Nấu Bún Phở Ngon / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Khóa Học Nấu Phở Bò, Phở Gà Và Các Loại Bún. Mở Quán Bún Phở

– Nộp học phí 1 lần, tất cả những gì về sau đều miễn phí

– Tư vấn kỹ càng trước khi bạn quyết định đăng ký tham gia khóa học .

– Dạy lại ko mất thêm chi phí nếu không làm hài lòng như các bạn mong muốn

– Các bạn được cho số điện thoại của giảng viên trực tiếp giảng dạy để được cố vấn thêm sau khi kết thúc khóa ( sẵn sàng giải đáp hỗ trợ trong thời gian các bạn mở quán phở)

– Hỗ trợ tư vấn kinh doanh nắm bắt thị yếu khách hàng, tiết kiệm chi phí.

Học nấu phở bò và phở gà thời gian: 2 buổi

Liên hệ: 0943 82 82 36 ( Ms. Hương)- 091 105 8785 Hoặc 096.219.4472 – 033 439 8935 ( Số dùng zalo)

Học viên được học riêng với thầy từ khâu đi chợ, chọn lựa nguyên liệu đến sơ chế, chế biến và định lượng, trang trí tô Phở theo quy trình kinh doanh quán Phở.

Thời gian học: học đến khi nào xong mới thôi không cố định thời gian

Có thể học 1 thầy một trò hoặc hoặc một lớp số lương tối đa 5 bạn một lớp

Đảm bảo 100% tất cả Học viên nấu phở ngon và có thể kinh doanh sau khi học xong.

Cách chọn xương bò, thịt bò, gân, tái, nạm…

Cách sơ chế và bảo quản nguyên liệu.

Cách hầm xương, hầm thịt theo phương pháp hiện đại và cách hầm điện, gas…

Cách định lượng, ướp hương, nêm gia vị cho nước lèo (Theo vị: Bắc, Trung, Nam).

Cách trụng bánh phở, cắt thịt bò bằng tay, bằng máy…

Cách bố trí bếp nấu, bếp múc phở, quy trình nấu và múc phở.

Cách bảo quản nước lèo (giữ nóng, giữ mùi, giữ vị không thay đổi trong suốt thời gian kinh doanh).

Cách múc và phục vụ số đông khách hàng cùng một lúc.

Cách chuẩn bị chanh, ớt, rau, tương và cách bài trí tô Phở.

Phương pháp giảm giá thành, giá vốn thấp nhất đạt hiệu quả cao nhất cho từng mô hình kinh doanh Phở.

BÚN CÁ QUỲNH CÔI THÁI BÌNH – BÚN CÁ HẢI DƯƠNG – BÚN CÁ CAY HẢI PHÒNG – BÚN CÁ RÔ ĐỒNG HÀ NỘI

Địa chỉ nào Dạy bún Cá rô đồng nổi tiếng, uy tín, chất lượng nhất,chuẩn vị nhất?

Và Bạn phân vân : – Học Có được Thực hành hay không? Có được truyền hết công thức, bí quyết hay không???

– Học xong có thành Nghề, có Mở được Quán Kinh Doanh được không???

– Học xong có được tư vấn Kinh Doanh không???

Còn chần chừ gì nữa , Hãy đến với Chúng tôi – Địa chỉ có nhiều năm Kinh nghiệm , uy tín trong lĩnh vực Dạy Nghề Nấu ăn .

Là một cái tên mới nổi trong thời gian gần đây, thế nhưng đã chiều lòng được không ít các tín đồ ẩm thực khó tính của thủ đô. Với món được bài trí đơn giản, gọn gàng và sạch sẽ, nhưng đầy hấp dẫn.

Đa phần mọi người quan tâm đến cá rán cùng nước chấm . Cá được rán mới liên tục nên đảm bảo được độ nóng giòn, tạo một cảm giác khác hẳn so với các hàng cá khác. Về phần nước dùng của quán đều được học viên khen là hợp khẩu vị ,đậm đà, có vị chua cay hòa trộn, kích thích vị giác tuyệt vời nơi đầu lưỡi.

Không chỉ vậy, nhân viên tư vấn ở đây cũng luôn nhiệt tình. Nhờ vậy, khi học viên muốn học chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng với lớp học tại Bún Cá Chấm số 31 ngõ 21 Lê Đức Thọ -Hà Nội.

Địa chỉ tại Hà Nội: Văn phòng tuyển sinh: Số 31, Ngõ 21, Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội ( gần bến xe Mỹ Đình, gần sân vận động Mỹ Đình, gần đại học Thương Mại)

Vp : Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:0943.82.82.36 – 091 105 8785 – 096 219 4472 (Hỗ trợ 24/7)

Địa chỉ tại HCM Văn phòng : Đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Văn phòng : Nguyễn Hữu Lộc, Phường 14, Quận 10, TPHCM

Hướng Dẫn Các Cách Nấu Bún Măng Siêu Ngon Với Nồi Nấu Phở

Nguyên liệu:

Rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, rau quế, giá đỗ

Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu bột, ớt bột, dầu ăn, hành khô, tỏi, rượu trắng.

Hướng dẫn:

– Măng tươi xé thành từng sợi dài. Đun một nồi nước sôi có pha 1 thìa muối, luộc kỹ trong 30 phút để măng tươi được ngon mà không bị đắng, sau đó rửa kỹ với nước lạnh, để ráo.

– Chanh vo tròn, bổ đôi, vắt lấy nước. Gừng tươi nạo vỏ, rửa sạch chia làm 3 phần đập dập, thái chỉ và để nguyên. Rau mùi, hành lá nhặt bỏ lá úa, rửa sạch, đầu hành lá cắt khúc dài 5cm, còn lại phần lá thái nhỏ.

– Rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, rau quế, giá đỗ rửa sạch, để ráo, để làm rau thơm ăn kèm. Hành, tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, để nguyên.

– Vịt mua về làm sạch, giữ lấy tiết vịt để riêng sau đó rửa sạch với hỗn hợp nước gồm một ít rượu, nước cốt chanh, muối cho vịt sạch, tiếp đó sát phần gừng đã đập dập lên toàn bộ con vịt trong 5 phút rồi rửa sạch với nước, để ráo.

– Tiết vịt để đông, sau đó cắt miếng, luộc chín.

– Cho vịt vào nồi nấu phở ngay từ đầu, sau đó đổ nước lạnh vào ngập vịt cùng với 1 thìa muối, gừng thái chỉ, hành khô đập dập, phần đầu hành để thịt vịt thơm ngon, đậm đà.

– Khi nước luộc vịt sôi, vớt sạch bọt và mỡ bên trên để nước nấu vịt được trong ngon hơn. Để kiểm tra thịt vịt đã chín chưa, vịt chín bạn vớt vịt ra thả luôn vào chậu nước lạnh giúp thịt vịt sẽ không bị khô, không bị thâm đen và ngọt ngon hơn, chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

– Đặt chảo lên bếp đun dầu ăn nóng phi hành tỏi băm nhỏ cho thơm và 1 thìa ớt bột rồi cho măng đã luộc chín vào xào, nêm thêm hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, đường cho vừa miệng.

– Xào măng khoảng 5 phút đến khi măng ngấm đều gia vị thì bạn cho toàn bộ phần măng xào vào nồi nước luộc vịt, đảo nhẹ, cho thêm phần tiết vịt đã luộc và đầu hành còn lại vào, nêm nếm lại gia vị cho nồi nước bún măng vịt có vị vừa ăn là được.

– Cho phần gừng còn lại, ớt quả, củ tỏi, đường vào cối giã thật nhỏ nhuyễn rồi cho hỗn hợp ra bát, trộn vớ thìa nước mắm, một chút nước cốt chanh là bạn đã có 1 bát nước chấm ngon đậm đà.

Nguyên liệu nấu bún ngan:

Gia vị: Hạt nêm, đường, nước mắm, bột ngọt.

Cách nấu bún măng ngan:

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch đập dập. Hành khô đem đi nướng thơm. Nấm hương ngâm nước sôi cho nở, cắt chân, rửa sạch. Hành tây bỏ vỏ, thái múi cau.

– Măng tươi bạn xé nhỏ, luộc qua cho măng bớt đắng, rửa sạch, để ráo. Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

– Hành lá, mùi tàu làm sạch, đầu hành cắt đoạn dài 5cm, phần còn lại cùng mùi tàu thái nhỏ, để riêng.

– Đặt chảo lên bếp đun nóng dầu sau đó cho hành khô vào phi thơm, cho măng vào xào qua, nêm gia vị cho đậm đà.

– Ngan làm sạch sau đó sát muối rửa sạch để ráo. Cho ngan vào trong nồi nấu phở đổ ngập nước, cho thêm chút muối cho đậm đà. Khi nồi ngan sôi, hớt sạch bọt rồi thả nấm, gừng, hành tây, hành khô, quế, hồi vào, luộc chín.

– Khi ngan chín vớt ra để nguội. Sau đó lọc lấy phần thịt ngan, thái mỏng, để riêng. Đổ măng đã xào vào nước luộc măng, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

– Khi cho cho bún vào giỏ để trần nóng cho sợi bún dai và thơm hơn. Cho bún ra rô xếp bỏ hành mùi, xếp thịt lên rồi chan nước dùng. Dùng bún măng ngan lúc nóng rất ngon.

Nguyên liệu cần có:

Cách làm bún măng:

– Măng tươi xé sợi nhỏ vừa ăn, sau đó luộc qua cho khỏi đắng, rửa sạch với nước, vớt ra, để ráo.

– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, cắt miếng cau. Ớt tươi rửa sạch, bỏ cuống, đập dập. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Hành lá và ngò rí rửa sạch rồi thái nhỏ. Trộn rau răm, hành lá, ngò rí, hành tây vào 1 đĩa riêng. Đây là rau ăn kèm với bún.

– Gà mua về làm sạch, lọc riêng thịt gà, xương gà và lòng gà bóp muối làm sạch, rửa sạch, để riêng. Cho gà và xương gà vào nồi nấu phở, đổ nước ngập, sau đó cho thêm xíu muối để nước luộc gà đậm đà hơn.

– Khi nồi luộc gà sôi thì vớt hết bọt, đập dập quả ớt, củ hành tây cho vào nồi, đun sôi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sau đó cho lòng gà vào luộc chín.

– Kiểm tra thịt gà, lòng gà đã chín hẳn thì bạn vớt ra đĩa riêng. Thái lòng gà thành miếng vừa ăn, thịt gà thì xé sợi.

– Sau khi nước dùng gà sôi trở lại, bạn cho hết măng tươi vào nấu chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

– Pha mắm ăn kèm: cho tỏi băm, ớt xay vào chén, thêm nước mắm rồi trộn đều.

– Khi ăn bạn cho bún vào giỏ sau đó trần qua nước nóng, cho ra tô, xếp thịt gà và lòng gà lên, cho rau vào, sau đó đổ nước dùng nóng hổi vào bát, ngon hơn khi ăn nóng.

Cách Nấu Nước Dùng Ngon Cho Các Món Bún Miến Phở Hủ Tiếu

Nước dùng thơm ngon là điều quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của các món bún, miến, phở, hủ tiếu… Để có được nồi nước dùng ngon, bạn cần chú trọng đến 3 yếu tố:

1. Các nguyên liệu kết hợp với nhau khi nấu nước dùng phải phù hợp

Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cách nấu nước dùng ngon bởi mỗi một loại nước dùng khác nhau đều cần kết hợp các nguyên liệu khác nhau. Cụ thể, nước dùng bò trong cách nấu bún bò Huế thì cần kết hợp các nguyên liệu như hành tây, gừng, sả… mới cho ra cách nấu bún bò Huế và nồi nước dùng hoàn chỉnh. Trong khi cách nấu nước dùng phở bò thì lại cần thêm hồi, quế, thảo quả, thơm…

Nước dùng gà dĩ nhiên cần phải có củ cải, thơm, hành tây, tiêu xanh, nấm… Còn nước dùng hải sản thì không thể quên gừng, sả, hành tây được. Việc kết hợp các nguyên liệu sao cho phù hợp sẽ tạo nên một nồi nước dùng ngon giúp món ăn có hương vị độc đáo, đặc trưng nhất.

2. Cách sơ chế nguyên liệu để nấu nước dùng cần phải chuẩn

Muốn có nồi nước dùng trong và thơm ngon thì khâu sơ chế nguyên liệu nấu nước dùng cần phải đảm bảo đúng quy cách.

Các nguyên liệu như hành tây, sả, gừng, dứa, trước khi cho vào nồi nấu nên được nướng chín cho dậy mùi thơm. Đây chính là mẹo nhỏ hữu ích để có cách nấu nước dùng ngon, thơm và trong vắt.

3. Cách chế biến nước dùng sao cho đúng

Nói đến việc chế biến nước dùng, ta cần nói đến thời gian chế biến và cách chế biến nước dùng.

Đối với nước dùng bò cần thời gian hầm từ 6-8 tiếng thì chất ngọt trong xương mới ra hết. Còn nước dùng heo và nước dùng gà thì chỉ cần thời gian hầm từ 2-4 tiếng là được.

Với nước dùng hải sản, bạn hầm không quá 45 phút vì trong hải sản, các chất ngọt rất dễ tách ra khỏi thịt nên nếu để thời gian hầm lâu sẽ làm cho nước dùng có vị chua vì bị đục.

Còn nước dùng trong món bún riêu cua giò heo, bạn chỉ cần hầm khoảng 30-45 phút là hợp lý bởi nồi nước dùng trong cách nấu bún riêu giò heo không có xương mà chỉ dùng thịt cua đã xay nhuyễn nên thời gian hầm được rút ngắn rất nhiều.

Trong quá trình hầm nước dùng, ban đầu hầm với lửa lớn, nhiệt độ cao để nước nhanh sôi nhưng sau đó cần phải hạ lửa để nước dùng sôi liu riu trong suốt quá trình hầm sẽ đỡ mất chất hơn.

Khi nấu nước dùng, bạn cũng cần chú ý hớt bọt để nước dùng không bị vẩn đục.

Để nấu nước dùng ngon, bạn cần chú ý đến quá trình cho nguyên liệu vào. Chúng ta phần thành 2 nguyên liệu chính là nguyên liệu làm mềm xương và nguyên liệu tạo hương vị.

Với nguyên liệu làm mềm xương như hành tây, củ cải, thơm, bạn nên cho vào ngay từ ban đầu quá trình hầm để rút ngắn thời gian hầm.

Còn các nguyên liệu tạo hương vị như gừng, sả, hồi, quế, thảo quả nên cho vào nồi nước dùng khi đã hầm được ½ hoặc 2/3 thời gian.

Các gia vị nêm nếm chỉ cho vào khi bắt đầu quá trình sử dụng.

4. Lưu ý để nấu nước dùng ngon:

– Khi nấu nước dùng, bạn nên chọn nồi ninh có đế dày, miệng cao và đổ được nước ngập xương.

– Một trong những cách nấu nước dùng ngon là không nên sử dụng mì chính mà hãy sử dụng đường phèn bởi mì chính chỉ khiến nước dùng có vị ngọt lợ chứ không phải ngọt thanh.

– Muốn có nồi nước dùng ngon và ngọt thì bạn nên hầm 3 loại xương là xương heo, gà và bò chứ không nên dùng mỗi xương heo bởi xương heo tuy làm nước dùng ngọt nhưng chưa đủ độ và hơi ngấy.

– Cách nấu nước dùng heo ngon nhất là dùng xương đuôi chứ không phải xương ống bởi xương heo sẽ đỡ ngấy và ngọt hơn.

– Sau khi hoàn thành nồi nước dùng, bạn có thể lấy một cái rây to để lọc lại nước dùng và đun thêm 10 phút nữa, đảm bảo nước dùng sẽ cực trong và không có cặn xương.

5. Cách khắc phục nếu nước dùng đục

– Bạn dùng lòng trắng trứng đánh tan, cho vào nước dùng lúc nước dùng đã nguội, đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng. Sau đó lọc lại bằng rây sẽ thấy nước dùng trong hơn.

– Hoặc bạn có thể băm thịt (nước dùng gì thì băm loại thịt ấy) trộn với lòng trắng trứng, nấm hướng cho vào nồi nước dùng để nguội sẽ làm nước dùng trong và ngon hơn.

– Nếu nấu nước dùng gà bị đục, bạn cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong hơn.

Với cách nấu nước dùng ngon này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm chế biến các món bún như bún bò huế hay cách nấu bún cá ngon ngọt, hấp dẫn y như khi được ăn ở ngoài hàng. Cách nấu bún cá cũng rất đơn giản, nước dùng có vị ngọt tự nhiên từ xương cá cùng các nguyên liệu khác sẽ là món ăn rất thú vị cho cả gia đình thưởng thức.

Cách Nấu Nước Lèo Ngon Ngọt Cho Tất Tần Tật Món Bún, Phở, Hủ Tiếu

Nhắc đến bún, phở, hủ tiếu hay các món tương tự thì điều làm nên cái hồn của món ăn chính là nước dùng. Nguyên liệu, thành phần có thể giống nhau nhưng nước dùng mỗi nơi một khác. Cách nấu nước lèo ngon ngọt để có thể dùng cho tất cả các món ăn nước không khó nhưng cần phải có bí kíp và một chút tinh tế trong khâu chế biến.

Nguyên liệu nấu nước lèo

Xương ống lợn hoặc xương ống bò : 1kg. Các bạn có thể thay thế bằng xương gà tuy nhiên xương lợn và bò thường có mùi đậm và dậy vị hơn, thích hợp cho cả bún, phở, miến nước hay hủ tiếu. Xương gà thì chỉ hợp để nấu nước lèo hủ tiếu hoặc bún đơn giản. Để chọn xương ống ngon, bạn có thể quan sát bên ngoài xương sáng màu, còn dính máu, không bị dập nát hay có mùi lạ là được. Nếu thích ăn xương có thịt các bạn có thể nấu cùng với xương cục chặt.

Hành tây, hành khô, tỏi

Muối

Đường phèn : 1 cục nhỏ. Đường phèn là loại dùng chuyên cho pha chế nấu ăn, đường này rất ngọt và dùng để thay thế cho cả mì chính. Thông thường nước lèo người bán hàng hay cho mì chính để thơm và ngọt hơn nhưng không nên ăn quá nhiều bởi mì chính không tốt cho sức khỏe

Gia vị : dầu ăn, nước mắm, bột canh, hạt nêm

Các bước chế biến

Bước 1:

Xương mua về rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng từ 3-5 phút cho sạch sau đó trần qua nước sôi để rửa bớt máu và mùi tanh. Sau đó chặt xương thành miếng vừa đủ, với xương ống thì chỉ cần chặt đôi là được.

Hành tây bóc vỏ thái nhỏ, tỏi, hành khô bóc vỏ băm nhuyễn.

Ướp xương cùng với 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 1 thìa muối, để nghỉ từ 20-30 phút cho ngấm gia vị

Phần hành tây thái nhỏ các bạn đem nướng trên bếp than hoặc cho vào lò nướng quay trong 2 phút cho săn lại

Khi nồi nước lèo sôi lăn tăn thì cho phần hành tây nướng vào, tiếp tục đun trong 2-3 tiếng

Nên nhớ là bạn càng hầm xương lâu thì nước dùng của chúng ta sẽ càng ngọt và thơm hơn, sau khi đã đun xong, bạn vớt bỏ phần xương hoặc để riêng nước và xương đều được, phần nước lèo có thể sử dụng ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh cho các lần tiếp theo.

Một nồi nước lèo như trên có thể sử dụng trong vòng 6-7 ngày mà không bị biến chất hay ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn. Bạn có thể đun sôi và dùng bất cứ lúc nào rất tiện lợi và nhanh chóng. Cách nấu nước lèo ngon ngọt thật dễ dàng và đơn giản phải không nào, nồi nước này có thể dùng cho rất nhiều món khác nhau.

Các món ăn dùng với nước lèo ngon

Bún chả mọc

Nấm tai mèo ngâm với nước nóng cho nở mềm sau đó băm nhuyễn

Giò sống trộn với nấm tai mèo băm nhuyễn cùng 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa hạt tiêu. Dùng tay nhào đều hỗn hợp này rồi nặn thành các viên mọc nhỏ vừa ăn

Hành lá, rau thơm rửa sạch, thái nhỏ

Đun sôi nước dùng đã chuẩn bị sẵn rồi thả các viên chả mọc vào cho chín đều, cho hành lá rồi nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng

Xếp bún vào bát sau đó múc nước dùng, trang trí thêm hành phi, rau thơm và thưởng thức

Món ăn này rất đơn giản và dễ làm, có thể dùng cho bữa sáng bận rộn cần các món ăn nhanh gọn mà không tốn quá nhiều thời gian. Thật tuyệt vời phải không nào

Bún thang

Thịt ức gà và thịt thăn lợn rửa sạch rồi luộc chín, xé phay thành miếng nhỏ vừa ăn

Trứng tráng mỏng, cắt nhỏ

Giò lụa thái sợ nhỏ

Tôm tươi luộc chín có thể để nguyên con hoặc cắt đôi tùy ý

Rau răm rửa sạch, băm nhỏ

Bước 2 :

Đun sôi nước dùng và nêm nếm các gia vị cho vừa miệng

Xếp bún cùng các nguyên liệu trên vào cho đẹp mắt rồi chan nước lèo, thêm một chút rau răm trên cùng và thưởng thức