Vợ Lười Nấu Ăn / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Cháo Cua Đồng Cho Bé Lười Ăn, Tăng Cân Nhanh

Cách nấu cháo cua đồng cho bé lười ăn cũng không quá khó đối với mẹ bỉm đảm bởi về cơ bản món ăn của trẻ nhỏ không cần kết hợp quá nhiều nguyên liệu và gia vị. Chỉ cần cua tươi, rau sạch là đủ ngon rồi.

Thành phần calci phosphat trong cua đồng rất tốt cho trẻ còi xương. Đây cũng là loại thực phẩm ngoài việc nấu cháo cho bé cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm ngon miệng.

Trong 100gr cua đồng bỏ mai và yếm có: 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Trong đó, đặc biệt là lượng vitamin, muối khoáng, canxi trong cua đồng rất cao: 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Bé mấy tháng ăn được cua đồng?

Cua đồng là một loại hải sản. Và trong quá trình nuôi dạy con mẹ nào cũng biết đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường gây dị ứng cho trẻ, nên từ tháng thứ 7 trở đi mới nên cho bé làm quen với hải sản. Mẹ cần cho trẻ ăn từ từ từng ít một để thích nghi dần. Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bà mẹ cần phải thận trọng hơn.

Cháo cua đồng nấu với gì?

Thành phần chính nấu cháo cua đồng cho bé là bột gạo, bột đậu hoặc gạo nếp, gạo tẻ, một số loại gia vị đi kèm và chắc chắn không thể thiếu các loại rau để bổ sung thêm chất xơ cho bé.

Tuy cua đồng không phải loại thực phẩm chứa độc tố tự nhiên, tuy nhiên nếu các bà mẹ thiếu thận trọng khi lựa chọn và chế biến thì sẽ gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ. Không nên để cua trong tủ đá, rã đông nhiều lần, khi đó, cua sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập gây ngộ độc cho bé. Không cho bé ăn quá nhiều, khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

Cua đồng nấu với rau gì?

Cua đồng là một loại thực phẩm có vị tanh rất đặc trưng nên không phải nấu cháo với rau gì cũng phù hợp cho trẻ ăn dặm, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Mặc dù vậy nhưng bạn vẫn có thể kết hợp cua đồng với nhiều loại rau củ, điển hình nhất phải kể đến là cà rốt, bí đỏ, rau muống, rau ngót hay mồng tơi…

Cách nấu cháo cua đồng bí đỏ

Cua đồng giàu đạm, bí đỏ giàu vitamin A, 2 nguyên liệu kết hợp tạo nên món cháo bổ dưỡng, ngon miệng cho bé.

Nguyên liệu

100gr cua đồng

100gr bí đỏ

Cháo trắng ninh nhừ

Gia vị: Nước mắm, muối, dầu cá hồi, hành củ

Cua đồng rửa sạch, tách bỏ mai cua. Thịt cua ngâm với nước và 1 thìa cà phê muối khoảng 15 phút để giun, sán đi ra ngoài

Phần gạch trong mai cua tách để riêng.

Cho thịt cua vào cối giã hoặc máy xay, thêm chút muối để phần thịt cua thơm ngon và sánh dẻo. Sau đó lọc kỹ lấy phần nước cốt.

Hành khô băm nhỏ. Làm nóng dầu ăn, cho hành vào phi thơm, cho gạch cua đảo đều, nêm chút nước nắm.

Bí đỏ thái nhỏ cho, hấp nhừ.

Đun sôi nước cốt cua vừa lọc được, cho cháo trắng và gạch cua vào đun sôi.

Cho bí đỏ vào dùng thìa tán nhừ, múc ra bát cho thêm 1/2 thìa dầu cá hồi, đợi nguội rồi cho bé ăn.

Mách nhỏ: Nước mắm cũng là nguồn canxi dồi dào, mẹ có thể nêm nước mắm thay bột ngọt, mì chính, muối khi nấu cháo cho bé.

Cách nấu cháo cua đồng cà rốt

Cà rốt là loại củ được nhiều mẹ tin dùng khi cho tập cho bé ăn dặm. Khi kết hợp với cua đồng, hương vị của cà rốt cũng không bị thay đổi quá nhiều, và bé hẳn sẽ thích thú với vị mới này.

Nguyên liệu

100gr cua đồng

100gr cà rốt

Cháo trắng ninh nhừ

Gia vị: Nước mắm, muối, dầu cá hồi, hành củ

Thực hiện

Cua đồng rửa sạch, tách bỏ mai cua. Thịt cua ngâm với nước và 1 thìa cà phê muối khoảng 15 phút để giun, sán đi ra ngoài

Phần gạch trong mai cua tách để riêng.

Cho thịt cua vào cối giã hoặc máy xay, thêm chút muối để phần thịt cua thơm ngon và sánh dẻo. Sau đó lọc kỹ lấy phần nước cốt.

Hành khô băm nhỏ. Làm nóng dầu ăn, cho hành vào phi thơm, cho gạch cua đảo đều, nêm chút nước nắm.

Cà rốt thái nhỏ cho, hấp nhừ.

Đun sôi nước cốt cua vừa lọc được, cho cháo trắng và gạch cua vào đun sôi.

Cho cà rốt vào dùng thìa tán nhừ, múc ra bát cho thêm 1/2 thìa dầu cá hồi, đợi nguội rồi cho bé ăn.

Mách nhỏ: Bột ngọt, muối, bột canh không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ vì anh hưởng đến trí não của bé,hệ tiêu hóa và giảm sự phát triển chiều cao. Vì vậy khi nấu cháo mẹ không nên nêm các loại gia vị trên vào thức ăn khi bé dưới 1 tuổi.

Cách nấu cháo cua đồng cho bé tương đối khác với cua biển nên mẹ cần lưu ý, nhất là trong khâu chọn cua, xay hoặc giã phải lọc kỹ để tránh sót lại phần càng cứng khiến bị bị thương khi ăn.

Món Dinh Dưỡng Cho Trẻ Lười Ăn

Trẻ lười ăn biếng ăn khiến mẹ đau đầu khi lựa chọn nấu món gì để cải thiện tình trạng này mà lại đủ chất dinh dưỡng cho con. Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra gợi ý món dinh dưỡng cho trẻ lười ăn để các mẹ có thể tham khảo áp dụng vào thực đơn cho con.

Các món dinh dưỡng dành cho trẻ lười ăn

Tùy từng độ tuổi của trẻ mà các bậc phụ huynh lựa chọn món phù hợp nhất với độ tuổi của bé. Nên đa dạng món ăn hàng ngày để khiến bé thích thú hơn.

Canh đậu hũ cà chua trứng

Chuẩn bị nguyên liệu:

30 g đậu hũ trắng.

Nửa quả trứng vịt (30 g)

Một trái vừa cà chua chín (50 g)

Hành, ngò, nước mắm, đường, dầu, muối… mỗi thứ một ít.

Đậu hũ cắt miếng vuông.

Cà chua rửa sạch bỏ hột cắt miếng nhỏ.

Trứng đánh tan đều.

Hành ngò lặt rửa sạch, cắt nhỏ.

Bắc nước vừa đủ, nấu sôi, cho đậu hũ cà chua vào, nêm vừa ăn.

Khi sôi lại cho từ từ trứng vào đảo đều. Thêm chút dầu, hành, ngò rồi nhắc xuống.

Cháo hàu hạt sen

Chuẩn bị nguyên liệu:

Một nắm gạo.

Hai con hàu.

30 g hạt sen.

30 g cà rốt.

30 g nấm rơm.

Hành ngò, nước mắm, đường, dầu… mỗi thứ một ít.

Gạo vo sạch rồi đem nấu cháo.

Hàu tách lấy thịt, xắt miếng nhỏ.

Phi dầu hành thơm, trút cho hàu vào xào qua.

Nấm rơm ngâm nước muối loãng, bỏ chân, xắt lát mỏng.

Cà rốt xắt hạt lựu.

Hành ngò lặt rửa sạch, cắt nhỏ.

Cháo vừa chín thêm hạt sen, cà rốt vào nấu mềm. Sau đó trút hàu vào, nêm vừa ăn rồi nhắc xuống.

Tôm sốt chua ngọt

Chuẩn bị nguyên liệu:

100 g tôm tươi loại lớn.

Hai quả cà chua cỡ vừa.

Một củ hành tây nhỏ.

Một muỗi cà phê bột bắp.

Hành lá, tỏi, dầu ăn, đường, muối… mỗi thứ một ít.

Tôm tột vỏ, lấy sạch chỉ đen ở lưng, ướp với chút muối.

Cà chua bỏ hạt, băm nhuyễn.

Củ hành tây lột vỏ, cắt hạt lựu.

Tỏi băm nhuyễn.

Hành lá lặt rửa sạch, xắt nhỏ.

Bắc chảo nóng phi dầu tỏi thơm, trút cà chua vào xào, cho thêm hành tây với chút nước. Nêm chút đường, muối rồi cho tôm vào để lửa nhỏ chừng 5 phút cho chín rồi nêm lại vừa ăn.

Bột bắp hòa tan với chút nước. Trút tôm từ từ vừa đảo đều cho sánhh, rắc hành lên trên

Cháo ngao đậu xanh

Chuẩn bị nguyên liệu:

1kg ngao

1 bát gạo nhỏ

¼ bát đậu xanh đã lấy vỏ

Nước dùng xương (nếu không có có thể thay bằng 100g thịt thăn heo băm nhỏ)

Rau thơm, gia vị

Ngao sau khi ngâm cho nhả bớt cát và bùn ra, rửa sạch và cho vào nồi đổ nước vào luộc. Luộc đến khi ngao há miệng ra thì tắt bếp.

Sau đó, đổ ngao ra rổ tách lấy phần thịt, ướp với chút mắm, tiêu, hạt nêm, dầu ăn, để cho ngao thấm gia vị. Phần nước luộc ngao để lắng sau đó chắt bỏ cặn giữ lại phần nước trong.

Gạo vo thật sạch sau đó ngâm qua đêm để sáng hôm sau gạo sẽ nở khi nấu cháo. Sau khi ngâm gạo xong đổ gạo ra rá cho ráo nước.

Đổ nước ngao vào nồi, tiếp thêm nước dùng xương nếu có. Nếu không kịp ninh xương bạn có thể dùng 100g thịt nạc thăn xay nhuyễn hòa lẫn vào nước ngao thì cháo khi nấu xong cũng có vị ngon ngọt không kém gì dùng nước xương. Ước chừng lượng nước gấp khoảng 4 lần lượng gạo thì cháo sẽ sánh vừa.

Gạo và đỗ xanh vo sạch, ngâm nước 1 giờ rồi để ráo nước. Cho gạo vào nồi nước nấu cháo, thêm 1 thìa bột canh cho cháo vừa gia vị.

Phi thơm hành khô trong chảo với chút dầu ăn. Phi thơm hành khô trong chảo với chút dầu ăn.

Khi cháo chín múc cháo ra bát, rắc rau dăm, hành lá, ngao lên trên và thưởng thức

Cháo thịt bò cải bó xôi

Chuẩn bị nguyên liệu:

Gạo tẻ trắng vo sạch 50g

Thịt bò 100g

Cải bó xôi 100g

Gia vị thông thường

Thịt bò xay hoặc băm nhuyễn

Cải bó xôi rửa sạch thái nhỏ và băm nhuyễn

Gạo đem nấu cháo trắng với lượng vừa đủ cho bé ăn. Sau khi đã có cháo trắng thì đem đun sôi cho tiếp thịt bò đã băm nhuyễn vào, quấy đều cho đến khi sôi lại và thịt chín, tiếp đó cho thêm cải bó xôi đã thái nhỏ vào cho nồi sôi lại chín rau thì tắt bếp

Cho cháo ra bát nêm thêm 5ml dầu ăn dành riêng cho trẻ . Chỉ nêm gia vị khi trẻ đã trên 1 tuổi

Đùi gà hầm bí đỏ, đậu trắng

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bí đỏ (bí ngô) non: 1 quả

Đùi gà: 1 cái

Đậu Hà Lan (hoặc đậu trắng): 100gr

Tỏi, gừng, hành tím

Gia vị: muối, đường, tiêu, xì dầu, dầu mè

Đầu tiên, cần tạo hình cho quả bí để nhìn nó trông đẹp mắt hơn. Dùng dao có đầu nhọn để khắc hình răng cưa trên đầu quả bí để tạo thành một cái nắp và một cái thân nồi. Và tiếp đó là nạo hết phần ruột bên trong và rửa sạch.

Rửa sạch gà và đậu hà Lan, sau đó luộc sơ qua trước khi cho vào chế biến.

Trộn hỗn hợp gia vị dầu mè, đường, hạt tiêu, muối và xì dầu vào trong tô thịt gà và đậu, đaỏ đều cho gà thấm gia vị và ướp trong khoảng nửa tiếng.

Sau khi gia vị đã ngấm thì xúc hỗn hợp vào trong thân bí, băm một ít tỏi và gừng cho vào

Đem bí đi hấp cách thủy hoặc hầm đều được, đợi đến khi chín mềm thì lấy ra.

Cuối cùng là trộn gà hầm bí đỏ này vào cơm cho bé ăn là được.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng 1 ngày dành cho trẻ lười ăn trên 18 tháng

7h

200ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài

9h30

1 bát cháo dinh dưỡng đầy

12h

250 ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài

14h

1 quả chuối tiêu thay thế bằng nho, nước cam, dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, sữa chua, caramen, váng sữa…

17h

1 bát cháo thịt dinh dưỡng khác. Hằng ngày trẻ cần được thay đổi món ăn khác nhau

22h

150ml sữa mẹ hoặc sữa ngoài

Bên cạnh việc xây dựng khẩu phần ăn dinh dưỡng cho trẻ lười ăn, để nhanh chóng cải thiện tình trạng này cần giúp trẻ có một tâm lý thoải mái khi ăn uống. Hãy cho trẻ cùng ăn với gia đình, không ép trẻ ăn hay để trẻ cùng tham gia vào quá trình nấu nướng. Ngoài ra nên cho trẻ sử dụng thêm EunanoKid Syrup. Với thành phần chính bao gồm canxi dạng nano giúp cơ thể của trẻ hấp thu canxi một cách tốt nhất bên cạnh đó là việc bổ sung các vi chất như vitamin B, lysine, kẽm giúp bé ăn ngon miệng hơn đẩy lùi tình trạng biếng ăn chậm lớn.

EUNANOKID SYRUP phát triển chiều cao và kích thích trẻ ăn ngon

Người Vợ Chưa Từng Nấu Ăn Cho Chồng

Hà là cô tiểu thư con nhà giàu có, còn Chung chỉ là người con trai ở tỉnh bình thường, gia đình cũng không phải là khá giả gì. Nhưng Chung có tài, Chung học rất giỏi lại mồm mép, ăn nói dễ nghe, được lòng mọi người. Nên xem ra, trong mối quan hệ này, cả hai người không có gì là chênh lệch. Một người xuất thân giàu có, tiểu thư con nhà đài các, nhưng một người lại đẹp trai, khéo mồm và có tài…

Nhiều người còn bảo, không biết Hà tiểu thư như thế sau này có hợp với Chung không. Nhất là khi Chung đưa Hà về ra mắt gia đình mình ở quê, ai cũng khen Hà xinh xắn, ăn nói dễ nghe, chỉ có điều, họ hoài nghi về khả năng đảm đang của Hà. Cả bữa ấy, Hà gần như không biết động tay chân vào bất cứ thứ gì, không biết nấu nướng gì luôn. Mẹ Chung bảo Hà làm cái này cái kia, Hà chỉ cười và từ chối bảo ‘cháu không biết làm’. Hà nhận nhiệm vụ nhặt rau và sắp xếp bát đĩa…

Mỗi lần Chung nói chuyện nấu nướng cho mình ăn, Hà đều cười bảo sẽ cố gắng. Nhưng mà… Khổ nỗi, Hà sinh ra trong gia đình giàu có, từ bé tới lớn không phải động tay chân vào cái gì. Chỉ biết ăn và đi học, mấy việc lặt vặt trong nhà cũng không phải động đến. Nhà có người giúp việc, mẹ lại chiều con gái nên chẳng muốn con làm gì cả. Sau này Hà mới biết, mẹ chiều mình quá thế không phải là tốt cho mình. Nhưng mẹ Hà cũng nghĩ, sau này con cái lớn rồi, thế nào chả có điều kiện, rồi cũng lại thuê người giúp việc, mấy việc linh tinh cần gì động đến…

Cuộc sống sung sướng từ bé khiến Hà chỉ biết chuyên tâm học hành, không như các bạn cùng trang lứa, phải lao động vất vả, mệt nhọc. Nhưng không vì vậy mà Hà có tính kiêu căng, tiểu thư con nhà giàu. Về nhà bạn chơi, không nấu ăn thì Hà nói không biết nấu ăn, Hà không bao giờ ngại bộc lộ thân phận mình. Những việc gì làm được, Hà rất nhiệt tình.

Có lần Chung bảo:

Tuần sau, Chung chủ động mua thức ăn về nhà, gọi Hà tới. Hà hoảng hốt van xin:

– Anh định làm gì đấy, em, em không làm được đâu… – Anh biết nấu ăn sao? – Em đừng khinh anh, quá tuyệt vời luôn. Anh là đầu bếp giỏi nhất công ty đấy – Không tin cứ đợi xem

Hôm đó, Hà được phen mở mang tầm bắt. Vậy mà bấy lâu nay Hà không hề hay biết người yêu mình lại giỏi nấu nướng như vậy. Hà không dám tin, một anh chàng mồm mép tép nhảy, đẹp trai, ga lăng, làm việc cũng giỏi nữa mà giờ lại nấu ăn cực giỏi.

Nhìn cách Chung ‘múa máy’ trên bếp giống như một tay thợ nấu bếp chuyên nghiệp, Hà ngưỡng mộ lắm. Giá mà cô làm được như vậy thì tốt biết bao. Hà mừng thầm trong lòng, đắc ý rằng, từ nay, nếu cưới nhau, mình sẽ có được một đầu bếp giỏi, một người chồng tốt, lo cho mình từng bữa ăn rồi…

Ngược đời là vậy, vợ lo nấu ăn cho chồng chứ mấy khi chồng lo nấu ăn cho vợ. Hà cũng thử đi học nấu ăn, cũng mua sách về xem, cũng thử một bữa, hai bữa nhưng đều thất bại. Có lẽ, Chung quá giỏi nấu nướng nên việc thưởng thức món ăn do Hà nấu quả thật là ác mộng với anh.

Hà về nhà Chung nhiều lần, toàn là cỗ bàn to, Hà lại không dám mó tay vào, sợ làm hỏng nên chỉ đứng ở ngoài làm chân lăng xăng. Hà nghĩ bản thân mình thật ngại với gia đình anh, nhưng biết làm sao được. Họ hàng nhà Chung từ hôm đó có vẻ không hài lòng lắm. Họ bảo, ‘lấy vợ mà không biết nấu nướng cho chồng thì cả đời đi ăn cơm bụi à?’. Những lúc ấy, Chung chỉ cười, rồi chống chế ‘vợ không biết nấu thì chồng nấu cho vợ ăn, cháu tình nguyện’. Nghe câu nói của chung, Hà như mở tấm lòng…

Họ cưới nhau dù có nhiều người trong gia đình Chung không hài lòng lắm vì sợ cái tính tiểu thư của Hà. Nhưng mà, chỉ có người trong cuộc như Chung mới hiểu được điều đáng quý, đáng trân trọng của Hà, chứ không phải cái chuyện cô không biết nấu ăn. Không biết nấu ăn thì chồng nấu, Chung tự nguyện làm điều đó.

Cưới nhau được nửa năm, đúng là Hà chưa một lần nấu cho chồng một bữa cơm tử tế. Hôm nào Chung đi làm muộn, gọi về nhà, Hà bảo ‘để em thử, em sẽ nấu cho anh món ngon’. Nhưng mà tối đó, Chung cũng chỉ được một bát mì. Nghĩ đến tấm lòng của vợ, Chung cố ăn hết. Đêm đói quá, không chịu được, Chung rủ vợ đi ăm đêm. Thế là hai vợ chồng lại có một cuộc hẹn hò lãng mạn vào đêm, kể ra cũng hay.

Suốt 6 tháng, trừ những ngày bận, Chung đều về nhà sớm, nấu nướng. Chung mặc định, việc đi chợ là của vợ, việc này vợ làm được. Còn việc nấu nướng là của chồng. Dù sao thì để vợ nấu anh cũng khó mà nuốt được. Không dám chê vì sợ vợ buồn vì anh hiểu, Hà cũng cố gắng nhiều lắm rồi, nên anh phải nhận trách nhiệm nấu nướng.

Ngày Hà mang bầu, Chung càng thể hiện sự đảm đang của một người chồng. Hôm nào Chung cũng vòng qua chợ, mua thức ăn về tẩm bổ cho vợ. Sợ vợ không biết nấu ăn lại không dám ăn gì, Chung chủ động lắm. Mà đúng là, không có Chung thì Hà cũng chỉ biết ăn uống linh tinh, rồi lại không tẩm bổ cho con, hoặc lại ra ngoài hàng ăn, không an toàn.

Một người chồng biết nấu ăn thường mấy khi hài lòng về khả năng nấu ăn của vợ, nhất là người từ bé tới lớn chưa từng vào bếp như Hà.

Còn nhớ lần đó, đúng ngày sinh nhật Chung, Hà gọi cho anh giọng hớn hở:

Chung ôm chầm lấy vợ, hạnh phúc vô cùng, còn hạnh phúc hơn khi vợ nói ‘đây là chiếc bánh em tự làm, học cả tháng nay rồi đấy, anh thưởng thức đi. Chúc mừng sinh nhật anh’.

Chung mừng lắm, ngồi vào bàn, làm điều ước và thổi nến, cảm giác ấy thật sự ấm cúng. Lấy nhau đã lâu, đây là lần đầu tiên Chung được vợ tự tay làm một chiếc bánh tặng chồng. Lúc bật điện lên, Chung mới nhận ra chiếc bánh dang dở của vợ. Cảm giác thật lạ, chiếc bánh lem luốc, kem rơi hết ra ngoài, sắp chảy nước vì nến… Nhưng không sao, thấy khuôn mặt méo xệch của vợ, Chung vội cắt bánh, ăn ngấu nghiếng mấy miếng, thấy thật ngon…

Bữa ấy, Chung và vợ lại ra hàng ăn uống, được một bữa đánh chén no nê nhân dịp sinh nhật chồng. Vợ không biết nấu ăn thì chỉ có vậy, cái bánh đã là thành ý lắm rồi dù nhìn rất dở…

Họ hàng nhà Chung lên chơi, thấy Chung bữa nào cũng vào bếp nấu ăn, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm, còn nói ra nói vào với anh. Họ lấy dẫn chứng cô này, cô kia, người này người khác tốt, biết nấu ăn sao Chung không lấy lại cứ khăng khăng lấy cô tiểu thư nhưng chẳng được cái nước gì. Nói ít không sao, nói nhiều khiến Chung cũng suy nghĩ và có chút chạnh lòng.

Chung cũng nghĩ, bản thân mình lẽ ra nên được vợ chiều nhưng mà, bây giờ lại làm kiếp chiều vợ. Nhiều khi cũng muốn về nhà được ăn bữa ngon, được vợ nấu nướng cho rồi mình nghỉ ngơi như bao gã đàn ông khác, vậy mà… Thật ra có lúc Chung từng tủi, nhưng nghĩ lại, vợ là người cực kì tốt, dù con nhà giàu nhưng lúc nào cũng điềm đạm, nhẹ nhàng, biết đối nhân xử thế, căn bản là có đạo đức. Và điều quan trọng hơn nữa là, Chung yêu, rất yêu người con gái này, nên những phút suy nghĩ chỉ là thoáng qua.

Không làm được chuyện nấu ăn cho chồng như bao người phụ nữ khác, nhưng vợ chu toàn việc nhà, lo mua sắm cho gia đình, lúc nào cũng quan tâm tới việc mặc, ở, ngủ của chồng. Nói chung, ở bên vợ, Chung yên tâm mọi thứ. Còn Chung có tài nấu ăn thì giúp vợ cũng không sao. Coi như là sự phân chia lại lao động, khác với các gia đình khác là được…

Hôm rồi, mẹ Chung tự nhiên ốm một trận nặng, cũng không hiểu do tai biến hay gì. Mẹ lên thành phố cấp cứu, Chung lo lắm. Lúc đó, vợ chồng cũng không có nhiều tiền để lo cho mẹ, vậy mà vợ Chung, đã về thưa chuyện bố mẹ, mượn bố mẹ một khoản tiền lớn để lo lắng bệnh tật cho mẹ Chung. Vợ cũng nhờ hết người này, người kia, các mối quan hệ của bố để tìm bác sĩ giỏi chữa bệnh cho mẹ. Bao nhiêu ngày, dù vợ mang bầu nhưng một mình trong viện chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình, khiến anh cảm thấy vô cùng xúc động. Những lúc như này, anh càng trân trọng Hà hơn. Anh nghĩ, vợ anh là người như vậy đấy, đó là lí do vì sao anh yêu vợ hết lòng…

Anh trai anh xây nhà, anh ngỏ lời muốn vay mượn. Ngại vợ nên Chung không dám nói gì nhưng vợ lại chủ động ‘anh ấy xây nhà, em không có nhiều, vợ chồng mình có chút của cải, thôi thì anh mang sang đưa cho anh chị ấy để anh chị bớt khó khăn. Khi nào anh chị có điều kiện thì trả, không thì coi như cho cháu…”.

Những lời Hà nói khiến Chung vô cùng xúc động, cảm thấy trân trọng người vợ này. Trước giờ anh vẫn tin vợ anh là người tuyệt vời, coi gia đình anh như người ruột thịt, giờ thì anh đã đúng. Thật ra, không phải vì chuyện vợ anh đưa tiền cho gia đình anh mà anh quý, chỉ là anh cảm phục tấm lòng của vợ mà thôi…

Gia đình anh cũng vì vậy mà đã thay đổi cách nhìn về Hà. Một người vợ không hẳn là phải đảm đang chuyện bếp núc, một người vợ tốt là người biết yêu thương gia đình chồng cũng như gia đình mình, và là người sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn… Bây giờ, Chung tình nguyện làm người chồng cả đời này nấu ăn cho vợ nếu như vài năm nữa, Hà cũng không thể nào nấu được những bữa ăn ngon. Có gì đâu, chồng làm việc nhà, nấu nướng giúp vợ, vợ lo chăm sóc chồng con là được rồi, Chung chẳng bận tâm… Một người vợ không biết nấu ăn chưa chắc đã là không tốt…

Chồng Làm Gì Khi Vợ Không Biết Nấu Ăn?

Ngọc, chuyên viên tài chính ở quận 2, TP. HCM tâm sự, những ngày đầu mới kết hôn, chồng cô lúc nào cũng thức sớm làm đồ ăn sáng cho vợ, chuẩn bị tươm tất bữa cơm chiều khi chị bận lịch trực, nhưng chỉ được hơn 3 tháng thì mọi thứ không như mơ nữa.

Tối nào chồng Ngọc cũng đi làm về muộn, khi thì viện lý do gặp khách hàng, khi thì bảo bận họp inhóm bạn cấp 3, đại họ không gặp… Ngọc bắt đầu cảm nhận hôn nhân của mình có dấu hiệu rạn nứt. Thay vì khổ sở chịu đựng, cô hẹn chồng ra một quán ăn nói rõ mọi chuyện. Và thật đau đớn khi anh chồng hằn học quát Ngọc rằng: “Nếu biết cô không biết nấu ăn, tôi thà cưới vợ xấu còn hơn”. Ngọc đau đớn về nhà viết đơn ly hôn, uất ức nghĩ đến những ngày mới quen, anh chưa bao giờ đề cập đến việc vợ phải biết nấu ăn. Vậy mà giờ về chung nhà lại lấy chuyện này ra để đay nghiến.

Cùng cảnh ngộ với Ngọc, Trà My ở Đồng Nai chia sẻ: “Sau hôn nhân, chồng phát hiện mình dở tệ việc nấu ăn nên chán nản ra ngoài tìm người khác. Vậy là cuối cùng mình đành ly hôn”.

Thật ra không phải tất cả đàn ông trên đời này đều đòi hỏi một cô vợ biết nấu ăn.

Chị Hoa Liên (Thanh Hóa) cho biết: “Thời con gái tôi cũng không biết nấu ăn, tất cả các bữa cơm của tôi đều được bố mẹ lo cho hết, có chăng cũng chỉ phụ giúp bố mẹ lặt vặt. Đến khi đi học, đi làm tôi năm thì mười họa mới nấu một bữa còn chủ yếu ăn quán. Ngày yêu nhau, chồng tôi cũng biết tôi vụng về, không biết nấu ăn. Tôi thường trêu “anh có sợ sau này sẽ không được ăn ngon?”, anh chỉ cười “anh sẽ dạy em””.

Cũng theo chị Hoa Liên, khi cưới xong thì chị bộc lộ rõ “bản chất” là một người vợ đoảng. Tuy nhiên, chồng chị không phàn nàn, chị nấu gì anh ăn nấy, chẳng bao giờ chê bai hay hằn học khiến vợ buồn lòng. Đã thế anh lại còn rất tâm lý, những ngày cuối tuần, vợ chồng chị thường cùng nhau vào bếp và chỉ sau vài tháng chị đã biết nấu những món ngon đãi chồng và bạn bè chồng. Vậy là tình cảm cả hai vẫn mặn nồng như thuở mới yêu.

“Tôi nghĩ, nếu như chỉ nhìn vào việc biết nấu ăn hay không thì không đánh giá được một người. Phụ nữ, có thể họ không giỏi về mặt này nhưng lại khá về mặt khác. Hãy cho họ thời gian nếu như trong khoảng thời gian yêu họ không thể nấu cho bạn những bữa ăn ngon, bước đầu bạn tạm chấp nhận, sau đó dần dần bạn động viên, giúp đỡ vợ. Bằng tình yêu và sự chân thành, độ lượng, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh cô ấy đang cắm cúi tập trung chuẩn bị bữa ăn cho gia đình bạn”, chị Hoa Liên tâm sự.

Ngày nay, phụ nữ ra ngoài kiếm tiền nhiều hơn nên có thể việc nội trợ cũng bị xao nhãng phần nào. Tuy nhiên, nếu đấng mày râu biết cảm thông cho những cô vợ đoảng thì mọi việc trong gia đình sẽ thuận hòa, vợ rồi cũng sẽ vì yêu chồng mà dần dần nấu ăn ngon hơn.

Anh Trung Kiên đã có vợ và 2 cô con gái xinh xắn cùng chung nỗi lòng thông cảm cho những cô vợ đoảng chia sẻ: “Người ta thường chê bai cô vợ không biết nấu ăn nhưng tôi lại nghĩ khác, vợ tôi không biết nấu ăn nếu cho cô ấy vào bếp chắc chắn những món ăn sẽ tệ hại hơn rất nhiều nhưng chúng tôi vẫn sống hạnh phúc, quan trọng tôi vẫn rất yêu vợ. Thật ra, kể về thành tích nấu nướng của vợ tôi, chắc nhiều người phải giật mình nhưng tôi lại xem đó là khuyết điểm đáng yêu của vợ.

Vợ không giỏi việc nấu ăn, tôi không thúc ép vợ phải học nấu ăn vì công việc cô ấy khá bận rộn, không có thời gian để học. Mà vấn đề vợ nấu ăn dở chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình. Nhà tôi thuê người giúp việc, nếu rảnh rang thì tôi sẽ vào bếp nấu ăn cho cả nhà. Công việc của vợ có thu nhập cao, có thể chi trả mọi khoản và tôi nghĩ, cô ấy cần thời gian để làm việc hơn là vật lộn trong bếp.

Mỗi lần tụ họp gia đình, vợ chỉ làm những việc mà cô ấy có thể còn chẳng ai bắt bẻ chuyện tại sao không vào bếp mà nấu nướng. Thực ra vợ tôi nấu ăn không ngon thì có thể cải thiện dần, quan trọng là sống với nhau vì tâm hồn chứ đâu phải những điều nhỏ nhặt này. Đấy, chẳng phải vợ chồng tôi cũng có cách giải quyết hay sao”.

Thiết nghĩ thời này đã qua rồi cái chuyện mà phụ nữ chỉ biết cắm đầu trong bếp nấu nướng phục vụ chồng con. Giờ đây họ còn có nhiều việc phải làm để đảm bảo cuộc sống.

Nếu vợ không giỏi nấu ăn chồng có thể động viên để vợ học hỏi, chăm chỉ nấu ăn nhiều hơn, cải thiện khả năng vào bếp của mình. Đâu cần làm mọi chuyện to ra để cảnh nhà tan nát, suy cho cùng cũng chỉ là một bữa cơm thôi mà, nếu yêu thương nhau đồ ăn tệ đến mấy cũng thấy ấm lòng, vì trong đó là biết bao tình cảm của vợ.

Có thể nói lấy một người phụ nữ nấu ăn ngon sẽ có nhiều điều hay nhưng không có nghĩa vợ không biết nấu ăn là cuộc sống hôn nhân rơi xuống vực thẳm. Có thể những người phụ nữ vụng khi vào bếp nhưng họ lại là “nữ hoàng” ở một lĩnh vực khác thì sao. Đàn ông ơi! cưới vợ không chỉ để cô ấy về làm đầu bếp phục vụ bạn mỗi ngày. Nếu cô ấy nấu ăn tệ một chút thì rèn luyện, có sao đâu.

Suy cho cùng vợ chồng ở với nhau vì tình vì nghĩa và trên hết rất cần sự cảm thông thấu hiểu. Đành rằng ông chồng nào cũng mong muốn sau giờ làm được về bên mâm cơm nóng hổi cùng vợ. Nhưng các anh ơi, lỡ lấy một cô vợ vụng rồi thì vợ chồng cùng vào bếp, các anh giúp đỡ vợ một chút đã sao đâu, tình cảm còn thêm bền chặt nữa. Đừng vì một bữa cơm mà khiến vợ buồn lòng, vì lấy chồng cô ấy đã hy sinh cho bạn rất nhiều rồi!

Buồn Và Bất Lực Vì Vợ Không Biết Nấu Ăn

Người ta bảo, tình yêu của đàn ông dành cho phụ nữ đi qua cái dạ dày, người phụ nữ nào giỏi nấu ăn sẽ giữ được người đàn ông của mình và khiến người đó si mê. Thế mà, Vinh yêu Thanh ngay cả khi cô không biết nấu ăn, đến một món ăn đơn giản cô cũng không biết cách bày trí.

Ngay từ khi Vinh ngỏ lời yêu, Thanh đã “thương lượng” là nếu cưới, cô sẽ không thường xuyên vào bếp bởi không biết nấu ăn. Ngày đó, Vinh không mấy bận tâm bởi anh yêu nụ cười xinh, dáng hình chuẩn của Thanh.

Công bằng mà nói, Thanh là phụ nữ có thể nói là đẹp, tính cách hiền lành, được nhiều người yêu quý. Hai vợ chồng cô có nhiều điểm tương đồng nên không có mâu thuẫn trong cuộc sống.

Có điều là, sau 3 năm về sống chung cùng nhà, Thanh không biết nấu nướng, khẩu vị cũng khác chồng nên khiến Vinh bị stress. Cụ thể là Vinh quê miền Trung, chỉ thích ăn cá biển và nêm nhiều đồ gia vị tỏi, ớt trong khi Thanh lại ăn cá đồng và ít gia vị. Chưa kể chả mấy khi Thanh vào bếp, thường xuyên cô rủ chồng ra ngoài hàng ăn. Mà Vinh ăn bún miến mãi chán, rốt cuộc hai vợ chồng cũng phải về nhà nấu cơm.

Nhưng các món Thanh nấu quanh đi quẩn lại chỉ là cắm cơm, luộc rau và thức ăn sẵn có. Hôm thì giò chả, hôm thì thịt heo quay, bữa khác lại là lòng lợn luộc sẵn mua ngoài chợ về. Nhiều hôm Thanh đi làm về muộn nên Vinh cảm giác vợ mình chỉ muốn nấu nướng cho xong, ăn qua quýt rồi làm việc khác, dù con nhỏ đã có người trông. Chưa kể, Thanh không biết nấu canh cua như thế nào, kho cá thì chỉ rán lên sau đó đổ nước mắm vào hầm như hầm thịt, rang lạc thì toàn bị cháy xém.

Vậy nên nuốt được ít hôm Vinh lại chán. Có lần Vinh nhắn tin bảo Thanh: “Vợ ơi, anh thích ăn món này, món kia, vợ lên mạng tìm công thức rồi nấu theo”, thế mà Thanh nấu không hiểu sao không thể nào nuốt được. Thôi thì Vinh cũng mừng cho cái sự khởi đầu của vợ nên cố mà nuốt cho vợ vui. Nhưng sau bữa ấy, Vinh hãi luôn cái chuyện bảo vợ nấu ăn.

Thế rồi, Vinh phải ra tay vào bếp nấu ăn. Những món ăn anh nấu tuy không xuất chúng nhưng ngon hơn nhiều so với vợ. Thi thoảng Vinh mua cá biển nấu riêng ăn nhưng nó chỉ giải quyết tạm thời. Anh không muốn mỗi người nấu vài món ăn riêng, vừa không tiết kiệm, vừa tạo khoảng cách giữa vợ chồng. Nhiều lần nhìn vợ ăn ngon Vinh cũng vui nhưng mà công việc bận rộn, nhiều buổi đi làm về đã tối muộn khiến việc anh vào bếp duy trì nấu ăn không được lâu.

Nhiều khi Vinh được bạn bè, người thân mời đến nhà ăn cơm thân mật, thấy vợ mọi người nấu món này món kia, vừa ngon vừa đẹp mắt, trong khi đó nghĩ đến vợ mình ở nhà chỉ biết nhặt rau, rửa bát, Vinh không dám rủ mọi người về nhà ăn là anh lại chạnh lòng buồn.

Tết năm vừa rồi về quê Nghệ An, Thanh vụng về, không biết nấu món gì, chỉ biết dọn mâm và rửa bát đũa. Chị gái Vinh thở dài nói với em trai: “Mợ ấy kiếm tiền giỏi thì chị không biết thế nào, chứ còn đẹp thì chị và mọi người biết rồi. Nhưng phụ nữ mà không biết nấu ăn thì không ổn tẹo nào. Cậu xem lại vợ, đào tạo vợ đi không thì sau này cậu khổ”. Nghe chị gái nói, Vinh không phản kháng và cũng thầm thấy có lý.

Khi con gái đầu được tròn 2 tuổi, Vinh mới đưa vấn đề cơm nước ra bàn bạc nghiêm túc với vợ. Lúc đầu, Thanh hờn giận, kiên quyết rằng công việc rồi con cái, sức đâu nữa mà cơm với nước. Vinh im lặng, nhưng trong đầu thì suy nghĩ nhiều. Nếu như Thanh thay đổi, biết nấu ăn ngon, hay thi thoảng dành tặng chồng những món ăn lãng mạn, ngon, phù hợp khẩu vị chồng thì Vinh hạnh phúc biết bao. Nhưng thật sự phải làm cách gì để vợ biết nấu ăn và yêu thích nó thì Vinh thấy khó vô cùng, chẳng khác nào việc bắc thang lên hỏi ông trời.

Châu Anh