Nấu Xôi Vò Ngô / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Xôi Vò Hạt Sen

-Đậu xanh các bạn cũng ngâm nở rồi đem đồ chín. Nếu các bạn nấu đậu xanh bằng nồi cơm điện thì không cần phải ngâm từ trước. Hạt đậu xanh khi chín phải khô, bở, không bị nát hoặc còn ướt.

-Cho đậu xanh vào cối giã thật nhuyễn.

-Gạo nếp ngâm nở, đãi sạch, xóc qua với chút muối rồi để thật ráo nước. Sau đó trộn gạo thật đều với khoảng 1 thìa canh dầu ăn.

-Tiếp đó là trộn gạo với 1/2 số đậu xanh đã giã.

– Đun nước thật sôi mới cho gạo vào đồ chín như cách đồ xôi thông thường.

-Đối với những loại nếp ngon, dẻo thì chỉ cần đến bước 8 là món xôi đã hoàn tất. Tuy nhiên các bạn cũng có thể đem xôi đồ lên 1 lần nữa để xôi dẻo hơn, để lâu hạt xôi vẫn căng mọng, dẻo thơm.

1. Nguyên liệu cho món xôi vò chè đường

-Gạo vo sạch, ngâm nước 8 – 12 tiếng.

-Vớt gạo ra rá để cho thật ráo nước. Gạo ráo nước hay không sẽ quyết định sự thành công của món xôi. Nếu cẩn thận bạn có thể dùng một khăn bông khô thấm nước gạo.

-Đỗ xanh vo cho sạch, ngâm 2 – 3 tiếng.

-Vớt đỗ ra và để ráo. Hạt đỗ to nên thời gian ráo nước sẽ nhanh hơn

-Đồ chín đỗ. Dùng đũa tạo 3 lỗ thông hơi nhỏ để đỗ chín đều.

-Đỗ chín thì bạn cho vào cối giã nhuyễn. Bớt lại chút đỗ để rắc lên chè.

-Tiếp tục đổ gạo vào đồ. Gạo gần chín thì bạn thêm đường và chút dầu ăn vào.

-Gạo chín, xới ra mâm cùng với đỗ xanh đã giã.

-Dùng tay trộn đều gạo và đỗ, trộn ngay khi gạo còn nóng; vừa trộn vừa bóp cho gạo tơi hạt và bám đều đỗ. Chính bởi công đoạn này mà xôi có tên là xôi “vò” đấy.

-Hòa bột sắn với nước.

-Đun sôi một nồi nước rồi cho bột sắn vào, khuấy chín. Tùy vào sở thích mà điều chỉnh lượng nước cho vừa độ sánh.

-Múc chè ra bát, rắc ít hạt đỗ lên và ăn cùng với xôi.

-Xôi vò không hề khó làm, quan trọng là bạn cần đảm bảo cho gạo khô, đỗ được giã nhuyễn nhỏ thì khi vò xôi chắc chắn sẽ bám đều đỗ. Hạt xôi tơi và vàng đều là món xôi vò chè đường thành công rồi! Đây là công thức chung cho xôi vò, nếu là xôi ngọt thì bạn thêm nước dừa và dừa nạo vào sẽ rất hợp vị, còn xôi mặn thì thay vì đường bạn cho chút muối và ăn với thịt quay hay lạp xưởng cũng ngon.

Cách Nấu Xôi Vò Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2022

Các bạn thân mến! Hôm nay team Thật Là Ngon sẽ cùng bạn tìm hiểu cách nấu xôi vò dẻo, tơi, thơm ngon. Bạn sẽ luôn tự tin thành công với món ăn này!

Trong truyền thống văn hóa của người Việt, xôi là một món ăn vô cùng quen thuộc. Xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời hàng ngàn năm về trước, món ăn được nấu từ hạt gạo nếp đã trở nên quen thuộc trong bữa cơm của những gia đình Việt.

Thằng Bờm trong câu ca dao xưa đã từ chối hết thảy những giá trị vật chất cao sang để đổi lấy “nắm xôi” – thứ mà đối với nó, hay nói rộng ra là với toàn dân nước Việt, là thứ rất thiết thực và đầy giá trị, nhất là ở cái thời “hạt gạo còn quý hơn vàng” ấy.

Món xôi được chế biến đa dạng tùy theo khẩu vị của mỗi vùng, mỗi miền và sở thích của mỗi người như xôi xéo, xôi gấc, xôi lạc, xôi đậu xanh,…

Và hôm nay, Thật Là Ngon sẽ giới thiệu đến bạn một món xôi đã gắn liền với hình ảnh của những gánh hàng rong, được gói bằng lá chuối, lá sen với những hình dung rất đỗi đời thường, bình dị, đó chính là món xôi vò.

Cách Nấu Xôi Vò

Cách nấu xôi vò chi tiết theo miền Bắc và miền Nam

1. Cách làm xôi vò kiểu Bắc (Xôi vò mặn)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Gạo và đỗ vo thật sạch, nhặt bỏ hạt sâu và lép. Bạn ngâm gạo nếp và đậu xanh với nước trong khoảng 6-8 tiếng hoặc để qua đêm. Nếu bạn không kịp ngâm thì có thể ngâm với nước ấm 40 – 45 độ trong khoảng 3 tiếng là được.

Sau khi ngâm, bạn đổ gạo và đỗ ra rổ cho róc nước. Nếu trời nắng thì có thể đem phơi gạo và đỗ dưới ánh nắng khoảng 30 – 45 phút cho thật ráo nước. Bạn nhớ thỉnh thoảng xóc đều cho gạo và đỗ thật khô nước.

Để món ăn đỡ nhạt, bạn trộn đều mỗi phần gạo và đỗ với ½ thìa café muối. Lưu ý không nên cho quá nhiều muối, xôi sẽ bị mặn.

Bước 2 : Hấp chín đỗ xanh

Sau khi đỗ đã róc nước, bạn cho đỗ xanh vào giá có lỗ đặt trên nồi cơm điện, cho nước vào nồi đun, hoặc bạn cũng có thể dùng chõ đồ xôi.

Bạn dùng thìa hoặc đũa gạt nhẹ một lớp đỗ trải đều trên bề mặt. Bạn chú ý để hở các lỗ thông hơi bằng cách dùng đũa chọc một vài lỗ trên giá, gạt đỗ xanh để không che lấp miệng lỗ. Làm như vậy sẽ giúp hơi nước bốc lên đều, làm chín đỗ nhanh và không bị đọng nước.

Bạn đun đến khi nước sôi thì hạ lửa, được khoảng 5 -10 phút thì mở nắp và gạt lại lớp đỗ xanh cho chín đều.

Bạn đun tiếp 10 phút nữa, dùng tay bóp nhẹ hạt đỗ nếu thấy mềm và bở thì tắt bếp. Bạn cho đỗ ra mâm để nguội, Sau đó, bạn cho đậu xanh vào máy xay sinh tố, bật nấc nhỏ nhất, xay nhuyễn. Bạn kiểm tra hạt đậu vỡ đều, mịn và tơi, không bị kết vón là được.

Nếu không có máy xay sinh tố, bạn có thể dùng cối để giã hoặc dùng muôi tán cho hạt đỗ vỡ, mịn và tơi đều là được. Các bạn lưu ý không nên tán đỗ nát và nhuyễn quá, đỗ sẽ bị dính và quánh lại.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Bắc – Đồ xôi

Tiếp theo, bạn lấy ½ phần đỗ đã tán mịn ở trên trộn đều với gạo nếp đã để ráo nước. Sau khi thấy hạt đỗ đã bám đều trên bề mặt hạt gạo, bạn cho thêm 1 thìa dầu ăn vào trộn cùng để tăng thêm vị béo và ngậy cho món ăn.

Bạn đặt lên bếp đun cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút đến khi thấy hạt xôi bắt đầu mọng lên, căng bóng là được.

Bạn đổ xôi ra mâm lớn hoặc mẹt tre rộng, dùng đũa hoặc muôi gạt đều một lớp mỏng để xôi không bị ướt và nhanh nguội. Sau đó, bạn đem nốt ½ phần đỗ còn lại ra rắc và trộn đều cùng với xôi.

2. Cách nấu xôi vò kiểu Nam (Xôi vò nước cốt dừa)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn chuẩn bị gạo và đỗ tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc. Nếu muốn món ăn hấp dẫn hơn, các bạn có thể giã nhuyễn 1 nhánh nghệ, lọc lấy nước, trộn đều với gạo khi ngâm rồi để ráo nước. Món xôi sẽ có màu vàng bắt mắt hơn.

Nước cốt dừa thì bạn có thể dùng nước cốt dừa loại hộp bán sẵn hoặc nạo cùi dừa tươi xay nhuyễn, chắt qua màng lọc vải và đun sôi để lấy nước cốt.

Bạn cũng có thể cho thêm lá dứa để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nguyên liệu này không bắt buộc.

Bước 2 : Chế biến đỗ xanh

Bạn hấp chín đỗ xanh trên nồi nước đun sôi. Sau khi đỗ xanh chín, bạn trải đều đỗ xanh trên bề mặt rộng thành một lớp mỏng và để nguội. Sau đó, bạn cho vào máy xay sinh tố hoặc tán cho đỗ vỡ đều và mịn (tương tự như cách nấu xôi vò miền Bắc).

Tiếp đó, bạn chia đỗ xanh làm 2 phần, một phần trộn cùng gạo nếp cho vào đồ, một phần dùng để rắc thêm trong khi ăn nếu muốn tăng mùi vị đỗ xanh.

Bước 3: Cách Nấu Xôi Vò Miền Nam – Đồ xôi

Bạn trộn đều gạo nếp với 1 phần đỗ xanh đã xay nhuyễn, thêm một chút muối rắc đều để xôi đỡ nhạt.

Nếu có lá dứa thì bạn xếp lá dứa rải lên trên bề mặt gạo. Bạn bắc nồi nước lên bếp, xếp chõ lên trên giống như đồ đậu xanh.

Bạn hấp khoảng 25 – 30 phút, rồi mở nắp, dùng muôi xới đều xôi lên, đồng thời rải nước cốt dừa cho đều tay. Cần lưu ý cho lượng nước cốt dừa vừa đủ để xôi có độ quện vừa phải, tránh cho quá nhiều sẽ làm xôi bị nhão.

Bạn đậy nắp lại, tiếp tục đun khoảng 7 – 10 phút là xôi chín và ngấm đều nước cốt dừa.

Sau đó, khi xôi vẫn còn nóng, đổ xôi ra mâm hoặc đĩa rộng, bạn rắc đường và dùng bao tay trộn đều xôi với đường. Lượng đường cũng cần vừa đủ, không quá nhiều sẽ gây ngọt và khi nguội xôi bị cứng do đường đóng cục lại.

Như vậy, ở bước này, khi nấu món xôi vò miền Nam thì các bạn trộn thêm đường để xôi có vị ngọt đậm hơn, khác với món xôi kiểu Bắc, chỉ dùng muối và dầu ăn nên xôi có vị mặn.

Xôi nguội dần, tơi hạt mà không bị dính vào nhau, dẻo và mịn. Bạn đơm xôi vào đĩa đặt lên bàn ăn. Bạn có thể rắc thêm đỗ xanh đã xay nhuyễn nếu ai muốn ăn khô hơn

Vậy là món xôi vò đã hoàn thành, chỉ chờ các vị thực khách cùng thưởng thức!

Một số lưu ý

Các bạn nên chọn nguyên liệu ngon để đảm bảo món xôi sẽ dẻo và thơm hơn. Bạn nên chọn gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng, hạt gạo hơi tròn, màu trắng đục.Đỗ xanh bỏ vỏ, màu vàng nhạt, hạt đều, không có mùi ẩm mốc, không có hạt lép.

Trong quá trình hấp đỗ xanh và đồ xôi, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp và đảo đều để nguyên liệu chín đều, lưu ý không để quá lâu sẽ bị đọng hơi nước, món ăn sẽ bị nhão và ướt.

Lượng muối, đường và dầu ăn nêm nếm vừa phải.

Các món ăn đi kèm

Ngoài Bắc rất phổ biến món xôi vò ăn kèm với chè đỗ xanh hoặc chè bột sắn dây. Không khó để tìm thấy những gánh hàng rong bán xôi chè dọc những góc phố cổ Hà Thành.

Hương vị chè ngọt dịu, thơm mát quyện với vị dẻo của hạt gạo nếp, thơm bùi của đậu xanh, nơi góc phố nhỏ giữa tiết trời thu Hà Nội se se lạnh, thật dễ khiến nhiều người không khỏi nhớ nhung.

Người Sài Gòn thì hay chuộng những món ăn có vị ngọt và đậm đà nên họ thường chế biến xôi vò với nước cốt dừa, ăn kèm với giò, chả lụa hoặc gà quay, thêm chút hành phi thơm.

Vị béo ngậy của chả, hành phi cùng với vị dẻo của hạt xôi, quyện với nước cốt dừa đã góp phần tạo nên vẻ say đắm, đậm chất nhộn nhịp đặc trưng của đất Sài Thành.

Như vậy, Thật Là Ngon vừa giới thiệu cho các bạn cách chế biến món xôi vò, một món ăn vô cùng bổ dưỡng mà lại dễ làm, nguyên liệu thì luôn sẵn có trong căn bếp của chúng ta.

Hi vọng các bạn sẽ luôn có những giây phút vui vẻ cùng gia đình quây quần bên mâm cơm luôn đầy ắp tiếng cười.

Và nhớ đừng quên ghé Thật Là Ngon mỗi ngày, cùng chúng mình chia sẻ thật nhiều món ăn ngon, cùng bạn làm ấm lên căn bếp nhà mình nha!!!

*Ảnh: Nguồn Internet

3 Cách Nấu Xôi Vò Ngon Hấp Dẫn

1. Cách nấu xôi vò đậu xanh

Nguyên liệu

100 gam gạo nếp đã ngâm

100 gam đậu xanh đã ngâm

1/2 thìa cafe muối

2 muỗng canh đường

100 ml nước cốt dừa

1 muỗng canh dầu ăn

Hướng dẫn nấu xôi vò đậu xanh

Bước 1: Đầu tiên là bạn cho 100 gam đậu xanh đã ngâm vào trong hộp thủy tinh cùng 1/2 thìa cafe muối.

Thêm nước xâm xấp mặt đậu, sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm để bao kín xung quanh hộp thủy tinh. Cho vào lò và quay với công suất cao chừng 10 phút.

Bước 2: Cho đậu ra, thêm đường vào và đánh đậu thật nhuyễn.

Bước 3: Đến với gạo nếp, bạn cũng sẽ cho gạo vào tô thủy tinh. Trộn gạo với 100 ml nước cốt dừa + 1 muỗng canh dầu ăn. Bọc kín bột nếp bằng màng bọc thực phẩm, cho vào vào nồi và quay với công suất cao trong 10 phút.

Bước 4: Lấy hộp gạo nếp ra, xới đều hạt gạo cho tơi rồi thêm đậu xanh đã tán nhuyễn vào trộn cùng. Bọc kín miệng tô thủy tinh và tiếp tục cho vào lò quay với công suất cao chừng 10 phút.

Hết thời gian, bạn múc xôi vò ra đĩa và thưởng thức.

2. Cách nấu xôi vò nước cốt dừa

Nguyên liệu

Hướng dẫn nấu xôi vò nước dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp vo sạch rồi ngâm trong nước chừng 8 tiếng.

Nghệ tươi rửa sạch, cắt lát rồi nghiền nhỏ để vắt lấy nước cốt nghệ.

Đậu xanh đem đi ngâm cùng nước sạch cho nở.

Sau đó đem đậu đi đồ rồi đem ra dằm nát.

Tiếp theo bạn mang đậu xanh vừa được đồ xong trộn cùng gạo, cho thêm một chút mỡ gà vào trộn cùng hỗn hợp gạo và đậu.

Bước 2: Tiến hành hấp chín xôi

Đổ nước vào nồi hấp cách thủy để đun sôi và làm nóng nồi. Sau đó bạn cho gạo cùng đậu vào xửng để hấp. Sau khi hấp được 20 phút, bạn đổ nước cốt dừa vào hỗn hợp và lại tiếp tục hấp.

Xôi chín, bạn múc xôi ra khay, dùng muôi đánh xôi tơi ra và trộn đường vào đó.

Bạn có thể chia xôi thành nhiều phần nhỏ để đánh tơi được đều hơn và trộn đường được đều hơn.

3. Cách nấu xôi vò bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

500 gr gạo nếp

250 gr đậu xanh không vỏ

2 muỗng canh đường

Một chút muối ăn

2 muỗng nhỏ dầu ăn

Hướng dẫn nấu xôi vò bằng nồi cơm điện

Bước 1: Ngâm gạo nếp và đậu xanh

Gạo nếp và đậu xanh không vỏ sau khi đem về, bạn mang chúng đi vo thật sạch và ngâm chừng 8 tiếng.

Bước 2: Nấu chín đậu xanh

Bạn cho đậu xanh vào xửng hấp của nồi cơm điện để làm chín chúng.

Trong quá trình hấp đậu, bạn thỉnh thoảng dùng muôi đảo nhẹ để đậu xanh được chín đều.

Khi đậu chín mềm, bạn lấy chúng ra rồi dùng chày và cối để giã nát đậu xanh. Giã xong thì đánh cho đậu tơi ra.

Bước 3: Tiến hành nấu xôi

Gạo nếp sau khi ngâm đủ thời gian thì bạn vớt ra, vo lại với nước một lần nữa và đổ vào rổ cho ráo nước. Sau đó bạn cho một chút muối vào trộn cùng gạo nếp.

Tiếp theo bạn lấy gạo nếp trộn cùng đậu xanh đã được đánh tơi ở trên thật đều.

Tiếp đó bạn bỏ chúng vào nồi cơm điện để nấu chín.

Nấu đến khi hạt xôi dẻo mịn thì bạn đã có thể lấy nồi xôi ra ngoài.

Kế tiếp, bạn đổ xôi ra khay hoặc măm, dùng muôi dàn đều chúng ra để chúng được nguội nhanh và nguội hẳn.

Bí quyết nấu xôi vò ngon miễn chê

– Khi nấu đỗ, các bạn nên dùng đũa khoét thành các lỗ đều nhau giữa mẻ đậu để hơi ẩm không đọng lại. Có như thế lúc sau bạn đánh tơi đậu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

– Khi đổ đậu xanh vào luộc, bạn nên đổ chúng thành một mẻ chất cao chứ không nên dàn trải chúng rộng đều ra khắp lòng xửng.

– Những hạt đậu gần mép xửng rất dễ mềm rục. Do đó các bạn cần thường xuyên dùng khăn lau sạch hơi nước đọng thành giọt trên nắp nồi trong quá trình luộc chín đậu.

– Trước khi đưa gạo vào nấu chín, các bạn nên đảm bảo chúng thật ráo để hạt gạo không bị dính chặt vào nhau khi nấu xong.

– Đậu xanh bạn nên đem chúng đi hấp, không nên mang đi luộc vì như thế sẽ khiến cho hạt đậu không thể nở mềm, khi đồ sẽ không được mịn.

– Những nguyên liệu được dùng để nấu xôi phải chọn loại ngon. Nếp và đậu vừa chắc hạt, to đều và không bị sạn nhiều.

– Đối với những bạn lần đầu làm món xôi vò này, không nên đốt cháy giai đoạn mà nên thực hiện tất cả các bước thật tỉ mỉ.

Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Ngô Hay Xôi Bắp Cựcthơm Ngon

Hướng dẫn cách nấu xôi ngô hay xôi bắp cực thơm ngon: Cách nấu xôi ngô (người miền Nam gọi là xôi bắp ấy) cách làm đơn giản giúp bạn có một bữa sáng với đĩa xôi ngô tự làm thơm ngon và đơn giản có thể thay thế những món bánh mì, bún đã quen thuộc của mọi người.

Hạt ngô nếp dẻo thơm hòa quyện với mùi gạo béo ngậy cộng thêm hành phi thơm ngon sẽ trở thành bữa sáng đầy hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng. Tuy trong Sài Gòn cũng có nơi bán xôi bắp (xôi ngô) nhưng mình thấy nấu ở nhà vẫn ngon hơn nhiều vì cách nấu xôi ngô khá đơn giản.

1. Nguyên liệu cho cách nấu xôi ngô tại nhà

400 hạt ngô (các bạn có thể mua ngô nếp khô hoặc mua nguyên bắp ngô tươi về lấy hạt và phơi 2 nắng là được). 200g đậu xanh không vỏ

100g gạo nếp ngon

Hành tím

Dầu ăn

Đường, muối

Nếu muốn xôi có màu vàng đẹp, bạn có thể cho một củ nhỏ nghệ tươi giã nhuyễn, hòa vào nước rồi lấy nước vàng ngâm gạo nếp và ngô trước khi nấu. Mình ít khi trữ nghệ trong nhà nên ít khi cho nghệ vào ngâm.

Bước 1: Sau khi hạt ngô nếp phơi nắng, các bạn ngâm ngô với nước vôi trong (1 muỗng cà phê vôi ăn trầu/1 lít nước) rồi cho lên bếp đun sôi với nước vôi trong đã bỏ cặn đến khi ngô bong vỏ thì tắt bếp.

Đổ ngô nếp ra rổ và đợi cho nguội bớt, sau đó dùng tay chà sát lọc hết vỏ ngô, rửa hạt ngô sạch và đun sôi với lửa vừa lần 2 cho đến khi ngô chín, hạt ngô mềm là được. Lần 2 đun ngô bạn nhớ lưu ý chỉ đun với nước lã mà thôi.

Bước 2: Đậu xanh không vỏ các bạn cho ngâm với nước (các bạn lưu ý để lại một ít đậu xanh để trộn với ngô và nếp) đến khi đậu nở hết, các bạn vo đậu xanh cho sạch. Tiếp đến cho phần đậu xanh vào nồi cơm điện nấu như cơm hoặc hấp cho đến khi chín đều.

Khi đậu chín các bạn đổ ra thau sau đó trộn thêm chút đường sau đó lấy thìa đảo và tán cho nát một chút rồi để nguội đậu xanh. Nếu nhà không thích ăn xôi ngô với đường, bạn cho vài hạt muối vào đậu thay vì cho đường.

Bước 3: Gạo nếp sau khi ngâm thấy nở đều, các bạn vo sạch phần gạo nếp, sau đó trộn với ngô đã đun mềm với số đậu xanh còn lại. Cho thêm một chút muối vào hỗn hợp rồi trộn đều cho lên nồi hấp xôi cho đến khi gạo nếp và ngô nở tung. Tiếp đến các bạn cho thêm một thìa dầu ăn vào trộn đều để ngô có độ bóng và không dính với nhau.

Bước 4: Hành tím các bạn gọt vỏ, sau đó rửa sạch. Cắt hành thành từng lát mỏng càng đều nhau càng tốt (khoảng 2 – 3 mm).

Bước 5: Cách phi hành: Cho dầu ăn vào chảo bắt lên bếp cho sôi với lửa to, tốt nhất là phi hành trong nồi hay chảo nhỏ để đỡ phí dầu ăn, dầu xâm xấp với lượng hành sẽ phi. Cho hành tím vào trộn đều, hạ lửa nhỏ bớt đi đến khi thấy hành bắt đầu chuyển sang vàng và thơm là tắt bếp luôn. Trong khi bạn lót giấy thấm dầu, vì đã tắt bếp nên hành không bị cháy.

Bước 6: Các bạn cho xôi ra dĩa, tiếp đến phủ thêm một lớp đậu xanh đã tán nhuyễn, chan một ít dầu ăn hoặc mỡ vừa phi hành lên lớp đậu, sau đó cho hành phi lên trên.

Chỉ với những bước đơn giản trong cách nấu xôi ngô (cách nấu xôi bắp) này, các bạn đã có một bữa sáng thật thơm ngon hoặc có thể ăn chơi cũng ngon tuyệt vời luôn.