Vịt Nấu Khoai Môn Nước Dừa / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Vịt Khìa Nước Dừa

“Khìa” là cách gọi của người Nam Bộ dành cho những món om, kho có thêm nước sốt. Với món vịt khìa thơm ngon này, đảm bảo bữa cơm của gia đình bạn sẽ ngon miệng hơn bởi vị ngọt của thịt vịt hòa quyện cùng vị thơm của nước dừa sẽ khiến ai ăn một lần là không quên được.

Nguyên liệu để có món vịt khìa nước dừa thơm ngon:

– Dầu ăn

– 800g ức vịt, đùi vịt

– 1 trái dừa xiêm

– Dưa món, bánh mì.

Gia vị:

Muối, mắm, hạt tiêu, một chút đường

Ngũ vị hương, bột cà ri, màu điều, tỏi, tương ớt

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Bước đầu tiên, bạn cần phải làm sạch vịt với nước muối rồi chặt miếng vừa ăn. Bạn có thể lọc xương nếu thích. Ngay sau đó hãy giã nhỏ hành tỏi rồi cho một chút nước ấm vào và vắt lấy cốt nước.

– Tiếp đến là ướp thịt vịt với nước cốt hành tỏi, nước mắm, muối, đường, một ít nước dừa, để khoảng 1 giờ cho thấm gia vị.

Bước 2: Bây giờ, bạn cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi, thả thịt vịt vào chiên sơ, không cần quá chín.

Bước 3: Dừa chặt lấy nước, đun sôi, cho ức vịt đã chiên vào ninh nhỏ lửa, tới khi nước cạn, sánh lại là được.

Thành phẩm đạt được:

Vậy là chỉ sau khoảng 30 phút món vịt khìa nước dừa thơm ngon của bạn đã hoàn thành. Với món ngon bạn có thể ăn kèm thêm các loại rau sống. Đặc biệt, vịt khìa nước dừa rất hợp ăn kèm với cơm trắng và bánh mì. Chắc chắn khi hoàn thành món ăn này, bạn sẽ no “căng” bụng thì thôi.

Món vịt khìa nước dừa đạt chuẩn khi miếng vịt săn, chắc, ngấm đều các gia vị. Ngoài ra, miếng vịt phải ngấm đều và ăn có mùi thơm và vị ngọt thanh của nước dừa đọng trên đầu lưỡi. Chỉ nói như vậy thôi đã muốn “chảy nước miếng”, còn chờ gì nữa mà không thực hiện món vịt khìa nước dừa cho cả gia đình cùng thưởng thức trong tiết trời lạnh hôm nay.

Cách Nấu Vịt Nấu Chao Với Khoai Môn Chuẩn Vị Cần Thơ

Vịt nấu chao là món ăn dân dã ở các tỉnh miền Tây Nam bộ được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị mới lạ và độc đáo. Những ai lần đầu ăn có thể hơi bị lạ vị nhưng nếu ai đã ăn đến lần thứ 2, 3 chắc chắn sẽ “nghiền” ngay món này.

Vịt là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và được sử dụng khá phổ biến trong mâm cơm gia đình của người Việt Nam. Thịt vịt được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn trong đó đặc biệt là vịt nấu chao.

Ngoài ra cách làm vịt om sấu ngon như ngoài hàng cũng đơn giản, bạn có thể thể biến tấu để mang đến những bữa ăn lạ miệng và thú vị cho cả gia đình.

NGUYÊN LIỆU LÀM MÓN VỊT NẤU CHAO KHOAI MÔN

Để nấu vịt nấu chao ngon không phải là chuyện đơn giản, bạn cần phải trải qua rất nhiều công đoạn tương đối phức tạp.

Tuy nhiên khi bạn nấu xong và thưởng thức thì bạn sẽ thấy được công sức nấu nướng của mình hoàn toàn xứng đáng bởi món ăn này quá ngon, quá đậm đà, vị ngọt của thịt kết hợp vị bùi bùi béo béo của chao mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên đối với thực khách.

Thịt vịt: 1 kg

Khoai môn: 3 lạng

Chao đỏ: 7 viên

Chao trắng: 2 viên

Bún tươi

Nước dừa

Chanh

Rượu trắng

Hành khô, tỏi khô, gừng tươi, hành lá

Rau sống ăn kèm: xà lách, húng quế, rau mùi…

Gia vị: hạt nêm, tiêu, đường, muối, mắm…

Có thể thấy rằng cách làm món vịt nấu chao cần chuẩn bị tương đối nhiều nguyên liệu. Tốt nhất để tránh tình trạng quên thì bạn nên ghi ra giấy các nguyên liệu cần mua trước khi đi chợ để mua đủ nguyên liệu nấu món ăn ngon và hấp dẫn này.

Bạn nên mua nguyên liệu ở siêu thị hoặc các cửa hàng có uy tín để đảm bảo an toàn thực phẩm, mang đến sự an toàn cho sức khỏe người ăn.

CÁCH NẤU VỊT NẤU CHAO ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Trên thực tế không phải ai cũng biết cách nấu vịt nấu chao Cần Thơ ngon, thông thường để nấu ngon bạn cần phải học từ những người dân địa phương chính gốc.

Tuy nhiên nếu bạn lo lắng mình không có cơ hội vào đó mà vẫn muốn thưởng thức món ăn hấp dẫn và lạ miệng này thì công thức nấu ăn ngay sau đây sẽ là người bạn trợ thủ đắc lực đồng hành cùng bạn, tạo ra món ăn truyền thống dân quê, mộc mạc mà thơm ngon. Các bước để làm lẩu vịt nấu chao bao gồm:

Bước đầu tiên bạn cần làm đó chính là sơ chế nguyên liệu. Bất cứ món ăn gì trước khi chuẩn bị tiến hành nấu thì bạn đều phải trải qua khâu sơ chế nguyên liệu để làm sạch thực phẩm, sẵn sàng cho việc chế biến:

Thịt vịt: Nguyên liệu chính của món ăn là thịt vịt nên bạn cần sơ chế thật kỹ. Thông thường bất cứ thịt gia cầm nào bao gồm thịt vịt, thịt ngan, thịt gà khi mua về cũng có mùi hôi tự nhiên nên việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là khử mùi thịt vịt.

Bạn tiến hành ướp thịt với ít gừng và rượu trong vòng 15 phút để loại bỏ mùi hôi của vịt. Nếu bạn không thích mùi rượu thì có thể thay thế bằng hỗn hợp giấm và chanh đều được.

Sau khi ướp xong bạn rửa vịt lại với nước sạch, lúc này thịt đã được loại bỏ rất nhiều mùi hôi tanh khó chịu. Đây là cách làm đơn giản và ngon mà bạn nhất định phải biết.

Khoai môn: Bạn lấy nạo hoặc dao gọt vỏ khoai, cắt thành các miếng vừa ăn có độ dày khoảng từ 1 – 1.5cm. Để khoai không bị thâm nhựa thì khi bạn cắt đến đâu nên ngâm ngay với nước lạnh đến đó. Thời gian ngâm khoai môn trong khoảng 20 phút là hợp lý.

Gừng: Bạn cạo vỏ, thái nhỏ

Tỏi, hành khô: bóc vỏ, đập dập

Chanh: Vắt lấy nước cốt

Hành lá: Bỏ rễ, lá úa, rửa sạch, thái nhỏ

Rau sống: Nhặt lá sâu, lá úa, bỏ rễ rửa sạch với nước, vớt ra rổ để ráo nước.

Bạn bắc chảo lớn lên bếp, đợi khi chảo khô cho dầu vào đun sôi.

Tiếp đến bạn lấy khoai môn vào chiên sơ cho các cạnh hơi vàng rồi vớt ra để ráo dầu mỡ. Lý do thực hiện bước này để khi cho khoai vào nồi lẩu vịt nấu chao thì khoai không bị nát. Chú ý bạn chỉ nên cho ít dầu chứ không cần cho quá nhiều dầu bởi vừa lãng phí vừa không thực sự cần thiết.

Khâu ướp thịt vịt được đánh giá là khâu quan trọng nhất, đóng vai trò góp phần làm nên hương vị của món ăn đậm đà chất dân quê này. Công thức ướp chuẩn thì thịt vịt khi nấu, chế biến mới thơm và lôi cuốn.

Bạn lấy 2 viên chao trắng, 2 viên chao đỏ, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, muối, tỏi, hành khô băm trộn đều với nhau tạo thành hỗn hợp, sau đó bạn lấy hỗn hợp này ướp thịt vịt trong vòng 2 tiếng để thịt ngấm gia vị.

Bạn có thể cân đối gia vị nhiều ít khác nhau để phù hợp với khẩu vị của bản thân hoặc các thành viên trong gia đình mình.

Món ăn hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố nước chấm. Nếu nước chấm dở thì món ăn không có hương vị đúng chuẩn, khi ăn vào không cảm nhận được hương vị ngọt của thịt vịt.

Nguyên liệu chính để làm nước chấm là chao. Bạn chuẩn bị 5 miếng chao trắng cho vào trộn với ớt, tỏi băm, gừng băm, nước cốt chanh, đường, lấy đũa khuấy thật mạnh và đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Bạn lấy chảo bắc lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng rồi phi tỏi thật thơm, sau đó cho thịt vịt được ướp gia vị vào xào trong 5 phút với lửa to. Tiếp đến bạn vặn lửa nhỏ rồi nấu thêm khoảng 20 – 30 phút để thịt vịt được chín và săn chắc lại.

Khi vịt chín, bạn cho khoai môn vào, đổ phần nước dừa vào nấu đến khi nồi sôi thì bạn cho các gia vị cần thiết như hạt tiêu, mắm, hạt nêm… vào sao cho vừa ăn. Bạn đun tiếp khoảng 15 phút nữa với lửa nhỏ để khoai môn chín hẳn, rắc thêm ít hành lá lên để tạo mùi thơm. Cách làm vịt nấu chao ngon đã hoàn thành và sẵn sàng thưởng thức.

Như vậy bạn đã vừa hoàn thành món vịt nấu chao ngon đúng điệu, mang đậm chất hồn quê của miền sông nước dân dã và bình yên. Món ăn khi hoàn thành có hương vị hấp dẫn, thịt vịt có vị ngọt đậm đà do thấm gia vị, thịt ăn dai dai chứ không bị mềm nhũn và nhừ.

Nước chấm chao sánh mịn, có vị bùi bùi và béo quánh lại, thơm lừng, khi ăn lấy thịt chấm với nước chấm chao là hoàn hảo. Khoai môn chín vừa phải, không bị nát. Đối với món ăn này thì bạn nên ăn kèm với bún, miến, rau sống là ngon nhất.

Thực tế rất ít người biết đến nguyên liệu này, đặc biệt là người dân sống ở khu vực phía Bắc. Chao là nguyên liệu được làm từ đậu phụ, có vị béo, ngậy, bên ngoài có lớp mốc, được nhiều người gọi với cái tên “phô mai châu Á”.

Có 2 loại chao là chao trắng và chao đỏ, chao đỏ có thêm ớt còn chao trắng cho thêm hạt tiêu xay, tùy sở thích của từng người mà bạn sẽ lựa chọn những loại chao khác nhau để chế biến món ăn.

Trong nền ẩm thực Việt Nam thì chao được biết đến là gia vị để ướp với các loại thịt và món ăn hoặc làm nước chấm để kích thích gia tăng hương vị. Trong chao có chứa nhiều hàm lượng protein và chất dinh dưỡng bổ ích có lợi cho sức khỏe con người.

Lưu ý khi chọn vịt được ngon

Vịt là nguyên liệu chính bởi vậy khi chọn nguyên liệu này bạn cần chú ý để có thể chọn được những con vịt ngon và sạch. Bạn chọn mua những con vịt trưởng thành nhưng không quá non hoặc quá già, vịt béo, ức tròn, phần da bụng dày.

Việc chọn phải vịt non khi nấu thịt bị nhão mềm và lông tơ rất nhiều, khó khăn trong việc sơ chế. Để nhận biết vịt non thì bạn có thể sờ vào mỏ nó, vịt non có mỏ to và mềm hơn hẳn so với những con vịt già.

Một cách khá chuẩn để nhận biết được thịt vịt bạn mua khỏe mạnh hay bị bệnh đó là bạn có thể xem hậu môn vịt. Trường hợp hậu môn vịt dính phân chảy thì có nghĩa vịt đang bị ốm.

Mẹo nhỏ nhận biết vịt có bị tiêm hóa chất, tiêm thuốc hay bơm nước hay không là bạn sẽ vạch phần cánh vịt. Nếu vịt bị tiêm thì vị trí cánh vịt có 1 chấm đỏ, xung quanh có viền màu đen. Vịt bị bơm nước khi đập bụng vịt phát ra tiếng bình bịch.

Bà bầu có ăn được vịt nấu chao không?

Một câu hỏi cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người đó là bà bầu có ăn vịt nấu chao được không. Thực tế chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng bà bầu không được ăn món này.

Trong thịt vịt có rất nhiều vitamin B1, B2, canxi, sắt, natri, chất béo, protein – đây đều là những chất quan trọng có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Bà bầu có thể dành ăn từ 2- 3 bữa /tuần để giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Vịt nấu chao ăn với rau gì?

Nếu bạn ăn lẩu vịt nấu chao thì những loại rau bạn có thể nhúng kèm khi ăn lẩu đó là: rau mồng tơi, rau rút, rau cải xanh, rau muống… những loại rau này có vị mát, ăn vào rất dễ chịu, dễ tiêu hóa, cân bằng với vị béo của chao và thịt.

Trường hợp bạn muốn ăn rau sống kèm với vịt nấu chao thì bạn có thể chọn lựa 1 số loại rau như: xà lách, húng quế, cải xoăn, húng bạc hà… Vị mát của rau mang đến chức năng giải nhiệt, ăn vào tăng thêm hương vị của món ăn.

Cách Nấu Lẩu Vịt Khoai Môn Đơn Giản Ăn Với Bún Ngon Miễn Chê

Nguyên liệu

Đùi vịt: 2 cái

Tía tô: 1 nắm

Khoai môn: 400g

Hành tươi: 4-5 nhánh

Hành khô: 3-4 củ

Ớt tươi

Gừng: 1 nhánh

Rau muống: 1 mớ

Cải cúc: 1 mớ

Bún ăn kèm

Các gia vị thông thường

Sơ chế nguyên liệu

Vịt bạn có thể dùng cả con hoặc mua riêng phần đùi vịt nếu muốn.

Đùi vịt mua về đem bóp với muối hạt và 1 nhánh gừng đập dập để làm sạch và khử mùi tanh của vịt.

Ướp thịt vịt với nước tương Maggi (hoặc dầu hào hay hắc xì dầu cũng được).

Khoai môn bào vỏ, thái khúc vừa ăn rồi ngâm vào bát nước muối loãng khoảng 5-10 phút để khoai môn được trắng. Lưu ý, khi bào vỏ khoai môn nên đeo bao tay bởi vì nhựa khoai môn có thể khiến 1 số người bị ngứa.

Ớt tươi thái nhỏ, gừng cạo vỏ thái sợi hoặc thái lát mỏng. Hành khô thái nhỏ.

Rau muống, rau cải cúc nhặt rửa sạch, thái khúc hoặc để cả cây.

Chiên sơ vịt

Đun nóng 1 lượng lớn dầu ăn rồi cho vịt đã ướp vào chiên sơ qua với lửa lớn để áp chảo phần da vịt cho săn lại. Vớt vịt ra cho nguội bớt rồi chặt hoặc dùng kéo cắt thành các miếng vừa ăn. Ướp tiếp vịt với: hạt nêm, đường (bỏ qua nếu không thích ăn ngọt), bột canh.

Nấu lẩu vịt

Bắc nồi lên bếp, đun nóng chút dầu ăn rồi cho phần hành khô, gừng, chút ớt tươi vào phi thơm. Tiếp đó cho vịt đã ướp gia vị vào xào qua.

Lúc này bạn đổ khoảng 3 lít nước vào nồi. Đun sôi rồi hạ lửa nhỏ, ninh khoảng 15 phút sau đó cho khoai môn vào đun thêm 15-20 phút nữa. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho lá tía tô và hành lá vào và tắt bếp ngay là hoàn thành cách làm lẩu vịt khoai môn.

Khi ăn lẩu vịt bạn nhúng các loại rau đã chuẩn bị, chan nước dùng ăn kèm với bún rất ngon.

Có thể pha thêm bát nước chấm chanh tiêu (bột canh, nước cốt chanh, hạt tiêu, ớt tươi) hoặc nước mắm gừng (gừng, ớt, chanh, nước mắm, đường) để chấm thịt vịt cho đậm đà.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Các loại rau ăn kèm như rau muống, rau cải cúc… bạn có thể tùy chỉnh tùy theo sở thích của mỗi người.

Bước chiên vịt và chiên khoai môn để thịt vịt được săn chắc, khoai môn không bị vỡ nát khi nấu. Để đơn giản bạn có thể xào thịt vịt và khoai môn luôn để tiết kiệm thời gian.

Thay vì dùng nước lọc để nấu nồi nước dùng lẩu vịt bạn có thể dùng nước dừa tươi nếu muốn. Món ăn sẽ có vị béo và ngậy hơn.

Cách làm khác

Ngoài cách làm lẩu vịt khoai môn như công thức trên, món lẩu vịt còn được nấu theo 3 cách khác như sau:

Lẩu vịt om sấu

Lẩu vịt nấu chao

Chao là 1 loại thực phẩm phổ biến ở miền tây còn có tên gọi khác như đậu phụ nhự, đậu hũ nhũ… có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chao có nhiều loại như chao trắng, chao đỏ.

Lẩu vịt măng cay

Thay vì dùng khoai môn, khoai sọ bạn có thể thay bằng măng tươi để nấu lẩu vịt cũng rất hợp vị. Theo đó, vịt cũng được sơ chế và chế biến như bình thường. Măng được tước sợi hoặc thái lát móng, luộc sơ qua cho bớt vị chua rồi rửa lại với nước. Xào măng qua cho ngấm gia vị rồi đem ninh với vịt thành nồi nước dùng lẩu vịt. Lẩu vịt măng cay ăn với bún cũng rất ngon.

Đùi vịt: 2 cái

Tía tô: 1 nắm

Khoai môn: 400g

Hành tươi: 4-5 nhánh

Hành khô: 3-4 củ

Ớt tươi

Gừng: 1 nhánh

Rau muống: 1 mớ

Cải cúc: 1 mớ

Bún ăn kèm

Các gia vị thông thường

Các loại rau ăn kèm như rau muống, rau cải cúc… bạn có thể tùy chỉnh tùy theo sở thích của mỗi người.

Bước chiên vịt và chiên khoai môn để thịt vịt được săn chắc, khoai môn không bị vỡ nát khi nấu. Để đơn giản bạn có thể xào thịt vịt và khoai môn luôn để tiết kiệm thời gian.

Thay vì dùng nước lọc để nấu nồi nước dùng lẩu vịt bạn có thể dùng nước dừa tươi nếu muốn. Món ăn sẽ có vị béo và ngậy hơn.

Cách Làm Thịt Kho Nước Dừa Hột Vịt

Thịt kho nước dừa hột vịt là kiểu thịt kho trứng của miền Nam, với nguyên liệu đặc trưng của miền đất này là nước dừa. Món này thường được ăn vào dịp Tết nguyên đán, nhưng cũng rất quen thuộc vào những ngày thường. Thịt kho nước dừa có đủ vị ngọt của dừa, mặn của nước mắm, béo bở của mỡ, dai thơm của nạc, và cái kết cấu giòn chắc, bùi bùi của trứng vịt khi được nước dừa ngấm vào.

Có một số người thích chiên hột vịt trước khi kho. Chiên như vậy thì hột vịt sẽ có lớp vỏ mỏng giòn thơm và nhanh thấm hơn, nhưng phần bên trong lớp vỏ mỏng giòn này thì khó thấm. Nếu không chiên, bạn chịu khó kho trứng vịt lâu một chút, có thể là kho đi kho lại, để có miếng trứng vịt giòn thấm tuyệt hảo.

NGUYÊN LIỆU:

1 ký thịt ba chỉ hoặc thịt bắp đùi (chọn thịt da mỏng, thịt mỡ dính liền nhau)

2 trái dừa xiêm

2 chén dấm trắng

6 quả trứng vịt (hoặc trứng gà)

Tỏi, ớt

Đường cát, nước mắm, muối, bột ngọt

CÁCH LÀM:

– Trứng vịt luộc chín kỹ, lột vỏ (cẩn thận đừng để bể trứng nhiều quá làm xịt lòng đỏ ra ngoài khi kho, hư nồi thịt).

– Thịt heo cạo nhổ cho sạch lông, rửa sạch. Sau đó xắt miếng vuông to bằng 1 nửa cái iphone 😀 (nhỏ hơn cũng được). Dùng dây chỉ cột lại cho nạc với mỡ dính chắc (không cần kỹ quá thì khỏi cột cũng được).

– Chuẩn bị nồi vừa, cho dấm vào nấu sôi rồi cho thịt vào nấu qua khoảng 1 phút rồi vớt ra, để ráo. Đổ dấm bỏ đi, rửa lại nồi chút nữa kho thịt.

– Ướp thịt với: 4 muỗng canh đường cát, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe tỏi băm, 1/2 muỗng cafe bột ngọt, để ít nhất 1 giờ cho ngấm.

– Bắc nồi lên bếp, cho nước dừa vào nấu sôi rồi nêm 1/2 muỗng cafe bột ngọt, 1/2 chén (bát) nước mắm vào, nếm lại thử vị ngọt mặn dịu là vừa.

– Tiếp theo, cho thịt vào nấu. Nếu nước dừa chưa ngập thịt thì cho thêm nước sôi vào cho ngập. Vặn lửa vừa nấu sôi lại, để ý hớt bọt. Khi nước cạn còn phân nửa thì vặn lửa nhỏ riu riu, cho trứng và vài trái ớt đỏ vào kho cùng. Kho tới khi nào trứng thấm, thịt chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa miệng là xong.

– Trước khi ăn rắc chút tiêu. Ăn nóng với cơm hoặc bánh chưng. Với dưa giá nữa thì càng đúng điệu.

*** Nếu không có nước dừa hoặc có quá ít, bạn có thể thay bằng nước lã, nhưng khi kho thịt nên cho thêm nước màu để thịt có màu hấp dẫn hơn. Còn nếu có nước dừa đủ thì khỏi bỏ nước màu, vì nước dừa kho xong cũng lên màu rất hấp dẫn.

*** Nếu bạn muốn kho để lâu vài tuần thì thay nước dừa bằng nước lã, vì kho nước dừa không để lâu được.

*** Món này ăn với DƯA GIÁ mới hợp, xem CÁCH LÀM DƯA GIÁ