Người Hàn Thích Ăn Bánh Kẹo Gì Của Việt Nam / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Người Hàn Thích Quà Gì Ở Việt Nam? Những Cấm Kị Khi Tặng Quà Người Hàn

Người Hàn thích quà gì ở Việt Nam?

Các loại quà tặng văn hóa

Là một đất nước với nền văn hóa lâu đời, người Hàn rất thích tìm hiểu văn hóa của các đất nước nơi họ đặt chân, đó chính là lý do họ thường thích các loại quà tặng văn hóa. Tại Việt Nam, đất nước với ngành thủ công nghiệp phát triển thì các loại quà tặng văn hóa cũng vô cùng đa dạng.  

Tùy theo đối tượng nhận quà mà bạn có thể chọn một số món quà văn hóa phù hợp. Ví dụ như:

Quà tặng bạn bè người Hàn: Nếu người bạn muốn tặng quà là một bạn người Hàn của bạn, một món quà sẽ có thể có ý nghĩa như để chào đón hoặc là quà chia tay, nó không cần mang giá trị quá lớn nhưng nên là đặc biệt và ít trùng lặp. Một số món quà phù hợp với tiêu chí này như: tranh gạo, tranh cát, đồ thổ cẩm, mây tre đan,…

Quà tặng sếp, đối tác: Nếu bạn làm trong một công ty có sếp là người Hàn Quốc thì bên cạnh giá trị văn hóa, bạn cũng cần quan tâm đến một số khía cạnh như giá trị món quà, sự sang trọng, cao cấp mà món quà mang lại. Trong trường hợp này, những loại quà tặng mỹ nghệ cao cấp sẽ phù hợp hơn. Ví dụ như: tranh tháp rùa mạ vàng, mô hình trống đồng mạ vàng, mô hình tháp rùa mạ vàng, …. 

Những món quà mang ý nghĩa may mắn

 

Tranh hoa sen mạ vàng

: Tranh hoa sen mạ vàng mang ý nghĩa cuộc sống no đủ, con cháu đầy đàn, là một bức tranh với nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Đặc biệt, tranh hoa sen mạ vàng là một món đồ thủ công mỹ nghệ tinh xảo, bên ngoài được mạ một lớp vàng tạo cảm giác sang trọng, rất thích hợp sử dụng làm quà tặng đối tác Hàn Quốc

Tranh thuận buồm xuôi gió: Trong văn hóa, tranh thuận buồm xuôi gió có ý nghĩa tốt đẹp về đường tài lộc. Tặng tranh thuận buồm xuôi gió đồng nghĩa với việc gửi đến người nhận quà những lời chúc tốt đẹp nhất về đường tài lộc, công danh.

Tượng linh vật: Tặng tượng linh vật theo tuổi của người nhận cũng là một món quà ý nghĩa được nhiều người Hàn Quốc ưa thích

Các món đặc sản địa phương

“Nếu muốn tìm hiểu về một vùng đất, hãy tìm hiểu về ấm thực của họ”, câu nói này càng đúng hơn nữa tại Việt Nam. Vì thế, nếu người Hàn Quốc mà bạn muốn tặng quà là một người thích nghiên cứu văn hóa, hãy chọn các món đặc sản địa phương để làm quà cho họ.  

Một số món ăn đặc sản tại Việt Nam có thể dùng để làm quà như:

Hoa quả sấy khô

Tôm khô

Cá khô

Sá sùng khô

Một số loài dược liệu quý hiếm

Người Việt đang sống trên một biển thuốc, với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam sở hữu rất nhiều tài nguyên rừng, cái nôi của muôn vàn loại dược liệu quý hiếm. Đây cũng là một gợi ý quà tặng khá phù hợp bởi người Hàn Quốc rất quan tâm đến sức khỏe và các loài dược liệu quý.  

Một số loài dược liệu quý hiếm có thể lựa chọn làm quà tặng người Hàn Quốc tại Việt Nam như:

Sâm ngọc linh

Ba kích tím

Nấm lim xanh

Đông trùng hạ thảo

Những điều cấm kỵ khi tặng quà trong văn hóa Hàn Quốc

Tuy không có quá nhiều kiêng kỵ như Nhật Bản và Trung Quốc nhưng khi tặng quà người Hàn bạn cũng vẫn cần chú ý một số vấn đề như sau:

Không tặng dao kéo hay vật sắc nhọn vì đây là những món đồ mang ý nghĩa không tốt lành

Tặng khăn tay, giày dép cho người Hàn sẽ được họ ngầm coi là bạn đang có ý định kết thúc mối quan hệ và muốn họ đi thật xa. Vì thế, nếu muốn tặng quà bạn bè hoặc đối tác người Hàn, tránh xa các món quà trên.

Không viết thiệp bằng mực đỏ bởi đối với người Hàn, mực đỏ chỉ dùng để viết tên cho người đã chết.

Người Nhật Bản Thích Ăn Gì Ở Việt Nam Nhất?

Người Nhật Bản thích ăn gì ở Việt Nam nhất, các món ăn của Việt Nam mà người Nhật thích ăn khi sang Việt Nam du lịch và làm việc, tất cả sẽ được Achau giải đáp tại chuyên mục HỎI – ĐÁP hôm nay.

Người Nhật thích ăn gì ở Việt Nam nhất, các món ăn của Việt Nam mà người Nhật thích ăn khi sang Việt Nam du lịch và làm việc, tất cả sẽ được Achau giải đáp tại chuyên mục HỎI – ĐÁP hôm chúng tôi khách Nhật đến Việt Nam để thưởng thức món ăn và khi về nước, họ lại thường xuyên lui tới các nhà hàng Việt.

Người Nhật hay một số người nước ngoài khác khi đến Việt Nam thì họ thường rất thích ăn món nem ( chả giò ) của Việt Nam.

– Gỏi tôm thịt, bằng bánh tráng đa nem sống

– Bún chả, gồm thịt xiên nướng và viên chả, bún…

– Chả cá ( cá ướp gia vị nướng, rán chảo ), bún…

– Hoặc các món cá ướp sả, nghệ khác

– Hoặc các món cá nấu kiểu VN, đậu phụ, chuối xanh, riềng mẻ…

– Chả lá lốt

– Các món đậu phụ ( không phải món chính )

– Bún Phở thì tuỳ, có người thích có người không. Lưu ý là mình ăn phở tức là đó là món chính, nhưng người nước ngoài coi phở bún là món soup, là món khai vị, nên nếu làm cơm mời khách đông thì theo mình không nên làm phở, ngoại trừ khách là người rất am hiểu về các món ăn VN và biết Phở là cái gì. Hoặc nếu muốn làm mời họ thì nên giải thích qua trước, chứ lấy phở làm món khai vị chỉ một bát con thì khó chịu lắm, chẳng giống ai cả.

– Các món thịt bò

– Các món thịt lợn nướng ( chỉ cần xem có ai là người đạo Hồi không thôi )

– Gà nướng mật ong, lá chanh…

– Các món vịt ( các loại gia cầm chỉ không nên làm món luộc, họ không thích, còn lại thì đều ngon )

– Các món tôm

Đó là một số gợi ý các món ăn mà người nhật thích ăn nhất,còn tùy vào mỗi người mà họ lựa chọn các món ăn phù hợp với họ.

Date: 2023-06-25 11:37:23

Người Nhật Thích Món Quà Gì Từ Việt Nam

Tặng quà là nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Trong kinh doanh và quan hệ xã hội các món quà tặng nhau đều mang một dụng ý nhất định. Người Nhật rất cẩn trọng trong cách gói quà và trao quà, bạn cần chú ý. Nếu bạn sắp có một cuộc gặp với người Nhật hay sang Nhật để công tác, làm việc mà băn khoăn chưa biết chọn quà gì, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý sau: Cà phê Việt Nam

Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới mà còn tạo dựng được nét cà phê rất riêng của người Việt. Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại cà phê là: Arabica, Robusta và Chery (hay còn gọi là cà phê mít). Cà phê chè theo tiếng Việt là pháp danh của cà phê có (danh pháp hai phần là: Coffee Arabica) do loài cà phê này có lá nhỏ, cây thường để thấp giống cây chè, một loài cây công nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Hiện nay cafe Việt có nhiều thương hiệu nổi tiếng và chất lượng bạn có thể tìm thấy dễ dàng trong các siêu thị lớn ở Việt Nam. Đây sẽ là món quà khách Nhật thích.

Hạt điều Việt Nam

Nhân hạt điều Việt Nam (đặc biệt là hạt điều Bình Phước) đa số thường đặc ruột, giống như bánh mì đặc ruột. Còn điều nước ngoài sẽ bọng và lõm ở phần ruột. Hạt điều nước ngoài mảnh mỏng, cánh mỏng nên dễ vỡ hơn hạt điều Việt Nam. Bản thân hạt điều Việt Nam có giá trị cao, chủ yếu dùng để xuất khẩu thu ngoại tệ về cho quốc gia. Điều Việt Nam là giòn tan, khi nhân bắt đầu nát ra trong miệng thì vị ngon ngọt bắt đầu hiện rõ, béo béo dậy lên hương vị đặc trưng của hạt điều. Khi nhai hết hạt nhân, dư âm ngon còn trong miệng, lôi kéo ta ăn tiếp hạt tiếp theo. Món quà Việt Nam người Nhật chắc chắn sẽ thích.

Trang đá, tranh đồng

Tranh đá với nhiều điểm ấn tuợng có ý nghĩa riêng về mặt phong thủy nên đựoc nhiều nguời lựa chọn theo cách riêng. việc sử dụng chúng ngoài mục đích làm đẹp thì ý nghĩa của tranh đá quý trong phong thủy cũng hết sức to lớn. tranh đá hiện nay đang đựoc rất nhiều gia đìnhh lựa chọn và treo trong nhà mình.

Tranh đồng đang được ưa chuộng với những người sành chơi tranh. Nó không chỉ có chức năng trong việc trang trí nhà cửa mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy lớn cho gia chủ. Nếu người Nhật được tặng món quà này chắc chắn sẽ bất ngờ.

Tranh đông Hồ, tranh sơn mài

Tranh đông hồ: Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn – hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêmmàu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, láchàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi. Tranh Đông Hồ là món quà thú vị dành cho người Nhật.

Tranh sơn mài Việt Nam: Sơn mài là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Nó là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Thật ra, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công mỹ nghệ nước ngoài và tranh sơn mài Việt Nam.

Bánh đậu xanh – đặc sản Hải Dương

Bánh đậu xanh là loại bánh đặc sản của Hải Dương mà rất nhiều người, kể cả người nước ngoài đã phải lòng ngay khi nếm thử. Bánh đậu xanh khi thưởng thức cùng nước trà sẽ tạo nên một hương vị rất Việt Nam. Nếu có dịp tặng quà cho người Nhật, chúng tôi gợi ý với bạn một số nhãn hàng nổi tiếng về bánh đậu xanh ở Hải Dương: Rồng Vàng, Nguyên Hương, Bảo Hiên, Hòa An, Quê Hương, Minh Ngọc, Tiên Dung, Kỳ Anh…

Đọc đến đây bạn đã biết phần nào về món quà người nhật thích. Và đã tìm được quà việt nam cho người nhật. Giải tỏa được băn khoăn của bạn: tặng quà gì cho người nhật? quà gì ở việt nam người nhật thích? khách nhật thích quà gì của Việt Nam?

Thói Quen Ăn Uống Của Người Việt Nam

Để duy trì sự sống, ăn uống luôn là việc quan trọng số một. Tuy nhiên, quan niệm và thói quen ăn uống của con người về vấn đề này hoàn toàn khác nhau, không ai giống ai. Đối với người Việt Nam, xuất phát từ nếp sống nông nghiệp thì ăn quan trọng lắm. Vì “có thực mới vực được đạo”, nó quan trọng tới mức “trời đánh còn tránh bữa ăn”, mọi hành động của người Việt đều lấy ăn làm đầu: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn tiêu, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm…

Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: vì mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Đây là biểu hiện cao trong đời sống cộng đồng của người Việt. Nó đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá chậm; đừng ăn quá nhiều song cũng đừng quá ít; đừng ăn hết mà cũng không nên ăn còn. Do vậy, hiện tượng sau khi ăn, trong đĩa bày thức ăn lúc nào cũng còn dư thức ăn, còn thức ăn trong chén của mọi người đều đã được ăn hết. Thói quen ăn này phản ánh khi ăn cơm khách, một mặt khách phải ăn cho ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác lại phải để chừa một ít trong các đĩa đồ ăn để chứng tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn. Mặt khác, ăn nhanh biểu thị là người vội vàng, thô lỗ, ăn chậm khiến người ta phải chờ, ăn nhiều, ăn hết là tham lam, ăn ít, ăn còn là chê không ngon… Truyện dân gian thường phê phán những người vô ý khi ăn và có nhiều cảnh dùng bữa ăn để kén rể. Do vây, mà ông bà ta rất chú trọng và nghiệm khắc khi dạy con cái: ” học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trong đó giáo dục cách ăn được ưu tiên hàng đầu vì thông qua cách ăn người ta có thể nhận xét và kết luận ít nhiều về nhân cách cá nhân đó và cả gia đình của họ.

Phải có chén nước mắm (hay nước tương) khi ăn. Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt, trong khi các món ăn khác thì có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng dùng, cũng chấm. Do vậy, chén nước măm trở thành thước đo sự ý tứ, đo trình độ văn hóa của con người. Chấm nước mắm phải cho gọn, sạch, không nhiễu, chấm vương vãi là thể hiện con người vụng về, ẩu tả, chấm nước mắm mà để rơi thức ăn vào chén nước mắm là mất vệ sinh, ở dơ, ở bẩn, chấm hụt (hai, ba lần chấm mới được) là người không làm được việc, hay sai sót, không nên tin tưởng..

Không bới cơm nhiều hoặc quá ít vào mỗi chén. Chủ nhà ngồi đầu nồi phải rất tế nhị và mực thước khi bới cơm cho khách. Nhiều quá thì đầy dễ rơi, vãi, (khiến khách mang tiếng vụng về) và không có chỗ để thức ăn; ít quá thì ăn mau hết, phải đưa bới nhiều lần (khiến khách mang tiếng tham ăn). Thấy cơm trong nồi sắp hết, phải giảm tốc độ ăn của mình và người nhà (bới ít), tránh không để đũa cái va vào nồi, phải làm cho khách thấy đầy đủ, thoải mái nhất.

Sử dụng đũa khi ăn: đây là cách ăn phổ biến của người Châu Á. Nó là cách ăn đặc thù mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ những thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm…) của cư dân Đông Nam Á. Trong khi đó, người phương Tây phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, muỗng, đĩa (mô phỏng động tác của con thú xé mồi), mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng lẻ (sản phẩm của tư duy phân tích). Đôi đũa của người Việt thực hiện một cách tổng hợp và rất linh hoạt hàng loạt chức năng khác nhau: gắp và xé, dầm, khoắng, trộn, vét và nối cho cánh tay dài ra để gắp thức ăn xa!

Cuộc nghiên cứu mới nhất của Công ty Ogilvy & Mather châu Á – Thái Bình Dương về chế độ ăn uống tại 14 quốc gia trong khu vực (có Việt Nam) đã đưa ra nhận định: Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang thay đổi, có xu hướng thích sử dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh…

Ông David Elworth, Giám đốc kế hoạch, phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Công ty Ogilvy & Mather, phát biểu tại cuộc hội thảo “Những xáo trộn về thói quen ăn uống” được tổ chức tại TP HCM ngày 4/12: Do thời gian công việc quá bận rộn, người tiêu dùng thường tìm đến những quán xá bán thức ăn nhanh, nên không thể có được một bữa ăn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Trong các cuộc phỏng vấn gần 400 người tiêu dùng Việt Nam, có đến 35% người ăn tại quán hơn 3 lần/tuần (TP HCM: 51,4%, Hà Nội 18,6%); 50% người cho biết họ ăn lặt vặt suốt cả ngày thay vì trước đây chỉ ăn 3 bữa ăn chính. Trong khi đó đến 70% trẻ em cũng ăn uống không điều độ. Nguyên nhân của tình trạng trên là vì không có thời gian lựa chọn, mọi người thường ngại tìm hiểu các món ăn lạ nên thường chọn đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn có bày bán khắp nơi.

Cách ăn thiếu khoa học của người Việt Nam: Lời cảnh báo đến muộn

Người Việt Nam lâu nay có thói quen “Ăn theo tiếng gọi của dạ dày chứ không ăn theo chế độ dinh dưỡng”. Đó là lời nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng về cách ăn uống thiếu khoa học hiện nay của số đông người dân.

Vì sao những lời cảnh báo này không được đưa ra sớm hơn, để bệnh tật không gia tăng đến chóng mặt như hiện nay?

Sau nhiều năm trời phải ăn uống kham khổ do thiếu thốn, nay không ít người đã có suy nghĩ phải ăn uống thoải mái để bù lại những ngày tháng khổ cực đó. Bữa ăn ngày trước chỉ có cơm với rau. Thịt, cá là thức ăn quá “xa xỉ”. Vậy mà, hơn 5 năm trở lại đây, nền kinh tế thay đổi, dịch vụ phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt đã làm biến đổi nhanh chóng cách ăn uống của người dân.

Từ chỗ ăn rau cho no bụng thì nay đổi sang ăn thịt, chất béo, chất đạm là chính. Nhìn từ góc độ xã hội, đó là sự thay đổi của thời đại văn minh, nhưng dưới cái nhìn của những nhà dinh dưỡng thì đó là sự báo động về cách ăn thiếu khoa học. GS. Hà Huy Khôi – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng VN – cho rằng: Họ ăn nhiều thịt, chất béo, thức ăn nhanh và nguồn glucid tinh chế (đường ngọt)…, mà không biết rằng như thế là không tốt cho sức khoẻ”.

Một điều tra về tiêu thụ lương thực, thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam trong 20 năm qua – mới được Viện Dinh dưỡng công bố – đã làm rõ sự thật: Người VN đã có “một bữa no” đến quá mức. Lượng tiêu thụ thịt, chất béo ở người trưởng thành đã tăng lên rất nhanh, năm 1987 chỉ là 24,4 g/người/ngày đã lên tới 62 g/người/ngày năm 2005. Dầu mỡ cũng tăng từ 3 g/người/ngày lên 15,2 g/người/ngày…

Trong khi đó, thức ăn là cá và các loại hải sản chỉ dừng ở mức 50 g/người/ngày trong suốt 20 năm. Rau là thức ăn rất tốt cho sức khỏe lại có xu hướng giảm đi, từ 214 g/người/ngày xuống còn 203 g/người/ngày…

TS. Nguyễn Công Khẩn – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng – đã chỉ ra những bất cập trong thói quen ăn uống của người VN là ăn uống không điều độ, ăn theo sở thích. Đáng lẽ phải ăn nhiều rau, giảm ăn thịt thì chúng ta lại ăn nhiều thịt mà ít rau.

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người mỗi ngày cần ăn 300 g rau thì người VN chỉ ăn có 100 g, cần ăn 100-200 g cá thì chúng ta cũng chỉ ăn có 50 g. Một cách ăn tai hại nữa là ăn quá nhiều muối, khuyến nghị chỉ ăn 6 g muối/người/ngày thì lại ăn đến hơn 20 g muối…

Tưởng rằng, miếng ăn chỉ đơn giản là thoả mãn khẩu vị, ý thích mà không mấy ai biết rằng bệnh vào từ chính miếng ăn. Trước năm 1995, bệnh thừa cân, béo phì chỉ là chuyện ở các nước phương Tây. Nhưng ngay những năm sau đó, thừa cân, béo phì đã xuất hiện và gia tăng không ngừng.

Năm 2000, tỉ lệ béo phì ở người trưởng thành ở Hà Nội và chúng tôi là 10%, đến 2005 tỉ lệ này trong cả nước đã tăng lên 16,3%. Hội chứng chuyển hoá lần đầu tiên được điều tra cũng đã phát hiện có hơn 13% người mắc. Tăng huyết áp đã tăng lên 23%, số người đột quỵ tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước và người bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với thập kỷ 60. Đái tháo đường cũng lên tới 5% số người mắc…

Có một thực tế rất rõ ràng rằng, cách ăn của người VN – đặc biệt là những người ở thành phố – đã thay đổi từ 5-10 năm nay. Sự chuyển đổi này hoàn toàn theo hướng tự phát mà không hề có sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Đến bây giờ, Viện Dinh dưỡng mới chỉ ra những cách ăn uống bất hợp lý liệu có phải là những lời khuyến cáo quá muộn màng chăng

Sự thay đổi thói quen ăn uống trong 20 năm trở lại đây

Việt nam trong giai đoạn sau giải phóng (1975) và trước công cuộc “đổi mới” năm 1986 lâm vào tình cảnh thiếu thốn lương thực, thực phẩm một cách nghiêm trọng, là một quốc gia nghèo đói trong khu vực luôn cần đến sự viện trợ từ những người bạn quốc tế, đặc biệt là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Lương thực chủ yếu là cơm (gạo), trong khi đó năng suất trồng lúa rất thấp, có nơi chỉ 1,5 tone/ha.

Người dân phải sử dụng thêm các nguồn lương thực khác từ: ngô, khoai, sắn, hạt bo bo,…thậm chí sử dụng các lương thực kém chất lượng. Trong giai đoạn đó, với cơ chế tập trung, bao cấp, không cho phép tồn tại kinh tế cá thể, việc giao thương chỉ xảy ra trong khu vực quốc doanh, cung không đủ cầu, dẫn đến tình trạng khan hiếm mọi nhu yếu phẩm, trong đó có thực phẩm. Nhiều người đã sống qua thời kỳ đó đều không khỏi rùng mình mỗi khi nhớ lại. Người ta gọi nó là: thời kỳ bao cấp. Khi tôi lớn lên thì thời kỳ đó đang lùi dần, bóng dáng của sự thiếu thốn và lạc hậu vẫn còn đó, trẻ con nông thôn quê tôi đến 10 tuổi lên thành phố mới nhìn thấy quả dưa hấu thật (trước đây chỉ xem trong sách tập đọc). Như vậy, bạn có thể hình dung được trong giai đoạn đó, tình hình dinh dưỡng của Việt Nam như thế nào. Và người dân khi đó không hề biết đến có một loại bệnh gọi là bệnh ĐTĐ tồn tại!!! (cũng không thể không kể đến sự chậm phát triển về y tế và giáo dục cũng là nguyên nhân của sự vô tình này).

Trong một buổi nói chuyện với chúng tôi Tạ Văn Bình, chúng tôi có hỏi ông: Vì sao tại khu vực nông thôn, người dân vẫn phải lao động chân tay nhiều, vẫn còn một tỷ lệ nhất định những gia đình nghèo đói mà tỷ lệ ĐTĐ không phải là nhỏ? Câu trả lời chúng tôi nhận được đó là do tốc độ của sự thay đổi chất lượng cuộc sống quá nhanh trong một thời gian ngắn. Người nông dân từ chỗ thiếu đói đến đầy đủ rồi dư thừa lương thực, thực phẩm diễn ra trong một thời gian ngắn, chỉ một vài năm. Bên cạnh đó, cơ hội cũng như năng lực tiếp cận với kiến thức về dinh dưỡng và y tế với người nông thôn còn kém. Ngoài các thời điểm mùa màng, người nông dân phải lao động tương đối vất vả thì thời gian còn lại hầu hết là nhàn rỗi. Nếu ở thành phố người ta tập trung ở nhà hàng, quán bia thì nông thôn có các quán rượu nhỏ hoặc người ta tập trung nhau đến một nhà nào đó, với những gì có sẵn trong vườn, trong kho, sẽ có những buổi nhậu lai rai đến hết ngày và sử dụng hàng lit rượu Việt nam (45 0).

Ảnh hưởng của những điều này đến tình hình bệnh ĐTĐ của Việt Nam.

điều đó được l ý giải bởi thực tế rằng các yếu tố nguy cơ ở nông thôn ít hơn thành thị. Với các ưu điểm: không khí trong lành, thức ăn tự trồng và chăm sóc nên an toàn và tươi ngon hơn, những người nông thôn hầu hết đều có bản tính chăm chỉ lao động, tính chất công việc cũng nặng nề hơn (làm vườn, chăn nuôi, trồng cấy,…). Chính vì vậy, so với thành thị, tỷ lệ người bệnh ĐTĐ thấp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, làm thế nào để vẫn đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh và vẫn nhanh, tiện dụng? Đó chính là điều mà các bạn trẻ rất quan tâm hiện nay.

Thói quen ăn uống mới của giới trẻ Việt và sữa chua YoMost

Uống sữa chua YoMost mỗi ngày để khỏe và đẹp

Đã từ lâu sữa chua lên men được biết đến như là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là tốt cho tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, nên giúp tăng cường sức đề kháng và tốt cho da. Sữa chua YoMost là một loại sữa chua ở dạng uống, được làm từ sữa chua lên men nên chứa nguyên vẹn các lợi ích cho sức khỏe kể trên. Đặc biệt, sữa chua YoMost còn kết hợp với nước trái thật, ít đường và ít béo cho nên giúp các bạn gái giữ gìn vóc dáng khỏe mạnh, cân đối và làn da mịn màng, tràn đầy sức sống.

Thêm vào đó, vì là dạng uống và được thiết kế đơn giản với hộp giấy hiện đại, sữa chua YoMost không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn đáp ứng cả nhu cầu nhanh và tiện dụng của các bạn trẻ.

Với ba hương vị được yêu thích: Dâu ngọt ngào, Cam sôi nổi, Chanh dây trẻ trung cùng với vị “cực kool” khi dùng lạnh, sữa chua YoMost đã và đang “thăng hoa” trong các bữa ăn ngoài ở mọi lúc, mọi nơi của các bạn.

Sữa chua YoMost:

– Được làm từ sữa chua lên men, sữa chua YoMost chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa chua, tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.

– Có vị ngon tuyệt và tự nhiên hơn với sự kết hợp độc đáo của sữa chua lên men và nước trái cây.

– Sữa chua YoMost ít đường và ít béo.

– Dùng sữa chua YoMost mỗi ngày, từ 2 đến 3 hộp, giúp bạn tăng cường tiêu hóa, cơ thể khỏe mạnh và từ đó có tinh thần thoải mái, dáng vẻ đầy sức sống.

– Sữa chua YoMost có 3 hương vị: Sữa chua Dâu, Sữa chua Cam, và Sữa chua Chanh dây.

Hà Nội là trung tâm của đất nước, ngay dưới thời Pháp thuộc, đã từng là nơi quy tụ tinh hoa của cả nước. Trí thức văn nghệ sĩ khắp nơi, muốn lập nghiệp đều tìm về Hà Nội. Có biết bao nhà văn, nhà thơ, nhà báo, được coi là người Hà Nội, nhưng họ đâu phải sinh ra và lớn lên ở đây. Ấy vậy mà tinh hoa ẩm thực của cả nước lại không tìm Hà Nội làm nơi tụ hội. Người các nơi khác đến đây, buộc phải thưởng thức những món ăn của Hà Nội, chứ tìm đâu thấy bún bò Huế, mì Quảng của Quảng Nam, hủ tiếu của Sài Gòn chưa nói đến hủ tiếu Nam Vang! Bánh xèo Nam bộ thì gần đây mới có, nhưng chỉ là những quán bình dân bán dọc vỉa hè, không có những cửa hàng đàng hoàng và bánh khoái Huế lại càng không có. Nhớ lại trong những năm chiến tranh, khi người miền Nam tập kết có mặt rất đông ở Hà Nội, mỗi khi nghe thấy ở Câu lạc bộ Thống Nhất có bán chè hay bún theo kiểu miền Nam thì người ta đổ xô đến để mong được tìm lại đôi chút hương vị quê hương. Vậy mà không bao giờ xuất hiện một nhà hàng nào chịu chế biến các món ăn miền Nam ở Hà Nội! Thậm chí đến tháng 4/1999, Hội đồng hương Thừa Thiên – Huế tổ chức một tuần lễ Văn hóa Huế tại Hà Nội, trong đó không thể không có một góc ẩm thực. Nếu Hà Nội thường xuyên có những quán ăn Huế thì đã không có cảnh những người Huế từ các tỉnh đem theo cả con cháu lặn lội về tận đây xếp hàng để được thưởng thức một chút hương vị của bánh bèo, bánh nậm… mà họ hằng ao ước. Hiện tượng này được giải thích như thế nào? Có phải do tính bảo thủ trong ăn uống của người Hà thành không? Cái đó để bạn đọc suy nghĩ thêm.

Quay sang các nước châu Âu, lật một cuốn sách của Pháp dạy cách làm các món ăn trên thế giới, khi nói đến món nọ món kia của châu Phi hay châu Á, người viết luôn nói rằng ở Paris chúng ta chỉ có thể tìm được những gia vị thay thế như thế này thế nọ, chứ không thể có được đầy đủ những gia vị như ở nước quê hương của các món ăn đó. Vì vậy chỉ có thể nấu một món ăn gọi là của Việt Nam, gọi là của Ấn Độ, hay của Bắc Phi, chứ không thể tạo lại hoàn toàn món ăn của xứ sở đó trên đất Pháp. Ví dụ nấu món Rập, nhưng ở Pháp thì giá rất đắt và hiếm. Còn ở Việt Nam ta, bột cari chủ yếu được chế biến từ bột nghệ chứ lấy đâu ra couscous của người Bắc Phi, nhiều đầu bếp Pháp phải dùng bột nghệ thay cho safran, là một thứ gia vị màu vàng phổ biến ở các nước Ả safran, cho nên ăn cari ở nước ta khác hẳn cari Ấn Độ hay các nước hồi giáo khác ở Đông Nam Á. Như vậy, dù không có chủ ý, người nấu tự nhiên phải thay đổi một vài khẩu vị khi đem món ăn đó ra nước ngoài. Một thanh niên Việt Nam có nhiều cửa hàng ăn ở Cộng hòa Liên bang Đức đã từng nói với tôi rằng: bên đó cơm Việt Nam rất được khách hàng ưa chuộng, nhưng khi làm cơm rang, phải chiều theo khẩu vị của một bộ phận người nhập cư rất đông là Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên phải rắc bột nghệ (chính ra là dùng safran) để có màu vàng như cơm của người Hồi giáo.

Do vậy nói đến giữ gìn bản sắc ăn uống của dân tộc, là nói đến việc giữ gìn những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật ẩm thực dân tộc, chứ không phải là phục hồi lại nguyên vẹn các món ăn xưa, theo đúng khẩu vị xưa. Vì ngay trong một vùng, việc ăn uống cũng biến đổi theo thời gian, chứ chưa nói đưa ra nước khác. Trong ” Hà Nội băm mươi sáu phố phường (1943), nhà văn Thạch Lam đã từng viết: Chắc nhiều bạn đọc còn nhớ cái thứ bánh đậu Hải Dương, đã nổi tiếng, mà ngày bé, chúng ta thường nhận được do tay bà mẹ đã đi đâu một chuyến xa về? Cái thứ bánh đậu khô, bột nhỏ như phấn, đóng hình vuông, có in dấu một hai chữ triện. Thuở nhỏ, chúng ta thích ăn thức quà ấy lắm, nhưng nếu chúng ta mắc bệnh ho, thì không khỏi lắm lúc bực mình. Miếng bánh vừa bỏ mồm chưa kịp nuốt, một cơn ho đã làm bật ra ngoài như làn khói… Mắt chỉ còn tiếc ngẩn ngơ nhìn.

Bây giờ thứ bánh đậu Hải Dương ấy không còn nữa. Có lẽ người ta thấy cái bất tiện của bột khô cho các trẻ bé và cho các ông cụ già. Ở Hà Nội, người ta làm một thứ bánh đậu ngon hơn, đó là một thứ bánh đậu ướt, thứ bánh đậu có mỡ. Một thứ bánh để ăn trong khi uống chè Tàu, cái vị béo ngọt của bánh rất ăn với cái vị đắng của nước chè. ”

Nghiên cứu được tiến hành với Mục tiêu: Đánh giá thực trạng khẩu phần, thói quen ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh nhân gout. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang, mô tả có phân tích. Đối tượng nghiên cứu: 150 ng­ười mắc bệnh gout từ 40 đến 70 tuổi (ít nhất có hai đợt điều trị gout cấp). 150 người không bị gout (bình thường) – có acid uric máu trong giới hạn bình thường. 50 người từ 40-70 tuổi có acid uric máu tăng. Kết quả cho thấy:

1 Nhóm tăng acid uric máu có tần xuất tiêu thụ hàng ngày và trên 3 lần/tuần các thực phẩm giàu purin như phủ tạng, bia/rượu nhiều hơn nhóm người không bị bệnh (p<0,05).

-Nhóm tăng acid uric máu có mức tiêu thụ trung bình/ngày về cá, hải sản, bia/rượu nhiều hơn nhóm chứng (không tăng acid uric máu) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của nhóm tăng acid uric máu và nhóm không bị bệnh , khác nhau không có ý nghĩa thống kê về gạo, lương thực khác, thịt, trứng/sữa, đậu đỗ, đậu phụ, vừng/lạc, dầu/, mỡ, rau xanh, quả chín.

2. Nhóm bệnh gout có tần xuất tiêu thụ trên 3 lần/tuần các thực phẩm giàu purin như thịt nạc các loại, phủ tạng, cá và hải sản, đậu đỗ, đậu phụ, bia/rượu nhiều hơn nhóm không bị bệnh (p<0,05, p<0,01, p<0,001).

Nên Chọn Quà Gì Của Việt Nam Tặng Cho Người Nhật?

Nên chọn quà gì của Việt Nam tặng cho người nhật là thích hợp nhất, người Nhật thích được tặng các món quà gì của Việt Nam, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số món quà nên mua.

Nên chọn quà gì của Việt Nam tặng cho người Nhật là thích hợp nhất, người Nhật thích được tặng các món quà gì của Việt Nam, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một số món quà nên mua.

Tranh Dân Gian Đông Hồ

Đây là một sản phẩm mang biểu trưng văn hóa và phản ảnh cuộc sống bình dị của người dân Việt. Tranh Đông Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Kẹo, Bánh, Hạt Sen

Người Nhật rất thích ăn kẹo lạc đó bạn. Còn bánh đậu xanh thì có nhiều người Việt Nam mua sang làm quà,

Người Nhật cũng khá thú vị và có vẻ thích sản phẩm từ hạt sen. Vì ở Nhật không ăn hạt sen. Có thể mua trà Việt cho người đứng tuổi cũng có vẻ hợp.

Bạn có thể tham khảo chia sẻ của bạn Tên My gửi cho Achau

Mình thường chỉ mua các loại bánh kẹo đặc sản của Việt Nam để đem sang. Bánh cốm Hà Nội, bánh đậu xanh Hải Dương … Còn nếu thân hơn nữa, bạn có thể mua những đồ lưu niệm nhỏ như tượng nữ sinh Việt Nam mặc áo dài, hoặc các bức tranh nhỏ về VN. Nếu có điều kiện thì có thể mua tranh thêu lụa để tặng vì rất nhiều người Nhật biết tranh thêu lụa là tranh đặc trưng ở Việt Nam

Đó là một số gợi ý cho các bạn tham khảo.Còn khá nhiều món quà khác của Việt Nam mà người Nhật rất thích,sẽ được Achau cập nhật vào bài viết tiếp theo.

Date: 2023-06-25 10:59:45