Ruột Già Làm Món Gì Ngon / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Món Ăn Bài Thuốc Cho Người Bệnh Ung Thư Ruột Già

Ung thư ruột già là bệnh thuộc đường tiêu hóa, do đó, thức ăn phải được lựa chọn thật kỹ lưỡng, có lợi cho đường tiêu hóa để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh tốt hơn.

Vịt nấu nấm hương

Nấm hương (đông cô) 10g, thịt vịt 100g, ngọc lan phiến 6g, gạo tẻ 50g. Các thứ rửa sạch, nấu chung, dùng ăn khi đói bụng. Món ăn này còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư ruột già và bồi bổ xương tủy.

Sơn dược nấu tủy xương heo

Tủy xương heo 60g, bột sơn dược (khoai mài) 20g. Hai thứ nấu chín, có thể pha thêm mật ong (tùy liều lượng), dùng ăn khi đói bụng. Ngoài việc tốt cho người bệnh ung thư ruột già, món ăn còn bồi bổ cốt tủy.

Chè ngân nhĩ nấu đường phèn

Nấm tuyết (ngân nhĩ) 20g, ngâm nước cho mềm, rửa sạch, thanh mai 10g, cao sơn tra 4g, đường phèn (lượng tùy thích). Các thứ cho vào nồi sành sứ, thêm lượng nước thích hợp, nấu chín để dùng trong ngày. Món ăn này rất có lợi cho đường ruột, người mắc ung thư ruột già.

Đậu hũ nấu cá chạch

Cá chạch 100g, đậu hũ 50g, nấu chín với ít giấm. Dùng ăn trong bữa cơm. Món ăn này còn có tác dụng có thể bảo vệ công năng của gan, tránh ung thư ruột già.

Canh hoa hiên nấu cá chình

Hoa hiên 30g, thịt cá chình 100g, thêm gia vị nấu canh ăn vào lúc đói bụng. Thịt ba ba cũng có thể thay thế cá chình.

Hến nấu cá trắm đen

Thịt hến 100g, cá trắm đen 100g, thêm gia vị, xào ăn trong bữa cơm. Cá rất ít chất béo và thường có lợi cho đường ruột, nhất là ung thư ruột già.

Cháo hạt sen

Vật liệu: Bột hạt sen 50g, gạo tẻ 120g.

Phương pháp chế biến: Vo sạch gạo bột hạt sen cho vào nồi đun bằng lửa lớn tới khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh nhừ, nêm gia vị thành cháo là được. Hàng ngày ăn hai lần vào buổi sáng và tối.

Người bệnh ung thư ruột già lúc bị tiêu chảy buộc phải kết hợp nằm nghỉ ngơi, uống đa dạng nước để bù vào lượng nước bị mất. Ngoài ra, bắt buộc giảm thiểu ăn những mẫu rau xanh, quả cất đa dạng chất xơ vì sẽ gây kích thích nhu động ruột kéo đến bệnh tiêu chảy trở thành nặng hơn.

Cháo dạ dày heo

Nguyên liệu: Dạ dày lợn 1 cái, bạch truật 60g, gừng tươi một nhánh, gạo tẻ 100g.

Bí quyết chế biến: Bạn làm sạch bao tử heo, thái thành từng miếng nhỏ, sau đấy cho cộng mang bạch truật và gừng vào nồi, đổ nước rồi hầm nhừ. Sau khi toàn thể vật liệu đã nhừ, bạn vớt cái ra, giữ nước rồi tiếp tục cho gạo vào ninh nhừ. Cuối cùng thêm gia vị vừa ăn vào là được. Mỗi ngày ăn một lần thay bữa sáng cho tới khi bệnh thuyên giảm.

Theo Thái Hậu (VietNamNet)

Nấu Món Gì Cho Người Già

Món ăn tốt cho người lớn tuổi

Món ăn tốt cho người lớn tuổi bánh nhân gà thập cẩm

Nguyên liệu: Thịt gà sống 150g, bột mì 200g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác liều lượng thích hợp.

Cách làm: Thịt gà cùng với hành tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân bánh. Bột mì thêm nước nhào trộn cán thành vỏ bánh, bánh thập cẩm được luộc hoặc hấp chín, làm bữa ăn chính, khi đói, ngày 1 lần. Một đợt 5 – 10 ngày. Dùng cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy còm, da khô nhẽo.

Món ăn tốt cho người lớn tuổi cháo nhân sâm

Nguyên liệu: nhân sâm tán bột 3g, gạo tẻ 100g, đường phèn liều lượng thích hợp.

Cách làm: Gạo nấu cháo, cháo chín cho bột sâm vào. Đường phèn cho trong một ca nhỏ thêm nước sôi khuấy cho tan và đổ vào nồi cháo, đun sôi lại. Ăn vào mùa lạnh, bữa sáng và bữa tối khi đói. Dùng cho người cao tuổi cơ thể suy nhược, ăn kém, tim nhịp nhanh, thở gấp, mất ngủ, quên lẫn…

Món ăn tốt cho người lớn tuổi cháo hoàng kỳ

Nguyên liệu: Hoàng kỳ 30g, nhân sâm 4 – 8g (hoặc đảng sâm 10 – 15g), gạo tẻ 100 – 150g, đường trắng vừa đủ.

Cách làm: Dược liệu thái lát hãm với nước, gạn lấy nước để sẵn. Gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho nước hoàng kỳ, nhân sâm và đường trắng vào, đun nhỏ lửa đến sôi. Ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng cho người cao tuổi suy nhược cơ thể hoặc sau bệnh dài ngày, ăn uống kém.

Món ăn tốt cho người lớn tuổi chim cút chiên dầu mè

Nguyên liệu: chim cút 4 – 5 con, lá mơ, bột, dầu mè

Cách làm: Chim làm sạch, lá mơ rửa sạch thái nhỏ, nhồi trong bụng chim, tẩm bột, dùng dầu mè chiên. Dùng cho người cao tuổi suy nhược, hư lao thở gấp, mỏi mệt, tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày, ăn kém.

Món ăn tốt cho người lớn tuổi ruốc cá tiêu gừng

Nguyên liệu: cá quả hoặc cá sộp 1.000g, gia vị

Cách làm: Cá làm sạch vẩy, bỏ ruột và đầu đuôi, cắt khúc, cho mắm muối, bột tiêu, gừng đập giập, thêm ít nước, kho cho chín, gỡ bỏ xương, giã thành ruốc, thêm muối tiêu và chút bột gừng lượng thích hợp, đảo khô trên chảo, để nguội, cho vào lọ sạch đậy kín. Ăn trong các bữa ăn, từng đợt 5 – 7 ngày. Dùng cho người cao tuổi hay phụ nữ, trẻ em suy nhược, người gầy yếu, chán ăn.

Món ăn tốt cho người lớn tuổi canh trứng gà cà chua

Nguyên liệu: Cà chua 250g, trứng gà 1 quả.

Cách làm: Cà chua rửa sạch thái lát, đun sôi, đánh trứng vào đảo đều, thêm nước và gia vị, đun sôi, ăn với cơm. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể sau bệnh dài ngày, ăn uống kém.

Món ăn tốt cho người lớn tuổi cháo củ mài

Nguyên liệu: củ mài 30g, gạo nếp 50g.

Cách làm: Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tùy ý. Ăn quanh năm, ăn bữa phụ (sáng và tối), ăn nóng. Dùng cho người tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.

Nguyên tắc ăn uống cho người lớn tuổi

Đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng, và giúp cho người già dễ tiêu hóa, đảm bảo được đầy đủ chất đạm

Các món ăn nên chế biến theo cách hấp hoặc luộc và không nên chế biến các món ăn với quá nhiều dầu mỡ để đảm bảo hàm lượng các vitamin và khoáng chất, tránh các đồ xào, rán chứa nhiều mỡ.

Ưu tiên các loại rau và hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể người già

Rau xanh và hoa quả là những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi. Hàm lượng chất xơ cao giúp tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể người già đồng thời bổ sung được hàm lượng khoáng và vitamin trong cơ thể

Giảm áp lực cho dạ dày về đêm

Quá trình tiêu hóa của người cao tuổi thường diễn ra dài hơn do sự bài tiết dịch vị trong dạ dày giảm đi, việc hấp thụ các chất như canxi, sắt cũng kém hơn. Không nên cho người lớn tuổi ăn buổi tối hoặc cho họ ăn ít đi để có thể dễ dàng tiêu hóa

Đồ ăn cần có độ mềm

Do khả năng tiêu hoá và hấp thụ thức ăn kém nên bữa ăn của người cao tuổi cần có độ mềm thích hợp.Thức ăn nên chế biến mềm, không nên sử dụng hay chế biến các thực phẩm quá cứng vì không tốt cho răng và cả hệ tiêu hóa

Nên ăn nhạt

Ăn mặn có thể gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp… vì thế khẩu phần ăn của người già nên ăn nhạt không nên quá mặn

Hạn chế chất đường

Người cao tuổi phải hạn chế ăn đường, hạn chế uống nước ngọt và ăn bánh kẹo. Để tránh các bệnh khác về tim mạch

Hạn chế chất béo

Người cao tuổi nếu bị thừa chất béo sẽ dễ bị thừa mỡ trong máu, cholesterol trong máu tăng gây nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, có thể bị xuất huyết não, liệt nửa người… vì thế nên hạn chế các chất béo cho cơ thê để tránh gây ra các căn bệnh khác

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ BỊ TAI BIẾN

5 CÁCH CHĂM SÓC NGƯỜI GIÀ BỊ TAI BIẾN- NÂNG CAO KHẢ NĂNG PHỤC HỒI

7 LƯU Ý KHI TÌM NGƯỜI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TẠI NHÀ

Mồng Tơi Mát Ruột, Nấu Kiểu Gì Cũng Ngon

PN – Mồng tơi ngọt mát, nấu với nguyên liệu gì cũng ngon, đơn giản thì có rau xào, canh cua, cầu kỳ thì có các loại lẩu mồng tơi ăn với bao tử, mực, bắp bò…

Mồng tơi ăn mát lại ngon

Món từ rau mồng tơi quen thuộc nhất là nấu canh với cua đồng. Gọi là canh mồng tơi cua đồng nhưng thật ra cần thêm vài loại rau nữa mới ngon. Cua mua về rửa sạch giã, lọc lấy nước (có thể cho xay bằng cối xay thịt). Mồng tơi, mướp, đậu bắp (có nơi gọi là bắp còi), thêm ít rau dền, rau ngót, rau nhớt… (mà người ta gọi là rau tập tàng). Cái hay của món canh này là nếu lượng mồng tơi ít đi thì sẽ là món canh tập tàng, nếu lượng rau nhớt nhiều lên thì gọi là canh rau đay. Trong quá trình nấu, thịt cua sẽ tự động kết thành tảng và nổi lên mặt, cho sôi một dạo, vớt hết bọt, bỏ rau vào, hai thứ cho vào cuối cùng là mướp và đậu bắp. Món canh này ăn kèm với cà pháo, mắm tôm, thêm món kho và món xào nữa là có một mâm cơm ngon, đơn giản, đủ chất dinh dưỡng. Đây là món ăn mùa hè, giải nhiệt, mát dạ.

Mồng tơi ăn kèm với lẩu nào cũng ngon

Trong món bao tử nấu tiêu hay món bắp bò nấu tiêu xanh thì rau mồng tơi làm chủ lực. Hầm cho bao tử hay thịt bò mềm, nêm nếm vừa ăn rồi đập dập tiêu xanh bỏ vào. Mồng tơi rửa sạch để ráo nước sắp lên đĩa. Ăn theo kiểu lẩu, nước sôi, ăn đến đâu bỏ rau đến đó, đảo rau một vòng rồi gắp ra. Món này ăn với bún. Ngoài ra, còn có món lẩu chim bồ câu chỉ ăn với rau mồng tơi mới ngon, mới đậm đà. Thịt chim bồ câu bằm nhuyễn, vê viên (trong tiệc cưới người ta ép thành khuôn có hình chữ song hỉ). Nấu nước lèo với các gia vị lẩu. Nước sôi cho rau mồng tơi vào. Ăn nóng với bún hay với mì sợi. Cái ngon của rau mồng tơi là dù ở dạng chín tái (giòn giòn, sựt sựt) hay chín mềm đều ngon. Đó là do rau mồng tơi quến hết chất béo, chất ngon của vị lẩu. Càng ăn càng thấy mê! Đơn giản nhất cho các bà nội trợ bận rộn là mua lẩu đông lạnh trong siêu thị (lẩu chua, lẩu hải sản…) về nấu, ăn với rau mồng tơi (không cần rau sống). Một cái lẩu ba người ăn, phải đến hai hay ba bó rau mồng tơi mới đủ.BÌNH AN

Mẹo Làm Mềm Thịt Gà Già

Một số chị em thường cho rằng thịt gà già rất khó dùng để nấu ăn ngon, bởi lẽ thịt thường khá bở và dai. Vì thế mà trong quá trình chọn mua nguyên vật liệu, rất ít khi người ta chọn mua loại thịt gà già. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể nấu những món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ thịt gà già nếu như áp dụng những mẹo làm mềm thịt gà già trước khi nấu.

Mẹo làm mềm thịt gà già

Mẹo làm mềm thịt gà già

Để làm mềm thịt gà già, nguyên liệu quan trọng nhất mà bạn cần chuẩn bị đó là dấm. Đầu tiên, hãy rửa sạch gà, sau đó ngâm gà với dấm trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Những thành phần của dấm sẽ ngấm dần vào trong thịt gà và khiến cho thịt mềm hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên để thịt ngâm quá lâu trong dấm, dễ bị chua, gây ảnh hưởng tới hương vị của món ăn.

Sau khi ngâm với dấm, chúng ta vớt thịt gà ra và tiến hành ướp với gia vị như thông thường. Tiếp theo, làm nóng chảo và đun sôi dầu, phi hành tỏi cho thơm, đến khi dầu nóng vừa thì cho gà vào xào cho săn lại. Đảo đều cho tới khi các miếng gà đều có màu đẹp mắt và săn lại. Cho thêm nước và ngập gà và đun sôi để làm canh.

Cứ tiếp tục như vậy, cho các nguyên liệu cần thiết vào để hoàn thành món ăn của bạn.

Tương tự đối với những món ăn khác, bạn cũng có thể thực hiện các bước sơ chế ban đầu tương tự như vậy để làm mềm thịt gà, sau đó mới tiến hành chế biến.

Chế biến những món ăn thơm ngon từ thịt gà già mềm, ngọt, ngon