Thực Đơn Chay Cho Bé / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Thực Đơn Ăn Dặm Bằng Món Chay Cho Bé

Hướng dẫn chia sẻ thực đơn ăn dặm bằng món chay cho bé , không phải “mẹ” nào cũng biết?

✅ Thực đơn chay nào cho bữa bữa ăn gia đình? ✅ Ăn chay giúp tăng tuổi thọ? Tại sao? ✅ Tiệc chay tại nhà, bạn cần tìm dịch vụ tổ chức tiệc tại nhà? ✅ Nghĩ đúng về ăn chay?

Không nhất thiết phải ngày nào cũng ăn chay, mà trong năm thì nên có ít nhất vài ngày hoặc vài tuần thì trong mâm cơm gia đình Việt thường xuất hiện những món ăn chay thanh đạm. Ngoài người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể ăn chay trong ngày này mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

“Hưởng ứng ngày rằm hay ngày lễ Vu Lan, lễ hội ăn chay lớn nhất cả nước, một số gia đình ăn chay và thành viên 18 tháng tuổi cũng không ngoại lệ. Để phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ, thì việc thực hiện món cháo đậu hũ sốt tương ngày hôm nay là một lựa chọn đúng đắn. Nên chọn đậu hũ vì đây là thực phẩm giàu đạm, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hướng dẫn nấu cháo đậu hũ sốt tương: (Món chay cho bé)

– Nguyên liệu: Gạo, đậu hũ, hành tây, cà chua, rau mùi.

– Gia vị: Muối iot, tương Nhật.

– Các bước thực hiện:

1. Nấu nước dùng từ củ quả. Cho gạo vào nước dùng để ninh cháo.

2. Đậu hũ thái hạt lựu.

3. Hành tây, cà chua thái hạt lựu.

4. Cho dầu vào nồi, cho hành tây vào xào trước cho thơm. Tiếp đến cho cà chua vào xào cùng, cho thêm ít nước và vài hạt muối trắng iot.

5. Cho đậu hũ vào sốt cùng, trong lúc sốt nêm nếm thêm tương Nhật. Để lửa nhỏ, om 5 phút cho đậu ngấm.

6. Băm hoặc xay hỗn hợp trên.

7. Cho hỗn hợp đậu sốt tương vào cháo. Nêm nếm lại bằng tương và muối trắng cho vừa miệng trẻ.

8. Rau mùi thái nhỏ thả vào nồi cháo trước khi bắc ra.

Lưu ý : Gia vị cho trẻ sẽ là dầu ăn, nước tương ăn dặm, muối i ốt. Không dùng mỡ động vật và nước mắm. Sử dụng cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Thực Đơn Thuần Chay Đơn Giản

Thực đơn #1 :

Cơm lứt độn đậu: gạo lứt và đậu tùy chọn (đậu đen, đậu trắng, đậu lăng…) ngâm qua đêm, nấu chung trong nồi cơm điện với tỉ lệ 1,5 nước :1 gạo :0,5 đậu

Nấm xào sả ớt: nấm tùy ý sơ chế và rửa sạch. Sả và ớt băm nhỏ. Để chảo nóng rồi phi sả với một ít dầu, sau đó cho nấm và ớt vào xào trong 5′. Nêm nếm tùy ý.

Canh rau cải: Cải rửa sạch, thái vừa ăn, cho vào nước sôi và nêm nếm tùy ý. Chú ý chọn các loại rau cải có màu xanh đậm sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn. Ví dụ: cải xanh, rau mồng tơi, cải ngọt, bó xôi, v..v..

Thực đơn #2

Mì soba/mì gạo lứt xào rau củ: sơ chế rau củ tùy ý (bắp non cắt ngọn, cà rốt thái sợi, các loại nấm thái lát). Luộc mì trong nước sôi khoảng 7′. Làm nước sốt gồm nước tương, tỏi băm, dầu mè, hạt tiêu, 1 lát chanh/1 muỗng dấm gạo. Phi hành tỏi với dầu mè cho thơm, xào chín rau củ, tắt bếp cho mì và sốt vào đảo đều cho ráo nước. Rắc chút mè rang trang trí.

Thực đơn #3

Cơm lứt độn đậu: gạo lứt và đậu tùy chọn (đậu đen, đậu trắng, đậu lăng…) ngâm qua đêm, nấu chung trong nồi cơm điện với tỉ lệ 1,5 nước :1 gạo :0,5 đậu

Đậu phụ và nấm sốt cà: nấm rửa sạch, ngâm mềm. Cà chua thái lát mỏng. Đậu phụ rán cho vàng nhưng không quá khô để ngấm sốt. Phi hành tỏi với dầu mè cho thơm, cho cà chua và nấm vào xào, thêm ít nước cho cà chua nhuyễn hẳn. Thêm đậu phụ rồi đảo đều cho đậu ngấm sốt. Tắt bếp và rắc hành lá.

Canh hẹ: Hẹ rửa sạch, thái khúc. Đậu phụ trắng cắt thành từng miếng nhỏ. Cho đậu phụ vào nồi , đợi nước sôi. Đổ lá hẹ và hành lá cắt nhỏ vào, nêm nếm vừa ăn.

Thực đơn #4

Cơm lứt trộn hạt diêm mạch (quinoa) rong biển: gạo lứt và diêm mạch ngâm qua đêm, nấu chung trong nồi cơm điện tỉ lệ 1,5 nước :1 gạo :0,5 diêm mạch. Cơm chín xới ra cho khô nước. Bắp hạt và cà rốt đã xắt hạt lựu luộc sơ. Phi hành tỏi với dầu mè cho thơm, thêm cơm vào đảo săn, cho rau củ vào. Cuối cùng tắt bếp rắc hành lá xắt nhỏ và rong biển ăn liền vào đảo đều.

Canh rong biển: rong biển ngâm cho nở trong nước. Đậu phụ trắng cắt nhỏ. Cho đậu phụ và rong biển vào nồi, đợi nước sôi. Nêm nếm vừa ăn.

Thực đơn #5

Miến xào chay: nấm mèo ngâm nở, thái sợi. Cà rốt thái sợi. Hành lá, rau mùi cắt khúc. Miến dong ngâm trong nước lạnh sau đó chần nước sôi, để ráo. Phi hành tỏi với dầu mè cho thơm, nấm mèo, cà rốt xào chín rồi cho miến dong vào, rưới lên 1 muỗng dầu ăn, xào lửa lớn, nêm nếm. Tắt bếp cho hành lá rau mùi trộn đều.

Canh kimchi: Kimchi, đậu phụ trắng cắt miếng vừa ăn. Hành lá cắt khúc dài bằng kimchi Xào sơ kimchi với dầu mè sau đó cho nước lọc, đậu phụ vào, đun sôi thì vặn nhỏ lửa. Ninh canh trong khoảng 10 phút, nêm nếm rồi rắc hành lá.

Thực Đơn Thực Dưỡng 1 Tuần Ohsawa Dành Cho Người Ăn Chay

Nguồn gốc của chế độ thực dưỡng Ohsawa

Nhật Bản vốn là một đất nước có dân số già. Để bảo vệ và duy trì sức khỏe dẻo dai, kéo dài tuổi thọ, người dân đất nước mặt trời mọc đã sáng tạo ra chế độ thực dưỡng Ohsawa. Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả bao gồm những bữa ăn chay đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cân bằng hệ dinh dưỡng trong cơ thể. Phương pháp thực dưỡng này ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng rất hiệu quả.

Thực dưỡng Ohsawa bao gồm có 10 bậc khác nhau. Các bậc được phân chia từ bậc -3 đến bậc số 7. Thực phẩm được áp dụng trong các bậc thường là gạo lứt, rau củ và các loại hạt. Thực hiện đầy đủ 10 bậc trong chế độ thực dưỡng bạn sẽ phòng ngừa được một số loại bệnh như ung thư, các bệnh về gan, thận…

10 bậc trong thực đơn thực dưỡng Ohsawa

Như đã nói ở trên, chế độ thực dưỡng Ohsawa được chia thành 10 bậc khác nhau. Mỗi bậc lại có cách phân chia các mức thực phẩm khác nhau. Trong 10 bậc này bạn chỉ được phép sử dụng tối đa 5% các loại đồ ngọt. Chẳng hạn:

Bậc số 7: Thức ăn cả ngày 100% là gạo lứt, không dùng kèm theo các loại đồ ăn khác.

Bậc số 6: Bạn dùng 90% gạo lứt và 10 % rau củ đậu, các loại hạt.

Bậc số 5: Bậc này gồm có 80% gạo lứt, 20% rau củ đậu và hạt.

Bậc số 4: Bậc 4 gồm 70% gạo lứt, 20% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp chế biến từ các loại thực vật.

Bậc số 3: Tại bậc số 3, bạn dùng 60 % gạo lứt, 30% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp thực vật.

Bậc số 2: Bậc này gạo lứt giảm đi 1 nửa còn 50% kèm theo 30% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp thực vật, 10% các loại thực phẩm chế biến từ động vật. Nếu bạn ăn chay thì thay vì thịt động vật có thể đổi sang sử dụng ngũ cốc.

Bậc số 1: Gạo lứt được hạn chế còn 40% kèm theo đó là 30% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp, 20% đồ ăn làm từ động vật hoặc ngũ cốc.

Bậc số -1: Bậc này sẽ có 30% gạo lứt, 30% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp, 20% sản phẩm động vật hoặc ngũ cốc kèm theo 10% hoa quả, rau sống.

Bậc số -2: Bậc này gồm có 20% gạo lứt, 30% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp thực vật, 25% ngũ cốc hoặc sản phẩm từ động vật, 10% hoa quả, rau sống kèm theo 5% đồ ngọt tráng miệng.

Bậc số -3: Bậc này bạn sẽ tiến hành ăn 10% gạo lứt, 30% rau củ đậu và hạt, 10% canh súp thực vật, 30% sản phẩm chế biến từ động vật hoặc ngũ cốc, 15% hoa quả rau sống, 5% các loại đồ ngọt tráng miệng và đồ ngọt.

Những nguyên tắc của chế độ thực dưỡng Ohsawa

Khi áp dụng chế độ thực dưỡng, người dùng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ như:

Tuyệt đối không sử dụng sóng điện từ để làm chín các loại thức ăn.

Nói không với các loại chất điều vị, chất bảo quản, chất phụ gia, các loại bột, hương vị, bột nêm…

Không ăn các loại thực phẩm được trồng trọt, chăm bón bằng phân hóa học, chất kích thích, thuốc trừ sâu…

Với những loại thực phẩm đã qua tinh chế cũng tuyệt đối không nên sử dụng.

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp cũng nằm trong danh sách những loại độ ăn không nên sử dụng với chế độ thực dưỡng Ohsawa.

Các loại thực phẩm trái mùa, thực phẩm lai tạo cũng hoàn toàn không tốt cho cơ thể khi ăn thực dưỡng.

Ưu điểm của chế độ ăn thực dưỡng Ohsawa

Ohsawa được rất nhiều người ăn chay áp dụng cho các bữa ăn hàng ngày. Chế độ này mang đến nhiều ưu điểm cho sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, sảng khoái hơn, So với những chế độ ăn chay thông thường, chế độ ăn thực dưỡng Ohsawa mang nhiều ưu điểm như sau:

Có chế độ rõ ràng: Nguyên tắc của chế độ ăn Ohsawa là thanh lọc cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. So với các phương pháp ăn chay thông thường, Ohsawa mang tính thực tế, sử dụng các loại thực phẩm mang tính cân bằng với thực đơn và chế độ rõ ràng giúp tinh thần sảng khoái, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng nguyên liệu gạo lứt là chủ yếu: Điều làm nên sự khác biệt của chế độ ăn thực dưỡng Ohsawa đó chính là sử dụng gạo lứt là trung tâm. Bữa ăn nào cũng sẽ có gạo lứt, hạn chế các loại thực phẩm chế biến bằng hình thức xào, nấu… coi trọng đồ ăn hấp, luộc để hương vị thức ăn được đảm bảo.

Hỗ trợ điều trị một số loại bệnh: Nếu như ăn chay thường chỉ là cách để tạo lập một thói quen lành mạnh thì ăn chay thực dưỡng lại có mục đích. Mục đích là để điều trị bệnh, tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ.

Thực đơn thực dưỡng 1 tuần với gạo lứt muối mè

Trong chế độ ăn chay thông thường, người dùng thường sẽ kiêng không sử dụng thịt cá kèm theo đó là tiêu chí không sát sinh. So với cách ăn chay thông thông thường thì thực dưỡng Ohsawa có nhiều cải tiến hơn. Theo đó bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc, rau củ quả, trái cây hoặc ăn theo chế độ ăn gạo lứt muối mè.

Bữa sáng: Cháo gạo lứt và muối rang. Bạn có thể dùng muối hầm cũng được.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt, bí đỏ chiên và muối vừng rang.

Bữa tối: Cơm gạo lứt, cà rốt và củ sen nấu bột, thêm một ít muối vừng rang.

Bữa sáng: Thanh lọc cơ thể với muối rang ăn với kê hầm.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt và muối mè.

Bữa tối: Cơm gạo lứt, muối mè và ram tương.

Bữa sáng: Uống sữa thảo mộc vào bữa sáng rất tốt cho cơ thể.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt và cà rốt chiên mè.

Bữa tối: Cháo bí đỏ.

Bữa sáng: Muối rang ăn với bobo hầm.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt, hành chiên và muối mè.

Bữa tối: Cơm gạo lứt chiên.

Bữa sáng: Xôi nếp lứt, muối mè và đậu huyết.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt, muối mè và bí đỏ.

Bữa tối: Cháo kê ăn với hành và cải

Bữa sáng: Không ăn cơm gạo lứt thay vào đó hãy uống một cốc cà phê.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt, muối mè, hành và củ sen chiên.

Bữa tối: Cơm gạo lứt ăn với muối mè và cuốn tương.

Bữa sáng: Bắp hầm ăn với muối mè. Bạn có thể thêm chút đường đen hoặc đường thốt nốt đều được.

Bữa trưa: Cơm gạo lứt, muối mè, hành và bắp chiên.

Bữa tối: Cốm gạo lứt rang.

Thực đơn áp dụng cho 7 ngày trong tuần bạn nên thực hiện theo để có được một sức khỏe dẻo dai.

Cách nấu một số món ăn từ gạo lứt trong chế độ ăn thực dưỡng Ohsawa

Cháo gạo lứt

Để có được bát cháo gạo lứt thơm ngon, đúng vị bạn có thể thực hiện các bước làm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gạo lứt, mơ muối, hạt sen, bột nghệ, đậu đỏ và rau củ. Rau củ có thể có cũng được mà không có cũng không sao. Gạo và đậu đãi thật sạch để ráo nước. Hạt sen bỏ tâm và rửa sạch.

Bước 2: Luộc sôi đậu đỏ đã chuẩn bị và vớt ra một chiếc bát.

Bước 3: Đổ lần lượt gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, mơ muối, bột nghệ, muối hầm vào nồi áp suất. Sau đó ngâm các nguyên liệu này với 1 lít nước và đun trong thời gian 20 phút rồi tắt bếp. Sau 30 phút, bạn tiếp tục đun lần hai, lần này đun sôi trong 20 phút.

Bước 4: Thêm chút rau củ theo mùa vào nồi. Rau củ không nên cho vào ngay từ ban đầu sẽ làm mất đi mùi thơm của cháo. Trước khi cho vào nồi nên luộc hoặc hầm riêng. Chỉ cho vào cháo khi cháo ninh lần 2.

Bước 5: Cháo chín, múc ra bát và thưởng thức. Bạn có thể cho thêm chút hành lá và các loại rau thơm sẽ trọn vị hơn.

Cơm lứt hạt kê

Một món ăn làm từ gạo lứt khác bạn có thể tham khảo đó chính là cơm lứt hạt kê. Món này rất dễ ăn, dễ chế biến, lại đảm bảo dinh dưỡng. Bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu như gạo lứt, muối, nước và kê.

Bước 2: Đãi kê thật sạch sau đó ngâm trong vòng 15 phút. Vớt kê ra để ráo nước trước khi sử dụng.

Bước 3: Đãi gạo lứt và ngâm từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng mới vớt gạo ra.

Bước 4: Thêm ít nước sạch vào nồi, đậy vung, đun với lửa lớn. Nước sôi mới đổ gạo lứt vào, khuấy đều, để sôi trong 10 phút. Mở vung ra và thêm ít muối, đảo nhẹ.

Bước 5: Khi cơm cạn nước, bạn bỏ kê vào. Sử dụng đầu đũa đảo đều và tiếp tục đậy vung cho cơm chín đều.

Bước 6: Cơm chín thì tắt bếp, xới ra bát ăn với muối mè đã chuẩn bị sẽ rất ngon.

Thực Đơn Thực Dưỡng Ohsawa Dành Cho Những Người Ăn Chay Trường

Thực dưỡng Ohsawa là gì? Các bậc của phương pháp thực dưỡng này

1. Thực dưỡng Ohsawa xuất phát từ đâu?

Thực dưỡng Ohsawa xuất phát từ xứ sở hoa anh đào, Nhật Bản, nơi có số người cao tuổi cao hàng đầu trên thế giới, phương pháp thực dưỡng ngày càng được nhiều người lựa chọn để có được sức khỏe và cuộc sống an nhiên hơn, cân bằng hơn. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để có thể thực hiện điều này, vì vậy, chúng ta phải luôn thực hiện theo 10 bậc thực dưỡng ohsawa để đảm bảo bản thân đang đi đúng hướng.

Trong thực dưỡng, cách ăn được đánh số từ -3 đến 7 theo tỉ lệ tăng dần của gạo lứt hay cốc loại, từ 10% đến 100%, áp dụng đúng các số ăn này thì bạn sẽ có thể phòng và trị các bệnh từ cảm mạo, phong hàn đến gan, thận, ưng thư, cao nhất là tâm thần.

100% gạo lứt cho cả ngày. Không dùng bất kì thức ăn nào khác.

90% gạo lứt cùng 10 % rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước.

80% gạo lứt cùng 20% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước.

60 % gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước và 10% canh súp thuần thực vật.

50% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước, 10% canh súp thuần thực vật và 10% sản phẩm động vật chế biến ít nước (nếu ăn chay thì đổi thành ngũ cốc)

40% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước, 10% canh súp thuần thực vật và 20% Sản phẩm động vật chế biến ít nước (nếu ăn chay thì đổi thành ngũ cốc)

30% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước

10% canh súp thuần thực vật

20% sản phẩm động vật chế biến ít nước

10% rau sống và trái cây.

20% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước

10% canh súp thuần thực vật

25% Sản phẩm động vật chế biến ít nước

10% rau sống và trái cây

5% tráng miệng và đồ ngọt.

10% gạo lứt kèm 30% rau củ đậu và hạt nhiều dầu chế biến ít nước

10% canh súp thuần thực vật

30% sản phẩm động vật chế biến ít nước

15% rau sống và trái cây

5% tráng miệng và đồ ngọt.

Trong 10 bậc thực dưỡng ohsawa chỉ có tối đa 5% thức ăn được phép ăn đồ ngọt còn lại là nguyên liệu thiên nhiên, ăn thanh đạm.

Sự khác biệt giữa ăn chay thực dưỡng ohsawa và ăn chay đơn thuần

Để hiểu rõ hơn về thực dưỡng ohsawa, sau khi nghiên cứu về triết lí và những bài tập, chế độ ăn… thì việc so sánh giữa ăn chay thực dưỡng ohsawa và ăn chay thông thường sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về phương pháp bảo vệ sức khỏe và có được cuộc sống hạnh phúc đến từ đất nước mặt trời mọc, Nhật Bản.

1. Có chế độ ăn rõ ràng

Ohsawa đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu phương pháp này và đưa ra một chế độ ăn, nguyên tắc để có thể thanh lọc cơ thể, xác lập thế cân bằng nhờ thức ăn.

Đầu tiên phải xác định, ăn chay thực dưỡng ohsawa khác với ăn chay thông thường là nó không phải tín ngưỡng, tâm linh để cầu ước điều gì mà là phương pháp thực tế, thông qua thức ăn để con người đạt được sự cân bằng âm dương, có được sức khỏe tốt, tinh thần tốt.

2. Thức ăn chủ yếu là gạo lứt, đề cao thức ăn toàn phần

Một điều đặc biệt so với ăn chay thông thường đó là sử dụng gạo lứt làm trung tâm, các món ăn hạn chế việc chế biến, và thường dùng nhất là việc hấp, luộc để giữ nguyên hương vị thức ăn.

Đồng nghĩa với việc nếu ăn chay thông thường là không thịt cá, không sát sinh thì với ăn chay thực dưỡng ohsawa là chỉ ăn ngũ cốc, rau củ quả, trái cây và đặc biệt, nếu thực hiện phương pháp ăn thực dưỡng số 7 là chỉ ăn duy nhất gạo lứt muối mè.

Điều thứ hai đó là trong triết lí thực dưỡng, con người nên ăn thức ăn toàn phần nhĩa là thức ăn tại nơi họ sinh ra, thức ăn theo mùa, vì ohsawa tin rằng vạn vật trời đất sinh ra là để tương hỗ lẫn nhau, bổ sung âm dương cho nhau.

Vì vậy cùng là ăn rau củ thì bạn nên mua rau củ được trồng tại địa phương hơn là rau củ nhập từ nơi khác về, ăn thức ăn thiên nhiên trong nước hay hơn nước ngoài.

Một điểm khác nhau cơ bản của ăn chay thông thường và ăn chay theo phương pháp thực dưỡng là mục đích. Theo thực dưỡng nghĩa là theo chế độ ăn để có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, trị bệnh, sống lâu hơn.

Ohsawa tin rằng mọi bệnh tật đều xuất phát từ việc con người ăn uống quá mức âm hoặc quá dương, thiếu đi sự cân bằng và tự đẩy bản thân vào việc bệnh tật, mệt mỏi, yếu ớt.

Vì vậy, khi ăn gạo lứt, ngũ cốc, những thức ăn không quá âm cũng không quá dương sẽ giúp cơ thể dần phục hồi, quay lại thế cân bằng, loại bỏ độc tố từ đó phòng và trị các bệnh trong cơ thể.

Những nguyên tắc cần phải đảm bảo khi ăn thực đơn thực dưỡng ohsawa

Nguyên tắc 1:

– Không được làm chín thức ăn bằng các thiết bị sóng điện từ.

Nguyên tắc 2:

– Không sử dụng chất bảo quản, bột ngọt, chất điều vị, bột nêm, hương vị, gia vị tổng hợp, chất tạo màu…

Nguyên tắc 3:

– Không dùng thực phẩm đã qua tinh chế.

– Không dùng các thực phẩm được nuôi trồng bằng các hóa chất gây hại (phân hóa học, chất kích thích, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…)

Nguyên tắc 5:

– Không dùng các thức ăn trái mùa, lai tạo nhân tạo. Không dùng thức ăn quá xa nơi sinh sống, bán kính 60km trong cả 10 bậc thực dưỡng ohsawa.

Nguyên tắc 6:

– Không sử dụng thức ăn qua chăn nuôi công nghiệp.

Thực dưỡng ohsawa là phương pháp giúp con người có được cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhờ áp dụng các cách ăn đúng nguyên tắc, đặc biệt là cách ăn số 7 có thể giúp phòng và trị bệnh cho mọi người, từ những bệnh đơn giản như cảm mạo đến bệnh nặng về máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, thậm chí ung thư, tâm thần. Bạn muốn có điều gì khi áp dụng phương pháp này và bạn đang ở đâu trong 10 bậc thực dưỡng ohsawa.

6 món ăn chay theo thực đơn thực dưỡng ohsawa ngon miệng

Một biến tấu thú vị của gạo lứt và rong biền cùng ít lá rau, bạn sẽ có ngay món ăn vừa lạ miệng vừa có thể ăn chay, thực hiện đúng phương pháp thực dưỡng.

Gạo lứt, đậu đỏ vo đãi sạch.

Luộc sôi đậu đỏ rồi vớt ra để ráo.

Cho gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, phổ tai, mơ muối (cắt nhỏ), bột nghệ, muối hầm ngâm với 1 lít nước trong nồi áp suất khoảng 20 phút, tắt bếp, để nửa tiếng sau đun tiếp lần 2 trong 20 phút.

Có thể cho thêm rau củ theo mùa vào thành món cháo thập cẩm.

Khi cho rau củ thì không ninh ngay từ đầu vì sẽ bị nồng.

Nên hầm hoặc luộc rau củ riêng rồi ninh cùng cháo khi đun lần 2.

Có thể ăn kèm rau thơm, hành lá.

Món cháo gạo lứt ăn rất hợp vị với ca-la-thầu (củ cải ngâm tương).

Đãi kê, ngâm 15 phút rồi vớt ra để ráo.

Đãi gạo, ngâm nước 1.30 đến 2 giờ thì vớt ra.

Thêm nước sạch vào nước ngâm cho đủ 2 lon đổ vào nồi, đậy vung, đun lửa lớn cho nhanh sôi. Bỏ gạo vào, dùng đũa khuấy đều rồi đậy vung lại, để sôi lại 10 phút. Mở vung, nêm muối, khuấy đảo nhẹ và nấu gạo với nước.

Cơm cạn nước, mở vung, bỏ kê vào, dùng đũa trộn đều và đậy vung nấu tiếp cho chín.

Ăn với muối mè.

Thưởng thức bánh đa kê, vừa có độ giòn của bánh, độ ngọt bùi của đậu xanh và thêm chút giòn tươi của dừa non, một món ăn vừa vui miệng vừa có thể thay đổi khẩu phần ăn theo chế độ thực dưỡng phải không nào!

thực đơn thực dưỡng 1 tuần

thực đơn thực dưỡng giảm cân

cách nấu những món ăn thực dưỡng

ăn sáng thực dưỡng

cách chế biến một số món ăn thực dưỡng

mâm cơm thực dưỡng

thực dưỡng là gì

thực hành thực dưỡng