Rau Ăn Kèm Gà Nấu Lá Giang / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Lẩu Gà Lá Giang Ăn Kèm Với Các Rau Này Là Ngon Bá Cháy

Với thịt gà bạn có thể chế biến nhiều món như: gà kho, gà nướng, gà quay… đặc biệt hấp dẫn với món lẩu gà lá giang. Có rất nhiều loại rau để có thể ăn cùng món lẩu này nhưng nếu ăn cùng một trong số những loại rau sau đây bạn sẽ có nồi lẩu gà ngon bá cháy.

1Rau muống chẻ

Nếu như ăn lẩu gà lá giang thì chắc chắn không thể thiếu đi rau muốn chẻ. Với rau muống bạn cần chọn loại rau muống nước vì loại rau này sẽ mềm và thân của cây rau cũng lớn hơn. Không chỉ giúp món lẩu ngon hơn, rau muống còn mang nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Khi mua về bạn nhớ lặt sạch lá, rửa sạch sau đó dùng dao chẻ thành sợi nhỏ, bỏ vào chậu nước muối ngâm sơ để loại bỏ bớt nhựa. Sau đó rửa sạch lại bằng nước và để ráo. Khi nào ăn lẩu thì cho vào nhúng sơ là có thể dùng được.

Mặc dù lẩu gà lá giang đã có vị chua của lá giang nhưng một loại rau giúp cho nồi lẩu thêm đậm đà đó chính là măng chua. Măng tuy ngon nhưng cũng có chứa thành phần gây độc, vì vậy cần rửa măng thật sạch để khử độc của măng.

Với măng chua bạn có thể tìm mua ngoài chợ, nên chọn măng có màu trắng, mùi thơm. Sau khi mua về có thể rửa sơ qua, để ráo, xếp lên đĩa. Măng sẽ khó chín hơn một số loại rau khác nên khi nấu lẩu sôi nên bỏ măng trước tiên sau đó mới bỏ các loại rau khác.

Ăn lẩu gà lá giang với chuối bào sẽ khiến bạn không cảm thấy ngán, hoa chuối còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

4Rau rút (rau nhút)

Rau rút là loại rau quen thuộc của người dân Việt đặc biệt là người Nam bộ, đã ăn lẩu không thể thiếu rau rút đặc biệt là lẩu gà lá giang. Đây là loại cây khá bổ dưỡng đồng thời có tính mát, món ăn ngon giải nhiệt trong những ngày hè.

Những lưu ý để có nồi lẩu gà lá giang ngon:

– Gà trước khi đem ướp gia vị nấu để khử mùi tanh bạn nên đem thịt gà xát muối sau đó rửa lại bằng nước sạch.

– Lấy một lượng lá giang thích hợp, không nên cho quá nhiều lá giang như vậy sẽ rất chua và mất ngon.

– Khi nấu nước lèo nên cho thêm 1 củ hành khô để nồi nước lèo ngon hơn.

– Ngoài việc ăn kèm các loại rau phía trên thì bạn có thể ăn kèm lẩu gà lá giang với bún hay mì.

– Cho ớt vừa phải phù hợp với khẩu vị của người ăn.

– Không nấu lẩu gà lá giang trong nồi nhôm vì chất chua sẽ ăn mòn nhôm gây nên chất độc dễ bị ngộ độc.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Cách Nấu Canh Gà Lá Giang

Nguyên liệu nấu canh gà gồm có:

Nguyên liệu chung

Thịt gà: Chọn phần thịt đùi hoặc thịt cánh gà để nấu canh vì phần thịt này dễ ăn, ít xương mà khi nấu canh cũng cho nước rất ngọt. Chuẩn bị 5 chiếc đùi gà hoặc 5 chiếc cánh gà hay nấu chung cả phần đùi và cánh này đều được.

Ngoài phần đùi và cánh, bạn cũng chuẩn bị khoảng 3 – 5 chiếc chân gà để nấu canh kèm giúp tạo vị khác lạ và nước canh ngọt hơn.

Gừng tươi, muối trắng, sả: Phần nguyên liệu này được sử dụng trong quá trình làm sạch thịt gà cũng như một phần của quá trình nấu canh gà. Chuẩn bị chừng 2 thìa cafe muối tinh trắng, 1 củ gừng, 2 củ sả cỡ vừa.

Các gia vị nấu ăn khác: Các loại gia vị nấu ăn khác cần có cho món canh gà này bao gồm hành khô, tỏi khô, bột nêm, hạt tiêu, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt…

Đối với món canh gà lá giang:

Lá giang: Là một loại lá của miền Nam Bộ có vị chua ngon tự nhiên, thích hợp để nấu các món canh. Đối với món canh gà lá giang, bạn chuẩn bị khoảng chừng nửa cân lá giang tươi để nấu.

Đối với món canh gà nấm:

Thịt nạc lợn: Chuẩn bị khoảng 100 gram thịt lợn nạc để món ăn đa dạng vị hơn. Thịt nạc nên chọn loại thịt thăn hoặc mông vì phần thịt này mềm và ngọt. Cần chọn loại thịt tươi để nấu món canh gà nấm.

Nấm: Chuẩn bị hai loại nấm chính để nấu canh gà là nấm hương và nấm rơm. Ngoài ra bạn cũng có thể nấu cùng với một số loại nấm khác như nấm kim châm, nấm đùi gà.

Bên cạnh nấm, một số loại rau gia vị bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số loại rau củ khác để tạo thẩm mĩ cho món ăn như cà rốt, rau thơm, rau mùi…

Cách nấu canh gà lá giang như sau:

Bước 1: Làm sạch, tẩm ướp thịt gà và chuẩn bị lá giang

Làm sạch nhớt ở phần đùi gà, chất bẩn và mùi hôi ở phần gập cánh, chân gà bằng muối trắng rồi sau đó là phần gừng sả. Làm sạch xong, lau khô hoặc để ráo nước phần nguyên liệu này rồi chặt thành các miếng vừa ăn.

Đập dập phần tỏi khô + hành khô đã chuẩn bị sau đó cho ½ hỗn hợp trên vào ướp đều với thịt gà cùng với 1 ít hạt nêm + nước mắm.

Đối với phần lá giang sau khi mua về, nhặt bỏ đi phần cuống lá và lá già rồi tuốt lấy lá, bỏ cuống như cách bạn làm với rau ngót. Sau khi nhặt lá xong, rửa sạch, vò hơi dập lá rồi để cho lá ráo nước.

Bước 2: Nấu canh gà lá giang

Cho phần tỏi và hành khô còn lại vào phi thơm rồi trút toàn bộ chỗ thịt gà đã ướp vào xào cho thật săn, thơm lại. Lưu ý là nên xào gà với lửa to, để cho miếng thịt gà hơi sém cạnh thì ăn sẽ ngon hơn. Gà xào đã săn, bạn đổ nước và hầm gà trong khoảng 30 phút.

Kết thúc thời gian hầm gà, cho phần lá giang đã làm sạch vào đảo đều. Quá trình này thực hiện bạn cũng nêm lại gia vị cho vừa ăn luôn và có thể bỏ thêm một chút ớt cho có vị cay nồng ngon hơn.

Khoảng 1 – 2 phút sau khi nồi canh sôi lại là bạn có thể tắt bếp đi và múc ra bát thưởng thức. Canh gà lá giang có thể ăn nóng cùng cơm hoặc bún đều ngon.

Cách nấu canh gà nấm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị gà và các loại nguyên liệu

Đối với thịt gà, bạn cũng làm sạch bằng muối, gừng sả rồi sau đó lau khô và chặt thành các miếng vừa ăn. Chặt xong, bạn đem ướp gà với các loại gia vị + hành + tỏi khô và chờ cho gà ngấm trong ít nhất 15 phút.

Nấm rơm, nấm hương bạn đem rửa sạch, cắt chân rồi ngâm với nước muối loãng. Cà rốt gọt sạch vỏ, thái tỉa hoa thành miếng có độ dày vừa phải. Rau thơm nhặt sạch sau đó ngâm với nước muối loãng.

Bước 2: Nấu canh gà nấm

Phi thơm phần hành tỏi khô rồi cho thịt gà vào xào săn lại, dậy mùi thơm như cách nấu gà lá giang. Phi gà xong, bạn cũng cho nước xâm xấp mặt gà và đun sôi. Khi nồi nước gà sôi, bạn cho phần cà rốt vào ninh cùng cho tới khi mềm thì nêm gia vị cho vừa ăn.

Tiếp tục cho phần nấm vào đun cùng cho đến khi nấm vừa chín thì rắc phần mùi, rau thơm lên trên mặt nồi. Đảo đều cho món canh gà thơm hơn và tắt bếp.

Chua Ngọt Canh Gà Nấu Lá Giang

Canh gà nấu lá giang ngon nhất khi ăn nóng cùng với cơm gạo tẻ, ngoài ra có thể ăn kèm với mỳ. Cái vị chua chua , ngọt ngọt và dai dai của thịt gà, càng ăn càng thấy ngon

Lá giang gắn liền với cuộc sống của người miền trung du quê tôi từ thời khai hoang, mở đất. So với các loại rau dân dã khác, lá giang được nhiều người ưa nhất.

Phổ biến nhất là lá giang nấu canh với cá biển tươi, bỏ thêm một ít khế, hành, ngò, ớt để tăng thêm vị đậm đà. Hay mỗi khi nhà đến giỗ, chạp, trong mâm cơm cúng ông bà không thể thiếu món cá suối nướng lá giang. Và có lẽ, những người con khi xa núi rừng khó có thể quên được tô canh gà nấu lá giang nóng hổi được chuyền từ đôi bàn tay gầy gò của mẹ.

Món canh gà nấu lá giang vốn là món đặc sản, giàu can-xi, mát lại bổ dưỡng nhưng hơn cả là tấm lòng thơm thảo của phụ nữ dành cho gia đình họ. Tuy chỉ là phụ liệu, nhưng chính cái vị thanh chua của lá giang đã tạo nên một nét rất riêng cho bát canh.

Không phải ai cũng biết nấu ngon món canh này. Thường phải chọn loại gà ta (gà thả vườn) hoặc gà rừng (gà tơ thì thịt sẽ thơm, mềm hơn) và nồi nước canh được nấu bằng chính nước luộc gà càng ngon.

Gà làm sạch, để ráo, chặt miếng vừa ăn. Ướp gà với hành tím (không ướp tỏi vì sẽ tạo mùi hăng khi nấu), nước mắm, tiêu, hạt nêm vừa ăn. Để chừng mươi phút cho thịt gà thấm gia vị. Lá giang hái về lựa bỏ những lá già hoặc sâu, rửa sạch, để ráo.

Phi thơm hành tím với ớt màu, đổ thịt gà đã ướp vào xào, rim đến khi thịt săn lại thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp trên vào nồi nước luộc gà đang sôi. Sau cùng, cho lá giang vào, đợi nồi canh sôi lại. Để nồi canh thêm vị thanh, chua phải vò nhẹ lá giang trước khi nấu và hạ lửa riu riu cho lá giang ra hết nước chua. Mùi thơm thân thuộc của lá giang bay lên là nồi canh đã chín. Chỉ cần múc canh ra tô, rắc ớt, hạt tiêu và ngò om, rau răm vào là dùng được.

Canh gà nấu lá giang ngon nhất khi ăn nóng cùng với cơm gạo tẻ, ngoài ra có thể ăn kèm với mỳ. Cái vị chua chua , ngọt ngọt và dai dai của thịt gà, càng ăn càng thấy ngon. Trong tiết trời tháng mười se se lạnh, mùi thoang thoảng của lá giang rừng lẫn hương tro nồng nàn từ bếp lửa củi tạo nên một thứ mùi đặc trưng khó tả, vừa giản dị, quen thuộc mà nồng nàn ấm áp. Cái ấm áp ấy cứ vấn vương bước chân những người con xa xứ…

Canh Gà Lá Giang, Dưa Chua Xào Thịt Quay, Rau Câu Dừa Xiêm

Món dưa cải chua xào thịt heo quay và canh gà lá giang với vị chua dễ ăn, cách làm rất đơn giản sẽ bổ sung một cách hoàn hảo vào thực đơn mùa hè của nhà mình!

Món chính: Canh gà lá giang

– 2 cái đùi gà

– Ngò om

– Gia vị, nước mắm hoặc hạt nêm.

Miền Bắc thì có quả sấu là đặc sản, còn miền Nam có lá giang là đặc sản giúp tạo vị chua cho món ăn, thường được dùng trong các món canh, lẩu.

Vị chua chua của lá giang và vị ngọt của thịt gà rất hợp nhau tạo thành một món canh rất ngon trong ngày hè nóng nực đấy!

Món chính: Dưa cải chua xào thịt heo quay

– 300g dưa cải chua

– Vài nhánh tỏi, bóc vỏ, đập dập

– Gia vị, nước mắm hoặc hạt nêm.

Nêm 1 muỗng café hạt nêm.

Tráng miệng: Rau câu dừa xiêm

Món rau câu dừa xiêm vốn xuất xứ từ miền Đông Nam Bộ, nơi nổi tiếng với những cồn cát trải dài và những rặng dừa xanh ngút tầm mắt. Những trái dừa xiêm nơi đây tuy nhỏ hơn loại dừa thường nhưng lại mang vị ngọt mát đặc biệt. Cùng với những chuyến xe, dừa xiêm mang theo cả hương gió biển đến khắp mọi miền đất nước.

Giờ đây, ngay giữa Thủ đô, bạn vẫn có thể cùng bạn bè nhấm nháp món thạch rau câu được chế biến từ những trái dừa xiêm tươi ngon.Thưởng thức món này không đơn thuần như uống một ly nước hay ăn một que kem. Khi ăn, bạn dùng thìa để khám phá, để tháo gỡ từng lớp hương vị. Đầu tiên là lớp nước cốt dừa bùi bùi và thơm phức trên mặt, sau đó là phần rau câu trong suốt mang vị ngọt thanh man mát, cuối cùng là lớp cùi dừa non mềm mại trắng ngần. Bao nhiêu là hương sắc hòa quyện trong trái dừa nhỏ xinh ấy…

Rau câu dừa là món giải khát rất ngon và đơn giản, có thể làm tại nhà. Điều quan trọng là phải chọn được những trái dừa trắng, cầm nặng tay mới cho nước ngọt mà vẫn có cùi non. Dừa tươi mua về chặt mỏm, lấy nước dừa ra khỏi quả. Tiếp tục nạo lấy phần cùi dừa, sau đó cho tất cả vào đun chung với đường và bột rau câu. Khâu này mang tính quyết định, vì rau câu có độ giòn và vị ngọt vừa phải hay không phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận tinh tế và sự khéo léo của người chế biến.

Ta để riêng ra một phần rau câu, rồi đổ hỗn hợp nước dừa đã đun sôi trở lại trái dừa. Phần hỗn hợp còn lại, hòa nước cốt dừa vào, tiếp tục đun cho chín, đợi phần trong trái dừa hơi đông lại thì đổ vào nhẹ nhàng, tránh làm loang ra phần bên dưới. Sau đó, ta chỉ việc đậy nắp dừa và cho vào tủ lạnh chờ đến lúc đông là có thể dùng được.

Bạn có thể thưởng thức bằng cách múc ra ly hoặc để nguyên trong trái dừa sẽ càng làm tăng thêm hương vị của món thạch dừa này.

Thật dễ hiểu tại sao rau câu dừa xiêm lại có sức hấp dẫn cả trẻ em và người lớn. Đây là món ăn mang tính giải khát, ăn chơi nhưng rất dễ “ghiền”. Giữa ngày hè oi bức, hãy thử một lần cầm trên tay trái dừa xiêm chứa rau câu mát lạnh, và nhắm mắt thả hồn đón nhận món quà của biển.