Chuẩn bị nguyên liệu làm vịt nấu măng (khô):
Nửa con vịt cỏ
Măng khô 500gram
Tỏi, hành tím, gừng, ớt
Rau răm, chanh, mùi tàu
Gia vị: tiêu, muối, mắm, đường, hạt nêm, rượi trắng
Hành phi, hành lá
Bún tươi
Cách nấu vịt nấu măng khô đúng chuẩn
Sơ chế vịt: vịt rửa sạch sau đó sát muối rồi rửa lại một lần nữa. Gừng giã nhỏ, pha với canh rượi trắng xát lại thịt vịt thật kỹ rồi rửa lại với nước sạch. Thịt vịt sơ chế kỹ để không còn mùi hôi, món ăn sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.
Chặt vịt thành miếng vừa ăn rồi rán trên chảo không để ra bớt mỡ, rán tới khi thịt hơi vàng và đã ra lượng mỡ nhiều thì tắt bếp, cho vào tô lớn để ướp gia vị. Mục đích của công đoạn này là làm cho thịt ra bớt mỡ khi ăn sẽ không cảm thấy ngấy.
Ướp thịt vịt với gia vị: 1 muỗng muối, 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng tỏi băm, 1 muỗng nước mắm, 2 muỗng đường, 1 muỗng tiêu. Bóp đều thịt với gia vị, để khoảng 20-30 phút cho thịt ngấm gia vị.
Đối với măng khô, ngâm nước qua đêm. Trong thời gian ướp thịt thì luộc măng bằng nước sôi qua 2-3 lần để khử độc, cho măng ra hết chất đen làm măng có màu trắng sáng và mềm hơn, rửa lại bằng nước lạnh. Cho măng khô ra rổ cho ráo nước, xé miếng vừa ăn.
Ướp măng khô với 1 muỗng gia vị hạt nêm, với ½ muỗng tiêu, bóp đều để thấm gia vị.
Cho chảo lên bếp, khử ít dầu (không cần cho nhiều vì trong thịt vịt đã có sẵn mỡ) với hành tím cho thơm rồi cho thịt vịt đã ướp vào xào cho thịt săn lại.
Đổ 2 lít nước vào chảo, tiếp tục đun sôi. Sau đó cho phần măng đã chuẩn bị vào nấu thêm 2-3 phút, nêm nếm gia vị vừa miệng. Cuối cùng cho đầu hành vào rồi tắt bếp, nên dùng liền cho nóng hoặc có bếp ga mini để nấu lại khi ăn.
Rau mùi, rau thơm, hành lá sắc nhỏ, ớt thái lát.
Bún tươi trần qua nước sôi, vắt ráo nước rồi cho vào tô. Gắp miếng thị và măng khô cho lên lên trên, rắc hành lá, rau mùi, ớt sắc vào tô, cho phần nước dùng vào ngập bún và thịt, rắc hành phi, rau mùi lên trên cùng, trang trí thêm vài cộng rau mùi và vài miếng ớt sắc là được một tô bún vịt nấu măng có màu sắc đẹp mắt và mùi vị hấp dẩn vô cùng. Chuẩn bị thêm chén mắm gừng ớt nữa để chấm thịt vịt là đúng chuẩn.
Rau để ăn với món lẩu vịt nấu măng này là hành lá, thì là và rau mùi cắt khúc 4-5 cm xếp lớp ra đĩa, khi ăn nhúng vào nồi nước dùng còn nóng.
Lẩu vịt nấu măng chua (măng tươi) cũng là một biến tấu khá ngon
Để làm lẩu vịt nấu măng chua (vịt xáo măng) chị em làm tương tự nhưng thay vì dùng măng khô thì mình dùng măng tươi hay măng chua. Đây cũng là một món ăn tuyệt vời kết hợp vị ngọt, béo của thịt vịt với vị thanh mát của măng tươi chua, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Để có một tô bún vịt nấu măng tươi ngon miệng và dinh dưỡng thì trong cách làm có bước sơ chế măng tươi các bạn cần chú ý:
Măng tươi thái sợi vừa ăn, rửa sạch rồi luộc qua với nước nóng, sau đó vớt ra rửa sạch lại và để ráo.
Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu phi với hành băm cho thơm rồi cho măng vào xào nhanh tay, nêm thêm muỗng hạt nêm và hạt tiêu rồi cho ra đĩa để riêng chuẩn bị nấu lẩu, làm như thế măng tươi sẽ mềm và thấm gia vị.
Lưu ý khi làm món vịt nấu măng:
Vịt chọn con to khỏe, lông mượt, không bị rủ, bóp thấy thịt chắc, tránh chọn những con quá béo sẽ làm món ăn bị ngấy và không còn vị thanh nữa.
Nhớ cắt bỏ phần tĩ nơi phao câu của vịt, chà miết cho hết phần chân đen còn sót lại ở lông vịt, đây chính là nguyên nhân gây hôi của thịt vịt
Để nước dùng trong thì trong và có màu đẹp mắt, quá trình nấu các bạn canh để hớt bỏ bớt bọt
Có thể dùng chanh để khử mùi hôi của vịt thay vì rượi gừng