Rắn Rồng Làm Món Gì Ngon / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Món Ngon Từ Xương Rồng

Với cư dân vùng cát huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, xương rồng là một loại thực phẩm có thể luộc, nấu canh hoặc làm gỏi ăn thay cơm vào những năm đói kém, mất mùa. Loài cây chịu được nắng nóng, cát bỏng với gai nhọn chi chít quanh thân này là một nguồn rau xanh dồi dào của người dân vùng cát. Xương rồng có thể xào với tôm, trộn với thịt heo ba chỉ, nấu canh chua với cá lóc, cá trê… Hay đơn giản chỉ cần một nắm hạt đậu phộng rang giòn là đã có một đĩa gỏi xương rồng vừa ngon mắt vừa khoái khẩu.

Trước khi chế biến, xương rồng cần phải sơ chế bằng cách gọt bỏ phần gai bên ngoài cùng lớp màng xanh, sau đó thái mỏng rồi đem luộc sơ cho bớt nhớt, tới khi những miếng xương rồng chuyển sang màu vàng là được. Những miếng xương rồng này sau đó đem vắt ráo nước là có thể chế biến thành những món ăn ngon tùy thích.

Phổ biến nhất khi du khách có dịp ghé qua đất Quảng Nam chính là món xương rồng xào. Sau khi vắt ráo nước, xương rồng được đem xào với mỡ, gia giảm thêm chút nước mắm cho vừa miệng là có ngay món ngon đãi khách. Tùy vào từng gia đình hay từng nơi mà món ăn này được bổ sung thêm nhiều loại nguyên liệu khác nhau như ớt, tôm hay thịt heo…

Vào những ngày nắng nóng, canh chua xương rồng lại chính là món giải nhiệt hiệu quả.Bên cạnh những miếng xương rồng đã qua sơ chế là cá lóc hay cá trê cắt khúc được nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó xào qua cùng xương rồng cho ngấm đều rồi chế thêm nước. Chừng ba phút, khi nồi canh đã sôi mới cho thêm ngò gai và hành lá cho thêm phần bắt mắt. Mặc dù không thêm bất cứ loại quả chua nào nhưng khi nấu lên bát canh có vị chua lạ, xua đi cái nóng của mùa hè xứ Quảng. Vị chua chua không gắt như chanh hay sấu, dai dai của xương rồng, vị ngọt đậm của thịt cá kết hợp cùng cơm quả khó có thể chối từ.

Ngoài canh chua xương rồng và xương rồng xào, người dân xứ Quảng còn sáng tạo thêm một món ăn nữa khá độc đáo là món gỏi xương rồng. Vẫn là những miếng xương rồng đã luộc qua nhưng nay được thêm đậu phộng rang giòn, giã nhỏ rồi trộn đều là có ngay món gỏi thanh mát mà chẳng tốn thời gian. Món gỏi này thường được chuẩn bị cho ngư dân làm mồi lai rai trong những ngày thuyền nằm bờ hay nhà có khách mà trời đổ mưa chẳng kịp đi chợ. Vị giòn giòn, mát nhẹ không chán cứ khiến câu chuyện bên chén rượu thêm dài mà chủ nhà vẫn hào hứng vì có món ngon dễ làm, không phải mất công chuẩn bị.

Món Ngon Miền Tây: Rắn Nấu Cháo Đậu Xanh

Chỉ có người miền sông nước mới tận hưởng được món quà hào phóng của thiên nhiên miền sông nước ban cho như tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, sò, ốc, hến…

Trong các đặc sản đó, rắn là món ăn nhiều bổ dưỡng, là loại thuốc quí chữa được nhiều bệnh như tim mạch, thấp khớp… Rắn Lục và rắn Trung (loài rắn có hai đầu) hỗ trợ trị u bướu, ung thư rất hiệu quả…

Thịt rắn là món ăn đặc sản vùng sông nước

Rắn tuy là món ăn quý hiếm, hiện được xuất khẩu và giá thành tính bằng USD (Trại rắn Đồng Tâm của Tiền Giang là trại rắn lớn nhất nhì Đông Nam Á, nơi xuất khẩu lượng nọc rắn lớn, bào chế nhiều loại thuốc và rượu bổ từ rắn, nơi chữa trị người bị rắn cắn thành công nhất) nhưng ở miệt đồng bằng, người nông dân muốn ăn rắn thì tìm bắt cũng tương đối dễ dàng. Chỉ cần một cái lưới bén giăng ngang con rạch nhỏ, cắm cây cần câu (có móc con trùn hổ trộn cám rang) dưới mé kinh, hay đặt lờ gần miệng cống của cái ao sau nhà cũng có thể bắt được một chú rắn Ri cá mập ú, một chị Ri dông hay Bông súng no tròn. Còn mấy chàng Hổ đất, Hổ mây, Hổ hành hay Hổ ngựa là loại rắn độc thì khó bắt hơn, nhưng những người có chút ít “tay nghề” vẫn bắt được như thường.

Khi làm rắn, điều đầu tiên là phải cắt đầu và chôn sâu dưới đất kẻo gà bươi hoặc trẻ nhỏ lấy chơi đùa, chẳng may nọc rắn dính vào chỗ đứt tay có thể gây chết người như chơi. Muốn uống huyết rắn trị thấp khớp thì pha vào chút rượu trắng, quậy đều và uống sống. Thân rắn phải cạo sạch lớp vẩy ngoài bằng cách trụng nước sôi hoặc hơ lửa.

Những món ăn làm từ rắn có thể chia làm hai nhóm: món khô và món nước.

 Món khô như

Món ngon – rắn xào lá cách

– Rắn xào lá cách: Thân rắn bằm nhuyễn rồi ướp tiêu, tỏi, đường, bột ngọt. Xào thịt chín mềm, lá cách non xắt nhuyễn bỏ vào đảo cho thơm thịt rồi nhắc xuống, ăn với bánh tráng dừa nướng giòn.

– Rắn nướng trui: Bắt được con rắn trên đồng, không có gia vị người ta trui con rắn trong lửa rơm, cạo cho tróc vẩy ngoài rồi nướng cho đến khi mỡ rắn chảy xèo xèo, da vàng hượm, nứt nẻ lộ ra lớp thịt trắng nõn, thơm lừng, hơi nóng còn bay nghi ngút, bẻ chia mỗi người một khúc chấm muối tiêu mà ăn, ngon không thua gì cá lóc nướng trui. Nếu rắn nướng tại nhà thì cách làm bài bản hơn. Rắn được giần xương (dùng bề lưng của dao mà giần) thật mềm, ướp đầy đủ gia vị rồi nướng, nướng trên than đượm, thỉnh thoảng rưới thêm mỡ, hành như nướng cá cho đến khi vàng, chín là được. Món nầy ăn với bánh tráng cuộn rau sống.

Món cháo rắn đậu xanh là món ăn nhiều đạm, nhiều dinh dưỡng

Món nước có rắn nấu cháo đậu xanh là “ấn tượng” hơn cả. Thân rắn làm sạch chặt khúc, bỏ vào nồi cháo đậu xanh đang sôi sùng sục, cháo nhừ thì thịt rắn cũng vừa mềm, vớt thịt ra để nguội, nêm nếm nồi cháo cho ngon ngọt rồi xé nhỏ thịt rắn, chấy với hành tỏi thật thơm đổ trở lại nồi cháo, riu riu lửa cho cháo luôn giữ độ nóng vừa phải. Nếu thích ăn béo thì vắt thêm nước cốt dừa. Vị cháo béo ngậy nhờ đậu xanh và nước cốt dừa, da rắn giòn giòn, thơm phức, thịt rắn ngọt hơn thịt gà, mùi gừng, mùi tiêu bốc lên nồng nàn. Người ăn phải chịu khó đi múc cháo còn nóng hừng hực trên nồi mới đảm bảo được độ nóng sốt. Người bị cảm cúm ăn chén cháo rắn đậu xanh, mồ hôi nhễ nhại, có khi khỏi cần dùng thuốc cũng hết bệnh.

Rắn Ri cá, Bông súng hầm với măng mạnh tông hoặc đu đủ cũng rất hấp dẫn. Đu đủ hầm với rắn làm cho thịt mau mềm, miếng đu đủ ngọt lịm. Món hầm đặc biệt này vừa ngon miệng vừa có độ đạm cao, nhiều dinh dưỡng.

Thức ăn về rắn còn “biến tấu” nhiều món khác nữa như phơi khô, nấu cà ri, xào hành, xào sả ớt… Mỗi món có một mùi vị khác nhau nhưng cánh đàn ông không nên quên hũ rượu rắn vì đó là món thuốc hay, thuốc quý nên uống một ly “mắt trầu” trước mỗi bữa ăn để bồi bổ khí huyết, còn phụ nữ chẳng may bị bệnh hiểm thì nhờ người bắt cho được 7 loại rắn (trong đó phải có rắn Lục) đốt thành than hoặc ngâm rượu, uống thường xuyên sẽ thấy giảm bệnh rất nhiều.

Rượu rắn là thức uống bồi bổ sức khoẻ

Ăn thịt rắn! Uống rượu rắn! Nghe qua, người yếu bóng vía le lưỡi, lắc đầu, sợ hãi con vật nhỏ nhoi mà mang trong mình chất độc giết người nhưng thật ra chất nọc của nó, thân xác của nó đã phục vụ cho con người rất nhiều trong việc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể.

Tác giả KIM QUYÊN – NXB Văn hoá văn nghệ

Ngon, Nồng Ấm Với Món Rắn Trun Nướng Lá Nhàu

Bài, ảnh: Minh Khuyên

Ở miền Tây Nam bộ có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Tháng tám, tháng chín âm lịch là mùa nước nổi tràn đồng. Theo đó, cá tôm, rùa rắn cũng sinh sôi tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Cũng thời điểm này, dân gian thường hay ra những vùng cỏ rậm nước xâm xấp ở đìa lạn, mương vườn để bắt rắn trun. Rắn trun dài trên dưới 4 tấc tây (khoảng 40 cm), lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục. Dân miền Tây Nam bộ bắt rắn trun bằng … tay không, đặt lọp, giăng lưới, … Rắn trun làm món gì ăn cũng ngon, mà còn nên thuốc. Nhưng thú vị nhất vẫn là món rắn trun đem nướng lá nhàu.

Loài rắn trun (góc trên, ảnh nhỏ); lá nhàu cuốn thịt rắn trun (ảnh lớn).

Rắn trun làm thịt rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụn nước sôi, vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết. Sau đó, người ta dùng dao bén bằm cho da thịt, xương rắn nhuyễn nhừ. Khi bằm nêm luôn ít tiêu xay, hành lá, chút muối hột, bột ngọt, … Thịt nhuyễn quện thành khối để trong tô cho thấm gia vị. Kế đến, nếu làm món rắn trun nướng lá nhàu, ra sau vườn nhà nơi có những cây nhàu mọc hoang hái lấy lá vừa ăn đem về để gói rắn. Lá nhàu gói thịt rắn nên chọn loại bánh tẻ, nếu quá già sẽ sơ, cứng, cũng không quá non, khi ấy lá mềm, mỏng, khó gói lại không nên thuốc. Dùng tay gói từng miếng thịt rắn bằm vào lá nhàu, xong xếp lên vỉ nướng trên bếp. Dưới sức nóng của than, lá sạm màu, khô dân, những miếng thịt gói bên trong chảy nước ra, và chín dần. Gắp miếng thịt rắn trun nướng lá nhàu xếp ra đĩa. Dọn kèm chén nước tương, ớt hoặc nước mắm chua cay. Món này ăn cơm đã ngon, nhậu càng “bắt”, cứ mỗi miếng đưa cay một lý rượu đế nấu gạo cao độ, hàn huyên cùng chúng bạn mà ấm nồng tình ta.

Rắn trun là loại rắn không có nọc độc, thường sống ở vùng cỏ rậm có nước xâm xấp ở đìa lạch, mương vườn. Người dân miền Tây Nam bộ bắt rắn trun bằng … tay không, đặt lọp, giăng lưới, …

1. Rắn trun dài trên dưới 4 tấc tây, lưng đen trũi, bụng có khoang trắng khoang đen liên tục.

2. Rắn trun bắt về đập chết rồi cặp rắp đốt rơm, hoặc bỏ lên bếp than cháy đỏ để nướng. Dân gian gọi là nướng mọi. Rắn nướng chín, lấy cây cạo sạch vảy và tro, bẻ thịt rắn chấm với muối hột nhâm nhi cùng vài ba ly rượu đế thì quả là đậm đà hương vị đồng quê. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, món rắn trun nướng mọi in đậm dấu ấn của người bình dân khi đến khai phá vùng đất mới với nhiều sông rạch, lung bàu chằng chịt Cửu Long giang.

3. Không ăn nướng thì làm thịt rắn rồi chế biến thành nhiều món ăn khá. Rắn trun làm rất nhanh. Chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụn nước sôi, vảy rắn bong ra, lấy lá sả vuột lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng là xong. Gan, mỡ và trứng ăn ngon nên không bỏ. Để cho rắn ráo nước, dùng chai thủy tinh dần mạnh, xương rắn sẽ tan hết.

Rồi, có thể cắt rắn ra thành từng khúc chừng ba, bốn phân tay. Bắc chảo mỡ nóng lên chiên giòn. Không thì bắc nồi nước lên hầm rắn với măng tre mạnh tông hay củ cải trắng, … Các món này ăn rất bắt cơm những dễ làm bởi mọi thứ đều có sẵn ở vườn, ruộng nhà quê.

Cũng có người đem thịt rắn đã làm sạch bằm nhuyễn, nêm tiêu hành, gia vị cho vừa ăn. Bắc chảo phi tỏi mỡ xào thịt rắn bằm cho vàng thơm. Sau đó, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau.

Cầu kì một chút thì nấu cháo gạo với đậu xanh cà. Cháo chín nhừ thì cho thịt rắn đã xào vào, thêm ít gốc hành, nêm tiêu, gừng, … ăn nóng. Húp chén cháo rắn trun, mồ hôi ra như tắm, bao mệt nhọc tan biến hết.

Không nấu cháo thì khi xào thịt rắn trun đã vàng, xắt nhuyễn lá cách, lá nhàu cho vào chảo, đảo đều rồi nhắc xuống. Để lá nhàu, lá cách chín quá sẽ mất ngon. Rắn trun xào lá nhàu, hoặc lá cách thường ăn với bánh tráng nướng hay chiên vàng. Bẻ bánh ra, xúc thịt rắn xào chấm với nước mắm ớt, … Rắn xào thường được bạn bè nhâm nhi với những chung rượu cay nồng.

Cần chi cá lóc cá trê

Thịt chuột thịt rắn nhậu mê hơn nhiều (Ca dao)

Rắn trun theo y học cổ truyền có tính mát, lành. Thịt rắn nấu cháo đậu xanh đã mát càng thêm mát, thịt rắn xào với lá nhàu, lá cách vừa bổ thận, vừa trị đau lưng nhức mỏi. Trẻ con hay khò khè dân gian cho uống mật rắn trun cũng có công dụng rõ rệt.

Từ những động vật, thực vật hoang dã, những với trí tuệ dân gian, người ta đã khéo léo kết hợp nó thành những món ăn vừa ngon, vừa có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể. Quả là những điều thú vị cần được trân trọng và khám phá.

Bật Mí Những Cách Làm Lẩu Rắn Vị Ngon Độc Đáo

Ẩm thực miền Tây luôn làm nức lòng thực khách. Ghé thăm miền Tây sông nước, bạn sẽ được thưởng thức món lẩu rắn truyền thống vừa độc đáo, vừa lạ miệng, hương vị khó quên.

Muốn làm món lẩu rắn miền Tây, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu và chế biến theo hướng dẫn sau:

Rắn đem cắt tiết, sau đó nhúng với nước sôi và lột da. Nếu bạn thích ăn thịt rắn giòn, chỉ cần đánh vảy rắn là được, không cần lột da rắn. Dùng giấm ăn hoặc muối trắng để làm sạch nhớt cũng như mùi tanh của thịt rắn. Tiếp theo bạn cắt thịt rắn thành các khúc vừa ăn.

Mồng tơi đem loại bỏ lá già, cuống già rồi rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước.

Củ cải trắng rửa sạch, nạo vỏ rồi cắt thành các khúc vừa ăn.

Mướp ngọt đem nạo vỏ, rửa sạch cho hết phần nhựa rồi thái thành các khúc vừa ăn. Để mướp không bị thâm đen, bạn nên ngâm mướp ngọt với nước muối loãng trước khi đem vớt.

Sả đem rửa sạch rồi đập dập phần đầu.

Lá lốt rửa sạch.

Thịt rắn cho vào nồi, đổ thêm nước cho vừa ăn, cho thêm sả vào đun cùng. Đun sôi nồi thịt rắn trong khoảng 20 phút.

Cho tiếp củ cải trắng vào đun đến khi củ cải trắng mềm vừa phải thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Sau đó tắt bếp, vớt sả bỏ ra ngoài.

Setup nồi lẩu, cho nồi nước dùng, thịt rắn và củ cải trắng vào nồi lẩu điện đun sôi lại. Nhúng rau mồng tơi, lá lốt, mướp ngọt vào ăn cùng.

Nguyên liệu món lẩu rắn miền Tây cho khẩu phần 4 người ăn bao gồm:

Vị giòn ngọt của mồng tơi kết hợp cùng vị thanh mát, đậm đà của thịt rắn trong món lẩu rắn mồng tơi miền Tây không chỉ tạo nên hương vị độc đáo mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, giúp giải nhiệt hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức hay làm nồi lẩu để tiếp đãi những vị khách quý đến chơi nhà. Thật sự ấn tượng khi được giới thiệu món ăn truyền thống của miền Tây sông nước đến bạn bè của mình phải không nào?

Rắn đem cắt tiết, chặt đầu, loại bỏ hết phần nội tạng, rửa sạch lại với rượu trắng và gừng để loại bỏ mùi tanh. Sau đó, chặt thịt rắn thành các khúc nhỏ vừa ăn.

Gà chọn loại đã thịt sẵn để tiết kiệm thời gian sơ chế. Rửa sạch lại thịt gà, dùng muối hoặc chút giấm để loại bỏ mùi hôi. Sau đó chặt thịt gà thành các khúc vừa ăn.

Gia vị thuốc bắc đem rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước.

Ngải cứu nhặt bỏ phần lá giá, rửa sạch, để cho ráo nước.

Hạt sen bỏ tâm sen, ngâm trong nước ấm khoảng 30p – 1 tiếng rồi luộc qua.

Thịt rắn cho vào tô, cho tiếp 2 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 20ml rượu trắng vào ướp trong 30 phút.

Đặt chảo lên bếp, cho 2 thìa dầu ăn vào đun sôi, sau đó cho thịt rắn vào xào lăn đến khi thấy thịt rắn chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, múc thịt rắn ra đĩa.

Thịt gà cho vào xào lăn cho thịt săn, bên ngoài da gà quan sát hơi ngả sang màu vàng thì vớt ra đĩa.

Thuốc Bắc cho vào nồi, cho thêm 2.5 lít nước vào đun cùng đến khi sôi thì cho thịt rắn và thịt gà đã xào lăn vào hầm trong 30 – 45 phút. Tiếp theo cho hạt sen và 10ml rượu trắng vào hầm cùng rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Để tạo độ sánh cho nồi lẩu, bạn có thể dùng 2 thìa bột năng trộn với nước trong một chiếc bát nhỏ rồi từ từ đổ vào nồi lẩu. Vừa đổ bột năng, bạn vừa khuấy đều tay cho nồi lẩu có độ sánh đều, đẹp mắt.

2. Cách làm lẩu rắn thuốc Bắc

.

Lẩu rắn thuốc Bắc rất bổ dưỡng, bạn nên thưởng thức món này khi còn nóng sẽ thơm ngon hơn và thịt rắn không bị tanh.