Bí quyết cho món tôm xào dứa thêm ngon
Mẹo chọn nguyên liệu đúng chuẩn
Khi mua tôm bạn nên chú ý, tôm ngon màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Tôm có phần thân hơi cong, thịt săn chắc. Tuy nhiên không phải tôm to và dày thịt khác thường. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn. Tôm có dấu hiệu chảy nhớt, dính thì không nên mua.
Các bạn tránh mua tôm đã được bóc vỏ hay tôm đông lạnh sẽ làm độ tươi ngon của món ăn bị giảm đi.
Bạn cần chọn những trái có màu vàng tươi từ cuống cho đến phần đuôi. Nên nhớ, trái dứa vàng đều thì độ ngọt càng cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tránh chọn những trái không đều màu, có những chấm nâu đậm hoặc vàng ngả sang màu đỏ. Cũng không nên chọn trái dứa khi còn xanh vì phải đợi rất lâu sau nó mới chín. Với dứa có hình tròn bầu, ngắn quả sẽ có nhiều thịt hơn so với những quả dáng ống dài.
Mẹo làm tôm rang me chuẩn vị
Tôm sau khi mua về nên được sơ chế kỹ, nhằm loại bỏ hết chất bẩn còn sót lại, tránh gây hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới hương vị món ăn.
Khi xào thực phẩm không nên xào kỹ quá, sẽ làm dứa bị nát, tôm bở, khô và mất đi vị ngọt thơm vốn có.
Những lưu ý về món tôm xào dứa
Tôm xào dứa nên ăn thế nào?
Món tôm xào dứa nên ăn ngay khi còn nóng để cảm nhận được trọn vẹn hương vị món ăn. Với món này ăn kèm cơm trắng thì hết sảy.
Phần đồ xào còn thừa, bạn nên đậy kỹ nắp hoặc bọc kín bằng màng bọc thực phẩm trước khi đem cất.
Những ai không nên ăn dứa?
Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn… Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy…
Người đái tháo đường
Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Tôm kỵ gì?
Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu chứng khác.
Tôm không nên ăn chung với ớt. Nếu ăn chung không những sẽ làm thấp giá trị dinh dưỡng của tôm mà còn gây trúng độc.
Khổ qua chứa rất nhiều vitamin c, mà tôm ăn chung hoặc ăn sau 2 tiếng với thức ăn nhiều vitamin c sẽ gây trúng độc.
Tôm với mầm tỏi cũng kị nhau. Cho nên phải chú ý, tránh ăn chung tôm với mầm tỏi.
Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt giúp điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Trong khi tôm có tính ấm có các công dụng như bổ thận, tráng dương, bổ khí kiệm vị, tiêu đờm, chống ung thư… Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây ra tiêu chảy, kiết lỵ. Rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Kiwi mịn, nước nhiều, chua ngọt vừa phải, dinh dưỡng rất phong phú. Nhưng ăn chung với tôm không tốt cho cơ thể.
Nguồn: Tổng hợp