Vịt Nấu Gì Ăn Với Bún / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Bún Măng Vịt Ăn Với Rau Gì Thơm Ngon Và Bổ Dưỡng Nhất?

Thịt vịt khá rẻ tiền và có thể tìm mua ở bất kì khu chợ nào. Theo Đông Y, thịt vịt không chỉ bổ dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Thịt vịt có chứa nhiều các dưỡng chất như: protein, sắt, canxi, vitamin A, B1, D… rất tốt cho việc ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh tim mạch, ung thư… Bún măng vịt mới nghe có vẻ tưởng là một món ăn cầu kỳ nhưng thực chất lại vô cùng dễ làm và không hề tốn nhiều thời gian.

1 con vịt nặng khoảng 1,2 kg

150g măng khô

1 nhánh gừng, 2 quả chanh, ớt tươi, 100g hành lá rau mùi

Mộc nhĩ, nấm hương: 4-5 cái

Hành khô, muối, hạt nêm, nước mắm và các loại gia vị khác

Bún tươi (tùy số người ăn)

Vịt thường có mùi tanh khá đặc trưng, do đó khi mua về cần phải làm sạch lông, dùng ít rượu trắng rửa sơ qua vịt để khử bớt mùi tanh. Chặt riêng phần cổ, cánh, đầu vịt sau đó cho vào nồi nước, thêmít sả đập dập và luộc chín vịt trong thời gian khoảng 20-30 phút. Khi vịt chín vớt ra để ráo, chặt vịt thành những miếng nhỏ vừa ăn

Mộc nhĩ, nấm hương và măng khô đem ngâm nước lạnh hoặc nước ấm cho mềm, cắt bỏ chân, sau đó rửa sạch, nấm thái thành những sợi mỏng còn măng khô thì dùng tay xé mỏng.

Bắc nồi lên chảo, thêm dầu vào đợi nóng thì cho hành vào phi thơm, cho nấm và măng khô vào xào, thêm ít hạt nêm vô đảo đều tay

Lấy nồi nước luộc vịt ban đầu bắc lên, cho nấm và măng khô vào nêm nếm cho vừa khẩu vị và đun trên lửa nhỏ

Bún tươi đem trụng với nước sôi, xếp vào bát kèm thêm thịt vịt, măng cùng hành hoa cắt khúc, chan nước dùng vào là có thể dùng được

mứt hoa hồng làm từ gì cách làm nước mắm ăn bánh xèo cháo hàu ăn với rau gì

Bún măng vịt ăn với rau gì thơm ngon và bổ dưỡng nhất? Bún măng vịt ăn kèm rau sống

Món bún măng vịt sẽ thơm ngon và hấp dẫn không nếu ăn kèm thêm với rau sống. Rau sống thường bao gồm xà lách, rau thơm, rau quế, giá đỗ, thân rau muống chử, bắp chuối thái mỏng hoặc bất kì loại rau nào khác. Rau sống khi mua về cần bỏ lá già úa, ngâm nước muối và rửa thật kĩ để loại bỏ các loại hóa chất, thuốc trừ sâu.

Hành hoa và rau ngò rí là những loại rau gia vị khá quen với người Việt. Khi ăn kèm chúng với bún măng vịt sẽ giúp giảm bớt mùi tanh, tăng hương vị, đồng thời giúp bát bún trông “ngon mắt” hơn. Ngò rí chứa nhiều canxi, sắt, các vitamin B1, B2, B6, B12, C, E và các chất khoáng như kiềm, selen, magie, đồng,…kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn… Còn hành lá thì rất giàu chất xơ, vitamin A, vitamin B2, đồng, kali và flavonoid… Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa cảm lạnh, ung thư…

Cách Làm Vịt Nấu Xáo Măng Ăn Với Bún Ngon Tuyệt

Vịt là một loại thực phẩm có tính hàn, ăn vào ngày nắng nóng sẽ giúp cho cơ thể giảm bớt được cảm giác bức bối, khó chịu. Từ lâu, vịt xáo măng đã trở thành món ăn quen thuộc trong căn bếp gia đình. Dù không còn lạ lẫm nhưng để nấu ngon món ăn này chị em cũng cần biết vài mẹo nhỏ. Cùng PasGo vào bếp xem cách làm vịt xáo măng có làm khó bạn không nha!

– Vịt: 1 con

– Măng củ và măng lá: 300gr

– Gừng: 1 củ

– Hành tím: 3 củ

– Hành lá, mùi tàu, ớt

– Gia vị: Nước mắm, hạt tiêu, mì chính, hạt nêm, sa tế, rượu trắng

– 1kg bún

Cách làm vịt nấu xáo măng: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Gừng rửa sạch, cạo vỏ, chia làm 2 phần. Một nửa giã nhỏ để rửa vịt, một nửa băm nhỏ để nấu.

– Ớt rửa sạch, thái lát.

– Hành lá, rau mùi, nhặt, rửa sạch rồi thái nhỏ.

– Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Nhặt sạch lông tơ của con vịt rồi rửa lại với chút muối, gừng giã nhỏ, rượu trắng để khử hết mùi hôi.

– Chặt vịt thành những miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị bao gồm: 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê nước mắm, gừng băm, ½ muỗng cà phê mì chính, 1 muỗng cà phê hạt nêm. Sau đó, trộn đều vịt và gia vị, ướp trong khoảng 15 phút cho nguyên liệu ngấm.

Bước 2: Thực hiện

– Cho nửa số hành tím vào chảo, phi thơm, cho măng vào xào, thêm 1-2 thìa cà phê nước mắm, đảo đều.

– Bắc nồi lên bếp, phi thơm số hành tím còn lại rồi cho thịt vịt vào đảo đều, nêm 2 muỗng cà phê sa tế vào đảo cùng đến khi vịt săn lại. Đổ 1 tô nước vào nồi, khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ.

dungvt

– Cho măng vào nồi, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, rau mùi, ớt vào nồi, khuấy đều rồi tắt bếp.

Các công đoạn trong cách làm món vịt xáo măng đã hoàn thành. Đơn giản phải không nào? Vịt xáo măng chua chua, thanh thanh cùng với thịt vịt mềm ngọt, ăn với bún ngon tuyệt mà không ngán, thay cho bữa cơm cuối tuần quả là lựa chọn hoàn hảo! Bắt tay vào thực hiện thôi nào.

Tuy món vịt nấu xáo măng đơn giản, dễ nấu nhưng nếu bạn muốn đãi cả nhà một bữa ăn ngoài hàng nhanh tiện, mà giá cả hợp lý tại Sài Gòn, PasGo xin giới thiệu cho bạn nhà hàng Hội Ngộ Nguyễn Thị Diệu. Ngoài thịt vịt xáo măng, tại Hội Ngộ còn đa dạng những món ăn dân gian Việt Nam, đậm đà hương vị đồng quê như: heo sữa quay, chả giò, rau tập tàng kho quẹt, tép rong cuốn rau rừng, lẩu nấm hải sản,… Mỗi món ăn lại chứa đựng trong mình những tinh hoa riêng của vùng đất mà nó thuộc về, nhưng đều tựu chung lại nơi đây để làm cho bức tranh ẩm thực của Hội Ngộ thêm phần đặc sắc.

Nhanh tay đặt bàn qua PasGo – Mạng lưới nhà hàng ngon để nhận được những ưu đãi hấp dẫn từ nhà hàng Hội Ngộ nha!

Ngọc Anh tổng hợp – PasGo.vn

Vịt Nấu Chao Ăn Với Rau Gì? Cách Nấu Vịt Nấu Chao Ngon Nhất

Vịt nấu chao là một món ăn được ưa chuộng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đây là món ăn nổi tiếng mà bạn không thể bỏ qua. Cách nấu vịt nấu chao mang đến sự dân dã, thơm ngon của hương vị miền Tây, hương vị thơm ngon, nước lẩu vịt nấu chao ngọt đậm đà sẽ làm bạn ăn một lần là nhớ mãi. Còn chần chừ gì nữa mà không cùng Nấu Ăn Không Khó vào bếp trổ tài làm món ngon này ngay thôi!

1. Nguyên liệu làm vịt nấu chao

1 con vịt nhỏ khoảng 1,6-1,8kg

4 củ khoai môn vừa

½ chén chao trắng

4 tép tỏi

1 củ hành khô

1 quả ớt cay

1 thìa canh đường

1 thìa cà phê tiêu đen xay

1 thìa canh dầu điều

1 thìa canh nước mắm

1 thìa canh dầu hào

1/2 thìa cà phê muối tinh Chanh

Dầu ăn

350ml nước dừa tươi

3 cây hành lá

3 cây rau mùi

2. Nguyên liệu pha nước chấm thịt vịt Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Để cho vịt hết mùi hôi, cần bóp vịt với muối, rửa lại cho sạch. Cắt ½ quả chanh xát lại phần da để khử mùi. Sau đó dùng dao chặt vịt thành từng miếng. (Có thể dùng rượu và gừng để khử bớt mùi hôi của vịt).

Khoai môn gọt vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn, ngâm vào chậu nước cùng muối hạt trong 15 phút. Vớt ra để ráo.

Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.

Hành khô và tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.

Ớt rửa sạch, cắt làm 4 miếng nhỏ.

Thái thịt vịt thành từng miếng vừa ăn

Bước 2: Cách ướp vịt nấu chao ngon

Thịt vịt ướp với 1/2 phần tỏi, hành tím, ớt cay, đường, muối tinh, tiêu xay, nước mắm, dầu hào, 2 thìa canh nước chao và khoảng 5-6 miếng chao. Ướp khoảng 30 – 45 phút cho thịt vịt thật thấm.

Ướp thịt vịt nấu chao

Bước 3: Chiên khoai môn

Bắc chảo và cho vào đó dầu ăn. Khi dầu nóng sôi, thả khoai môn vào chiên cho vàng mềm (bạn không cần phải lăn bột chiên xù vì chỉ chiên cho khoai mềm, khi nấu ăn sẽ ngon hơn). Khi khoai đã vàng và mềm, bạn vớt khoai ra và thấm bớt dầu.

Chiên khoai môn

Bước 4: Xào thịt vịt cho mềm

Đặt nồi lên bếp, bật lửa vừa phải. Cho 1 ít dầu ăn vào đun nóng rồi thêm phần hành và tỏi băm còn lại vào phi thơm. Tiếp tục, bạn cho thịt vịt đã ướp vào đảo cho đến khi thịt săn lại thì cho dầu điều. Dầu điều sẽ giúp thịt vịt có màu đẹp mắt hơn.

Xào thịt vịt

Bước 5: Tiến hành nấu vịt nấu chao

Tiếp tục, bạn cho vào nồi thịt vịt đang nấu 350ml nước dừa tươi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp nồi và nấu cho thịt mềm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bạn cho khoai môn đã chiên vào cùng với khoảng 500ml nước nữa đun thêm chừng 5-10 phút.

Cho nước dừa tươi vào nồi thịt vịt

Bước 6: Pha nước chấm chao

Công thức pha nước chấm chao thơm ngon: Bạn pha 2 muỗng canh nước chao + 2 miếng chao + 3 muỗng canh nước sôi để ấm + 1 muỗng canh đường + ½ muỗng canh nước cốt chanh (hoặc ít hơn một chút nếu thích giữ nguyên vị đậm của chao) + 1/4 quả ớt cay băm nhỏ. Dằm nhuyễn miếng chao và khuấy đều cho đường tan là hoàn thành.

Pha nước chấm chao

Bước 7: Thưởng thức món vịt nấu chao

Cho phần vịt nấu chao ra bát to, rắc hành lá và mùi lên trên để trang trí. Món ăn có thể dùng kèm rau cải bẹ xanh nhúng cho đỡ ngán. Ngoài ra, món vịt nấu chao cũng thường được ăn chung với bún tươi hoặc cơm trắng nóng hổi đều ngon.

Thưởng thức món vịt nấu chao nóng hổi thôi!

Vịt nấu chao là một món ăn đặc sản ở miền Tây. Với nguyên liệu chính là thịt vịt, kết hợp cùng khoai môn vừa dẻo vừa mịn và chao, được chế biến khéo léo đã tạo nên một mùi hương ngào ngạt, nóng hổi cho món vịt nấu chao, khiến cho thực khách không thể nào kìm lòng được. Thế nhưng nhiều thực khách vẫn còn thắc mắc không biết món vịt nấu chao ăn với rau gì thì mới hợp vị ngon của món lẩu vịt nấu chao này. Để tăng khẩu vị cho món ăn, bạn có thể ăn kèm vịt nấu chao với rau muống, hoặc rau xà lách cũng có thể là món rau cải cay và tất cả các loại rau thơm khác như là mùi tàu, mùi ta chúng ta hay dùng thường ngày.

Mách bạn cách chọn vịt ngon: vịt cỏ hay vịt xiêm nhiều thịt ít mỡ, ăn sẽ ngon hơn, chọn con ức đầy, mập, nhìn khỏe không ủ rũ. Nếu mua thịt làm sẵn thì chọn thịt có da vàng tươi, ít mỡ.

Trong quá trình nấu, bạn hớt bọt đi để nước dùng nhìn đẹp hơn và nêm nếm lại để vừa với khẩu vị hơn.

Có một mẹo nhỏ là bạn có thể thêm vào nồi thịt vịt 1 – 2 muỗng canh nước cốt chanh để món ăn có vị thơm nhẹ rất dịu.

Nếu bạn muốn nêm thêm chao cho đậm đà thì phải tắt bếp trước rồi hãy nêm, tránh để chao bị khét, bị lợn cợn ăn sẽ kém ngon.

Nếu không ăn được cay, có thể không cho ớt.

Ngoài cách nấu chao ra, thịt vịt còn được chế biến ra nhiều món ăn khác như vịt nấu măng, vịt om sấu…cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng hoặc bạn có thể thêm chút nước là đã trở thành món lẩu vịt nấu chao rồi đấy!

Cách Nấu Vịt Nấu Măng Ăn Với Bún Vừa Ngon Lại Lạ Miệng

Trong những ngày hè nóng bức như thế này chắc hẳn bữa cơm như bình thường sẽ làm cho bạn và gia đình chán nản và không muốn ăn. Thay vào đó, những món bún lại được các chị em ưa chuộng hơn và hay thực hiện cho gia đình để đổi bữa. Có rất nhiều món bún khác nhau nhưng hôm nay Ẩm thực năm châu sẽ hướng dẫn cho các bạn cách nấu vịt nấu măng ăn với bún vừa ngon lại lạ miệng để thay đổi thực đơn làm cho cảm giác chán ăn vào mùa hè của các bạn tan biến nhé.

Chúng ta cùng bắt tay vào tìm hiểu cả về nguyên liệu và cách làm cho món bún thanh mát này thôi nào!

Cách nấu vịt nấu măng ăn với bún vừa ngon lại lạ miệng Nguyên liệu cần chuẩn bị vịt nấu măng:

+ Một miếng ức vịt to và 2 đùi vịt.

+ 5 ngọn măng

+ Mùi tàu (ngò gai), rau húng quế, hành lá, rau mùi, gừng, hành tím.

+ Hạt tiêu, nước mắm, gia vị.

Cách thực hiện vịt nấu măng: Sơ chế và luộc vịt.

Vịt mua về bạn nhặt sạch lông, sau đó dùng một củ gừng trộn lẫn với giấm sát lên da vịt để khử mùi hôi. Sau khi đã sát sạch thì rửa lại bằng nước.

Tiếp đó bắc một nồi nước để luộc vịt, bỏ vào trong nồi nước một củ gừng đập dập, luộc đến khi vịt chín (dùng đũa trọc vào phần ức và đùi của vịt nếu không còn nước đỏ chảy ra thì vịt đã chín) bạn vớt ra để nguội.

Đùi vịt chặt thành miếng, ức vịt lọc lấy thịt và thái thành miếng vừa ăn. Bày phần thịt vịt lên đĩa.

Làm nước chấm vịt:

Lấy một chiếc bát, cho 2 muỗng canh nước mắm, 1 thìa café đường, vắt một quả chanh rồi quấy đều lên. Tiếp đó cho vài lát hành tím và ớt thái nhỏ vào.

Bạn đã có một bát nước chấm vịt ăn kèm với bún măng rồi.

Sơ chế và xào măng

Măng rửa sạch cho vào nồi luộc sau đó rửa lại bằng nước, sau khi măng đã được rửa sạch thì bạn tước hoặc thái nhỏ (tước nhỏ măng sẽ làm măng được mềm hơn).

Bắc một chiếc chảo lên bếp, bật lửa, đợi chảo nóng thì cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu ăn đã nóng cho vào một thìa hành tím băm nhỏ phi thơm.

Sau đó cho măng vào xào, khi măng đã gần chín thì cho 1 thìa gia vị, 1 thìa nước mắm. Đảo đều và xào đến khi măng chín hẳn.

Nấu nước dùng:

Vớt gừng và phần nước béo trong nồi nước luộc vịt ra, sau đó cho măng đã xào vào, đun đến khi sôi.

Khi nước dùng nấu măng đã sôi thì nêm lại gia vị cho vừa ăn và cho thêm 3 thìa dấm ăn vào (như vậy thì nước chan bún sẽ được chua ăn sẽ thanh hơn).

Trình bày vịt nấu măng:

Trần bún với nước nóng sau đó cho vào bát phở và bày vài miếng lườn vịt lên trên, thêm hành lá, mùi tàu, rau mùi thái nhỏ. Cuối cùng chan nước bún nóng lên.

Vậy là bạn đã có một bát bún vịt măng ngon tuyệt rồi. Món ăn này bạn ăn cùng với rau húng quế và thịt vịt chấm với nước mắm chua chua cay cay.

Vậy là Ẩm thực năm châu đã hướng dẫn cho các bạn xong cách nấu vịt với măng ăn cùng bún vừa ngon lại lạ miệng rồi đó.

Cách Làm Món Vịt Nấu Măng Tươi Thơm Ngon Ăn Kèm Với Bún

Nguyên liệu làm món vịt nấu măng tươi

1 con vịt sống

500g măng tươi

Rượu trắng

Gừng, tỏi, ớt

Hành lá, hành khô, rau mùi

Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, đường, hạt tiêu…

Cách chọn nguyên liệu ngon Đối với thịt vịt

Để món vịt nấu măng tương thơm ngon nhất thì thịt vịt phải ngon, tuy nhiên không phải ai cũng biết mua vịt ngon. Bạn nên mua vịt trưởng thành, khoảng 2 – 2,5kg, không nên mua vịt non, khi nấu vịt sẽ nhão, còn mua vịt già ăn sẽ bị dai, không còn mùi thơm đặc trưng.

Chọn loại vịt đực, vì thớ thịt dày hơn, thơm ngon hơn so với vịt cái. Không nên chọn mua con vịt béo, vì sẽ làm món ăn bọ ngán.

Nên chọn vịt nuôi thả tự nhiên, không nên chọn vịt nuôi công nghiệp. Bạn nên chọn vịt tươi, hạn chế sử dụng vịt chế biến sẵn trong siêu thị

Đối với măng tươi

Để nấu món ăn này, bạn có thể dùng cả măng củ và măng lá. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên sử dụng măng củ, vì hiện nay trên thị trường măng lá không đảm báo chất lượng, thường ngâm hóa chất độc hại.

Củ măng tươi ngon là củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, cây măng thẳng, lá không bị vàng, nát. Không chọn măng khi có mùi bất thường, lá bên ngoài nát, xuất hiện nhiều đốm lạ.

Cách làm vịt nấu măng tươi Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Thịt vịt

Thịt vịt rất hôi, muốn món ăn thơm ngon bạn cần phải khử mùi hôi. Thịt vịt sau khi mổ sạch, bạn cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu. Sau đó, dùng chanh, muối hạt chà xát khắp toàn bộ, rửa lại với nước. Tiếp theo đổ hỗn hợp rượu trắng với gừng lên, chà một lần nữa, cuối cùng rửa lại với nước để ráo.

Sau đó, dùng dao chặt thành miếng, ướp với nước mắm, muối, tỏi, hành tím, hạt tiêu, đeo bao tay bóp đều, ướp khoảng 30 phút để cho vịt ngấm gia vị.

Đối với măng tươi

Trong lúc ướp vịt, chúng ta tiến hành sơ chế măng.

Nếu là măng lá, bạn chỉ cần rửa thật sạch dưới vòi nước, để giảm bớt độ chua.

Còn nếu là măng củ, thì phải bóc bỏ bẹ, rủa sạch, cho vào nồi, bắp lên bếp luộc chín để loại bỏ vị đắng của măng và giảm độc tố.

Các loại rau gia vị

Hành lá, nhặt gốc, nhặt lớp lá hỏng, rồi rửa sạch, thái nhỏ.

Hành khô, tỏi, bóc vỏ, đập dập, rồi băm nhỏ.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái con chỉ.

Bước 2: Xào măng

Măng sau khi luộc, đem tướt nhỏ, rửa qua nước lạnh, để ráo. Sau đó, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi, đổ măng vào xào chín, nêm nếm gia vị cho đậm đà. Xào măng trước khi nấu, giúp măng giòn ngọt, thơm hơn, ngấm đều gia vị hơn.

Bước 3: Thịt vịt nấu măng

Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho dầu vào, phi thơm hành băm còn lại, đổ thịt vịt vào xào sơ, rồi thêm một vài lát gừng.

Bước 4: Hoàn thành món Vịt nấu măng

Khi thị vịt săn lại thì đổ nước vào đun sôi, cho măng vào, nồi măng sôi lại thì để lửa nhỏ liu riu, đun đến khi nào miếng thịt chín ngọt mềm, cho thêm sấu nếu bạn thích, cuối cho thêm hành lá, mùi tàu, rồi tắt bếp

Cách nấu vịt nấu chao Cách Nấu Vịt Om Sấu Thơm Ngon Đúng Điệu Bạn Không Thể Bỏ Qua

Lưu ý khi nấu món vịt nấu măng tươi

Trong quá trình đun, bạn chú ý nồi thịt vịt, thường xuyên vớt bọt để cho nồi nước dùng được trong.

Nếu dùng măng lá, thì không nên cho sấu, bởi vì măng lá, đã có vị chua sẵn rồi.

Có rất nhiều cách khử mùi hôi của thịt, ngòi khử bằng rượu gừng, bạn có thể sử dụng giấm, chanh.

Nếu dùng bún để ăn thì bạn nhớ trần bún qua nước sôi, để ráo nước, mới cho bún vào tô, đổ nước dùng vào.

Thêm cách làm vịt nấu măng khô

Cách làm món vịt nấu măng khô tương tự như hướng dẫn vịt nấu măng tươi. Chỉ khác các sơ chế măng khô. Măng khô cứng, rất bẩn và có màu vàng, bạn cần ngâm với nước qua đêm, lấy từng miếng ra xem, miếng nào non thì giữ lại, già cứng thì cắt bỏ đi. Có thể tước thành từng sợi nhỏ, hoặc cắt thành miếng dài khoảng 3-4 phân, rồi cho vào nồi luộc qua, rửa sạch.

Khi nấu xong thì bạn cho thịt vịt, măng vào tô lớn, rồi rắc hành lá, mùi tàu, ớt, đổ nước dùng vào, trang trí thêm vài cọng rau mùi vào sẽ hấp dẫn hơn. Món ăn này ngon hơn nữa, khi có bất nước chấm mắm gừng bên cạnh.

Lưu ý cách chọn măng khô: Măng tươi được phơi nắng nhiều ngày sẽ thành măng khô. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở vì không muốn mất thời gian và hạn chế trường hợp măng bị mốc, có được màu vàng đẹp mắt, nên dùng lưu huỳnh sấy khô. Nếu sử dụng thường xuyên loại măng này, sẽ ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe.

Măng khô được phơi nắng tự nhiên có mùi ngai ngái, còn măng được sấy lưu huỳnh có mùi ẩm khét đặc trưng.

Măng ngâm trong hóa chất có độ bóng, trông đẹp mắt, không bao giờ bị mốc.

Phải ngâm măng trước khi nấu, nên để qua đêm, ngâm măng giúp lọc sạch vị đắng trong măng.

Lưu huỳnh khi đun sẽ chuyển sang dạng khí bay hơi ra ngoài, khi luộc măng khô bạn nên mở vung, để bay độc tố.

Tác dụng của thịt vịt

Theo y học phương Đông, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, có tác dụng giải độc, dương vị, tu âm.

Theo y học hiện đại, thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, như sắt, canxi, các loại vitamin…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho người mới ốm dậy, người chán ăn, thể chất suy nhược, thịt vịt giúp hỗ trợ các bệnh về tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi, ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Tác dụng của măng

Măng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh như: Giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim, phòng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, tôt cho người ăn kiêng, hỗ trợ điều các bệnh về hô dấp, dạ dày, giúp khảng khuẩn.