Nấu Bún Nước Lèo Ngon / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Bún Nước Lèo Chay

Bước 1: Chọn mua nguyên liệu

– Bún tươi.

– Tàu hũ non hoặc tàu hũ chiên (tùy ý).

– 1 củ sắn to.

– 1 củ su su.

– Nấm rơm + nấm đông cô tươi.

– Củ cải trắng + củ cải đỏ.

– Rau tần ô.

– 1 chai nước mắm chay + hạt nêm chay + đường + muối + dầu ăn + tiêu + ớt + hẹ + rau ngò.

Bước 2: Làm sạch và chuẩn bị nguyên liệu

– Củ sắn, su su, củ cải trắng, củ cải đỏ: bào vỏ, rửa sạch, cắt cục vừa ăn.

– Nấm rơm, nấm đông cô tươi: gọt bỏ phần đất và phần cuống nấm, rửa thật sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo.

– Rau tần ô: lặt khúc vừa ăn, rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng.

– Tàu hũ: cắt cục vừa ăn.

– Hẹ rửa sạch, cắt khúc 2cm.

– Nước mắm chay nguyên chất bỏ thêm nhiều ớt cắt lát.

Bước 3: Chế biến

– Bắc nồi lên bếp (nồi to một chút cho dễ nấu), đun 2 lít nước với lửa lớn.

– Nước sôi, bỏ củ sắn + củ cải đỏ + củ cải trắng + su su vào, chờ sôi dạo lại rồi vặn lửa liu riu, hầm từ từ cho ra nước ngọt. Bạn có thể bỏ củ cải trắng và su su vào sau vì 2 loại này nhanh mềm hơn.

– Hầm đến khi thấy các loại củ có độ mềm vừa phải (đừng để rục quá không ngon nữa), sau đó thêm nấm rơm và nấm đông cô vào, chờ sôi cho nấm chín.

– Cho tàu hũ vào cuối cùng, tránh khuấy mạnh làm nát tàu hũ. Nêm vào nồi nước lèo một ít nước mắm chay + muối + hạt nêm chay + đường, nếm lại thấy vừa ăn là được.

– Chờ nồi nước lèo sôi dạo lại lần cuối rồi tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức

– Cho bún tươi vào tô, chan nước lèo nóng hổi lên trên, rắc thêm hẹ, ngò và tiêu.

– Rau tần ô trụng qua nước sôi cho chín, ăn kèm với bún.

– Thêm chén nước mắm ớt chay để nêm vào tô bún hoặc chấm các loại nấm và rau củ, ăn rất ngon.

MÈO ĐEN

Cách Nấu Bún Nước Lèo Ngon Như Ngoài Hàng Quán

Cách nấu bún nước lèo luôn được các “tín đồ” ẩm thực bầu chọn vào danh sách những món ăn đặc sản miền Tây đáng thưởng thức nhất. Không nhiều người biết rằng đây là món ăn xuất xứ từ người Khmer, trong quá trình giao thoa ẩm thực, bún nước lèo trở thành một đặc sản của người Việt và rất nổi tiếng tại nhiều địa phương với cách chế biến đa dạng, thú vị. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu cách nấu bún nước lèo Sóc Trăng và Trà Vinh ngon tuyệt vời nhé!

Cách nấu bún nước lèo Sóc Trăng

Cách nấu bún nước lèo chuẩn bị nguyên liệu

– 500gr mắm cá sặc

– 500gr mắm cá linh

– 1 kg cá lóc

– 500gr tôm

– 1 kg thịt heo quay

– 130gr củ ngải bún

– 10 tép sả

– 5 trái dừa tươi

– Bún tươi

– Rau muống, bắp chuối, rau thơm, bông súng, hẹ…

– Gia vị: Hạt nêm, muối, đường, chanh và ớt

Hướng dẫn nấu bún nước lèo Sóc Trăng

– Cách nấu bún nước lèo mắm cá sặc và cá linh cho vào nồi nấu với 1 lít nước, thỉnh thoảng vớt bọt cho nước trong.

– Cá lóc làm sạch, cắt khúc rồi cho vào nồi luộc chín. Cá lóc luộc chín vớt ra để nguội, gỡ bỏ da, để miếng to. Chú ý gỡ cho khéo để cá không bị nát.

– Tôm luộc chín rồi lột vỏ. Thịt heo quay chặt miếng vừa ăn.

– Sả rửa sạch, đập dập rồi cột lại thành bó. Củ ngải bún rửa sạch rồi cho vào cối giã.

– Rau, hẹ rửa sạch và để ráo. Cọng bông súng rửa sạch rồi cắt khúc.

– Cho nước luộc cá vào nồi, lọc lại phần nước luộc tôm rồi cho vào nấu cùng nước dừa tươi. Củ ngải bún và sả bỏ vào túi cột lại rồi cho vào nồi. Phần mắm đã nấu cho vào rây lọc vào nồi, bỏ phần xương.

– Nêm thêm muối, hạt nêm và đường vào nồi sao cho vừa ăn.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

– Lấy ít bún trụng vào nồi nước dùng, cho cá, tôm và thịt heo quay cùng hẹ vào tô. Sau đó chan nước dùng vào. Khi ăn dọn kèm các loại rau sống cùng chanh ớt. Bún nước lèo đạt chuẩn khi ăn có vị đậm đà và mùi thơm đặc trưng.

Hướng dẫn nấu bún nước lèo cá lóc

Đặc trưng của bún nước lèo là nước vàng có mùi thơm và hương vị thanh đặc trưng. Hòa cùng với vị ngọt của cá lóc.

Cá lóc: 2kg

Mắm cá linh: 100g

Xương gà: 2 bộ

Sả, ớt mỗi loại 5 cây/ quả

Bún rối: nửa cân

Rau húng đất: 200g

Rau sống ăn kèm (giá, rau muống bào, hoa chuối bào,…) 300g. Bạn có thể thay thế loại rau mình ưa thích.

Ngải bún và húng mỗi loại 50g

Chanh tươi và dứa mỗi loại 1 quả

Mì chính và đường mỗi loại 1 thìa

Hành lá và gừng tươi già mỗi loại 50g

Nghệ tươi: 100g

Nước sạch: 2l

Chi tiết các bước nấu bún nước lèo kiểu miền Tây

– Sả bóc bỏ bẹ già và gốc rồi đập giập. Chanh thái lát mỏng. Nghệ gọt vỏ rồi giã nhuyễn. Hẹ nhặt lá úa và gốc rồi rửa sạch cắt khúc chừng 4cm là được.

– Húng và rau đắng nhặt lá úa rồi rửa sạch và để ráo. Dem ngải bún gọt vỏ rồi đập dập. Ớt bỏ cuống rửa sạch rồi thái lát mỏng.

– Hành bỏ lá úa và bỏ gốc rồi rửa sạch thái nhỏ để riêng ra. Các loại rau ăn kèm bún thì rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối loãng cho yên tâm. Sau đó vớt ra để ráo.

– Cá làm sạch như những loại cá thông thường. Sau đó dùng muối hạt chà xát toàn thân cá cho bớt chất nhờn.

-Cho cá vào 2 lít nước sạch để đun sôi. Khi đun cho thêm gừng và sả vào đun cùng. Cá chín liền vớt ra và để ráo. Nước luộc cá lọc lấy nước trong rồi gạn bỏ cặn. Đây là nước dùng A.

– Xương gà rửa cho sạch rồi chặt khúc vừa ăn. Đem xương gà chần qua nước sôi rồi để thật ráo nước.

– Cho xương gà vào nước dùng A để đun 30p. Để nước ngọt hơn. Tiếp tục lọc qua rây để được nước dùng trong. Gọi là nước B.

Cách nấu bún nước lèo bún chần qua nước sôi rồi cho vào bát. Tiếp đến xếp cá lóc lên trên bún rồi chan nước dùng vào. Cuối cùng rắc lá hẹ, hành lá lên trên. Nếu ăn cay bạn có thể dùng thêm tiêu xay. Rau ăn kèm bún cá lóc là rau đắng đất, rau muống, húng, giá là ngon hết sảy.

Lưu ý trong quá trình nấu bún nước lèo

Ngoài cá bạn có thể dùng thêm các loại hải sản hoặc thịt lợn quay đều được.

Không dùng mắm linh thì bạn dùng mắm ruốc đều được. Cách làm không có gì khác cả mà hợp với khẩu vị người miền Bắc hơn.

Bạn nên bỏ riêng phần đầu cá lóc ra. KHi luộc chín chỉ cần gỡ thịt ở thân cá là được. Phần đầu và lòng giữ nguyên.

Nước bún bạn có thể thay bằng nước dừa tươi nếu không thích nước hầm xương lợn hay gà.

Lộc Dạt-tổng hợp

Tham khảo ( chúng tôi wikiohana, … )

Cách Nấu Bún Nước Lèo Sóc Trăng Đúng Điệu Ngon Tuyệt Hảo

Ai đã từng đi du lịch Sóc Trăng nếu đã từng được ăn món bún nước lèo nơi đây chắc hẳn sẽ không bao giờ quên mùi vị của tô bún nóng hổi, hòa lẫn mùi thơm của sả, ngải bún, vị mặn ngọt của mắm bò hóc và mùi hăng của các loại rau hòa cùng với vị ớt cay nồng. Ngay cả người dân địa phương thường xuyên ăn bún nước lèo mà cũng không hề thấy chán. Cách nấu bún nước lèo Sóc Trăng không khó, thế nhưng từ những nguyên liệu đơn giản, tô bún nước lèo lại mang hương vị đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ.

Món bún nước lèo Sóc Trăng chính là sự kết hợp tinh hoa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Những người dân Sóc Trăng thường cho rằng tô bún nước lèo, được nấu từ mắm bò hóc của của người Khmer, thịt heo quay của người Hoa và bún, cá, rau, tôm là của người Kinh. Người dân Sóc Trăng kết hợp các nguyên liệu với nhau một cách hài hòa và tinh tế để tạo thành món bún nước lèo vô cùng thơm ngon và độc đáo.

Ở các tỉnh miền Tây Nam bộ đều có bún nước lèo, mỗi địa phương đều có hương vị đặc trưng riêng. Tuy nhiên, điều làm nên điểm hấp dẫn của bún nước lèo Sóc Trăng so với những nơi khác chính là nước lèo – Đây được cho là linh hồn của tô bún và thực khách cũng đánh giá rất cao về tài nghệ của người nấu. Nét đặc biệt của nước lèo Sóc Trăng là được nấu từ mắm bò hóc. Món mắm bò hóc dân dã này được làm từ các loại cá rô, cá lóc, cá sặt, cá lù đù, cá phi… Đặc biệt, nước lèo trong veo và rất ngon ngọt. Bên cạnh đó, một trong những nguyên liệu quan trọng, góp phần làm nên thành công của tô bún nước lèo chính là bún. Thông thường bún được làm từ gạo dẻo, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Sau đó chế biến, tạo thành những sợi bún trắng ngà ngà và cực kỳ dẻo thơm.

Cách nấu bún nước lèo Sóc Trăng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại tạo nên hương vị đặc trưng mà không phải nơi đâu cũng có.

Nguyên liệu để nấu bún nước lèo cần có:

– 1kg bún

– 0.5kg cá lóc đồng (nên chọn những con cá có trứng)

– 200g tôm

– 300g thịt lợn quay

– 2 cây ngải bún

– 100g mắm bò hóc (mắm này được được làm từ cá đồng trộn cùng với cơm nguội và muối)

– 50g hành lá, 5 cây sả, 1 ít gừng tươi

– 2 trái dừa xiêm

– 100g hẹ, 200g giá

– Các loại rau sống: bắp chuối, rau muống, cây súng…

– Gia vị: Chanh, ớt, đường, muối, bột ngọt.

Cách nấu bún nước lèo Sóc Trăng Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Cá lóc mua về rửa sạch với muối, cắt ra thành hai phần, phần đầu và phần đuôi. Lưu ý: Nên giữ lại bộ lòng cá, vì lòng cá lóc ăn rất thơm, mềm và ngon.

– Sả rửa sạch, đập dập sả cây. Hẹ rửa sạch, sau đó cắt khúc dài khoảng 4 cm.

– Nhặt húng cây, rau đắng, hành lá cắt nhỏ để cho ráo nước.

– Ngải bún rửa sạch, đập dập.

– Ớt cắt thành từng miếng nhỏ. Gừng tươi gọt vỏ cắt thành lát nhỏ.

– Thịt lợn quay cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

– Tôm làm sạch, bỏ đầu, để nguyên con.

– Dừa tươi lọc lấy nước.

– Rửa sạch bắp chuối bào, giá, rau muống bào với nước muối loãng, để ráo nước.

Bước 2: Nước nước lèo

– Cho khoảng 2 lít nước đun sôi rồi cho cá với ít gừng cắt lá và sả đã đập dập vào. Đợi cho cá lóc chín thì vớt ra, để ráo. Nếu cẩn thận, bạn nên lọc nước luộc cá qua ray để loại bỏ vụn cá.

– Phần cá nên lọc lấy thịt, bỏ xương, ướp cá với nước mắm ngon, tiêu, bột ngọt trong 3 giờ đồng hồ. Phi thơm tỏi, rồi cho cá vào xào cá trên lửa lớn, chú ý nên đảo nhẹ nhàng để miếng cá không bị dập nát.

– Tiếp theo phần nước lèo cho thêm nước dừa tươi, mắm bò hóc. Ngải bún đem nướng sơ qua trên lửa than, rồi cho vào nồi nước lèo nấu tiếp. Trong quá trình nấu nên hớt hết phần bọt trắng nổi lên, đến khi nào nồi nước trong lại thì thả cá lóc đã làm sạch vào.

Lưu ý: Để món nước hương vị thơm ngon và cũng lâu nguội, bạn nên dùng nồi đất để nấu.

Bước 3: Hoàn thành sản phẩm

Trụng bún cho vào tô, cho cá lóc cùng với lợn quay, tôm lên trên cuối cùng chan nước dùng ngập rồi rắc hẹ, hành lá, tiêu lên trên. Bún nước lèo Sóc Trăng ăn cùng rau muống, rau húng, giá, cây súng sẽ rất thơm ngon. Bên cạnh đó, không thể thiếu chút vị chua của chanh và vị cay nồng của ớt giúp cho tô bún mắm thêm đậm đà và hấp dẫn hơn.

Nếu trước kia tô bún nước lèo Sóc Trăng thường có cá lóc, tôm và heo quay, thì ngày nay nhiều thường cho thêm một số món như: thịt heo luộc, mực, chả chiên, chả lụa, bánh cống… Một số nơi nấu nước lèo còn cho thêm thêm xương ống, xương sườn để cho nước lèo thêm ngọt, đậm đà, sau đó nấu chung với nước mắm bò hóc. Điều này làm cho món bún nước lèo trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn, nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng vốn có của tô bún nước lèo Sóc Trăng.

Còn điều gì tuyệt vời hơn khi được ngồi ăn tô bún nước lèo bốc mùi thơm đến nức mũi, đó là mùi thơm của sả, của ngãi bún còn có vị mằn mặn của mắm bò hóc, vị ngòn ngọt của nước dừa, vị hăng hắc của các loại rau, vị ngon ngọt của cá lóc…, du khách đến nơi đây thưởng thức mới cảm nhận được sự tinh tế của nền ẩm thực Sóc Trăng. Đặc biệt, người dân Sóc Trăng còn thầm cám ơn người đã khéo khéo léo kết hợp được cả ba dòng văn hóa Khmer – Kinh – Hoa vào trong một tô bún nước lèo nổi tiếng khắp bốn phương.

Đến với Sóc Trăng, bạn có thể thưởng thức bún nước lèo ở khắp nơi, nhưng ngon và nổi tiếng nhất ở Việt Nam phải kể đến hai quán là quán Phương Giang ở đường Nguyễn Trung Trực, quán Cây Nhãn nằm đường Võ Đình Sâm với giá chỉ từ 20.000 – 30.000 đồng/tô. Tuy nhiên, nếu bạn ở xa không có điều kiện đi đến Sóc Trăng thì bạn vẫn có thể tự nấu bún nước lèo Sóc Trăng dựa trên công thức trên. Chỉ với 30 phút thôi là bạn đã hoàn thành xong món bún nước lèo đúng điệu, ngon tuyệt hảo, đảm bảo ai thưởng thức qua cũng khó lòng mà quên được.

Công Thức Nấu Nước Lèo Bún Bò Chuẩn Hương Vị Xứ Huế

Nguyên liệu cần chuẩn bị 

Trước khi vào công thức nấu nước lèo bún bò Huế thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây: 

500 gram bắp bò

3 lạng gân bò ngon

1 cái móng giò (nên chọn móng giò chân trước)

500 gram xương ống heo hoặc bò đều được

Hũ mắm ruốc của Huế

Gia vị: Ít sả, gừng, hành tím khô, ớt bột, tỏi đã bóc vỏ, băm nhuyễn, cùng với bột nêm, đường, dầu điều.

Công thức nấu nước lèo bún bò Huế

Bước 1: Sơ chế nguồn nguyên liệu

Với phần thịt bò nạm, bạn cũng cuộn tròn lại và buộc chặt sao cho chắc chắn. Đồng thời, buộc cẩn thận thịt bắp bò để khi hầm không bị bung ra, thịt cũng không bị co lại.

Bước 2: Chần xương và thịt 

Bạn lấy một chiếc nồi sạch và đun sôi một lượng nước đủ để chần các phần xương, thịt bắp bò, gân, nạm, xương giò heo.

Cùng lúc đó, bạn lấy mắm ruốc Huế (3 thìa canh) pha đều với nửa chén nước lọc để làm loãng ra cho công đoạn ướp thịt.

Bước 3: Ướp thịt để nấu nước dùng

Bạn pha hỗn hợp ướp thịt bao gồm: đường (2 muỗng canh), muối (1 muỗng canh), bột ngọt (1/2 muỗng canh), mắm ruốc đã pha loãng (1 muỗng canh), cùng với hành tím, tỏi, sả băm nhuyễn (mỗi nguyên liệu lấy 2 muỗng canh) trộn đều với nhau rồi để riêng ra một chỗ.

Bước 4: Hầm xương, thịt

Lấy nồi nấu nước lèo ra, cho 3 nhánh sả cùng với 1/2 gừng lót dưới đáy, tiếp theo đó là đặt xương và thịt giò heo lên trên, đổ mức nước xâm xấp đủ ngập, đậy nắp.

Đun nồi nước dùng sôi thì bạn chỉnh mức lửa nhỏ xuống. Cách nấu nước dùng bún bò huế hầm xương, thịt thêm khoảng 5 phút nữa thì bạn mở nắp, vớt thịt bắp heo ra trước rồi ngâm phần thịt bắp heo này với nước lạnh để săn lại.

Bước 5: Công thức nấu nước lèo đúng chuẩn hương vị xứ Huế

Công đoạn tạo màu và hương thơm đặc trưng cho công thức nấu nước lèo bún bò Huế đúng chuẩn: 

Bạn phi thơm hỗn hợp gồm 2 muỗng canh dầu ăn + 1/2 muỗng canh sả + 1 muỗng canh tỏi. Khi các nguyên liệu này săn lại thì bạn cho tiếp dầu điều (khoảng 2 – 3 muỗng canh tùy khẩu vị) vào hòa chung cho dậy mùi thơm, đổ vào nồi nước lèo là hoàn tất.

Những lựa chọn mua nồi nấu phở giúp TIẾT KIỆM nhất

Lựa chọn 1: Nồi hầm xương 80L – Nồi nấu nước lèo 50L – Nồi trụng tròn

Giá bộ nồi này khoảng 10 triệu đồng, chọn nồi trụng tròn đặt trong nồi nấu nước lèo để bạn có thể tiết kiệm được gần 3 triệu đồng so với mua nồi trụng riêng. Lựa chọn này phù hợp cho các quán phở vừa và nhỏ, bán khoảng dưới 150 bát/ ngày.

Lựa chọn 2: Nồi hầm xương 120L – Nồi nấu nước lèo 80L – Nồi trụng 25L

Giá bộ nồi nấu phở trên khoảng 15.7 triệu đồng, phù hợp cho các quán phở bán ~ 200- 300 bát phở/ ngày. Khi số lượng bán nhiều hơn, bạn nên chọn nồi trụng bánh phở riêng để không làm ảnh hưởng chất lượng nước lèo.

Lựa chọn 3: Nồi nấu phở 80L kèm sọt xương – Nồi trụng tròn

Bạn chỉ tốn 5.8 triệu đồng cho lựa chọn này thôi. Sau khi hầm xương trong nồi 80L, bạn vớt hết xương ra và tiến hành nấu nước lèo trong chính chiếc nồi này. Sử dụng nồi trụng tròn đặt trong nồi 80L để nhúng bánh phở, rau, thịt.

Tuy nhiên với lựa chọn này, nồi nấu phở điện 80L có thể bị quá

Tham khảo các thiết bị cần sử dụng khi kinh doanh bún phở: nồi nấu phở, nồi nấu nước lèo, nồi hầm xương, máy thái thịt công nghiệp, máy cưa xương