Nấu Canh Bổ Máu / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Bà Bầu Ăn Canh Gì Để Bổ Máu ? Bổ Sung Máu Cho Mẹ Và Bé

Bà bầu ăn canh gì để bổ máu ?

Canh sườn non củ cải trắng

Ngoài việc là một nguyên liệu trong các món ăn của gia đình thì củ cải trắng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Được xem như là “nhân sâm trắng” do có nhiều tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe và chữa bệnh.

Lợi ích từ canh sườn non củ cải trắng:

Chữa ho, viêm họng rất hay. Trong củ cải chứa một lượng chất cay nhất định. Có chức năng trợ giúp khi bị tắc mũi, đau họng trong những ngày trời lạnh.

Giữ cho cơ thể đủ nước. Có một hàm lượng nước cao trong củ cải và rất nhiều vitamin C, phốt pho.

Đây là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô, giúp cơ thể giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da.

Phòng chống thiếu máu. Vì trong củ cải chứa chất sắt nên bà bầu bị thiếu máu ăn canh củ cải trắng sẽ giúp bổ sung lại lượng máu bị thiếu.

Mẹ bầu ăn canh củ cải trắng vừa bổ sung dưỡng chất cần cho cơt hể vừa hạn chế tình trạng đái tháo đường.

Canh tôm rau dền

Rau dền là một loại rau rất phổ biến trong bữa ăn hằng ngày.

Lợi ích từ canh tôm rau dền:

Rau dền rất tốt cho xương khớp. Hàm lượng canxi trong rau khá cao ít loại củ nào có được. Rau dền có hàm lượng canxi nhiều gấp ba lần so với rau bó xôi. Do đó, rau dền được xem như một ” siêu thực phẩm”

Cải thiện chứng thiếu máu. Ngoài lượng canxi dồi dào, lượng sắt cũng nhiều không kém. Vai trò gia tăng hemoglobin và tế bào hồng cầu rất có lợi cho bà bầu hay người bệnh thiếu máu.

Cải thiện hệ tiêu hóa cũng là một trong những công dụng mà rau dền mang lại. Nấu nước từ lá rau dền tươi hỗ trợ tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.

Canh bầu nấu nghêu

Nghêu hay còn gọi là ngao, là loại thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc. Có giá trị dinh dưỡng cao và kết hợp được với rất nhiều món ăn ngon.

Lợi ích từ canh bầu nấu nghêu

Canh nghêu nấu cùng bầu giúp mẹ bầu tăng hệ miễn dịch, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹo da, ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ.

Món canh này vừa bổ vừa mát kích thích vị giác cho bà bầu ăn ngon miệng hơn.

Canh nấm gà

Thịt gà và nấm là hai nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong thực đơn ăn uống hằng ngày của mọi người.

Thành phần dinh dưỡng: có chất đạm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để phát triển thai nhi. Axit nicotic, photpho, vitamin E, D, K, B1…

Lợi ích từ canh nấm gà: Món ăn này giúp đổi khẩu vị và tăng sức đề kháng cho bà bầu.

Những lưu ý dành cho bà bầu ăn canh gì để bổ máu?

Lựa chọn thực phẩm tươi sạch để đảm bảo chất lượng

Nên nấu chín kỹ thức ăn để không hại đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu

Ăn vừa đủ lượng thực phẩm để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần cho thai nhi. Đừng lạm dụng sẽ gây phản tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguồn: Tổng hợp

10 Món Canh Có Tác Dụng ‘Bổ Máu’, Người Bị Thiếu Máu, Ốm Yếu, Mới Phẫu Thuật Nên Ăn: Vừa Lành Vừa Bổ

Đợt tháng trước em đi khám tổng thể thấy bác sĩ nói mọi thứ bình thường, mỗi tội bị thiếu máu. Về nhà em bảo lão chồng đi làm qua hiệu thuốc thì mua cho em mấy vỉ thuốc sắt, chứ dạo này em cũng thấy hay hoa mắt chóng mặt lắm, da lại xanh xao nhợt nhạt.

Mẹ chồng em nghe thấy thế liền bảo thiếu máu thì đừng uống sắt làm gì, bà nói trước kia đẻ mấy đứa con xong bà cũng bị thiếu máu trầm trọng lắm, nhưng cứ ăn mấy thứ bổ máu là ổn thôi.

Canh rau dền thịt nạc băm

Canh rau dền nấu thịt băm là một rất phổ biến với tất cả các gia đình vì món ăn dễ làm, có vị ngọt mát và màu sắc bắt mắt.

Rau dền có tính hàn, khi kết hợp với thịt nạc không chỉ dễ ăn mà còn có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn.

Canh mướp nấu hẹ

Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Theo y dược học hiện đại, quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…

Vì vậy, không chỉ giúp bổ huyết, món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.

Củ dền đỏ có thể đem hầm với xương và nhiều rau củ khác là món canh bổ máu giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.

Canh rau mồng tơi

Không chỉ rau đay, lượng sắt trong mồng tơi cũng khá cao (3.75mcg/ 100g rau) ngoài việc giúp cơ thể tổ hợp lượng máu cần thiết còn có thể cung cấp lượng lớn chất sơ và nhiều vitamin như: vitamin A, C, K, chất diệp lục, folate, magie, … Trong đó, vitamin K có thể kích thích protein có thể giúp máu đông, thích hợp cầm máu cho vết thương. Vitamin C có thể thúc đẩy nhanh quá trình hấp thu chất sắt trong cơ thể.

Ngoài ra, món canh rau mồng tơi nấu với cua hoặc tôm khô hay tôm tươi, … cũng đều là món ăn khoái khẩu của nhiều người, giúp thanh nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng.

Canh rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng…. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật.

Ngoài ra, ượng chất sắt trong 100g rau ngót chứa tới 2.7mcg cùng hàng loạt các vitamin B1, B2, B6, … Khoáng chất magie, kali, protein và chất sơ, … có ích cho sức khỏe. Rau ngót thích hợp nấu canh thịt băm, tôm băm hoặc tôm khô có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu quả.

Canh đu đủ chín

Trong đu đủ chín chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, C, sắt (2.6mcg/ 100g đu đủ chín), …. Đây là loại trái cây dễ tiêu hóa, rất thích hợp để có thể hấp thụ dinh dưỡng tẩm bổ cho máu.

Đủ đủ chín mềm có thể bổ ra ăn trực tiếp hoặc xay sinh tốt. Với đu đủ vừa mới chín có thể nấu với xương lợn ăn để trở thành món canh bổ máu giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.

Canh sườn non củ cải trắng

Vốn là thực phẩm giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên củ cải trắng rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Vì vậy, mẹ bầu, và trẻ nhỏ khi ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.

Thịt gà: Trong thịt gà chứa 1,5 mg sắt mỗi khẩu phần 226g, nên kết hợp với bí đao để có món canh bổ máu, thanh nhiệt giải độc cơ thể rất hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp

10 Món Canh Có Tác Dụng “Bổ Máu”, Người Bị Thiếu Máu, Ốm Yếu, Mới Phẫu Thuật Nên Ăn: Vừa Lành Vừa Bổ

1. Canh bầu nấu nghêu

Vốn là thực phẩm giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm… nghêu rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho bà bầu, trẻ em và những người ốm yếu cần bồi bổ. Ăn nghêu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp người cảm bệnh mau khỏi ốm, người bình thường thì càng khỏe mạnh hơn, ngừa loãng xương, tốt cho tim mạch, đẹp da, phòng bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu

Nghều tươi: 1 kg

Bầu: 500g

Gừng tươi: một nhánh nhỏ

Hành lá với rau mùi: 100g

Hành khô,tỏi: 50g

Ớt sừng: 5 quả

Hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, tiêu với ớt bột, dầu ăn

Cách làm

Trước tiên bạn lấy vài nhánh gừng tươi gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch với nước sau đó dùng dao sắc thái sợi chỉ nhỏ dài. Hành khô cùng với tỏi thì bạn bóc vỏ rồi băm cho thật nhỏ. Bầu thì bạn dùng nạo gọt vỏ rồi rửa sạch sau đó mới dùng dao dọc đôi quả bầu ra rồi moi cho sạch ruột và thái miếng mỏng vừa ăn. Ớt sừng thì bạn rửa sạch rồi thái lát, ½ trộn với 3 thìa nước mắm ngon để ăn kèm với canh cho đậm đà. Hành lá cùng với rau mùi thì bạn nhặt sạch rồi rửa sạch với nước, hành lá bạn thái nhỏ, rau mùi thì cắt khúc vừa ăn.

Khi nghêu vừa chín tới mở miệng thì bạn chắt riêng phần nước ra một bát tô để lắng cặn còn phần nghêu thì bạn lọc lấy thịt nghêu rồi rửa sạch chúng lại với nước sau đó cho chúng vào ướp ½ hành tỏi vừa băm nhỏ, 1 thìa canh hạt nêm, ½ nước mắm, 1 thìa canh bột ngọt cùng với ½ tiêu say trong khoảng thời gian chừng 20 phút cho thịt nghêu ngấm đều gia vị.

Bắc chảo lên bếp rồi cho hành tỏi băm vào phi thơm cùng với một chút dầu ăn và ½ thìa canh ớt bột để món canh thêm hấp dẫn. Sau đó bạn mới cho thịt nghêu đã ướp vào xào nhanh tay khoảng 1 phút cho thịt nghêu chín mềm rồi mới cho nước luộc nghêu vừa chắt cặn vào đun cùng, bạn nêm thêm chút hạt nêm cùng với ½ thìa muối tinh, 1 thìa canh bột ngọt cho canh đậm đà hơn và đun sôi nồi canh lên.

Khi thấy nước canh sôi thì bạn dùng thìa vớt toàn bộ bọt nổi lên để nước canh được trong ngọn ngọt hơn rồi bạn mới cho bầu thái lát mỏng vào đun cùng cho tới khi sôi lại chừng 2 đến 3 phút rồi nếm lại cho vừa ăn rồi mới cho hành lá vào nồi canh và tắt bếp.

2. Canh rau dền thịt nạc băm

Canh rau dền nấu thịt băm là một rất phổ biến với tất cả các gia đình vì món ăn dễ làm, có vị ngọt mát và màu sắc bắt mắt.

Rau dền có tính hàn, khi kết hợp với thịt nạc không chỉ dễ ăn mà còn có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể hồng hào, khỏe khoắn.

Nguyên liệu:

Rau dền: 2 bó

Thịt heo: 200 gr

Hành tím: 1 củ

Hạt nêm, muối, mì chính, tiêu

Cách nấu:

Bước 1: Sơ chế rau dền, thịt heo

Thịt heo mua về ta đem rửa sạch với nước, dùng dao băm thật nhỏ và cho ra bát. Bạn cho 1/3 thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa nước mắm vào bát, trộn đều lên để ướp thịt heo.

Với rau dền, nhặt bỏ phần gốc già, lá vàng rồi đem rửa với nước, dùng dao thái nhỏ.

Hành tím ta lột vỏ, băm nhỏ.

Bước 2: Nấu rau dền với thịt băm

Đầu tiên đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào nồi sau đó cho hành vào phi thơm lên. Tiếp đến ta cho thịt băm vào đảo săn lại rồi đổ nước vào nấu sôi lên.

Khi nước sôi bạn cho rau dền vào nấu khoảng 4-5 phút cho rau chín, trong khi nấu ta nêm nếm gia vị cho vừa miệng sau đó tắt bếp.

Cuối cùng ta cho canh ra bát là có thể thưởng thức ngay cùng gia đình.

3. Canh mướp nấu hẹ

Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính mát, không độc, có tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong, thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch. Theo y dược học hiện đại, quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…

Vì vậy, không chỉ giúp bổ huyết, món canh mướp nấu hẹ còn có công dụng trị ho, trị cảm cúm, hạ sốt cực kỳ hiệu quả. Vì bản thân trái mướp rất giàu dưỡng chất, nó kết hợp với lá hẹ (nổi tiếng trong việc hạ sốt, giải cảm) tạo thành món canh ngon và cũng là bài thuốc hay vô cùng.

Nguyên liệu:

2 quả mướp cỡ vừa

200g lá hẹ

3 củ tỏi bóc vỏ

4 con tôm

Vài con tôm nõn khô (nếu thích)

1 muỗng dầu ăn

4½ cup nước

1/4 thìa cà phê đường

1/2 thìa cà phê muối

1 thìa cà phê nước mắm

1/2 cup hành xanh thái nhỏ

Một ít tiêu đen

Lấy nồi, cho dầu ăn, tỏi băm nhỏ, tôm khô và tôm tươi băm nhỏ, xào đến khi tôm tươi chuyển màu hồng, đổ vào 4 ½ chén nước.

Đun sôi nước rồi cho mướp vào. Để sôi liu riu trong khoảng 5 phút. Cho ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê nước mắm.

Để sôi liu riu thêm khoảng vài phút nữa. Bây giờ cho lá hẹ, quấy và cho hành xanh vào, rắc thêm ít tiêu đen là bạn đã hoàn thành.

Củ dền đỏ có thể đem hầm với xương và nhiều rau củ khác là món canh bổ máu giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.

Nguyên Liệu

2 củ dền

3 củ cà rốt

3 củ khoai tây

2 g hạt sen

Bột ngọt, hạt nêm, muối, đường, hành, ngò

Cách làm

Hạt sen rửa sạch.

Gọt vỏ, rửa sạch các loại củ. Củ dền (cắt làm 6) – cà rốt (cắt lát xéo vừa) – khoai tây (chỉ nên cắt làm 4 vì cắt nhỏ sẽ dễ bị báy)

Bắt nồi nước sôi cho thịt vào trụng, đổ đi. Bắt 1 nồi nước khác nấu đến khi thịt sôi thì cho củ dền vào nấu trước vì củ dền rất lâu mềm.

Nấu củ dền 15′ nước sẽ có màu đỏ rất đẹp. Nêm hạt nêm, bột ngọt rồi thả cà rốt + hạt sen vào.

Nấu cà rốt + hạt sen 5-10′ cho khoai tây vào nấu 5′ nêm muối, chút đương để tăng gia vị – tắt bếp cho hành + ngò cắt nhỏ vào.

5. Canh rau đay

Trong 100g rau đay có chứa đến 7.7mcg vi chất sắt, nên đây là món ăn rất tốt cho những người thiếu máu. Ngoài ra, rau đay nấu với cua đồng còn là món canh dân dã được nhiều người yêu thích, có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung canxi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.

Nguyên liệu

Thịt cua đồng: 200g

Rau đay: 1 mớ

Mồng tơi: 1 mớ

Mướp hương: 1 quả (nếu có)

Hành khô

Các gia vị thông thường

Sơ chế nguyên liệu

Cua đồng mua ở chợ và nhờ người bán lọc lấy gạch và xay phần thịt luôn để tiết kiệm thời gian và công sức (đặc biệt đối với người không biết làm cua). Bạn hoàn toàn đảm bảo được vấn đề vệ sinh khi quan sát được quá trình làm cua của người bán và chủ động yêu cầu người bán rửa sạch cua trước khi

Để riêng phần gạch cua ra bát riêng, sau đó tiến hành lọc phần thịt cua đã xay sẵn.

Cho phần thịt cua vào tô nước và dùng đũa khuấy đều, sau đó lọc qua rây sang 1 tô khác để loại bỏ phần bã vỏ cua.

Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.

Rau đay, mồng tơi nhặt sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra, rửa lại với 2 -3 lần nước nữa rồi cho ra rổ để ráo. Sau khi rau ráo nước thì xắt nhỏ.

Mướp hương nạo vỏ, rửa sạch, thái khúc vừa ăn. Lưu ý đừng thái mướp hương quá bé, khi nấu canh cua sẽ bị nhũn.

Cách nấu canh cua rau đay

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào phi thơm hành khô, sau đó cho phần gạch cua vào để chưng, hạ lửa nhỏ và thêm 1/2 thìa nước mắm vào để gạch cua thơm và đậm đà hơn. Đảo đều tay và chưng đến khi thấy phần gạch cua vàng ươm, sền sệt lại là được.

Phần gạch cua sau khi chưng thì cho riêng ra bát.

Đổ phần nước thịt cua đã lọc kỹ vào nồi, thêm 1 thìa mì chính, 1 thìa nhỏ bột canh vào khuấy nhanh theo hướng cùng chiều kim đồng hồ, để lửa hơi lớn. Nấu đến khi thấy nước canh cua gần sôi thì hạ lửa liu riu để phần thịt cua nổi lên trên bề mặt canh và kết thành từng tảng.

Sau khoảng 2-3 phút thì dùng muôi hớt các tảng thịt cua cho ra bát. Dùng đũa để khuấy đều nước canh cua để phần thịt cua không bị dính dưới đáy nồi, đồng thời tăng lửa lớn lên. Đến khi nước canh bùng sôi lên thì cho rau đay, mồng tơi và mướp hương vào, dùng muôi đảo đều và vẫn để lửa lớn để rau được xanh.

Đổ gạch cua và thịt cua lên trên bề mặt bát canh để tăng thêm độ hấp dẫn cho món canh cua thơm ngon này. Canh cua rau đay mồng tơi nên ăn lúc nóng, ăn kèm với cà muối rất hợp vị và đưa cơm.

6. Canh rau mồng tơi

Không chỉ rau đay, lượng sắt trong mồng tơi cũng khá cao (3.75mcg/ 100g rau) ngoài việc giúp cơ thể tổ hợp lượng máu cần thiết còn có thể cung cấp lượng lớn chất sơ và nhiều vitamin như: vitamin A, C, K, chất diệp lục, folate, magie, … Trong đó, vitamin K có thể kích thích protein có thể giúp máu đông, thích hợp cầm máu cho vết thương. Vitamin C có thể thúc đẩy nhanh quá trình hấp thu chất sắt trong cơ thể.

Ngoài ra, món canh rau mồng tơi nấu với cua hoặc tôm khô hay tôm tươi, … cũng đều là món ăn khoái khẩu của nhiều người, giúp thanh nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng.

Nguyên liệu:

Mồng tơi: 1 bó

Tôm tươi: 100gam

Dầu ăn, hành khô

Các loại gia vị: Muối, hạt nêm, mì chính, nước mắm,..

Cách nấu

Nếu bạn dùng tôm khô thì cần ngâm trong nước cho mềm rồi giã dập tôm. Nếu chọn tôm tươi để nấu thì nên bóc vở và rút chỉ. Dùng dao hoặc chày gỗ đập dâp cho vào cái cối giã mịn. Sau đó, lấy phần thịt tôm đem ướp cùng một ít tiêu, hạt nêm, dầu ăn tầm 15 – 20 phút cho ngấm gia vị. Nước giã tôm bỏ vào chén để khi nấu canh sẽ đậm đà hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể canh tép nấu mồng tơi

Rau mùng tơi nên chọn những lá và phần ngọn non. Rau mua về nhặt sạch, rửa và ngâm với nước muối rồi đem thái nhỏ. Hãy thử canh rau đay mồng tơi nấu tôm khô.

Đem hành khô đi bóc vỏ băm nhỏ. Cho chút dầu vào nồi đun nóng và cho hành khô vào phi thơm. Tiếp đến cho tôm vào xào cùng, thêm chút gia vị cho thấm. Cho nước giã tôm và một lượng nước nấu canh đủ ăn vào nồi, đun sôi.

Trong khi nước sôi, bạn dùng muỗng hớt bọt và nêm gia vị cho vừa ăn. Nước sôi thì cho rau mồng tơi vào nấu cho sôi lại, đảo đều cho rau mồng tơi chín tới là được. Tắt bếp, bắc nồi xuống để nguội, canh mồng tơi mướp nấu tôm.

7. Canh rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng…. Thành phần dinh dưỡng của rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật.

Ngoài ra, ượng chất sắt trong 100g rau ngót chứa tới 2.7mcg cùng hàng loạt các vitamin B1, B2, B6, … Khoáng chất magie, kali, protein và chất sơ, … có ích cho sức khỏe. Rau ngót thích hợp nấu canh thịt băm, tôm băm hoặc tôm khô có tác dụng thanh nhiệt rất hiệu quả.

Nguyên liệu: Thực hiện:

Bước 1: Rau ngót tướt phần lá, bỏ cọng, rửa sạch rồi vò nát vừa phải.

Bước 2: Thịt thăn bằm nhỏ rồi ướp với một ít hạt nêm.

Bước 3: Chuẩn bị nồi, thêm 2 muỗng dầu vào phi thơm hành khô băm, sau đó trút thịt vào đảo qua.

Bước 4: Thêm nước vào nồi, nêm thêm 1 muỗng cà phê bột canh. Khi nước trong nồi sôi thì thả rau vào đun sôi trong vòng 2 phút để rau vừa chín mềm rồi tắt bếp, nêm thêm hạt nêm tùy khẩu vị.

8. Canh đu đủ chín

Trong đu đủ chín chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, C, sắt (2.6mcg/ 100g đu đủ chín), …. Đây là loại trái cây dễ tiêu hóa, rất thích hợp để có thể hấp thụ dinh dưỡng tẩm bổ cho máu.

Đủ đủ chín mềm có thể bổ ra ăn trực tiếp hoặc xay sinh tốt. Với đu đủ vừa mới chín có thể nấu với xương lợn ăn để trở thành món canh bổ máu giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.

Nguyên Liệu

3 lạng xương sườn heo

1 quả đu đủ hườm

Gia vị: muối, hạt nêm, nướcc mắm, hạt tiêu

1 muỗng canh dầu ăn

Rau ngò, hành lá, hành tím

Cách làm

Xương sườn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ngâm với nước muối loãng 10 phút rồi rửa sạch. Ướp với 1 muỗng cafe hạt nêm, 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng canh nước mắm, hành tím giã nhuyễn, để 5-10 phút cho ngấm.

Đu đủ gọt sạch vỏ, bỏ ruột rồi cắt khúc.

Bắc nồi lên bếp, cho dầu và hành tím giã nhuyễn vào phi vàng có mùi thơm thì cho xương vào đảo đều cho sườn săn lại.

Khi thấy sườn săn lại thì cho vào một bát nước nóng, hầm sườn khoảng 10 phút cho sườn mềm.

Sườn đã mềm thơm thì cho đu đủ vào, chờ nước sôi lại khoảng 2 phút là được vì đu đủ hườm rất nhanh chín, lúc này mình nêm nếm lại gia vị cho ngon miệng là xong.

Múc canh ra bát, cho vào ít hạt tiêu và lá hành ngò cho thơm, giờ thì măm măm thôi nào!

9. Canh sườn non củ cải trắng

Vốn là thực phẩm giàu chất xơ, canxi, sắt, axit folic, choline, vitamin C, B3, magie, phốt pho, kali, natri… nên củ cải trắng rất bổ máu cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, theo Đông y, củ cải có vị cay ngọt, tính bình, có tác dụng lưu thông hơi thở, trừ đờm, hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc. Vì vậy, mẹ bầu, và trẻ nhỏ khi ăn canh củ cải trắng sẽ trị được bệnh viêm khí phế quản, ho nhiều đờm, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam, đái tháo đường, kiết lỵ.

Nguyên liệu:

300 gr xương thịt, có thể dùng đùi heo hoặc chân giò tuỳ thích

2 củ cải trắng

Hành, ngò

Cách làm:

Bước 1: Phần xương thịt rửa sạch rồi luộc sơ qua với nước và chút muối, xong vớt ra rửa lại lần nữa cho sạch. Củ cải bào bỏ vỏ, cắt khúc vừa ăn. Hành ngò cắt nhỏ.

Bước 2: Đun sôi nước ta cho phần xương vào, thêm 1 muỗng muối, 1/2 muỗng bột ngọt để lửa nhỏ, thấy phần thịt hơi mềm thì vớt bọt cho nước trong. Tiếp tục cho củ cải vào nấu, tới khi thấy củ cải chuyển màu trong thì nêm thêm chút nước mắm cho vừa miệng.

Bước 3: Cho canh ra tô, thêm hành ngò và tiêu lên mặt.

10. Canh bí đao nấu gà

Món canh bí đao nấu thịt gà ăn rất phù hợp để bồi bổ cơ thể do có được những lợi ích quý giá từ nguyên liệu bí đao và thịt gà, giúp khí huyết dồi dào, lưu thông trơn tru, bổ máu… Thậm chí còn có thể phòng và chữa được các bệnh cảm sốt, bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi…

Thịt gà: Trong thịt gà chứa 1,5 mg sắt mỗi khẩu phần 226g, nên kết hợp với bí đao để có món canh bổ máu, thanh nhiệt giải độc cơ thể rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

200 gram thịt gà ta

300 gram bí xanh

1 củ gừng nhỏ

Mùi tàu, hành lá, hành củ

Gia vị: muối, hạt nêm

Cách làm:

Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch cắt thành miếng vừa ăn.

Thịt gà làm sạch, rửa với nước và cắt thành miếng vuông vừa ăn.

Ướp sơ thịt gà với hạt nêm, đường, hành tím giã nát khoảng 10-15 phút. Tiếp đó, cho thịt gà vào xào săn. Khi thịt gà đã săn lại cho nước vào đun sôi.

Khi nước sôi, thả bí xanh vào đun thêm vài phút cho bí chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm một chút gừng sau đó cho thêm ít hành lá, mùi tàu vào là dùng được.

Ăn Gì Bổ Máu Não,Đẹp Da,Không Tăng Cân? Những Thức Ăn Bổ Máu Não

I – Ăn gì bổ máu nhanh nhất? Những loại thức ăn bổ máu

Bổ máu, tăng cường lưu thông máu, khí huyết cũng có tác động to lớn đối với não bộ. Tại sao như vậy? Máu lưu thông tốt giúp đảm bảo lượng máu và oxy cung cấp cho não bộ, giúp duy trì hoạt động bình thường của não bộ.

Chính vì thế, những thực phẩm tốt cho máu cũng có tác động giúp hoạt động của não bộ được diễn ra bình thường và tốt hơn. Chính vì thế, tìm kiếm thức ăn bổ máu não chính là vấn đề mà nhiều người nên quan tâm.

– Thịt gia súc, gia cầm: Đây là đáp án đầu tiên cho câu hỏi ăn gì bổ máu nhanh nhất? Các loại thịt đỏ, thịt bò, thịt gà, thịt vịt,… là những thức ăn bổ máu rất tốt cho máu.

– Gan động vật: Được mệnh danh là “thức ăn bổ máu Việt Nam”, các loại gan động vật như bò, gà, lợn, vịt… được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam và được xem là món ăn vô cùng bổ dưỡng.

– Các loại rau – T hức ăn bổ máu cho người thiếu máu: Những người mắc bệnh thiếu máu cần đặc biệt ăn nhiều rau như: cải bina, cải xoăn, cải cầu vồng, bí ngô, cà rốt, rau cần tây, súp lơ xanh …

Đây cũng là những loại rau bổ máu mà mọi người nên chú ý nếu đang băn khoăn không biết bổ máu ăn gì tốt.

Ăn trứng luộc ngăn ngừa thiếu máu đồng thời cung cấp năng lượng rất dồi dào cho các hoạt động của cơ thể hàng ngày.

– Đậu phụ: Đây là thức ăn bổ máu cho phụ nữ và những người ăn chay. Ăn đậu phụ để tăng cường lượng sắt cho cơ thể và hemoglobin trong máu vì 100gr đậu phụ sẽ cung cấp cho bạn tới 5,4mg sắt.

Trong đó cá hồi được coi là “siêu thực phẩm” vì có hàm lượng axit béo omega-3 và sắt rất phong phú. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua loại đồ ăn bổ máu vô cùng có lợi cho sức khỏe này.

Các thức ăn bổ máu trên cần được bổ sung thường xuyên sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó việc ăn những món ăn bổ máu, bạn nên hạn chế đồ uống có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh và các loại nước uống có chứa cồn,…

Việc làm này có tác dụng bảo vệ sức khỏe, hạn chế tác nhân gây bệnh và đảm bảo quá trình lưu thông máu diễn ra ổn định, não bộ được cung cấp máu đầy đủ để hoạt động bình thường và tốt nhất.

Nếu vẫn còn băn khoăn nhất thì việc chế biến ăn gì bổ máu và các món ăn bổ máucanh bổ máunhững món cũng là gợi ý không tồi.

Các món canh bổ máu dễ ăn lại có tác dụng tốt cho cơ thể, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất. Đối với những người thiếu máu thì ăn canh bổ máu thường xuyên là vô cùng cần thiết.

Củ cải trắng giàu chất xơ, sắt, axit folic, canxi,choline, vitamin C, B3, phốt pho, magie, kali, natri… nên rất bổ máu và tốt cho người thiếu máu, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 700g củ cải trắng, 500g sườn heo, hành lá, gừng, mắm muối, dầu ăn.

Gừng gọt bỏ vỏ thái thành từng lát mỏng. Cho dầu vào nồi cho gừng vào xào thơm lên. Cho sườn vào đảo đều lên cho săn lại.

Tiếp tục cho củ cải, đổ ngập nước và đun trong khoảng 20 phút. Nên nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành lá đã cắt khúc vào rồi tắt bếp. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món canh sườn non củ cải trắng.

Nhắc tới những món canh bổ máu, chắc chắn không thể không nhắc tới canh mướp nấu hẹ. Ngoài tác dụng bổ máu, món canh này còn có tác dụng trị cảm cúm, trị ho, hạ sốt hiệu quả.

Cách nấu canh mướp hẹ vô cùng đơn giản: Gọt sạch vỏ mướp rồi cắt thành từng khúc vừa ăn. Thịt nạc băm nhỏ rồi ướp với chút gia vị.

Lá hẹ rửa sạch rồi thái nhỏ. Cho thịt vào nổi rang chín rồi đổ nước vào đun sôi. Khi nước sôi bạn cho mướp vào và đun sôi trở lại. Tắt bếp, cho hẹ và nêm nếm gia vị cho vừa ăn là xong.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 400g bí đao, 500g thịt gà, gừng, hành mùi tàu, gia vị.

– Cách nấu canh bí đao hầm gà như sau: Bí đao gọt bỏ vỏ, rửa sạch, rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Gừng cạo bỏ vỏ rồi cắt lát mỏng.

Gà chặt thành từng miếng vừa ăn, cho vào xào qua với chút dầu ăn và gia vị. Tiếp tục cho gừng và đổ nước vào ngập gà.

Đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút rồi cho bí đao vào. Canh chín bạn nên nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành ngò và ăn khi còn nóng.

Nấm là món dễ nấu và còn giúp nước dùng trở nên rất ngọt. Bạn có thể mua bất cứ loại nấm nào mình thích về nấu canh chung với vài lát gừng. Ăn vào không chỉ bổ dưỡng mà còn ấm người, đỡ cảm, đỡ ho.

Tìm hiểu đồ ăn cho người thiếu máu hãy tham khảo món canh rau dền nấu thịt nạc băm. Loại canh này có tác dụng bổ máu, thanh nhiệt, giải độc, giúp cơ thể khỏe khoắn và da dẻ hồng hào.

Cách nấu canh rau dền thịt nạc băm như sau: Nhặt và rửa rau dền đỏ thật sạch. Cho thịt nạc đã băm nhỏ vào xào cho tới khi săn lại. Đổ nước vào đun sôi rồi cho rau dền đỏ vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đun cho tới khi rau chín thì tắt bếp.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 500g nghêu, 500g bầu, rau răm, hành ngò.

– Cách nấu canh bầu nghêu như sau: Bầu gọt vỏ cắt thành từng khúc vừa ăn. Nghêu ngâm với nước cho sạch rồi cho vào nồi luộc chín.

Vớt nghêu ra rồi khều lấy ruột đem ướp với chút gia vị. Cho dầu ăn vào chảo rồi đổ hành xào thơm lên. Tiếp đó cho nghêu vào xào cùng cho thấm gia vị.

Đun sôi nước luộc nghêu lên, cho bầu vào đun sôi trở lại rồi cho nghêu vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho hành ngò và rau răm vào là xong.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 80g gan lợn, 200g rau cải bó xôi, 100 đậu phụ, 3g kỉ tử, nước hầm xương, gừng, gia vị, dầu ăn, rượu.

Cho dầu vào chảo đun nóng lên rồi cho gừng vào phi thơm. Cho nước hầm xương vào đun sôi thì cho cải bó xôi và kỉ tử vào đun cho tới khi gần chín.

Tiếp tục cho gan lợn vào và nêm gia vị cho vừa ăn. Đun cho gan vừa chín tới thì cho vài giọt rượu vào rồi tắt bếp.

– Mận: Trong 100g mận có chứa tới 1,2mg sắt; ngoài ra còn có rất nhiều carbohydrate ít chất béo, vitamin A E, magi và các chất chống oxy hóa. Bạn có thể ăn trực tiếp mận hoặc uống nước ép mận đều rất tốt.

– Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu chất sắt, vitamin C, protein, carbohydrate và kali. Ngoài tác dụng bổ máu, dưa hấu còn giúp lợi tiểu, chữa trị bệnh viêm thận và bệnh huyết áp cao.

– Mơ: Nếu muốn phòng ngừa thiếu máu và có một cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy ăn quả mơ thường xuyên hàng ngày.

– Bưởi và cam: Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu chất sắt. Cam và bưởi là hai loại trái cây bổ máu rất giàu vitamin C nên có thể điều trị và phòng ngừa thiếu máu hiệu quả.

Những bệnh nhân thiếu máu não cần chú ý điều trị những triệu chứng, những ảnh hưởng của chúng tới cơ thể.

Ngoài liệu pháp điều trị cụ thể cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt thì việc bổ sung thực phẩm tốt cho não và máu cũng đang được nhiều người áp dụng hiện nay, trong đó Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc là sản phẩm được ưa chuộng hơn cả.

Sản phẩm trên được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm TW3, phân phối bởi Đại Bắc Group. Với thành phần được chiết xuất từ tinh chất cao Bacopa, cao bạch quả, đương quy, sinh địa, ngưu tất, xuyên khung, ích mẫu,… Đây đều là những thực phẩm bổ máu rất tốt cho sức khỏe nói chung và có tác dụng bổ máu, bổ não nói riêng.

Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc không chỉ giúp hành khí, hoạt huyết, thông kinh mạch mà còn có tác dụng bổ não, giảm độ nhớt của máu.

Sản phẩm giúp tăng cường máu lưu thông khoẻ đến não và các bộ phận trong cơ thể và cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, trí tuệ minh mẫn, giúp tăng cường trí nhớ, ngủ ngon và sâu giấc, hết tê bì, nhức mỏi chân tay.

Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng tại Viện Y Học Cổ Truyền TW có hiệu quả với 95% người sử dụng sau một liệu trình.