Nấu Riêu Cua Bò / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Lẩu Riêu Cua Bắp Bò

Mô tả

Mô tả khoá học

Nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn là có được nước dùng thơm ngon với màu đỏ của cà chua, màu xanh của hành lá, mùi ngò, tô điểm thêm những miếng đậu hũ đã được chiên vàng hòa quyện trong hương thơm đặc trưng của cua đồng… Không những thế, vị ngọt của những lát bắp bò, vị cay của ớt… sẽ khiến nồi lẩu riêu cua của bạn trở nên có sức hút và dễ dàng lấy lòng tất cả mọi người.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1. Nguyên liệu làm lẩu riêu cua bắp bò

Thịt bắp bò: 600gr

Cua đồng: 500gr

Đậu hũ: 4 bìaGiấm bỗng

Me: 4 – 5 trái

Cà chua: 4 trái

Rau sống các loại: rau răm, mùi, kinh giới, bắp chuối thái mỏng, giá đỗ, tía tô… (tùy theo sở thích)

Hành cây, mùi tàu

Hành khô

2. Nguyên liệu làm nước chấm

Cách làm lẩu riêu cua bắp bò ngon

Công đoạn sơ chế rau:

Rửa sạch các loại rau sống sau khi đã nhặt bỏ lá vàng, hư hỏng, cồi cứng… vớt ra rổ cho ráo nước

Hành cây và mùi tàu rửa sạch, bỏ phần rễ rồi thái nhỏ để riêng

Cà chua cắt thành miếng dọc

Đậu hũ cắt miếng vừa ăn rồi đem chiên vàng, vớt lên rổ để cho ráo dầu

Công đoạn làm thịt bò:

Thịt bắp bò nên chọn loại còn tươi, lõi hoa càng tốt. Đem rửa sạch nguyên miếng rồi dùng dao sắc thái mỏng theo thớ. Xếp từng miếng lên đĩa.

Công đoạn làm cua đồng:

Bước 1: Cua đồng mua ngoài chợ về phải sơ chế cẩn thận bằng cách cho vào rổ xóc lên xuống cho cua nhả hết đất. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi thấy cua láng bóng thì đem rửa sạch lại với nước.

Bước 2: Xé mai cua, lấy gạch trong mai ra để riêng vào một cái chén sạch.

Bước 3: Cho tất cả phần cua còn lại vào cối giã hoặc xay nát. Sau đó cho cua đã giã nát ra một cái nồi lớn, thêm nước vào vừa phải, khuấy đều rồi dùng lưới hoặc rây lọc. Lọc lại phần thịt cua này bằng một bát nước khác.

Thu được nước cua rồi, để yên nồi nước cho đến khi lắng lại rồi từ từ đổ nước ra một cái nồi khác để gạt bỏ phần xác cua còn đọng lại.

Nấu nước lẩu làm lẩu riêu cua bắp bò

Bước 1: Cho nồi nước cua lên bếp, thêm một muỗng cà phê hạt nêm rồi bật lửa vừa, khuấy đều tay cho đến khi gạch cua nổi lên trên thì dừng tay để gạch đông lại, hạ nhỏ lửa.

Bước 2: Khi nồi nước cua sôi thì cho cà chua và me vào, me nổi lên thì vớt ra dằm lấy nước rổi cho lại vào nồi nước cua. Cho đậu hũ đã chiên vào. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để lửa liu riu.

Bước 3: Phi thơm hành khô rồi cho gạch cua vào xào chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn sau đó trút ra bát. Chờ khi ăn thì cho vào nồi nước lẩu đã nấu trên là được.

Làm nước chấm ăn lẩu:

Tỏi, ớt rửa sạch rồi băm nhỏ, nên loại bỏ hạt ớt đi vì nó có thể ảnh hưởng đến bao tử. Cho tất cả vào chén rồi thêm xì dầu, đường, mì chính vào khuấy đều. Thêm ít chanh vào để có vị chua nhẹ. Nước chấm lẩu riêu cua bắp bò nên làm xì dầu thay vì nước mắm sẽ giúp vị của thịt bò được nổi bật hơn.

Khám phá ngay: Học nấu ăn gia đình

Cách Làm Món Lẩu Riêu Cua Bắp Bò

Chắc hẳn các bạn cũng biết vào thời tiết 12-15 độ như thế này ở miền bắc. Vào buổi trưa hoặc tối lạnh giá cả gia đình quanh quần bên nồi nước lẩu. Hơi nóng bốc lên từ nổi lẩu thơm nghi ngút. Đặc biệt lại vào đúng dịp chung kết bóng đá AFF cúp 2018 năm nay. Còn gì tuyệt vời hơn là ngồi cạnh bên nồi lẩu ấm cúng vừa ăn chúng ta vừa cổ vũ bóng đã. Cổ vũ cho đội tuyển việt nam vô địch cùng với anh em bạn bè và người thân thì còn gì bằng nhỉ.

Nội dung chính của bài viết

Nguyên liệu làm lẩu riêu cua bắp bò gồm có

Nguyên liệu: 1 kg bắp bò, 1kg cua đồng; 500gram sườn sụn, 1kg bún tươi sợi nhỏ, 10 bìa đậu phụ và 300 gram váng đậu khô.

Gia vị để chế biến món lẩu riêu cua bắp bò gồm có: 5 quả cà chua, 1 môi mẻ, 1 -2 thìa canh mắm tôm, 3 củ hành khô và 1 nhánh gừng tưởi, hành lá, rau mùi v.v. Dầu ăn, giấm, nước mắm, bột canh, hạt nêm, sa tế, chanh, ớt.

Rau sống: rau muống chẻ, hoa chuối, thân chuối non. Rau xà lách, rau mùi tàu tía tô, kinh giới, giá đỗ.

Đầu tiên đem hành khô bóc vỏ, đập rập thái nhỏ. Gừng tươi cạo vỏ, thái sợi nhỏ. Cà chua đem rửa sạch và thái múi cau.

Hành lá, rau mùi rửa sạch rồi thái nhỏ. Riêng phần củ hành bạn chẻ hoặc thái lát mỏng, phần thân lá thái nhỏ.

Nhặt rau sống và rửa sạch và ngâm qua với chút nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Hoa chuối thái nhỏ ngâm vào chậu nước có pha ít giấm(cho hoa chuối không bị thâm đen). Sau đó vớt hoa chuối ra rổ để ráo nước.

Sườn sụn rửa sạch và luộc sơ qua, để cho nước dùng được trong và ngon hơn. Sau khi rửa xong thì cho sườn sụn vào xào qua với 1 chút hành khô và một chút nước mắm và một vài gia vị khác rồi ninh.

Cua đồng làm sạch bỏ mai khều gạch cua ra 1 bát nhỏ riêng. Sau đó cho cua vào cỗi giã nát hoặc cho vào máy say say nhuyễn. ( Lưu ý khi say hoặc giá cho thêm 1 chút muỗi vào cua để cua không bị oai khi nấu). Sau khi giã nát cua đem lọc sạch lấy nước, cho nồi nước lên bếp và thêm gia vị (1 thìa gia vị và 1 thìa nhỏ mắm tôm) khuấy đều và đun lửa to. Khi gạch cua nổi lên thì vặn nhỏ lửa. Đem vớt riêu cua ra một cái bát để khi ăn đến đâu thì thả dần vào nồi nước lẩu đến đó cho riêu khỏi bị vỡ.

Đối với phần gạch cua vừa rồi, đun nóng chảo phi hành khô có ùi thơm. Và cho gạch cua và 1 ít nước mắm vào xào chín cho ra bát.

Thịt bò đem rửa sạch và thái miếng mỏng. Sau đó ướp với một chút dầu ăn và gừng. Cho cà chua vào chảo xào sơ để tạo màu cho nồi nước lẩu. Đậu phụ đem thái miếng và rán vàng rồi gắp ra đĩa, ăn đến đâu cho vào đến đó cho nóng. Lọc mẻ với nước rồi cho vào nồi nước lẩu.

Nguyên liệu để chế biến món lẩu lòng bò gồm có

Lòng non bò : 500-600gram

Lá lách bò, gan bò, dạ dày bò mỗi loại khoảng 200-300gra

Nước dừa tươi: 1 hoặc 2 quả

Nước dùng dashi hoặc nước hầm xương bò

Gừng tươi, hành tây, hành ta, xả,1 củ. Hoa hồi 2 miếng, 2 thanh quế khô

Gia vị: ½ thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa nhỏ bột cà ri. Muối đường, mì chính, nước mắm, bột nêm. Một thìa hành tím băm, 1 thìa riềng xay, sa tế.

-Rau và củ ăn kèm: bắp cải, rau cần, cải thảo nấm các loại, đậu hũ.

Lòng bò mua về thì làm sạch, rửa qua với nước 2 lần. Sau đó thì chà xát lòng bằng chanh tươi và muối hạt. Bóp thật kĩ lòng và lộn cả mặt trong, mặt ngoài để chà xát, và rửa lại bằng nước sạch. Thả vào nồi nước sôi chần sơ qua với ít gừng với muối và để ráo.

Rau ăn lẩu đem nhặt và rửa sạch để ráo nước. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Nấm đem bỏ gốc và chần sơ qua nước nóng. Hành tây bỏ vỏ, cắt múi cau, hành tím chia làm 2 phần. Một phần đem đập dập và băm nhỏ, riềng cũng đập rập và băm nhỏ. Quế, hoa hồi và gừng rang lên cho thơm. Xương bò rửa sạch, chặt thành các khúc nhỏ.

Lòng bò thái thành các miếng nhỏ vừa ăn, cho vào tô. Cho chút hành tím băm, sa tế, hạt nêm, bột ngọt và đường vào trộn đều lên, ướp trong vòng 30 phút

Cho nồi lên bếp và thêm 1.5 lít nước lọc. Thả xương bò và cho thêm hồi, quế, gừng đã rang vào hầm cùng. Thêm nếm thêm các gia vị, cho thêm nước cốt dừa cùng nước cốt me vào, ninh nhừ trong hơn 2 tiếng. Chần qua 2 lượt nước sau đó xem xào và ninh nhừ cho nước lẩu có vị ngọt hơn. Xương bò nên trần qua 2 lần nước xôi để tránh nước dùng bị hôi.

Bước 4: Bày biện và bắt đầu chén thôi nào

Bày lòng bò các món ăn kèm khác lên bàn. Các loại rau nhúng, đậu phụ, nấm các loại để ăn cùng. Bắc nồi nước ninh sương gạn bớt 1 phần xương bò ra ngòi cho nồi khỏi đầy và cùng nhau thưởng thức.

Có nhiều tài liệu khuyên các bạn nên xào qua lòng bò săn lại. Và đem đổ vào nồi nước nin xương cho nhừ. Nhưng như vậy sẽ không còn hương vị của món lẩu lòng bò, lách bò, dạ dày bò. Vì thế nên theo kinh nghiệm nấu ăn lâu năm cua chúng tôi Thì tôi khuyên các bạn khi các bạn đã mua được loại lòng bò tại lò mổ còn nóng nổi. Khi sơ chế và ướp gia vị. Các bạn để lòng tươi rồi trực tiếp cho vào nổi lẩu. Nồi nóng hổi lòng săn và quăn lại ăn rất mềm và thơm.

Cách Nấu Lẩu Riêu Cua Bắp Bò Sườn Non Ngon Tuyệt

Các nguyên liệu chuẩn bị:

Cua đồng: khoảng 400-500g (nhiều hơn nếu thích nhiều gạch).

Thịt bò mua bắp bò hoặc gầu bò: 500g (có thể thêm ba chỉ bò Mỹ nếu có điều kiện).

Sườn son: 400-500g (tầm 9-10k/100g).

Đậu phụ (tùy nhu cầu).

Hành khô, hành lá, mùi tàu, rau tía tô, xà lách, cà chua.

Rau: mùng tơi, rau đay, rau cải, đặc biệt là phải có hoa chuối mới ngon.

Muối, mắm, đường, bỗng rượu.

Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò sườn non

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Sườn non rửa sạch với nước muối, cho vào nồi ninh trước, chú ý ninh với ít nước thôi vì sau đó chúng ta chủ yếu lấy nước cua làm nước dùng.

– Đậu phụ rửa qua để ráo rồi cắt miếng nhỏ, vuông rồi chiên vàng.

– Thịt bò thái lát mỏng vừa ăn, ướp gừng và một chút tiêu cho dậy mùi.

– Hoa chuối thái nhỏ, ngâm vào chậu nước, cho thêm giấm hoặc chanh cho hoa chuối giữ được màu trắng, không bị thâm.

– Hành lá, rau mùi rửa sạch rồi thái nhỏ. Riêng phần củ hành chẻ hoặc thái lát mỏng, phần thân lá thái nhỏ.

– Cà chua thái múi cau.

Bước 2 : Chế biến

– Thái hành khô, phi thơm cho vàng, cho gạch cua vào xào với một ít nước mắm. Múc riêng ra bát. Phi tiếp chút hành khô nữa, cho nước cua vào, cho muối vào, chú ý cho nhạt một chút, thêm đường và bỗng rượu cho vừa ăn. Nước sủi thì vặn nhỏ lửa, đợi gạch cua nổi lên thì dùng muối vớt vào bát gạch cua ban nãy.

– Sau khi vớt hết gạch cua, cho cà chua vào, đổ luôn cả nồi xương sườn và đậu phụ kia vào đun sủi, thêm chút nước mắm cho thơm và vừa ăn là được.

Bước 3: Thưởng thức

– Cho ra nồi lẩu, bày thịt bò ta đĩa, bày rau và bắt đầu nhúng ăn.

– Nước chấm: chấm tương gừng hoặc muối chanh ớt đều được.

– Nếu ăn được mắm tôm thì các bạn cho mắm tôm vào rất thơm và ngon.

Lời kết:

Cách Nấu Bún Riêu Cua Miền Bắc Ngon, Làm Chả Cua Bún Riêu

Cách nấu bún riêu cua miền Bắc – Bún riêu cua là món ăn quen thuộc của người miền Bắc với hương vị đậm đà của cua đồng. Mâm Cơm Việt sẽ đem đến cho các bạn cách làm chả cua bún riêu ngon nhất.

Nguồn gốc của món bún riêu cua Việt Nam

Mùa hè của miền Bắc nói chung và của Hà Nội nói riêng thường rất khắc nghiệp, nóng bức, oi oi khó chịu khiến con người ta chỉ muốn nằm trong phòng điều hòa mát mẻ, ra đường có thể nói là như cực hình. Hè đến là chỉ muốn uống nước, không còn hứng thú cho bất kỳ món ăn ngon nào khác.

Tuy nhiên, người miền Bắc có một món bún sợi vô cùng thơm ngon, ăn mãi không chán, cùng hương vị thanh thanh, và chắc chắn cái tên đó là bún riêu. Không có bất kỳ tài liệu nào ghi rõ bún riêu xuất xứ từ phương nào, bởi ở cả miền Nam và miền Bắc đều có món ăn này.

Cứ đến hè là quen với hình ảnh mẹ mua cua về, rồi gỡ từng chiếc chân, lấy từng chút gạch, sau đó giã cho thật nhuyễn, chắt lấy nước rồi nấu thành nồi bún riêu cua ngon thơm lừng. Nếu tìm kiếm thông tin của bún riêu cua trên google chỉ có ghi đơn giản: lịch sử của bún riêu không biết từ bao giờ, chỉ biết món ăn quen thuộc này xuất phát từ vùng phía Bắc khoảng hơn 50 năm, và sau đó truyền bá khắp nơi.

Như vậy thì khoảng thời gian 50 năm cũng khá lâu khiến cho người miền Bắc thấm nhuần món ăn ngon này. Nói đến hương vị bún riêu thì nhớ ngay đến vị của dấm bỗng, chua nhưng lại thanh thanh dễ chịu, kèm theo là sự béo ngậy của gạch cua, miếng đậu phụ chiên man mát.

Ngoài bún riêu cua thì ở Hà Nội còn có thêm riêu bò, riêu đậu, riêu thập cẩm kèm theo cả giò. Một buổi sáng thức dậy, trước khi đi làm thưởng thức một bát bún riêu đầy ắp đồ ăn thì có thể ấm bụng ngay. Khi ăn bún riêu cua, thêm một chút mắm tôm là đúng chuẩn hơn, dậy mùi, nhớ là phải thêm chút rau thơm rau ghém nữa thì tuyệt vời.

Tìm quán bún riêu cua ngon cũng không khó ở Hà Nội, không phải cứ ở quán sang trọng hay đắt tiền thì mới có hương vị bún riêu cua đúng chuẩn nhất. Bún riêu cua cũng làm ngay tại nhà được, tuy dễ làm nhưng chỉ phù hợp với bất kỳ ai có nhiều thời gian rảnh, kiên trì để nấu nướng. Hãy dành một chút thời gian để nấu cho cả gia đình một nồi canh riêu cua thơm ngon nhất vào dịp cuối tuần.

1. Cách làm chả cua bún riêu

Chả cua đem lại nguồn dinh dưỡng cao cho cơ thể con người với lượng canxi cao, tốt nhất cho trẻ em. Bên cạnh đó, chả cua lại có mùi hương thơm ngon, vị ngọt không thể chối từ khiến bạn không thể cưỡng lại.

Còn tuyệt vời hơn nếu như một bát bún riêu có thêm miếng chả cua thơm lừng hấp dẫn. Cùng tìm hiểu công thức làm món chả cua ăn kèm với nồi bún riêu hợp vào mùa hè này.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Đây là khẩu phần ăn dành riêng cho 4 đến 5 người ăn.

Thịt cua: 500g

Hành lá: 4 đến 5 cây

Ớt chuông: 1 quả

Sốt mayonnaise: 60ml

Trứng gà: 1 quả lớn

Các loại gia vị: mù tạt, 1 thìa cà phê muối, dầu thực vật

Ớt đỏ: 1 quả, chú ý cần ớt cay

Vụn bánh mỳ

Bột chiên giòn

Nước sốt tartar

Các bước hoàn thiện món chả cua

Sơ chế nguyên liệu: Thịt cua bạn nên mua sẵn ở chợ, nếu như mua cua tươi rồi về luộc rồi lọc thịt thì sẽ khá mất thời gian. Với phần thịt cua này bạn nên xé vụn thành miếng nhỏ hay dùng dao băm cho thật nhuyễn.

Hành lá cắt bỏ đi phần gốc và phần lá úa, rửa sạch rồi dùng dao thái cho thật nhỏ vụn. Đối với ớt chuông, bạn cũng nên rửa sạch, cắt cuống, lọc bỏ đi hạt bên trong rồi cũng tiếp tục thái thật nhỏ. Trứng gà lớn đập ra để vào bát con riêng. Ớt nhỏ cay rửa sạch, bỏ hạt rồi cũng thái nhỏ.

Bước đầu tiên là bạn nên trộn chả cua trước. Bạn nên chuẩn bị một bát tô lớn, sau đó cho lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong: thịt cua đã băm nhỏ, hành lá nhỏ, ớt chuông băm nhuyễn, trứng gà đập sẵn, ớt cay nhuyễn cùng với các gia vị cần thiết như sốt mayonnaise, mù tạt và chút muối. Bạn dùng muỗng lớn trộn các nguyên liệu cùng với nhau, muốn đều hơn hãy dùng tay đã đeo găng để đảm bảo thành phần được quyện vào nhau hơn.

Cuối cùng công đoạn trộn nguyên liệu là cho các vụn bánh mỳ vào hỗn hợp thịt cua, bạn tiếp tục trộn đều. Có thể chia vụn bánh mỳ thành hai phần khác nhau, cho từng phần lần lượt thì chả cua cũng sẽ đều hơn. Khi đã hoàn thành được phần trộn đều thịt cua, hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc kín phần miệng lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút.

Sau khi đã để tủ lạnh 30 phút, lấy chả cua ra ngoài rồi dùng tay để nặn thành miếng hình tròn có độ to hay nhỏ tùy theo sở thích của bạn. Khi nặn thịt cua thành viên tròn thì ấn bẹp xuống, xếp luôn ra đĩa để chuẩn bị các bước tiếp theo.

Đổ bột mỳ hay bột chiên giòn ra bát lớn, lăn những viên chả cua này qua một lớp bột chiên giòn trước khi cho vào chảo chiên. Cuối cùng là thực hiện chiên chả.

Đặt chảo lên bếp, đến khi chảo nóng già thì bắt đầu đổ một lượng dầu ăn vừa phải vào trong chảo. Đến khi dầu ăn nóng hổi thì bắt đầu thả từng miếng chả cua vào chiên, bạn để lửa ở mức vừa phải, chiên khoảng 5 phút là lật mặt một lần.

Chú ý cứ một mặt vàng lại chuyển chiên mặt bên kia. Trong quá trình lật chú ý nhẹ tay để miếng chả không bị vỡ làm đôi.

Khi chả cua đã chín và có sắc vàng nâu bắt mắt thì hãy vớt miếng chả này ra ngoài. Vớt chả cua ra ngoài và đặt vào tờ giấy thấm dầu để loại bỏ đi dầu thừa. Cuối cùng là xếp chả cua ra đĩa, thưởng thức cùng bún riêu cua.

Lưu ý khi làm món chả cua

Trong quá trình chiên chả cua thì lưu ý không chiên ở mức lửa quá to, tránh trường hợp chả cua bị cháy hay quá khô.

Có thể thay thế thịt cua bằng thanh giả thịt cua hoặc thịt cá cũng được.

Thay vì chiên bạn cũng có thể nướng chả cua, để giảm bớt lượng chất béo có trong dầu ăn.

Khi tạo lớp áo bột cho chả cua, bạn có thể thêm gia vị vào bột mỳ theo sở thích của bản thân.

2. Cách làm bún riêu cua miền Bắc theo công thức chuẩn

Bún riêu cua là món ăn quen thuộc và đặc biệt đối với các tỉnh, thành phố ở phía Bắc và đây là món sẽ đem lại hương vị đậm đà, thanh thanh của chuẩn cua đồng, kèm theo đó là vị chua chua, thanh thanh rất nhẹ nhàng. Chắc chắn ăn một lần là bạn sẽ ghiền ngay lập tức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng: 500g

Đậu phụ: 3 bìa

Cà chua: 4 quả

Các loại gia vị: giấm bỗng, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mắm tôm, mỳ chính

Hành khô, hành lá, tỏi

Bún tươi: 1kg

Các bước hoàn thiện món bún riêu cua

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Đậu phụ rửa sạch, để ở rổ cho ráo nước. Sau đó cắt thành những miếng vuông nhỏ để chuẩn bị rán.

Cà chua rửa sạch, cắt cà chua thành những miếng giống như múi cau, chú ý cắt cuống để nước cà chua được mịn và đặc hơn.

Hành lá bạn cắt bỏ đi rễ cuống và lá bị úa, sau đó rửa sạch để ở rổ cho ráo nước. Cắt hành lá thành từng khúc khoảng 2cm đến 3cm.

Còn đối với cua, bạn có thể mua tươi ở chợ hoặc mua loại đã xay sẵn rồi nhưng ngon nhất vẫn là dùng cua tươi rồi về nhà tự làm. Trước tiên hãy ngâm cua trong nước từ 1 giờ đến 2 giờ để đất và cát trong cua được loại bỏ, rồi sau đó xả sạch lần cuối với nước.

Lột yếm cua và mai cua để riêng một chỗ. Gạch cua bạn hãy dùng chiếc thìa nhỏ để giữ lại, cho vào chén nhỏ. Bạn nên ướp thêm một chút tiêu cùng hạt nêm vào phần mai cua, xay hoặc giã nhưng bạn nên giã là ngon nhất.

Tiếp tục cho cua đã xay vào một chiếc bát lớn, hòa thêm vào trong đó một bát nước, dùng tay bóp nhẹ để cho phần thịt cua được tan dần ra vào trong nước. Bạn có thể dùng rây hoặc rạn nhẹ nhàng đổ phần nước thịt cua vào trong nồi.

Muốn có được tối đa phần thịt cua, bạn nên lặp đi lặp lại phần lọc này đến 2 lần, cho đến khi phần bã vỏ cua cứng là được. Vậy là hoàn thành nước lọc cua.

Thêm một chút hạt nêm, bột canh cùng đường vào trong nồi nước lọc cua. Rồi đặt lên bếp, rồi đun với lửa vừa phải. Hãy chú ý đừng để lửa quá to, và hãy để ý để lúc gạch cua chín không bị tràn ra ngoài. Bạn nên khuấy thật nhẹ nhàng để riêu cua được kết lại với nhau, ngay khi nổi lên trên mặt thì hãy vớt ra để riêng ở một bát.

Đặt chảo lên trên bếp, đổ một lượng dầu ăn vừa phải, đun cho sôi rồi thả hết đậu đã cắt miếng vào chiên vàng. Khi chín vàng 4 mặt thì vớt ra ngoài, để ở đĩa cho nguội. Tiếp tục dùng chiếc chảo đó, đổ bớt dầu ra ngoài rồi thái hành khô vào phi cho dậy mùi, đổ hết cà chua vào trong nồi rồi xào. Thêm một chút gia vị vào sốt cà chua.

Đổ phần cà chua đã xào vào trong nồi nước cua đã đun sôi, nêm thêm một chút gia vị vào trong nồi nước dùng, nếu muốn dậy mùi hơn thì thêm một thìa cà phê mắm tôm là vừa đủ. Nêm nếm cho món canh riêng cua đủ gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị là được, tiếp tục để lửa nhỏ và đun.

Ngay khi nước riêu cua sôi trở lại thì thả phần đậu phụ rán vào trong nồi. Chú ý là khi nào gần ăn thì mới thêm một chút giấm bỗng để phù hợp khẩu vị từng người.

Bước cuối cùng là phi hành khô cho đến khi thơm, vàng, rồi đổ hết phần gạch cua vào, đảo nhẹ nhàng rồi mới tắt bếp. Đây được gọi là màu cua, bạn có thể cho trực tiếp vào nồi canh riêu cua hoặc đến khi ăn mới cho vào cũng được. Khi ăn riêu cua thì thêm một đĩa rau sống tạo cảm giác ngon miệng hơn.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

Xếp bún cùng hành tươi vào trong bát, sau đó chan nước riêu cua vào, thêm ở phía trên một chút nước màu. Như vậy món bún riêu cua Hà Nội đã hoàn thành chuẩn hương vị của miền Bắc, thưởng thức kèm cùng rau sống để xua tan nắng nóng trong mùa hè.

3. Cách làm bún riêu cua công thức nhanh, đơn giản nhất

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cua đồng: 300g

Sườn (tùy theo sở thích)

Me chua: 2 quả

Cà chua: 4 quả chín

Hành tươi

Bún tươi

Hành khô

Hoa chuối, rau sống ăn kèm

Gia vị đi kèm: hạt nêm, dầu ăn, mỳ chính

Các bước hoàn thiện món bún riêu cua

Rửa sạch cua cho hết đất, giữ lại phần mai cua rồi sau đó dùng tăm khều hết phần gạch cua ra ngoài. Cho mai cua vào trong máy xay, nêm thêm chút gia vị như muối, chút nước rồi mới bắt đầu xay nhuyễn. Lọc sạch để lấy nước cua có thịt.

Đặt nồi nước cua đã được lọc sạch bã lên bếp đun với mức lửa nhỏ vừa phải, đun cho đến khi phần thịt cua đóng gạch nổi lên trên mặt nước. Sau đó hãy vớt phần thịt cua này ra bát riêng.

Cà chua rửa sạch, cắt thành hình múi cau. Me cạo sạch vỏ, rau thơm (hành và rau dăm) rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ.

Đặt chảo lên bếp rồi phi thơm hành cùng dầu ăn, hành dậy mùi thì cho cà chua vào xào chín, nêm thêm một chút gia vị để cà chua được mềm hơn. Cho gạch cua vào chảo cà chua để xào thêm một chút nữa.

Khi nồi riêu cua sôi bùng trở lại thì trút hết phần cà chua xào này vào trong chảo, rồi lại để lửa nhỏ liu riu. Thêm hai quả me vào, nước sôi thì hạ bớt lửa một chút, dằm me ra bát lấy nước rồi lọc bỏ sạch bã. Như vậy nồi riêu cua đã hoàn thành.