếu lỡ luộc cạn nước mà đậu chưa mềm phải châm thêm nước sôi. Châm thêm nước lạnh sẽ làm đậu bị sượn.

– Khi thử đậu đen các bạn nên thử nhiều hạt đậu cùng lúc, vì đậu sẽ chín không đều, có hạt sượn có hạt mềm. Nếu chỉ thử vài hạt có thể khi hấp xôi sẽ có ít đậu bị sượn.

– Xôi đậu đen nước cốt dừa nếu ăn không hết có thể cho vào hộp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn chỉ cần hấp cho xôi nóng trở lại.

NHỮNG MÓN ĂN & THỨC UỐNG TỪ ĐẬU ĐEN

Cách Nấu Chè Đậu Đen Nước Cốt Dừa Thơm Ngon Nhanh Nhừ

Chè đậu đen nước cốt dừa luôn là sự lựa chọn của nhiều người trong những ngày hè oi ả, thật sự mà nói khi đi dưới cái nắng chói chang bỗng dưng có một ly chè đậu đen ngon với một chút đá bào mát lạnh thì còn quý hơn nhặt được vàng. Ngoài việc giải nhiệt do thời tiết nóng cách nấu chè đậu đen với gừng còn là một bài thuốc dân gian giúp chữa cảm lạnh cũng rất hiệu quả. Trong trường hợp một số bạn ờ nhà trọ hoặc sinh viên không có nhiều điều kiện thì chúng ta có cách nấu chè đậu đen bằng nồi cơm điện cũng ngon không kém mà hạt đậu lại nhanh nhừ nữa. Vào thời điểm này mùa hè cũng sắp tới rồi các bạn nên vào bếp cùng chúng tôi chuẩn bị cho mình cách nấu chè đậu đen nước cốt dừa thơm ngon để cả nhà giải nhiệt ngày hè nha.

Để nấu chè đỗ đen nước cốt dừa cần một số nguyên liệu sau:

– 300 gam đậu đen hạt.

– 150 gam đường cát trắng.

– 200 ml nước cốt dừa nguyên chất.

– 1 muỗng muối, 1 muỗng bột năng.

– 50 gam hạt trân châu loại nhỏ.

Cách nấu chè đậu đen nước cốt dừa thơm ngon

Bước 1: Đãi và ngâm đậu đen

Đậu đen ta đổ vào rá và đãi sạch trong qua trình đãi cần loại bỏ những hạt kẹ, hạt lép và các tạp chất có trong đậu đen. Tiếp đến ta cho đậu đen vào một cái chậu nước ngâm khoảng chừng 5-6 tiếng nếu có điều kiện ta có thể ta ngâm đậu qua đêm càng tốt, vì như thế giúp cho đỗ khi ninh sẽ nhanh nhừ và đặc biệt hạt không bị vỡ nát.

Bước 2: Hầm đậu đen

Sau khi đậu đen được ngâm xong ta vớt ra và rửa lại một vài lần với nước sạch, rồi chọn một cái nồi đổ đậu và nước vào bắc lên bếp hầm cho đến khi đậu mềm là được.

Ninh đỗ đã mềm ta đổ bớt một ít trong nồi vào một cái tô, nhớ để lại một ít nước hầm. Ta cho thêm đường vào nồi và sên với ngọn lửa nhỏ, trong lúc đun ta nhớ dùng đũa khuấy cho đường tan hết thì tắt bếp để nguyên như vậy khoảng 1-2 tiếng cho đến khi đường và đậu ngấm đều vào nhau.

Sau thời gian chờ đợi đường và đậu ngấm vào nhau xong, ta bật lại bếp ga và tiếp tục đun. Bạn phải luôn để ý nếu nồi đậu cạn nước thì ta châm thêm nước vào, cứ như thế cho đến khi đậu chín nhừ thì mới tắt bếp, bắc xuống để nguội.

Bước 3: Nấu các hạt trân châu

Dùng một cái nồi khác đổ nước vào và bắc lên bếp, bật lửa đun đến khi nước sôi thì đổ các hạt trân châu vào và cứ nấu khi nào các hạt trân trâu nở có màu trong suốt là ăn được, ước chừng thời gian khoảng cỡ 20 phút nha các bạn.

Bước 4: Chế biến nước cốt dừa

Đối với cách nấu chè đậu đen nước cốt dừa thì bước pha chế nước cốt dừa khá quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng món ăn nên các bạn phải thật chú ý nha.

Đầu tiên, bổ đôi quả dừa khô, nạo phần cùi dừa rồi ngâm phần cùi nạo được với thau nước ấm, sau đó vắt lấy một tô nước cốt dừa. Bạn cũng có thể chọn mua loại dừa nạo sẵn ngoài chợ cũng được.

Tiếp đó ta đổ tô nước cốt dừa vào một cái nồi nêm thêm một ít muối iốt cộng với một chút đường và một muỗng bột năng rồi khuấy đều hỗn hợp. Sau đó bắc nồi này lên bếp bật lửa nhỏ, nấu cho đến khi nào hỗn hợp nước cốt dừa sánh lại sánh lại thì dừng.

Bước 5: Thưởng thức món chè đậu đen nước cốt dừa thơm ngon

Khi nào cần ăn chúng ta chỉ việc múc đậu đen vào chén, cho thêm một ít trân châu vào và cuối cùng là múc một hoặc hai muỗng nước cốt dừa đổ vào, cho thêm một ít đá bào vào ăn cho mát.

Yêu cầu thành phẩm của món chè đậu đen nước cốt dừa

– Món chè đậu đen nước cốt dừa được mọi người rất ưa thích nhất là những ngày mùa hè nóng này vừa giải nhiệt giải khát rất tốt đấy.

– Các bạn có thể thưởng thức món chè đậu đen nước cốt dừa rất ngon tại nhà mà không cần phải ra ngoài quán. Nước cốt dừa béo béo kết hợp đậu đen thơm ngọt bùi ăn hoài không ngán luôn đấy.

Lưu ý khi làm món chè đậu đen nước cốt dừa

– Trước khi nấu chè bạn nên ngâm đậu đen 1-2 giờ đồng hồ cho hạt đậu mềm sẽ nấu chín mềm và nhanh hơn.

– Nước cốt dừa bạn lấy nước cốt dừa của dừa xiêm sẽ ngọt và thơm hơn.

Video hướng dẫn Cách nấu chè đậu đen nước cốt dừa

Cách Làm Xôi Đậu Phộng Nước Cốt Dừa Thơm Bùi, Ngon Miệng

Nguyên liệu

400g gạo nếp

150g đậu phộng khô

1 quả dừa tươi

100ml nước cốt dừa

Gia vị: dầu ăn, muối

Chuẩn bị các nguyên liệu nấu xôi đậu phộng (Ảnh: Internet)

Cách nấu xôi đậu phộng

Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp nhặt bỏ hết các hạt lép, hư rồi vo sạch, đem ngâm nước từ 6 – 8 tiếng, có thể ngâm qua đêm. Sau khi ngâm đủ thời gian thì đem đãi sạch rồi để ráo. Thêm vào ½ muỗng muối, xóc đều để trộn chung muối và gạo, khi nấu xôi sẽ có vị đậm đà và ngon hơn.

Ngâm gạo nếp rồi đãi sạch, để ráo nước (Ảnh: Internet)

Đậu phộng khô bạn đem rửa sạch, để ráo nước. Bắc nồi nước lên bếp đun sôi, luộc đậu phộng trong khoảng 10 phút cho đậu chín. Lưu ý chỉ luộc đậu phộng khô bằng nước sôi để đậu nhanh chín và bở. Không luộc bằng nước lạnh vì sẽ khiến đậu bị sượng.

Dừa tươi bổ đôi, tách lấy nước.

Nấu xôi đậu phộng bằng nồi cơm điện

Đổ gạo vào nồi cơm điện, đổ thêm nước dừa tươi xâm xấp mặt gạo, cho hết đậu phộng vào rồi đậy nắp lại, nấu cơm như bình thường.

Nấu xôi bằng nồi cơm điện (Ảnh: Internet)

Sau khoảng 15 phút nồi cơm sẽ chuyển sang chế độ Warm, bạn mở nắp, rưới nước cốt dừa vào nồi xôi rồi dùng đũa trộn đều. Lúc này gạo vẫn chưa chín, bạn nhấn tiếp nút Cook, đợi đến khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ Warm lần nữa thì giữ nguyên, không mở nắp trong khoảng 15 phút cho xôi chín hẳn.

Nấu xôi đậu phộng bằng nồi hấp

Đổ một lượng nước dừa tươi bằng 1/3 diện tích nồi rồi bắc lên bếp đun sôi.

Trong lúc chờ nước sôi bạn dàn đều gạo nếp và đậu phộng lên xửng hấp. Chú ý tạo một vài lỗ thông hơi trên bề mặt xửng để hơi nước dễ dàng bốc hơi.

Nấu xôi đậu phộng trong xửng hấp (Ảnh: Internet)

Khi nước đã sôi, đặt xửng hấp vào nồi, đậy nắp và đun lửa nhỏ. Hấp khoảng 30 phút là xôi chín. Chú ý cách khoảng 10 phút thì mở nắp ra, dùng đũa xới đều cho xôi tơi mềm.

Khi xôi đã chín, bạn mở nắp và rưới thêm nước cốt dừa lên trên rồi xới đều cho xôi ngấm. Hấp thêm khoảng 5 phút là hoàn thành cách làm xôi đậu phộng.

Trình bày và thưởng thức

Lấy xôi ra ngoài, cho ra đĩa hoặc tạo hình bằng khuôn tùy ý. Không nên để xôi quá lâu trong nồi vì hơi nước hấp hơi sẽ làm xôi bị nhão. Xôi đậu phộng ăn nóng với chà bông, trứng chiên, xúc xích, chả lụa, muối mè… rất ngon miệng và hấp dẫn.

Thành phẩm xôi đậu phộng dẻo thơm (Ảnh: Internet)

– Khi xới xôi, bạn lưu ý làm nhẹ nhàng để tránh hạt đậu phộng bị nát. Khi xôi chín lần 1, bạn có thể cho chút mỡ gà vào để xới xôi lên dễ dàng hơn.

– Gạo nếp nên chọn loại nếp cái hoa vàng có độ dẻo, thơm, rất thích hợp để nấu xôi.

– Để nấu xôi đậu phộng ngon, bạn nên dùng đậu phộng khô vì sẽ cho ra thành phẩm xôi đậu phộng có vị bùi béo. Có thể thay thế đậu phộng khô bằng đậu phộng tươi nhưng xôi sẽ không ngon bằng.

– Thành phẩm xôi đậu phộng đạt yêu cầu phải chín đều, không bị khô hay nhão.

Chỉ với vài bước thực hiện là bạn đã có món xôi đậu phộng nước cốt dừa để thưởng thức vào bữa sáng cùng gia đình mình rồi. Cách nấu xôi đậu phộng đơn giản phù hợp với những người bận rộn muốn thực hiện những thao tác nhanh chóng, tiện lợi. Dạy nấu ăn Gia đình, Mở quán ®™ tin rằng bạn sẽ không mất nhiều thời gian để tự tay chế biến món xôi thơm ngon, hấp dẫn này cho bữa sáng của gia đình mình.

Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Hạt Sen Nước Cốt Dừa Ngon Khó Cưỡng

Cách nấu xôi đậu xanh hạt sen nước cốt dừa chi tiết trong bài viết sẽ giúp bạn có được món xôi ngon cho bữa sáng tiện lợi hoặc phục vụ các đám tiệc. Xôi có vị béo của nước cốt dừa cùng dừa nạo, vị bùi của hạt sen và đậu xanh hòa quyện với hạt nếp mềm dẻo, tuy không phải cao lương mỹ vị nhưng đủ sức lôi cuốn mọi thực khách.

Chi tiết cách nấu xôi đậu xanh ngon bằng nồi cơm điện

Gạo nếp: 500g

Hạt sen tươi: 200g

Đậu xanh cà: 100g

Dừa nạo sợi: 50g

Nước cốt dừa: 50ml

Đường: 20 – 30g

Muối: 5g

Bước 1: Sơ chế gạo và đậu xanh

Gạo nếp đem vo sạch rồi ngâm nước từ 6 – 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm, sau đó đổ ra rổ, để ráo nước. Đậu xanh nhặt bỏ hạt lép, hỏng rồi cũng vo sạch và ngâm nước 3 – 4 tiếng cho mềm, sau đó vớt ra để ráo. Công đoạn này giúp gạo và đậu mềm dẻo và khi nấu sẽ nhanh chín hơn.

Hạt sen tươi sau khi tách ra từ gương sen bạn dùng dao nhọn lột vỏ cứng, rồi nhẹ nhàng bóc lớp màng mỏng bên ngoài hạt sen. Tiếp đó, dùng dao cắt phía đầu trên của hạt sen để phần tim sen lộ ra, dùng que nhọn xiên thẳng từ phía đầu dưới của hạt sen lên trên để đẩy tim sen ra ngoài. Sau đó, rửa hạt sen với nước muối loãng rồi để ráo.

Bước 2: Nấu xôi

Gạo và đậu xanh sau khi ngâm nở, đem vo nhẹ nhàng một lần nước, xóc, để ráo nước. Cho gạo, đậu xanh và hạt sen vào một thố lớn, thêm 5g muối rồi trộn đều để hỗn hợp ngấm muối, làm tăng thêm phần đậm đà cho món xôi.

Chuẩn bị xửng hấp (chõ đồ xôi), cho hỗn hợp trên vào xửng, đậy kín nắp và hấp khoảng 20 – 25 phút.

Cho 20g đường vào chén nước cốt dừa, khuấy nhẹ nhàng đến khi đường tan. Phần dừa nạo cũng trộn đều với 20g đường.

Xôi sau khi hấp khoảng 20 phút, bạn mở nắp, kiểm tra xem hạt sen đã mềm bở chưa, sau đó cho dừa nạo vào trộn đều. Tiếp tục rưới hỗn hợp nước cốt dừa vào xôi, đánh tơi ra và tiếp tục đồ xôi thêm khoảng 15 phút nữa cho hạt xôi ngấm nước cốt dừa, căng mọng.

Bước 3: Làm muối mè

Đậu phộng sau khi rang vàng đem bóc lớp vỏ lụa rồi giã dập. Trộn 3 muỗng đậu phộng rang với 3 muỗng mè rang, dùng chày giã nhẹ để hỗn hợp hòa quyện. Thêm vào 3 muỗng cà phê đường cát trắng và 1 muỗng cà phê muối, trộn đều là xong. Bạn có thể cho muối mè vào hũ thủy tinh để dùng dần.

Bước 4: Thành phẩm

Mở nắp nồi cho xôi nguội bớt, xới xôi ra dĩa và cho muối mè lên trên. Vậy là bạn có thể mời cả nhà cùng thưởng thức món xôi hấp dẫn này rồi. Ngoài muối mè, bạn có thể ăn kèm xôi đậu xanh hạt sen với ruốc thịt, thịt quay, giò chả hay hành phi đều rất hợp.

Với cách nấu xôi đậu xanh như trên sẽ thu được thành phẩm hạt nếp mềm dẻo có vị ngọt bùi của các loại nguyên liệu dừa, đậu xanh, hạt sen hòa quyện với nước cốt dừa béo ngậy ăn rất hợp vị và lôi cuốn.

Bí quyết nấu xôi đậu xanh ngon

Để món xôi đậu xanh vừa thơm vừa dẻo khiến ai cũng thích, thậm chí có thể mở được cả tiệm bán hàng, bạn hãy lưu lại các bí quyết sau:

Cách chọn nếp ngon: Gạo nếp quyết định đến 70% độ ngon của xôi nên khi mua gạo nếp, bạn hãy chọn loại nếp màu trắng đục, hạt đều, căng bóng. Khi nhai thử vài hạt cảm nhận được vị ngọt tự nhiên, thơm mùi lúa mới. Chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nàng hương để nấu xôi là ngon nhất.

Cách chọn đậu xanh ngon: Chọn đậu có lòng màu xanh, còn tươi mới. Tránh mua đậu có lòng màu trắng vì đó là đậu để lâu ngày, bị hỏng mốc, nấu xôi dễ bị sượng.

Nếu dùng hạt sen khô, bạn nên ngâm hạt sen khoảng 1 tiếng rồi mới cho vào nấu xôi.

Không nên cho quá nhiều nước hay nước cốt dừa vì sẽ khiến xôi bị nhão, ăn không ngon.

Có thể thêm một chút nước mỡ gà để hạt xôi có độ bóng, thơm và béo hơn.

Nếu có thời gian bạn nên đồ xôi hai lần để món xôi dù có để lâu vẫn giữ được độ mềm dẻo. Cách làm như sau, khi hấp xôi xong lần 1, bạn xới xôi ra mâm, dàn đều và để cho nguội hẳn. Sau đó cho xôi vào xửng lại và hấp thêm một lần nữa.

Hy vọng qua cách nấu xôi đậu xanh mà bài viết vừa chia sẻ, bạn có thể tự tay chuẩn bị cho gia đình một bữa sáng thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Hay có những đĩa xôi bắt mắt để thưởng thức trong những dịp đặc biệt.

Còn nếu muốn học nấu xôi ngon khác với hương vị đặc biệt, mang dấu ấn riêng để mở quán kinh doanh thu hút thực khách, đăng ký vào form bên dưới hoặc gọi đến tổng đài 1800 6148 để được tư vấn miễn phí về lớp Chuyên đề xôi của DTBTAAu.