Vịt Nấu Đơn Giản Mà Ngon / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Vịt Om Sấu Ngon Cực Chuẩn Mà Đơn Giản

Thịt vịt là một loại thực phẩm rất được mọi người ưa chuộng. Lý do cũng bởi thịt vịt có vị ngọt, chế biến được nhiều món ngon. Ngoài ra thì giá thịt vịt cũng khá rẻ so với các loại thịt khác. Với một con vịt bạn có thể làm các món như vịt luộc, vịt quay hoặc nấu vịt om sấu cũng cực kỳ ngon. Với món vịt om sấu, đây là món thịt vịt mà mình thích nhất. Vịt om sấu các bạn có thể dùng làm món nhậu, tuy nhiên ngon nhất là khi chúng ta ăn kèm với bún, cơm.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT:

Cách nấu vịt om sấu chuẩn vị Bắc bộ

1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Vịt: 1 con tamfa2kg đã làm sạch lông (Lưu ý: Lựa vịt vừa phải, không lựa con lớn quá và mình dày một chút. Bạn hãy bóp phần thịt ức dày thì con vịt đó không bị gầy, ăn có độ ngọt, không khô);

Sả: 3 nhánh;

Sấu: 10 quả;

Gừng: 1 nhánh, chút rau mùi, hành lá, ớt 2 quả;

Chanh: 1 quả, 1 củ tỏi và hành khô;

Gia vị để ướp:Nước mắm, muối 2 thìa cà phê, bột ngọt 2 thìa, 1 thìa hạt nêm, hạt tiêu.

2. Cách sơ chế thịt vịt

Trước hết các bạn cần biết cách làm lông vịt nhanh và sạch nhất để chúng ta khử hết mùi hôi tanh của vịt.

+ Bước 1: Vịt các bạn mua về sau khi đã làm sạch lông các bạn vắt chanh và cho một chút muối (hoặc rượu) vào. Sau đó bóp tầm 1 phút thì rửa sạch lại với nước rồi chặt thành các miếng vừa ăn.

Tiếp theo bạn nêm gia vị vào cho ngấm (hạt tiêu ½ thìa cà phê, bột ngọt, hạt nêm, 1 thìa canh mắm) bóp nhẹ để cho vịt ngấm gia vị. Bạn ướp vịt với hỗn hợp gia vị này chừng 20- 30 phút.

+ Bước 3:

Bắc chảo lên bếp cho chút dầu vào đợi dầu nóng thì cho tỏi và hành băm còn lại phi thơm lên rồi đổ tiếp phần thịt vịt đã ướp xào cho tới khi nào thịt vịt chín tái.

Tiếp theo các bạn bỏ sấu vào đun cùng và đổ 150ml nước đun sôi cho tới khi nào sấu nhuyễn ra

Để có được món vịt om sấu ngon và chuẩn đạt chuẩn thì phải đạt được các tiêu chí sau đây:

Thịt vịt bảo đảm mềm và hơi dai một chút khi chín. Quá trình ướp gia vị đủ lâu để vịt ngấm gia vị, khi ăn có vị đậm;

Bạn nên ăn nóng ngay sau khi chế biến là ngon nhất.

Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Vịt Băm Đơn Giản Mà Ngon Khó Cưỡng!

Thịt vịt không chỉ chế biến thành nhiều món khác nhau mà nó kết hợp với xôi sẽ thành một ăn sáng vô cùng no nê và đủ chất dinh dưỡng. Hơn nữa, cách nấu xôi vịt băm cũng không cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Nếu bạn thực hiện cách sau đây.

Đối với cách này thì cần chuẩn bị những nguyên liệu đó là : 200g gạo nếp. 70g đậu xanh bỏ vỏ, 150g thịt vịt xay, nấm hướng khô, hành phi, bột nghệ hoặc nhánh nghệ tươi, bột canh muối, nước mắm, mỡ gà hoặc dầu ăn (mỡ gà sẽ ngon hơn).

Trước tiên, nấm hương khô cần ngâm vào nước cho nó nở ra rồi lấy dao thái nhỏ. Tiếp đó cho nấm hương vào tô thịt, thêm một ít mắm, muối trộn đều lên cho ngấm gia vị.

Phần gạo nếp thì vo gạo như gạo thông thường, ngâm nước vài tiếng với một ít bột nghệ hòa chung. Tốt nhất là ngâm qua đêm

Phần đầu xanh thì ngâm nở, để tiết kiệm thời gian thì bạn nên ngâm nó vào tối hôm trước để qua đêm, sáng dậy là có thể dùng ngày.

Sau đó cho gạo và đậu vào một cái tô hấp chín xôi lên. Nếu có nồi hấp thì cho vào giá hấp thì hấp xôi sẽ nhanh chín hơn. Thỉnh thoảng nhớ đảo xôi lên cho nó chín đều và tơi hơn, không bị dưới ở lớp xôi bên dưới.

Khi xôi đã chín rồi thì lúc này cho thêm 2 thài mỡ gà vào đảo đều lên. Cho mỡ gà để món xôi không bị béo quá và trông bóng mịn đẹp vô cùng, trông cũng ngon hơn.

Trong quá trình hấp xôi thì bạn xào thịt vịt băm lên với 2 thìa dầu ăn và nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

Xôi chín thì cho ra bát lớn rồi đổ bát vịt băm đã xào lên trên, rắc thêm một ít hành phi nãu là xong.

Cách nấu xôi vịt băm này khá đơn giản đúng không nào. Thành phẩm thu được là một bát xôi vịt băm vàng ươm, thơm ngon và bóng mượt trông khá bắt mắt. Nhìn thôi cũng đã thấy ngon rồi đấy các bạn ạ, thậm chí đẹp quá không lỡ ăn luôn.

Cách nấu xôi vịt băm thứ hai đơn giản vô cùng luôn

Nguyên liệu trong cách nấu xôi vịt băm này cũng khác hơn so với cách trên, bao gồm:

gạo nếp, thịt xay, vừng, lạc, rau mùi, gia vị (mắm, muối, hạt tiêu, sữa dừa, dầu ăn)

Chi tiết các bước trong cách nấu xôi vịt băm thứ hai này là:

Phần thịt vịt băm thì cho ra bát tô ướp với một chút mắm, hạt tiêu, muối, vừng trộn đều cho ngấm.

Bước 2: Rau mùi thì cần nhặt thật sạch, rồi ngâm với nước muối loãng cho hết các lượng thuốc sâu dư thừa còn bám trên rau.

Bước 3: Lạc rang nên, bỏ vỏ, giã thật nhỏ trộn với một chút muối bột canh.

Bước 4: Xào thịt vịt băm với 1 thìa dầu ăn.

Bước 5: Khi xôi chín thì cho sữa dừa vào nồi xôi trộn đều lên rồi mới xới xôi ra bát.

Bước 6: Cuộn thịt vịt vào xôi bằng cách lấy màng thực phẩm trải ra thớt, múc xôi dàn đều trên màng bọc. Tiếp đó, cho thịt xào vào giữa xôi, ít rau mùi thái nhỏ cuộn vào thành những thanh tròn dài.

Bước 7: Cuối cùng là lấy dao cắt xôi thành từng miếng vừa ăn. Khi ăn chấm với muối lạc đã giã trước đó thì còn gì ngon bằng nữa.

Cách Làm Hột Vịt Muối Ngon Mà Đơn Giản Cả Nhà Đều Mê

Hột vịt muối (hay trứng vịt muối) trông bên ngoài thì giống như hột vịt bình thường, thế nhưng khi tách hột vịt muối ra, bạn sẽ thấy phần lòng đỏ có màu đậm hơn, khi ăn sẽ thấy có vị mặn của muối. Có 2 cách để làm hột vịt muối, JAMJA’s BLOG sẽ hướng dẫn chi tiết ngay sau đây, bạn chỉ cần đi mua nguyên liệu về và chế biến theo công thức thôi.

Nguyên liệu:

Dù làm theo cách nào thì bạn cũng cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

– Hột vịt: 20 quả: Chọn những quả hột vịt lộn mới

– Nước : 1,5 lít

– Rượu trắng có nồng độ cồn cao

– Muối tinh: 300g

– Hoa hồi: 2 cái

Cách 1: Cách làm hột vịt muối truyền thống

Bước 1: Hột vịt mua về đem rửa sạch rồi lau cho thật khô

Bước 2: Cho nước vào nồi, rồi cho thêm một ít muối tinh vào và hòa tan, bắc lên bếp và đun. Cho thêm hoa hồi vào để có mùi thơm hấp dẫn hơn. Sau đó bạn cho rượu trắng vào nồi, khuấy đều và nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp

Bước 3: Xếp hột vịt vào vại sành hoặc lọ thủy tinh. Sau đó bạn đổ hỗn hợp nước đã nấu ở bước 2 vào vại sao cho ngập hết trứng.

Khi hột vịt muối đã chín, bạn hãy vớt hết ra và lau khô, sau đó thì xếp vào hộp và cất vào tủ lạnh để ăn dần.

Cách 2: Cách làm hột vịt muối kiểu hiện đại

Bước 1: Hột vịt sau khi mua về bạn đem rửa sạch rồi lau cho thật khô

Bước 3: Mang túi nilon ra ngoài trời nắng và phơi trong khoảng 2 tiếng. Sau đó thì bạn mang vào nhà và cất túi nilon hột vịt ở nơi râm mát, sạch sẽ, sau khoảng 20 ngày (vào mùa hè) thì có thể lấy ra thưởng thức rồi đấy.

Cách chế biến trứng vịt muối ngon và hấp dẫn

Bong lan trứng muối chính là món bánh được nhiều người biết đến nhất khi nói đến trứng muối. Ngoài ra trứng muối còn được dùng để làm nhân bánh trung thu, bánh sừng bò… Không chỉ vậy, hột vịt muối còn được sử dụng nhiều trong các món ăn hằng ngày của gia đình như xôi nhân trứng muối, chả trứng muối, cơm chiên trứng muối….JAMJA’s BLOG sẽ hướng dẫn bạn một vài cách ăn trứng muối đảm bảo thơm ngon, ăn là mê.

Chả trứng vịt muối lạ miệng

Chả trứng vịt muối chắc chắn sẽ là món ăn gây kích thích vị giác của mọi người, rất lạ miệng, lại thơm ngon, ăn kèm với cơm trắng trong bữa cơm rất thú vị đấy. Cách làm khá đơn giản, với những nguyên liệu dế kiếm.

– Thịt nạc xay: 200g

– Trứng gà: 1

– Bạc hà: 1 nhánh

– Miến: 1 nhúm

– Mộc nhĩ: 1 nhánh

– Tiêu xay: ¼ thìa cà phê

– Hành lá: 20g

– Đường: ½ thìa cà phê

– Hạt nêm: 1/2 thìa cà phê

Cách làm chả trứng vịt muối

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Mộc nhĩ: ngâm trong nước ấm cho nở ra rồi rửa sạch, sau đó thái nhỏ

– Miến: ngâm trong nước ấm cho hơi nở ra rồi thái nhỏ

– Tỏi: bóc vỏ, băm nhỏ

Bước 2: Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà và trứng vịt muối

Bước 3: Cho miến + mộc nhĩ + thịt nạc xay + hành lá + lòng trắng trứng vịt muối + hạt nêm + đường + tiêu xay vào cùng một bát rồi trộn đều lên. Chú ý: vì trứng muối vốn đã mặn nên bạn không nên cho quá nhiều hạt nêm, nếu không món ăn sẽ rất mặn, làm mất đi vị ngon của món ăn.

Bước 4: Cho ½ hỗn hợp đã làm ở bước 3 vào 1 chiếc bát khác. Cho lòng đỏ trứng muối vào chính giữa, sau đó đổ ½ hỗn hợp còn lại lên trên.

Bánh bông lan trứng muối

Chỉ qua một vài bước đơn giản bạn sẽ có ngay món bánh bông lan trứng muối ngon tuyệt, mê hoặc bất cứ ai thưởng thức.

– Trứng gà: 2 quả

– Bột mì: 125g

– Bột nở: 1 thìa cà phê

– Bơ lạt: 70g

– Vani dạng lỏng: 5ml

– Đường: 80g

– Rượu trắng

– Chà bông (học cách làm chà bông thịt heo: Tại đây)

– Dầu ăn: 2 thìa canh

Cách làm bánh bông lan trứng muối

Bước 1: Cho lòng đỏ trứng vịt muối vào nước ấm chần sơ, sau đó cho vào bát. Đổ rượu trắng vào bát sao cho ngập mặt trứng. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ vị tanh của lòng đỏ trứng vịt muối, hơn nữa sau khi nướng, lòng đỏ trứng sẽ dẻo hơn, ăn sẽ ngon hơn đấy.

Bước 2: Sau khoảng 15 phút thì bạn vớt lòng đỏ trứng vịt muối ra bát, cho dầu ăn vào trộn đều. Sau đó hấp cách thủy khoảng 10 phút để trứng chín, rồi lấy ra cho vào bát sạch.

Bước 4: Tiếp theo bạn hãy đập trứng gà vào bát bơ đường, đánh bông lên

Sau đó bạn cho từ từ hỗn hợp trên vào bát hỗn hợp ở bước 4, vừa đổ vừa khuấy đều. Sau khi đã đổ hết bạn tiếp tục đánh hỗn hợp cho đến khi thấy hỗn hợp đặc sệt thì dùng lại

Bước 6: Bắt đầu nướng bánh

– Chuẩn bị sẵn khay nướng bánh sạch và khô. Đầu tiên bạn đổ hỗn hợp bột vào 2/3 khay bột, mỗi khay đặt 1 lòng đỏ trứng vịt muối vào. Làm cho đến khi hết nguyên liệu.

Comments

Bữa Ăn Đơn Giản Mà Ngon

Nguyên liệu:

300g bắp cải, 150g thanh cua Nhật, 10g tỏi băm. Gia vị: đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu, muối.

Bắp cải bào thành sợi nhuyễn, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra, để ráo. Thanh cua Nhật rửa sạch. Đun sôi 500ml nước, cho thanh cua vào luộc chín, vớt ra, để nguội, thái thành khúc dài 5cm, dày 1cm.

Phi thơm tỏi băm với 2 thìa súp dầu ăn. Cho bắp cải vào xào. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa súp nước mắm. Sau đó, cho thanh cua vào xào thêm 3 phút, tắt bếp. Cho bắp cải ra đĩa, thêm 1/3 thìa cà-phê tiêu, dùng ngay.

Thanh cua rất mau chín, vì thế bạn nên xào nhanh tay trên lửa lớn. Nếu muốn bắp cải vẫn còn độ giòn, bạn không nên xào quá lâu.

Bí đao nấu cá điêu hồng Nguyên liệu:

1 quả bí đao (500g), 1 con cá điêu hồng nhỏ (400g), 1 nhánh hành lá, 1 nhánh rau mùi. Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm.

Bí đao gọt vỏ, bổ đôi, bỏ ruột. Sau đó thái sợi dài theo chiều dọc, dày 0,5cm. Hành lá, rau mùi nhặt rửa sạch, thái khúc. Cá điêu hồng làm sạch, thái khúc. Ướp cá với 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê đường, 1/3 thìa cà-phê tiêu, để thấm.

Đun sôi 1 lít nước, cho cá vào nấu, vớt bọt cho nước trong. Khi nước sôi, cho bí vào nấu thêm 3 phút. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê muối, đun thêm 2 phút, tắt bếp.

Nếu thích, bạn có thể rút bỏ xương cá trước khi nấu.

Ruột non kho nghệ Nguyên liệu:

400g ruột non, 1 củ nghệ nhỏ, 5g nghệ bột, 50g hoa hẹ, 10g tỏi băm. Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.

Ruột non rửa sạch với nước muối. Đun sôi 800ml nước, cho ruột vào chần 5 phút. Vớt ra, cho vào nước lạnh, thái khúc dài 2cm. Hoa hẹ nhặt rửa sạch, thái khúc. Củ nghệ gọt vỏ, thái sợi. Phi thơm tỏi băm với 2 thìa súp dầu ăn. Cho ruột vào đảo đều. Nêm 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa cà-phê hạt nêm, thêm nghệ bột và nghệ thái sợi vào, kho trên lửa nhỏ đến khi nước cạn.

Cho thêm 100ml nước vào kho tiếp, đến khi gần sệt, cho hoa hẹ vào, đun thêm 2 phút, tắt bếp. Cho ruột non ra đĩa, rắc 1/3 thìa cà-phê tiêu vào.

Nên chọn ruột non trắng, to đều, không bị hôi hay ngả vàng.

Củ đậu xào ruốc Nguyên liệu:

400g củ đậu, 100g con ruốc khô, 50g hành lá, 2 thìa cà-phê hành tỏi băm nhuyễn. Gia vị: muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, nước tương, ớt thái lát.

Củ đậu gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi dài 4cm, dày 0,7cm. Con ruốc rây sạch vụn. Hành lá nhặt rửa sạch, thái nhuyễn. Xào con ruốc nhanh tay với 1 thìa súp dầu ăn, cho ra bát. Phi thơm hành tỏi băm với 1 thìa súp dầu ăn. Cho củ đậu vào xào trên lửa lớn. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1/2 thìa cà-phê muối.

Tiếp tục cho con ruốc cùng hành lá băm nhuyễn vào đảo đều, tắt bếp. Cho ra đĩa, dùng kèm nước tương và ớt thái lát.

Chọn củ đậu non để món ăn thêm ngọt. Củ đậu mau chín, bạn nên xào nhanh tay trên lửa lớn để không bị mềm.

Canh tôm nấu nấm Nguyên liệu:

200g tôm đất, 150g nấm rơm, 100g hành tây, 100g cà chua, 1 nhánh cần tàu. Gia vị: muối, tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn.

Tôm đất bỏ râu, chân, rửa sạch. Nấm rơm bỏ chân, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng, thái đôi. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau. Cà chua rửa sạch, thái múi cau. Cần tàu nhặt rửa sạch, thái khúc. Xào nấm rơm với 1 thìa súp dầu ăn. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/4 thìa cà-phê đường, 1/4 thìa cà-phê muối. Đun sôi 1,2 lít nước, cho tôm vào nấu 5 phút, sau đó cho nấm, hành tây, cà chua vào. Nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê muối, 1/2 thìa cà-phê đường, nấu sôi, tắt bếp, cho cần tàu vào.

Để cà chua không bị mềm nhũn, bạn nên cho vào khi nước gần sôi.

Cá thu Nhật kho đậu bắp Nguyên liệu:

300g cá thu Nhật, 150g đậu bắp. 25g gừng. Gia vị: nước màu dừa, muối, hạt nêm, đường, nước mắm, dầu ăn.

Cá thu Nhật làm sạch, bỏ ruột, rửa bằng nước muối pha loãng, thái khúc dài 5cm. Ướp cá với 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa nước màu, 1/2 thìa đường, 1 thìa cà-phê dầu ăn, 1 thìa nước mắm. Đậu bắp rửa sạch với ít nước muối pha loãng, thái đôi. Gừng gọt vỏ, thái sợi nhuyễn.

Xào thơm gừng với 1 thìa súp dầu ăn. Xếp cá vào nồi, đổ thêm ít nước xăm xắp mặt cá, nêm 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường, 1 thìa súp nước mắm. Kho cá thêm 10 phút, sau đó cho đậu bắp vào kho thêm 5 phút nữa, tắt bếp.

Để món cá kho được ngon, bạn không nên sử dụng nước tiết ra khi ướp sẽ làm cá bị tanh.(Theo TTGĐ, Vào bếp)