Nấu Gì Cho Bé / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cá Thu Nấu Gì Ngon Cho Bé

1.Cháo cá thu bí đỏ

Bí đỏ có chứa carotene, cá thu có dồi dào lượng omega-3, DHA rất tốt cho sức khỏe nên cháo cá thu bí đỏ là sự kết hợp vô cùng tuyệt vời giúp bé phát triển não bộ, hệ thần kinh, cho xương chắc khỏe, mắt sáng, tăng cường sự tập trung, giúp bé ngày càng nhanh nhẹn và thông minh.

Cách nấu khá đơn giản, chỉ cần nguyên liệu chính là cá thu, bí đỏ, gạo và chút dầu ăn là bạn đã có ngay món ngon giúp não bộ bé phát triển vượt bậc.

Cá thu là một loại cá tốt cho sức khỏe nên chả cá thu cũng là một món ngon cực tốt cho sự phát triển tim mạch, tiêu hóa của bé. Chả cá thu là thực phẩm giàu axit béo omega-3, ít chất béo giúp bé tăng cân, khỏe mạnh mà không lo béo phì.

Nếu có thời gian các mẹ nên làm sẵn chả cá thu bỏ tủ lạnh để các bé ăn với cơm, bánh mì hay bún. Đây là bí kíp giải cứu các mẹ bận rộn đỡ mất thời gian để suy nghĩ hôm nay con ăn gì. Bởi chả cá thu có thể kết hợp với những thực phẩm khác thành đa dạng món ngon cho bé.

Chỉ cần bỏ miếng cá thu hấp vào nồi cơm điện cũng đã có ngay món cá thu hấp chấm tương ngọt cho các bé ăn xế hay ăn phụ rồi đấy.

3. Ruốc cá thu

Ruốc cá thu là một món nhanh, tiện lợi được các mẹ dùng làm thức ăn cho bé. Ruốc cá thu dồi dào lượng canxi, sắt, phốt pho, vitamin B, vitamin B có lợi cho sự phát triển trí não.

Nếu để trong lọ thủy tinh và bảo quản ở nhiệt độ thường ruốc cá thu có thể giữ được nửa tháng, nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể giữ được 1 tháng cơ đấy. Kết hợp ruốc cá thu với cơm, súp hoặc cháo là bé đã có được bữa ăn nhanh, tiện lợi nhưng không kém phần bổ dưỡng. Nếu có thời gian các mẹ có thể chế biến thêm thành nhiều món khác từ ruốc cá thu.

Cá thu sốt cà là món ăn quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Bởi cà chua không chỉ giúp cá có màu đẹp mắt, khử được mùi tanh nhưng không mất đi hương vị tự nhiên của cá mà còn bổ trợ thêm chất dinh dưỡng cho món ăn truyền thống này nữa đấy. Chắc chắn đây là món ăn mà bé yêu nhà bạn thèm mê.

Món cà chua sốt cá được gọi là thành công nếu miếng cá vẫn nguyên lát, vàng ươm, không bị nát và thơm ngon đậm đà, nước sốt cà chua có màu đỏ hấp dẫn sốt keo lại chứ không quá loãng.

5.Cá thu kho nước dừa

Nước dừa ngoài công dụng làm nước giải khát tốt cho sức khỏe thì còn được dùng để kho cá, rim cá ngon tuyệt cú mèo. Đây là món ăn dân dã của người miền Nam. Chỉ nghe qua cái tên cá thu rim nước dừa thôi là đã thấy hấp dẫn rồi. Nước dừa quyện vào cá, cá quyện vào trong nước dừa ăn thật đã làm sao.

Lưu ý để có món cá thu kho nước dừa ngon như ý cần:

Chọn dừa xiêm non để nước dừa được ngọt.

Nên dùng chảo chống dính chiên cá để cá nguyên khúc, không bị nát, bị dính.

Nên bật nhỏ lửa để cá chín đều và ngấm gia vị.

Măng Tây Nấu Món Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Khi lựa chọn măng tây làm nguyên liệu trong thực đơn ăn dặm cho bé, bạn có thể nấu cháo măng tây hay súp măng tây, canh măng tây cho bé đều rất giàu dinh dưỡng và thơm ngon.

1. Măng tây nấu món gì cho bé ăn dặm?

Sử dụng măng tây trong thực đơn ăn dặm của bé, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như:

Cho bé ăn trực tiếp dưới dạng Finger Food ( nếu bé nhà bạn đã lớn). Bạn chỉ cần rửa sạch, sơ chế măng và cắt thành các khúc ngắn vừa ăn. Sau đó cho vào nồi hấp hoặc luộc trong khoảng từ 5 đến 6 phút cho đến khi măng chín mềm. Để tăng vị đậm đà, bạn có thể cho bé chấm kèm cùng các loại sốt phù hợp với tuổi của bé.

Bên cạnh đó, bạn có thể nấu súp hoặc nấu cháo măng tây cho bé ăn dặm kết hợp với các loại rau củ, thực phẩm khác như: Khoai tây, cà rốt, gạo lứt, đậu lăng, thịt gà, thịt bò, tôm, cua… tạo thành những món ngon ngọt thơm hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.

2. Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Măng tây được gọi là rau “hoàng đế” với giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, C, K, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1), vitamin E, acid folid ,… và nhiều khoáng chất như: kali, magie, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, đồng, mangan, selen, crom và protein. Đây là những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé, bổ sung thêm nguồn dưỡng chất, ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Trong măng tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin A, C và E có nhiều trong măng tây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của bé và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Thành phần dinh dưỡng và công dụng của măng tây với sức khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100 g măng tây có chứa đến 1,8 g chất xơ. Cùng với đó, trong măng tây có chứa một loại carbonhydrate tên là inulin, có khả năng gia tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột như lactobacilli, bifidobacteria giúp hệ tiêu hoá của bé hoạt động khoẻ mạnh hơn, để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, măng tây còn rất giàu axit folic, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Đây là một dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí não toàn diện của bé.

3. Khi nào nên dùng măng tây cho bé ăn dặm?

Thường thì khi bé mới bắt đầu ăn dặm, bạn không nên cho bé ăn măng tây vì giai đoạn này hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, ăn măng tây có thể khiến bé bị đầy hơi. Theo các nghiên cứu, thời gian hợp lý nhất để đưa măng tây vào trong thực đơn ăn dặm của bé là vào khoảng 8 – 10 tháng tuổi.

Khi mua măng tây cho bé ăn dặm, bạn nên chọn kỹ từng cây măng. Chọn những ngọn măng xanh tươi, thân măng xanh bóng, không có đốm nâu hay úa vàng, thân thẳng, không mềm rũ, khi bẻ nghe tiếng “rắc” và nên chọn những cây măng tây có đầu khép chặt với nhau.

5. Một số lưu ý khi cho bé ăn măng tây

Tuy măng tây là loại rau rất giàu dinh dưỡng nhưng các mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ cho mỗi khẩu phần ăn và không nên ăn nhiều, liên tiếp các ngày trong tuần. Khi lần đầu cho bé ăn măng tây, hãy cho bé ăn một lượng nhỏ và để ý xem bé có bị dị ứng hay không.

Măng tây rất nhanh hỏng, nhất là khi không được bảo quản trong tủ lạnh. Vì thế, sau khi mua về nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Khi nấu măng tây cho bé, nhất là khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn không nên dùng bột ngọt, muối cũng chỉ nên nêm một chút ít ( Nếu bé chưa đến 1 tuổi thì bạn có thể bỏ qua gia vị này vì vị mặn sẽ không tốt cho thận của bé). Những bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm nước mắm dành riêng cho trẻ. Dầu ô liu cũng sử dụng loại chuyên dụng cho trẻ nhỏ.

Nếu muốn nấu măng tây ăn dặm cho bé cùng với loại thực phẩm nào đó, hãy kết hợp với loại thực phẩm mà bé đã từng ăn quen và đừng quên thay đổi đa dạng các món nấu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nhìn chung, măng tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. Tùy từng lứa tuổi mà mẹ có thể làm các món nấu măng tây cho bé sao cho phù hợp. Nhưng cũng chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều phòng ngừa chứng đầy hơi có thể xảy ra.

Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bé Với Rau Gì Ngon?

Dinh dưỡng của cháo cá hồi dành cho trẻ

Cá hồi với thành phần dinh dưỡng giàu Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… cực kỳ có lợi cho trẻ, được nhiều bà mẹ lựa chọn để chế biến đồ ăn cho bé yêu.

Giúp bé thông minh hơn

Đẩy lùi rối loạn tăng động giảm chú ý, mất tập trung (ADHD)

Cho bé đôi mắt khỏe và sáng hơn

Giúp cơ bắp của bé chắc khỏe

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Tóc óng mượt và da mịn màng hơn

Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo đặc biệt là DHA, EPA, Omega 3, Omega 6, Omega 9 càng cao. Những dưỡng chất này đều có trong cá hồi, vì vậy cho bé ăn cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần là cách các mẹ giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh.

Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cá hồi cho bé: Cháo cá hồi rau ngót

Nguyên liệu:

4 muỗng canh bột gạo hoặc gạo (40g)

Cá hồi phi lê 20g

Lá rau ngót 10g

1 muỗng cafe nhỏ dầu ăn loại tốt cho bé khoảng 5ml

Chén nước vừa đủ 250ml

Cách nấu cháo cá hồi cho bé như sau:

Bước 1: Luộc cá với nước sôi sau đó vớt ra để nguội, sau đó bóp vụn thịt cá, hòa với 1/3 chén nước và khuấy tan.

Bước 2: Lá rau ngót đem nấu chín và dùng muỗng tán nhuyễn.

Bước 3: Nấu bột gạo lên thành cháo sau đó trộn hỗn hợp cá vừa rồi vào. Đun lửa nhỏ và đều để được nồi cháo mịn. Khi sôi cho thêm rau ngót vào đảo để khoảng 2 phút thì tắt bếp

Bước 5: Bổ sung vào bát cháo 1 ít dầu ăn và các mẹ nhớ thử độ nóng của cháo trước bi cho bé ăn.

Cháo cá hồi với rau mồng tơi

Phi lê cá rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước. Ướp nước mắm, đường cho ngấm gia vị.

Rau mồng tơi lấy phần đọt rau ngâm vào nước muối pha loãng từ 5-7 phút sau đó vớt ra để ráo nước.

Làm tan bơ, phi hành tím băm rồi cho cá vào xào chín. Đổ một chén nước vào đun sau đó cho rau mồng tơi vào nêm hạt nêm, đường, bột ngọt sao cho vừa ăn.

Dùng máy xay nhuyễn cháo, cá sau đó bắc lên bếp nấu sôi. Cho ra bát và thêm một muỗng dầu ăn dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu:

Cá hồi 1 miếng vừa đủ

Bí đỏ cắt miếng vừa đủ

Hành củ 1 nhánh

Cách làm:

Cá hồi rửa sạch, dùng chanh và nước muối pha loãng để khử mùi tanh của cá. Sau đó thì lấy khăn thấm khô cá hoặc để ráo nước rồi thái nhỏ.

Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.

Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch. Cho vào luộc đến khi chín. Sau đó thì nghiền nhuyễn

Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp bí đỏ vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.

Nguyên liệu: Cách làm:

Cá hồi rửa sạch, thái mỏng.

Hành củ bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành lên, sau đó thì cho cá hồi vào xào. Băm nhỏ cá hoặc mẹ có thể lấy thìa tán ra vì cá hồi rất mềm.

Rau cải mẹ có thể trần qua với nước sôi để đỡ hăng hoặc có thể băm nhỏ trực tiếp ra.

Bắc nồi cháo trắng lên, cho cá hồi vào đảo đều lên, khi sôi lăn tăn thì cho tiếp rau cải vào đảo đều lên. Khoảng 1 phút thì nêm ít nước mắm dành riêng cho bé vào. Tắt bếp, nêm 5ml dầu oliu.

Nguyên liệu: Cách làm:

Cá hồi đem rán vàng 2 mặt rồi phi thơm hành khô, cho cá vào đảo tơi ra, nêm gia vị vừa ăn cho bé.

Cháo Trai Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm

Con trai nước ngọt hay trai sông còn có tên là bạng; cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối… vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta. Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng, thịt trai sông giàu đạm, can xxi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm, chính vì vậy thịt trai nấu cháo cho bé ăn dặm là món ăn tuyệt vời nhất.

Không chỉ vậy, trong đông y, thịt trai sông còn mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe. Thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Đời Tống, Nhật hoa chư gia bản thảo có lời bàn rằng thịt trai có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.

Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm… Tài liệu nước ngoài cũng viết: trai sông vừa là món ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh tiểu nhiều về đêm, kinh nguyệt quá nhiều, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đề phòng tai biến mạch máu não…

Cháo trai nấu với rau gì cho bé ăn dặm

1/ Nấu cháo trai truyền thống cho bé ăn dặm

Nguyên liệu nấu cháo trai gồm:

Trai: 1kg có thể nhiều hơn nếu nấu cho cả gia đình nhiều người cùng thưởng thức

Gạo tẻ: 200g nên chọn đúng gạo tẻ để có nồi cháo Trai ngon nhất

Gạo nếp: 50g

Hành khô: 1 củ

Gia vị: Dầu ăn; nước mắm ngon; mì chính; hạt tiêu; ớt bột (nếu thích)

Hành lá, răm: 1 ít

Cách nấu cháo trai cho bé ăn dặm:

Bước 1: Trai ngâm nước gạo, rửa sạch. Cho trai vào nồi đun sôi đến khi trai há miệng. Nhặt lấy thịt trai, phần nước gạn trong. (Để trai được sạch và khi nấu không bị tanh nên ngâm trai vớt vài lát gừng và ớt để trai nhả hết bùn đất).

Bước 2: Thịt trai bỏ phần bẩn, rửa sạch, thái miếng nhỏ, hành lá, rau răm nhặt rồi rửa sạch thái nhỏ.

Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho trai vào xào, nêm chút bột canh rồi cho thịt trai ra bát.

Bước 4: Phần gạo nếp và gạo tẻ cho vào máy xay khô xay rối rồi ngâm gạo khoảng 2 giờ để khi nấu gạo sẽ nhanh nở và mau nhừ.

Bước 5: Cho gạo vào nồi ninh cùng nước luộc trai, thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không bị vón cục và khê ở đáy nồi. Nếu thấy cạn nước thì thêm phần nước trai hoặc nước lọc vào đun cho đến khi hạt gạo nở và chín mềm.

Bước 6: Nêm nước mắm ngon cho vừa miệng. Khi thấy nồi cháo chín cho thịt ngao vào đảo đều lên nấu thêm khoảng 2-3 phút, thêm ít hành răm thái nhỏ và chút mì chính.

2/ Nấu cháo trai với lá dâu cho bé ăn dặm

Nguyên liệu gồm:

50g gạo nếp.

50g gạo tẻ.

5 con trai đồng loại vừa.

30g lá dâu non.

Dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.

Cách nấu cháo trai với lá dâu cho bé như sau:

Bước 1: Trai ngâm nước gạo hoặc nước muối 60 phút rửa sạch, cho vào nồi luộc. Ruột trai làm sạch băm nhỏ. Nước lọc lấy phần trong.

Bước 2: Lá dâu rửa sạch thái nhỏ. Cho thêm nước vào nước luộc trai rồi cho gạo vào ninh nhừ, sau đó cho trai và lá dâu vào nấu chín là được. Mẹ cho bé ăn ngày 1 – 2 lần lúc bé đói.

Những lưu ý khi làm đồ ăn dặm cho bé

Ở bé, trong mỗi giai đoan phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Lúc mới sinh ra, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, nhưng đến tháng thứ 6, bé cần nhiều nhu cầu dinh dưỡng hơn và lúc này bé cần tập ăn dặm.

Các mẹ không nên quá vội vàng khi cho bé ăn dặm quá sớm, hãy đợi đến khi con thực sự sẵn sàng. Nếu cho bé ăn sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé như: bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, và lâu dài sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Khi mới bắt đầu cho bé làm quen với đồ ăn đặc, các mẹ chỉ nên cho bé ăn đơn giản với số lượng ít. Giai đoạn đầu khi bé ăn dặm, các thực phẩm như ngũ cốc, chuối, bơ, táo, lê, bí ngô, khoai tây. Với những thực phẩm này, mẹ cần đảm bảo xay nhuyễn, mịn để bé dễ ăn.

Khi bé đã “tiêu thụ” tốt các loại trái cây và rau, mẹ có thể giới thiệu thêm vào khẩu phần ăn của con một số loại thịt như thịt bò, gà, vịt, heo, các loại hải sản… Với những loại này mẹ nên nấu nhừ rồi xay nhuyễn để bé đường ruột bé tập thích nghi tránh gây khó tiêu, rối loạn đường tiêu hóa.