Nấu Đồ Ăn Cho Người Ốm / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

10 Mẹo Nấu Ăn Cho Người Già, Người Ốm

1. Rau và trái cây có nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ và có hàm lượng calo thấp. Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh này có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạ huyết áp.

2. Để truyền cảm hứng cho thói quen lành mạnh trong nhà bếp, hãy để cả gia đình cùng thưởng thực một một bữa ăn nhanh với salad trộn rau hoặc củ, quả. Nấu nhanh bằng cách hấp, luộc thực phẩm và nên hạn chế đồ rán hoặc xào với rất nhiều dầu mỡ.

Món salad rau, quả tốt cho sức khỏe người cao tuổi

3. Sử dụng các loại thảo mộc, giấm, cà chua, hành tây và dầu thực vật thay vì muối hoặc gia vị natri cao, đặc biệt là với những người bị huyết áp cao.

4. Sử dụng thời gian lưu trữ cũng như tủ lạnh một cách khôn ngoan. Khi nấu hãy chuẩn bị nhiều hơn và giữ lại cho các bữa ăn khác bằng cách cất vào ngăn mát hoặc ngăn đá. Đồ không hề bị hỏng mà bạn cũng đỡ mệt mỏi vì việc phải chuẩn bị thực phẩm và nấu ăn liên tục, bởi người già, người ốm sẽ ăn ít và ăn làm nhiều bữa.

5. Một ly sinh tố có thể là cách giúp ngon miệng, đồng thời lại có thêm trái cây trong chế độ ăn uống của người già, người ốm. Bỏ một trái chuối vào máy xay cùng với quả mọng đông lạnh như kiwi hoặc bất kỳ loại trái cây nào; một ít nước cam hoặc 100% nước trái cây khác… là thức uống tốt cho người già, người ốm.

Sinh tố tốt cho sức khỏe

6. Các loại gia vị thường có hàm lượng muối cao và nhiều natri, có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn. Thay muối bằng một số hỗn hợp gia vị không có muối hoặc sử dụng nước chanh, cam quýt hay chút ớt để thêm hương vị.

7. Rau, quả đóng hộp, chế biến và bảo quản thường có hàm lượng natri cao. Tìm các loại rau “ít natri” hoặc thử các loại rau tươi. So sánh hàm lượng natri trên nhãn, bao bì của các sản phẩm tương tự (ví dụ, các nhãn hiệu nước sốt cà chua khác nhau) và chọn các sản phẩm có ít natri hơn. Nếu bạn mua rau đóng hộp, rửa rau dưới nước lạnh để giảm mức độ natri.

8. Chuẩn bị bánh nướng xốp và bánh mì nhanh với ít chất béo bão hòa và ít calo hơn. Thông thường, táo có thể được thay thế cho một bữa ăn nhẹ, với các cụ già, răng yếu, có thể xay nhuyễn và thêm một chút sữa không béo.

9. Chọn ngũ cốc nguyên hạt cho các công thức nấu ăn thay vì các sản phẩm được tinh chế cao. Sử dụng bột mì nguyên cám, bột yến mạch và bột ngô.

Nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

10. Khi nấu các bữa ăn trong tuần, hãy nhắm đến các công thức bao gồm hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm không da, cá không chiên, rau đậu và các loại hạt.

Người Ốm Dậy Nên Ăn Gì Cho Khỏe?

1. Tăng cường các thực phẩm giàu năng lượng

Năng lượng luôn là thứ vô hình cần thiết đối với mỗi con người, đặc biệt là với người mới ốm dậy khi mà họ bị hao tổn rất nhiều năng lượng. Chính vì vậy mà sau khi ốm bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình những loại thực phẩm giàu protein, chất béo có lợi, bột đường… để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường trao đổi chất. Những chất này thường có trong các loại thực phẩm như thịt, tôm, cua, cá hồi, trứng, dầu thực vật… Có thể sau khi ốm dậy bạn vẫn còn cảm giác mệt mỏi, không muốn ăn nhưng nếu không ăn thì cơ thể của bạn càng bị suy nhược, cho nên hãy cố gắng ăn uống thật tốt để phục hồi năng lượng cho cơ thể một cách nhanh nhất.

Người mới ốm dậy nên bổ sung thực phẩm giàu năng lượng

Tuy nhiên, khi lên thực đơn bạn cũng cần cân đối lượng thực phẩm ăn hàng ngày làm sao cho đủ dinh dưỡng và khoa học. Cũng không nên ăn quá nhiều những thực phẩm giàu năng lượng trong một ngày bởi nó dễ khiến bạn bị thừa chất gây ra những tình trạng như tăng cân, hại thận, bệnh tim, thiếu canxi, loãng xương, giảm chức năng gan, bệnh gút… Người mới ốm dậy cũng không nên ăn các món ăn khó tiêu như bánh chưng, xôi, thịt rán…

2. Người mới ốm dậy nên bổ sung đa dạng các loại trái cây

Có thể nói trái cây như một thứ thần dược giúp người mới ốm dậy phục hồi được sức khỏe. Trong trái cây có chứa nhiều loại vitamin khác nhau rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người đang bị suy nhược sau khi ốm. Việc ăn nhiều trái cây sẽ giúp cơ thể được bổ sung thêm vitamin dồi dào, bù đắp lại các chất điện giải bị mất trước đó. Trái cây rất dễ ăn nên bạn có thể mua nhiều loại trái cây để ăn dần. Bạn có thể ăn trái cây theo nhiều cách như ăn trực tiếp, xay thành sinh tố hoặc ép thành nước.

3. Dùng thức ăn dạng lỏng

Người mới ốm dậy nên ăn đồ ăn dạng lỏng

Sau ốm, cơ thể con người vẫn còn mệt mỏi. Khi mệt mỏi, ai cũng cảm thấy chán ăn và không muốn đụng đũa vào bất cứ loại đồ ăn gì, đặc biệt là những đồ ăn khô, chiên rán. Cho nên những loại thức ăn ở dạng lỏng sẽ phù hợp với người mới ốm dậy. Bạn có thể chế biến những loại thực phẩm như cháo, súp với thành phần như tim, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, … Bạn hãy sử dụng các loại rau gia vị như hành, tía tô… để tăng thêm mùi vị cho món ăn, kích thích người ốm ăn ngon miệng hơn.

4. Bổ sung nước cho người mới ốm dậy

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể cho nên bạn luôn cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể của mình. Người ốm thường mất rất nhiều nước bởi họ thường không muốn ăn uống gì lúc này. Do vậy, ngoài các món ăn ở dạng lỏng thì bạn cũng cần bổ sung nhiều nước, nước cũng sẽ giúp đào thải các độc tố do thuốc men gây ra.

5. Thêm tỏi, gừng vào các món ăn hàng ngày

Tỏi và gừng là thần dược của người mới ốm dậy

Tỏi và gừng là hai loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn hàng ngày để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng chúng lại là những thần dược với những tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Tỏi và gừng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống lại những virus xâm nhập vào cơ thể. Tỏi cung cấp nhiều chất chống oxy hóa trong khi đó gừng lại có tính chống viêm và sát trung cao giúp giảm cảm giác buồn nôn với những người ốm và có thể trạng yếu. Với những tác dụng tuyệt vời như vậy cho nên bạn hãy bổ sung tỏi và gừng vào các món ăn hàng ngày cho mình, đặc biệt là trong giai đoạn sau ốm.

Để giữ cho cơ thể mình luôn khỏe mạnh bạn nên thường xuyên tập thể thao. Chỉ một vài động tác nhẹ nhàng hàng ngày cũng đủ để bạn tránh được các cơn ốm xảy đến với mình. Bạn cũng có thể chọn cách thư giãn với các gói chăm sóc và phục hồi sức khỏe tại Shapeline Việt Nam. Với máy móc hiện đại cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thật sự thoải mái.

► PHỤC HỒI SAU ĐỘT QUỴ

► VẬT LÝ TRỊ LIỆU TỐT NHẤT TPHCM

► 50 THỰC PHẨM TỐT CHO SỨC KHỎE

► PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN THẦN KỲ SHAPELINE VIỆT NAM

► LÀM ĐẸP CHO SỨC KHỎE

9 Món Ăn Tốt Cho Người Mới Ốm Dậy

1. Nguyên liệu nấu món ngon bổ dưỡng cho người mới ốm dậy

Để có một món ăn tốt cho người mới ốm dậy thì ngoài việc chọn lựa được những nguyên liệu tươi ngon, giàu dưỡng chất, bạn cũng nên ghi nhớ các tiêu chí sau:

Lựa chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Thực phẩm tươi sống nên chọn loại còn tươi, không bị thối, hỏng, dập nát.

Thực phẩm khô như thuốc bắc không được bị mốc, hay có dấu hiệu bị hỏng.

Nên bổ sung gia vị như rau thơm, gừng, tiêu… vào các món ăn cho người mới ốm dậy để làm tăng hương vị, kích thích vị giác.

2. Món cháo tốt cho người mới ốm dậy

Một bát cháo thơm ngon, bổ dưỡng không những kích thích vị giác mà còn giúp tiêu hóa nhanh, hấp thu tốt, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo ngay những món cháo cho người mới ốm dậy sau:

2.1. Cháo sò huyết trứng muối

Sò huyết được ca ngợi là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng đạm cũng như các khoáng chất magnesium, kẽm giúp bổ máu, tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.

Trứng muối không chỉ thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin B2. Đặc biệt, đây cũng là thực phẩm có lợi cho não bộ, cho mắt, tốt cho gan.

Sự kết hợp giữa sò huyết và trứng muối trong món cháo tạo nên một món ăn tốt có giá trị dinh dưỡng cao bồi bổ cho người mới ốm dậy.

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 200g.

Sò huyết tươi 500g.

Trứng vịt muối 1 quả.

Gia vị gồm có gừng, hành, hạt tiêu, mắm, muối, dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế sạch sò huyết, đảm bảo loại bỏ được hết bùn đất.

Bước 2: Đun 1 nồi nước đến khi sôi thì cho sò huyết vào, tắt bếp ngâm trong 5 phút.

Bước 3: Sau 5 phút vớt sò huyết ra, tách lấy thịt rồi ướp với dầu, hành, mắm muối sao cho vừa miệng.

Bước 4: Cho gạo tẻ vào nước luộc sò huyết (lưu ý, chỉ chắt lấy phần nước trong, bỏ cặn) ninh nhừ.

Bước 5: Khi cháo đã chín thì cho trứng muối và sò huyết vào đun đến sôi là tắt bếp. Hoàn thành món ăn.

Thịt bò nổi tiếng là một trong những thực phẩm vàng cung cấp nhiều Sắt, Canxi, Protein, Vitamin… giúp bồi bổ khí huyết, bổ máu, tăng cường lưu thông máu cho người mới ốm dậy.

Thịt bò cung cấp nhiều năng lượng và nguồn dưỡng chất giúp vết thương nhanh lành, cơ thể nhanh khỏe lại. Các món ăn từ thịt bò đều rất tốt đặc biệt cháo thịt bò là một món ăn tốt người mới ốm dậy nên cho vào thực đơn.

Nguyên liệu:

Gạo tẻ 200g.

Thịt bò 200g.

½ củ cà rốt.

Gia vị gồm có: Hành, hạt tiêu, mắm, muối, dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước 1: Cà rốt rửa thái, bào nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 3: Đem thịt bò, cà rốt và ½ chén nước nhỏ trộn đều.

Bước 4: Gạo rang lên cho thơm rồi đem nấu thành cháo, sau đó cho thịt bò và cà rốt vào nấu cùng, nêm gia vị vừa ăn, thêm hành phi, lá ngò. Ăn khi còn nóng.

3. Món canh tốt cho người mới ốm dậy

Nấu món gì cho người mới ốm dậy? Canh là một món dễ ăn, thường xuyên có mặt trong bữa cơm mỗi gia đình. Các loại canh cho người mới ốm dậy giúp người bệnh có thể ăn được nhiều hơn và giúp phục hồi nhanh hơn.

Cá chim là 1 trong 4 loài cá biển “chim, thu, nụ, đé” được nhân dân ta ví là đặc sản hàng đầu. Trong 100g thịt cá chim trắng có chứa 75.2g nước, 19.4g protein, 5.4g lipid, 1.1g tro, 15mg canxi, 0.6mg sắt, 185mg photpho, 145mg natri, 263mg kali cùng các vitamin C, PP, B1, B2… Lượng calo mà 100g cá chim cung cấp cho cơ thể đến tới 126 kcal.

Cá chim rất tốt cho người kém ăn, cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ… .

Nguyên liệu:

Cá chim trắng 500g.

¼ – ½ quả dứa.

2 quả cà chua.

Đậu bắp 5 – 7 quả.

Giá đỗ 1 bát cơm đầy.

Me 1 thìa canh đầy.

Dọc mùng 1 – 2 cây.

Ngò gai, ngò ôm, ớt, tỏi, hành , đường, nước mắm, bột canh, dầu ăn.

Cách chế biến:

Bước 1: Cá chim sơ chế sạch (bỏ vảy, mang, ruột) rồi cắt thành 2 hoặc 3 khúc.

Bước 2: Rau thơm rửa sạch thái nhỏ. Hành, tỏi băm nhuyễn. Me cho vào bát, thêm nước, bóp nát lấy nước rồi lọc bỏ xác.

Bước 3: Các nguyên liệu khác rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Khi dầu ăn sôi thì cho tỏi và hành vào phi thơm.

Bước 5: Cho cà chua băm vào xào thơm rồi nêm nếm 1 chút gia vị. Khi cà chua chín thì cho nước vào đun sôi.

Bước 6: Nước sôi, cho cá vào, cho thêm gia vị cho vừa miệng rồi đun tiếp 5 phút

Bước 7: Cho cà chua còn lại cùng dọc mùng, đậu bắp và nước me vào.

Bước 8: Khi canh chín, múc canh ra bát thì trang trí thêm rau thơm, ớt là hoàn thành món canh.

Canh bầu nấu nghêu là một món ăn tốt cực kỳ bổ dưỡng, được mẹ bầu ưu tiên trong thực đơn dinh dưỡng và là một món ăn giúp hồi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy.

Nghêu chứa rất nhiều dinh dưỡng như protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin và những khoáng chất. Bên cạnh đó, bầu chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Nguyên liệu:

Bầu non 300g.

Nghêu sống 2kg.

Các loại rau thơm rau răm, hành, ngò và các gia vị khác.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bầu gọt vỏ, thái miếng. Nghêu rửa sạch, cho vào nồi đun với khoảng 2 bát con nước.

Bước 2: Khi nghêu hé miệng thì tắt bếp, vớt nghêu lấy ruột, bỏ vỏ. Nước luộc nghêu thì lược bỏ phần ướp thịt nghêu với ¼ muỗng cà phê ớt, ½ muỗng cà phê muỗi, 1 chút hạt tiêu và 2 muỗng hành băm trong khoảng 10 phút.

Bước 3: Cho thịt nghêu vào đảo đảo đều trong khoảng 15s thì cho vào nồi nước luộc nghêu đun sôi.

Bước 4: Khi nước sôi cho bầu vào rồi gia giảm cho vừa miệng, đun sôi đến khi bầu chín.

Bước 5: Múc canh ra bát, cho thêm rau thơm và một chút hạt tiêu là hoàn thành.

4. Món súp tốt cho người mới ốm dậy

Là món ăn dễ tiêu hóa rất tốt cho sức khỏe người sau ốm do đó súp luôn là lựa chọn hàng đầu giúp người mới ốm dậy nhanh khỏe.

4.1. Súp cà rốt củ cải đường

Cà rốt và củ cải đường là 2 thực phẩm vô cùng bổ dưỡng giúp cung cấp vitamin và là nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Đây còn là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón cũng như cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Bông cải xanh hay súp lơ xanh là thực phẩm đem lại những lợi ích rất tuyệt vời cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng mà bông cải xanh mang lại gồm có chất xơ, protein, vitamin C, K1, B9, kali, mangan, sắt… giúp mang đến nguồn năng lượng dồi dào và giúp tổn thương nhanh lành hơn.

Nguyên liệu:

Bông cải xanh ½ cây.

Cà rốt 1 củ.

Hành tây ½ củ.

Khoai tây 1 củ.

Thịt nạc xay 100g.

Bơ, muối, hạt nêm, hành ngò băm nhuyễn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế bông cải, khoai tây, cà rốt, hành tây. Sau đó, tách nhỏ bông cải, khoai tây, cà rốt, hành tây thái nhỏ rồi ngâm với nước muối loãng 15 phút thì vớt ra.

Bước 2: Thịt băm ướp với 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm khoảng 10 phút.

Bước 3: Làm nóng chảo rồi cho bơ vào, khi bơ tan hết thì cho hành tây vào đảo đều trong 2 phút. Sau đó cho thịt vào đảo đều 1 phút rồi cho cà rốt, khoai tây vào đảo cùng. Nêm thêm hạt nêm và muối vào và cho thêm 2 bát nước con vào đun thêm 5 phút.

Bước 4: Sau 5 phút thì gia giảm món ăn cho vừa miệng, đun sôi thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 5: Khi nồi súp nguội thì cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Bước 6: Múc ra bát và trang trí thêm hành ngò vào là món súp đã hoàn thành.

5. Món hầm cho người mới ốm dậy

Các món hầm giúp các chất bổ dưỡng trong nguyên liệu tan vào trong nước dùng và dễ dàng được hấp thu vào cơ thể hơn. Một số món hầm như thịt ngỗng hầm thuốc bắc, bí đỏ hầm đậu đỏ, phổ tai hay nhung hươu hầm là những món ăn tốt bổ dưỡng, có công dụng phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy hữu hiệu.

5.1. Thịt ngỗng hầm thuốc bắc

Theo Đông y, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm, ích khí… Theo Y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng mà thịt ngỗng cung cấp cho cơ thể gồm có protein, lipid, các hợp chất carbon, canxi, photpho, sắt, và vitamin C. Đây là nguồn dinh dưỡng thích hợp dành cho người gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy.

Thuốc bắc thường được sử dụng để chữa bệnh, ngoài ra nó còn giúp tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, thuốc bắc còn là gia vị hoàn hảo cho các món hầm bổ dưỡng.

Món thịt ngỗng hầm thuốc bắc để thơm ngon, các bạn có thể chế biến theo công thức gia truyền sao:

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

5.2. Bí đỏ hầm đậu đỏ, phổ tai

Bí đỏ có tính thanh nhiệt là loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A, chất xơ cao. Đậu đỏ có chứa nhiều hàm lượng chất xơ, folate, kali, magie, vitamin B cao. Phổ tai cung cấp canxi và sắt cao gấp 10 lần bơ, sữa. Đặc biệt, phổ tai có công dụng bài trừ acid có hại, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Bí đỏ khi kết hợp với đậu đỏ và phổ tai tạo thành món ăn cân bằng âm dương, rất tốt cho người mới ốm dậy.

Nguyên liệu: Cách thực hiện:

Với món ăn này nên ăn khi còn nóng sẽ ngon và có công dụng tốt hơn.

Được mệnh danh là một trong tứ đại danh dược, nhung hươu là thực phẩm, dược liệu vô cùng tốt, đặc biệt bổ dưỡng cho sức khỏe, nhất là với người mới ốm dậy.

Giá trị dinh dưỡng của nhung hươu gồm có khoáng chất 34%, lipid 2.5%, protein 2.5%, canxi 12%, photpho 5.9%, sulphur 0.4%, magnesium 0.2%, kali 0.4%, chất pantocrin, chondroitin, hơn 25 loại acid amin và hơn 23 nguyên tố vi lượng khác…

Nhung hươu có thể chế biến thành nhiều cách khác nhau như canh nhung hươu, nhung hươu nấu cháo, nhung hươu hấp cơm, nhung hươu hầm… Trong đó, nhung hươu hầm là món ăn tẩm bổ cho người mới ốm dậy dễ hấp thụ nhất.

Cách chế biến nhung hươu hầm như sau:

Nguyên liệu:

Nhung hươu tươi 5g.

Chim cút 1 con.

1 quả táo tàu.

2g đông trùng hạ thảo khô.

20g ngân hạnh.

5g kỷ tử.

Cách thực hiện:

Lưu ý: Dùng nhung hươu tươi ngay sau khi thu hoạch và cạo sạch lông để tránh tắc ruột. Chỉ sử dụng với một lượng nhỏ để phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể.

Ngoài cách dùng nhung hươu như trên, thì bạn có thể lựa chọn sản phẩm được bào chế từ nhung hươu dưới dạng viên uống thuận tiện như sản phẩm Viên nhung hươu của dược phẩm TW3 để giảm bớt thời gian chế biến, nấu nướng mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh.

Những Món Ăn Tẩm Bổ Cho Người Ốm Và Cách Làm

Cách làm: – Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị. – Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo. Nước sôi rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín. – Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều – Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.

2. Cháo chim bồ câu – Lựa chọn hàng đầu

3. Cháo bí đỏ cá hồi giúp hồi phục thể lực nhanh chón

Cách làm: – Xương cá hồi mua về bạn rửa sạch với chút dấm, đem chần với nồi nước sôi có thả vài lát gừng để khử bớt mùi tanh của cá. Sau đó gỡ riêng phần thịt cá và phần xương. – Cho gạo, xương cá vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi rồi sau đó hạ nhỏ lửa để nồi cháo sôi lăn tăn cho nhừ. Có thể nấu bằng nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian. – Bí đỏ, hành rửa sạch. Bí thái miếng vuông, hành lá thái nhỏ. – Phần thịt cá, bạn có thể xào với chút dầu ăn và cà chua, hoặc sao khô thành ruốc cá. Để ruốc cá ngon, hãy sao khô với một chút muối, chút nước mắm và chút xíu đường. Nếu thích ruốc thơm hơn nữa bạn có thể thêm chút lá chanh thái nhỏ. Ruốc sao đến khi thấy không còn hơi nước bốc lên, đảo thấy nhẹ tay và phần thịt cá nhìn bông lên thì tắt bếp. – Khi thấy gạo trong nồi đã nhừ, nở hết thì vớt xương cá ra, cho bí đỏ vào nồi đun cho sôi lại rồi vặn nhỏ lửa để cháo và bí nhừ. Cháo bí đỏ cá hồi nhừ thì đảo đều, ngoáy nhẹ nhàng để cháo được nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc cháo bí đỏ cá hồi ra bát thêm phần ruốc đã sao lên trên rồi ăn nóng.