Mẹ luôn mong con ăn nhiều, chóng tăng cân. Thế nên nhiều lúc mẹ cứ “ép” trẻ ăn, hối thúc con ăn kể cả khi bé chưa kịp đói. Tình trạng này lặp lại nhiều lần, bé sẽ không thấy bữa ăn là nhu cầu của mình nữa. Trái lại, bé thấy bữa ăn là lúc phải nghe lời mẹ, làm theo ý mẹ. Dần dần bé nảy sinh tâm lý sợ đến giờ ăn, ngậm cơm rất lâu mới chịu nuốt… Mẹ nên biết điều này để tránh từ ban đầu. Nên cho trẻ ăn uống đúng giờ, nhưng không ép.
2. Tạo cho bé “cảm hứng” với bữa ănRất nhiều mẹ “dụ” con ăn bằng cách ẵm con đến sân chơi hoặc mở tivi cho bé xem, lừa lúc con không chú ý thì… đút cho con một muỗng. Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm. Bé không chú ý đến việc nhai (do mải xem tivi hoặc mải quan sát đồ chơi) thì không nhận ra thức ăn ngon lành, hấp dẫn. Nước bọt và các men tiêu hóa không được kích thích tiết ra, trẻ dễ vô ý nuốt trọng thức ăn (quên nhai) dẫn đến hệ tiêu hóa lâu ngày sẽ bị ảnh hưởng.
Để tạo “cảm hứng” cho con với bữa ăn, hãy tắt tivi, để trẻ ngồi vào bàn ăn, thật sự tập trung vào chuyện… ăn của mình. Trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn khi quan sát thấy dĩa thức ăn mẹ trang trí xinh xắn, màu sắc hấp dẫn.
3. Làm phong phú thực đơnBạn đã bao giờ liền tù tì 7 ngày ăn cùng một món ăn sáng chưa? Cảm giác sau 7 ngày là có thể bạn… sợ luôn mỗi khi nhìn thấy món đó lần nữa. Rất nhiều mẹ không hề biết rằng bé cũng hệt như người lớn, tức là biết “ngán” khi cứ phải ăn cùng một món nhiều ngày.
Thực đơn đơn điệu, lặp lại sẽ khiến bé rất dễ biếng ăn, đồng thời còn làm cho bé dễ thiếu chất. Mẹ nên tham khảo thường xuyên các thực đơn mới, thay đổi liên tục món cho bé, tạo sự phong phú khiến bé thích thú chờ đợi được khám phá bữa ăn.
4. Đừng quên sữa để đảm bao dinh dưỡng cho béChế độ ăn chính thức hàng ngày của trẻ ở độ tuổi này là cháo, cơm nát, mì, súp, bún, phở… Bên cạnh đó, trẻ vẫn cần 400-500ml sữa/ngày. Giai đoạn này, bạn có thể dùng sữa công thức có độ tuổi phù hợp cho con, ngoài ra có thể cho trẻ “thử” thêm sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành, sữa chua… để làm phong phú khẩu vị và thực đơn của trẻ.
5. Chia nhỏ phần ănBé sẽ “ngán” trước cả khi ăn nếu nhìn thấy cả một chén cơm đầy ú. Thay vào đó, mẹ có thể lấy một chiếc dĩa to xinh xắn, chỉ xếp vào đó vài muỗng thức ăn mà thôi. Bé sẽ “chinh phục” hết ngay phần ăn của mình dễ dàng. Bằng cách chia nhỏ các phần ăn ra, cho bé ăn một lượng vừa phải, bé sẽ không có cảm giác ngán và sợ.
Thực đơn mẫu một tuần cho bé 2-3 tuổi biếng ănNgày
Sáng (6h30 – 7h30)
Phụ sáng (9h)
Trưa (11h – 11h30)
Phụ xế (14h – 14h30)
Chiều (17h – 17h30)
Tối (20h – 20h30)
Thứ hai
Cháo thịt gà
Nước cam
Uống sữa
Cơm nát
Canh súprau củ thịt băm
Cá thu thơm
Mít
Uống sữa
Bánh flan
Cơm nát
Canh gan heo cải bó xôi
Trứng thịt cà chua chiên
Thanh long
Uống sữa
Thứ ba
Cháo thịt heo
Chuối
Uống sữa
Cơm nát
Canh sườn nấu đậu
Mực xào bông cải, nấm rơm, cà rốt
Dưa hấu
Uống sữa
Đậu hũ nước đường
Cơm nát
Canh tần ô cá thác lác
Thịt viên sốt cà
Đu đủ
Uống sữa
Thứ tư
Cháo trứng
Yaourt
Uống sữa
Cơm nát
Canh chua cá hú
Trứng cút rim
Thơm
Uống sữa
Chè đậu đỏ
Miến gà
Bánh bông lan
Uống sữa
Thứ năm
Cháo tôm thịt
Phô mai
Uống sữa
Cơm nát
Canhrau dền mồng tơi nấu cua
Bò kho cà ri, đậu phộng
Dưa lê
Uống sữa
Bánh bò hấp
Cơm nát
Canh bí đỏ tép
Thịt heo chiên
Bòn bon
Uống sữa
Thứ sáu
Cháo bò bằm
Nước ép ổi
Uống sữa
Cơm nát
Canh bông cải nấm rơm thịt băm
Gà kho mặn
Nhãn
Uống sữa
Bánh flan
Cơm nát
Canh cải ngọt tôm khô
Chả trứng thịt hấp
Măng cụt
Uống sữa
Thứ bảy
Bánh bèo tôm thịt
Yaourt
Uống sữa
Bún mọc
Sinh tố bơ
Uống sữa
Chè đậu xanh bánh lọt
Cơm nát
Canh thịt bò cà chua
Thịt kho củ cải
Chuối cau
Uống sữa
Chủ nhật
Phở gà
Trứng cút luộc
Uống sữa
Gà nấu Pate – Bánh mì – Nước thơm
Uống sữa
Bánh ít
Cơm nát
Canh cải xanh tép tươi
Tôm chiên bột
Xoài
Uống sữa
Trong đó, mẹ lưu ý, khi cho trẻ ăn cơm nát cần phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120g thịt, cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ. Bé cũng cần được ăn từ 3 – 4 quả trứng/tuần.