Nấu Món Bún Vịt / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Món Bún Măng Vịt

Món bún măng vịt nóng hổi đậm đà thưởng thức vào những ngày mưa lành lạnh thế này thì còn gì tuyệt bằng với sự kết hợp hoàn hảo giữa măng giòn sựt cùng thịt vịt kèm nước dùng ngọt mát

Sơ chế nguyên liệu

Vịt rửa thật sạch với nước. Tiếp đến, bạn thoa muối lên cả bên trong lẫn bên ngoài vịt. Sau đó, bạn dùng gừng đập dập và rượu trắng chà xát lên khắp mình vịt trong vài phút và rửa lại thật sạch, để ráo nước.

Măng tươi rửa sạch, thái sợi, sau đó luộc với nước và ít muối. Khoảng 30 phút sau, vớt măng ra, rửa lại với nước mát.

Đun một nồi nước sôi rồi cho tiết vịt vào luộc. Sau đó, vớt ra và thái miếng vừa ăn.

Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, 1 phần thái lát, 1 phần để nguyên. Hành tím bóc sạch vỏ, 2 quả đập dập và băm nhỏ, 2 quả còn lại bổ đôi.

Tỏi bóc vỏ, đập dập. Hành lá, rau mùi nhặt bỏ gốc, rửa sạch với nước rồi thái nhỏ. Rau sống nhặt sạch, sau đó rửa với nước muối loãng.

Cho vịt vào nồi, thêm 2 – 3 nhánh sả đập dập, đổ nước ngập vịt rồi luộc chín. Thỉnh thoảng dùng đũa cắm vào phần đùi vịt nếu không thấy nước đỏ chảy ra có nghĩa là vịt đã chín, vớt ra để nguội.

Măng cho vào nồi luộc khoảng 5 – 7 phút. Sau đó phi thơm hành tím với một chút dầu ăn, cho măng vào xào sơ, nêm ½ muỗng hạt nêm.

Cho măng vào nồi nước dùng luộc vịt đun thêm khoảng 3 – 5 phút, thêm vài lát gừng thái mỏng, đun nhỏ lửa và nêm gia vị cho vừa miệng

Chặt vịt thành miếng vừa ăn. Bún chần sơ qua nước sôi, cho vào bát, xếp thịt vịt, măng lên trên cùng ít hành lá, rau mùi cắt nhuyễn rồi chan nước dùng đầy bát và thưởng thức.

Bạn hòa tan: 2 muỗng cà phê đường, 4 muỗng cà phê gừng giã nhuyễn, 3 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê ớt băm trộn đều để làm nước chấm với thịt vịt.

Món Bún Vịt Nấu Măng Ngon Khó Cưỡng ” Thế Giới Ẩm Thực

Nguyên liệu làm món bún vịt nấu măng:

1 con vịt khoảng 1kg.

500g măng khô, có thể dùng măng lưỡi lợn. Nếu không muốn dùng măng khô bạn có thể thay thế bằng 1kg măng tươi.

2 – 3 củ gừng to.

1 củ hành tây, nướng thơm.

Rượu trắng, muối, hạt nêm, ớt, tỏi, nước mắm, đường.

Hành lá, rau ngò gai (mùi tàu), rau răm và hành khô.

Bún ăn kèm.

Cách làm món bún vịt nấu măng:

Bước 1:

Măng khô ngâm nở, xé thành từng sợi nhỏ, cắt bỏ bớt đoạn già rồi ngâm vào thố nước lạnh. Ngâm từ 2 – 3 ngày, mỗi ngày thay nước 2 – 3 lần để măng ra hết chất chua.

Đun nồi nước sôi, đổ măng vào luộc sôi. Sau mỗi lần luộc bạn xả lại nước lạnh cho thật sạch. Lặp lại khoảng 3 – 4 lần rồi cho măng ra rổ, để ráo.

Bước 2:

Làm nóng 3 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, phi thơm hành khô.

Đổ măng vào xào chín cho thấm gia vị, nêm 2 thìa cà phê muối, 1 thìa hạt nêm hoặc đường, 1 thìa canh nước mắm, đảo đều; thỉnh thoảng châm thêm ít nước lọc, đun lửa nhỏ để măng thấm gia vị.

Xào măng xong bạn đậy kín nắp chảo, để qua đêm. Thường muốn nấu món này mình phải chuẩn bị măng trước từ 3 – 4 ngày. Nếu dùng măng tươi bạn sẽ tốn ít thời gian hơn; chỉ phải luộc măng và xả 2 lần qua nước lạnh rồi xào với gia vị là được.

Bước 3:

Lấy 1 củ gừng, cạo vỏ, giã nhuyễn.

Vịt rửa và nhổ lại lông tơ cho thật sạch. Chà hỗn hợp gừng và 2 thìa canh rượu trắng lên khắp trong và ngoài thân vịt, để yên khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi rửa lại một lần nữa.

Đổ nước ngập mặt vịt, luộc sơ rồi bỏ nước luộc vịt đó đi, rửa lại.

Bước 4:

Dùng tiếp củ gừng thứ 2, rửa sạch, để nguyên vỏ, nướng sơ cho thơm, thêm hành tây thả vào nồi nước, cho vịt vào đun sôi.

Trong khi luộc thỉnh thoảng hớt bọt cho nước dùng được trong, nêm 2 thìa cà phê muối, nửa thìa hạt nêm, 2 thìa nhỏ đường.

Đun khoảng 20 – 30 phút bạn dùng đũa đâm xuyên qua chỗ đùi vịt, nếu không thấy chảy ra nước màu hồng là vịt đã chín, bạn vớt ngay ra thố nước lạnh để khoảng 5 – 10 phút thì vớt ra dĩa, dùng dao sắc chặt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 5:

Nồi nước dùng sau khi vớt vịt, bạn thả măng vào, tiếp tục đun sôi đến khi măng mềm thì nêm nếm lại gia vị tùy theo khẩu vị.

Sắp bún ra đĩa.

Hành lá, ngò gai rửa sạch, để ráo.

Đầu hành trắng thái sợi mỏng, phần hành xanh thái khúc nhỏ.

Ngò gai thái nhỏ.

Rau răm nhặt sạch.

Bước 6:

Giã nhuyễn 2 – 3 nhánh gừng cùng vài tép tỏi, 2 thìa canh đường và 2 – 3 quả ớt.

Nước mắm đổ ra bát, thêm hỗn hợp gừng tỏi đã giã, dùng thìa khuấy đều.

Lấy bún ra bát, bên trên rắc hành lá, ngò gai thái nhỏ, thêm măng, xếp vài miếng thịt vịt lên bề mặt, chan nước dùng.

Dùng kèm với rau răm.

Cách Làm Món Vịt Nấu Măng Tươi Thơm Ngon Ăn Kèm Với Bún

Nguyên liệu làm món vịt nấu măng tươi

1 con vịt sống

500g măng tươi

Rượu trắng

Gừng, tỏi, ớt

Hành lá, hành khô, rau mùi

Gia vị: dầu ăn, muối, hạt nêm, đường, hạt tiêu…

Cách chọn nguyên liệu ngon

Đối với thịt vịt

Để món vịt nấu măng tương thơm ngon nhất thì thịt vịt phải ngon, tuy nhiên không phải ai cũng biết mua vịt ngon. Bạn nên mua vịt trưởng thành, khoảng 2 – 2,5kg, không nên mua vịt non, khi nấu vịt sẽ nhão, còn mua vịt già ăn sẽ bị dai, không còn mùi thơm đặc trưng.

Chọn loại vịt đực, vì thớ thịt dày hơn, thơm ngon hơn so với vịt cái. Không nên chọn mua con vịt béo, vì sẽ làm món ăn bọ ngán.

Nên chọn vịt nuôi thả tự nhiên, không nên chọn vịt nuôi công nghiệp. Bạn nên chọn vịt tươi, hạn chế sử dụng vịt chế biến sẵn trong siêu thị

Đối với măng tươi

Để nấu món ăn này, bạn có thể dùng cả măng củ và măng lá. Tuy nhiên, mình khuyên bạn nên sử dụng măng củ, vì hiện nay trên thị trường măng lá không đảm báo chất lượng, thường ngâm hóa chất độc hại.

Củ măng tươi ngon là củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, cây măng thẳng, lá không bị vàng, nát. Không chọn măng khi có mùi bất thường, lá bên ngoài nát, xuất hiện nhiều đốm lạ.

Cách làm vịt nấu măng tươi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt

Thịt vịt rất hôi, muốn món ăn thơm ngon bạn cần phải khử mùi hôi. Thịt vịt sau khi mổ sạch, bạn cắt bỏ phần tĩ ở chỗ phao câu. Sau đó, dùng chanh, muối hạt chà xát khắp toàn bộ, rửa lại với nước. Tiếp theo đổ hỗn hợp rượu trắng với gừng lên, chà một lần nữa, cuối cùng rửa lại với nước để ráo.

Sau đó, dùng dao chặt thành miếng, ướp với nước mắm, muối, tỏi, hành tím, hạt tiêu, đeo bao tay bóp đều, ướp khoảng 30 phút để cho vịt ngấm gia vị.

Đối với măng tươi

Trong lúc ướp vịt, chúng ta tiến hành sơ chế măng.

Nếu là măng lá, bạn chỉ cần rửa thật sạch dưới vòi nước, để giảm bớt độ chua.

Còn nếu là măng củ, thì phải bóc bỏ bẹ, rủa sạch, cho vào nồi, bắp lên bếp luộc chín để loại bỏ vị đắng của măng và giảm độc tố.

Các loại rau gia vị

Hành lá, nhặt gốc, nhặt lớp lá hỏng, rồi rửa sạch, thái nhỏ.

Hành khô, tỏi, bóc vỏ, đập dập, rồi băm nhỏ.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái con chỉ.

Bước 2: Xào măng

Măng sau khi luộc, đem tướt nhỏ, rửa qua nước lạnh, để ráo. Sau đó, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi, đổ măng vào xào chín, nêm nếm gia vị cho đậm đà. Xào măng trước khi nấu, giúp măng giòn ngọt, thơm hơn, ngấm đều gia vị hơn.

Bước 3: Thịt vịt nấu măng

Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho dầu vào, phi thơm hành băm còn lại, đổ thịt vịt vào xào sơ, rồi thêm một vài lát gừng.

Bước 4: Hoàn thành món Vịt nấu măng

Khi thị vịt săn lại thì đổ nước vào đun sôi, cho măng vào, nồi măng sôi lại thì để lửa nhỏ liu riu, đun đến khi nào miếng thịt chín ngọt mềm, cho thêm sấu nếu bạn thích, cuối cho thêm hành lá, mùi tàu, rồi tắt bếp

Cách nấu vịt nấu chao Cách Nấu Vịt Om Sấu Thơm Ngon Đúng Điệu Bạn Không Thể Bỏ Qua

Lưu ý khi nấu món vịt nấu măng tươi

Trong quá trình đun, bạn chú ý nồi thịt vịt, thường xuyên vớt bọt để cho nồi nước dùng được trong.

Nếu dùng măng lá, thì không nên cho sấu, bởi vì măng lá, đã có vị chua sẵn rồi.

Có rất nhiều cách khử mùi hôi của thịt, ngòi khử bằng rượu gừng, bạn có thể sử dụng giấm, chanh.

Nếu dùng bún để ăn thì bạn nhớ trần bún qua nước sôi, để ráo nước, mới cho bún vào tô, đổ nước dùng vào.

Thêm cách làm vịt nấu măng khô

Cách làm món vịt nấu măng khô tương tự như hướng dẫn vịt nấu măng tươi. Chỉ khác các sơ chế măng khô. Măng khô cứng, rất bẩn và có màu vàng, bạn cần ngâm với nước qua đêm, lấy từng miếng ra xem, miếng nào non thì giữ lại, già cứng thì cắt bỏ đi. Có thể tước thành từng sợi nhỏ, hoặc cắt thành miếng dài khoảng 3-4 phân, rồi cho vào nồi luộc qua, rửa sạch.

Khi nấu xong thì bạn cho thịt vịt, măng vào tô lớn, rồi rắc hành lá, mùi tàu, ớt, đổ nước dùng vào, trang trí thêm vài cọng rau mùi vào sẽ hấp dẫn hơn. Món ăn này ngon hơn nữa, khi có bất nước chấm mắm gừng bên cạnh.

Lưu ý cách chọn măng khô: Măng tươi được phơi nắng nhiều ngày sẽ thành măng khô. Tuy nhiên, có nhiều cơ sở vì không muốn mất thời gian và hạn chế trường hợp măng bị mốc, có được màu vàng đẹp mắt, nên dùng lưu huỳnh sấy khô. Nếu sử dụng thường xuyên loại măng này, sẽ ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe.

Măng khô được phơi nắng tự nhiên có mùi ngai ngái, còn măng được sấy lưu huỳnh có mùi ẩm khét đặc trưng.

Măng ngâm trong hóa chất có độ bóng, trông đẹp mắt, không bao giờ bị mốc.

Phải ngâm măng trước khi nấu, nên để qua đêm, ngâm măng giúp lọc sạch vị đắng trong măng.

Lưu huỳnh khi đun sẽ chuyển sang dạng khí bay hơi ra ngoài, khi luộc măng khô bạn nên mở vung, để bay độc tố.

Tác dụng của thịt vịt

Theo y học phương Đông, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt, hơi mặn, có tác dụng giải độc, dương vị, tu âm.

Theo y học hiện đại, thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, như sắt, canxi, các loại vitamin…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho người mới ốm dậy, người chán ăn, thể chất suy nhược, thịt vịt giúp hỗ trợ các bệnh về tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi, ung thư (đang xạ trị, hóa trị).

Tác dụng của măng

Măng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp điều trị, ngăn ngừa một số bệnh như: Giảm cân, kiểm soát cholesterol, tốt cho tim, phòng chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, tôt cho người ăn kiêng, hỗ trợ điều các bệnh về hô dấp, dạ dày, giúp khảng khuẩn.

Cách Nấu Bún Măng Vịt Ngon, Nước Dùng Đậm Đà

Để có một món ăn ngon hấp dẫn đều phải trải qua rất nhiều công đoạn, đặc biệt hơn là đều nhờ vào bàn tay khéo léo và cách biến tấu của người đầu bếp tài hoa. Vậy hôm nay, chúng ta hãy đến với một món ngon mới từ thịt vịt đó là món bún măng vịt.

Tương tự như cách làm thịt vịt kho măng mà Siêu ngon đã chia sẽ lần trước, thì lần này chỉ cần cho thêm một tí tẹo công thức cơ bản nữa là sẽ có ngay món bún măng vịt siêu ngon đặc biệt này thôi.

Yêu cầu thành phẩm

Một món bún măng vịt ngon đúng chuẩn thì trước tiên là màu sắc phải bắt mắt, nước dùng ngon ngọt sánh quyện và đặc biệt là miếng thịt vịt phải đạt được vị đậm đà, ngọt thanh, thịt vừa chín ko quá mềm kèm với mùi thơm vốn có của thịt vịt.

Tóm lại thì mọi thứ phải hoàn hảo một cách thật xuất sắc để người dùng cảm thấy thích thú và nhớ mãi hương vị ấy.

Một mẹo dùng cho món bún măng vịt nữa là không thể thiếu chanh, rượu, gừng, sả và cà chua.

Cà chua là để cho nồi nước dùng có hương vị lạ hơn, ngọt thanh tự nhiên và có được hương vị chua cay mặn ngọt. Có thể thay thế cà chua bằng thơm, bí ngô hay củ hành tây đều được tuy nhiên với món ăn này thì cà chua sẽ thích hợp hơn.

Rượu và chanh có công dụng gần giống nhau. Chanh giúp miếng thịt vịt mềm, tươi và át bớt mùi hôi trong miếng thịt vịt. Còn rượu thì cũng giúp miếng thịt mềm nhưng nó còn giúp miếng thịt thơm hơn và giúp hòa quyện hương vị với nhau hơn.

Tiếp đến là sả và gừng, chúng giúp tẩy chay đi mùi hôi vốn có của vịt và còn giúp nồi nước dùng thơm ngao ngát, thật sự rất khó cưỡng lại được.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho cơ thể và quá trình tăng cân.

Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thũy tiêu thũng, giải độc.

Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, phù nề, người mới khỏi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít…

Tốt cho dạ dày, vì thịt vịt giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh.

Tốt cho tim, vì thịt vịt cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe.

Chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch, vì trong máu của các loại gia cầm nhất là loài vịt thường có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ô liu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Tất nhiên là sẽ tốt cho người dùng nhưng cũng sẽ có một vài trường hợp bất khả kháng là hại người dùng, cho nên sau đây là một vài trường hợp không thể sử dụng món ăn này, hy vọng sẽ giúp cho các bạn một điều nhỏ gì đó.

Người bị bệnh gout: Không nên ăn thịt vịt, vì trong nó có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.

Người mới phẩu thuật: Cần kiêng chất tanh và cũng không nên ăn thịt vịt vì nó dễ làm cho vết thương lâu lành.

Người có hệ tiêu hóa kém: Theo đông y, thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều thịt vịt nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Ngoài ra, thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp.

Lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt

Theo đông y, do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học còn thịt vịt chứa nhiều đạm nếu ăn chung với nhau sẽ làm biến mất chất đạm và giảm giá trị dinh dưỡng.

Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận. Bởi dâu và mận có tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

Làm ra được một món ăn siêu ngon hấp dẫn thế này mà chỉ có 1 giờ đồng hồ thôi, chứ cả 3 giờ đi nữa thì cũng đáng, đơn giản là tại nó ngon thiệt chứ chẳng đùa.

Thử húp xì xụp một miếng nước dùng rồi cắn thêm miếng thịt vịt ngọt mềm kèm với vài lát măng giòn giòn làm ta cứ muốn ăn mãi không ngừng.

Một món bún măng vịt thơm ngon nóng hổi vừa thổi vừa ăn thì thật sự là rất xứng đáng với công lao mà mình bỏ ra nãy giờ chứ nhỉ?