Nấu Bột Sắn Bằng Lò Vi Sóng / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Nấu Cơm Ngon Bằng Lò Vi Sóng

Ngoài công dụng rã đông hay hâm nóng thức ăn, lò vi sóng còn có công dụng ít ai biết tới đó là nấu cơm. Không những vậy, cơm nấu bằng lò vi sóng còn rất ngon, mềm và không bị nhạt.

Vo gạo và ngâm qua nước (với 1 số loại gạo) trước khi nấu

Với các loại gạo ăn thông thường bạn chỉ cần vo sạch gạo rồi cho vào bát. Nhưng với các loại gạo như gạo lứt, thường cứng hơn loại gạo trắng, bạn nên ngâm trước khi nấu để làm gia tăng hương vị và làm cơm nấu mềm hơn.

Đổ nước vào bát đựng gạo rồi bỏ vào lò vi sóng

Với mỗi 1 phần gạo tương ứng 2 phần nước (ví dụ 2 bát gạo thì cần 4 chén nước). Bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ này theo kinh nghiệm nhiều lần nấu, dựa vào độ khô của gạo, mức năng lượng của lò vi sóng và độ lớn cũng như hình dáng của bát đựng gạo.

Điều chỉnh công suất và thời gian

Đặt trong lò vi sóng và chỉnh thời gian. Đây là một vài hướng dẫn đề nghị cho lò vi sóng mức năng lượng 700W và gạo trắng:

Với loại gạo lứt, 1 chén gạo tương đương 3 chén nước sôi và nấu trong 25 phút. Điều chỉnh qua vài lần thử và sai số.

Để gạo trong lò vi sóng trong 5 phút sau khi đã tắt lò. Lưu ý an toàn

Đảm bảo rằng bát đựng gạo đủ lớn khi gạo nở hay nước sôi. Bát ít nhất phải gấp 4 lần so với lượng gạo và nước chứa trong đó. Ngoài ra, bạn cần chọn loại bát có chất liệu sử dụng được trong lò vi sóng để tránh bát bị vỡ hay chảy khi đang sử dụng.

Đừng đậy kín bát trong lò vi sóng, áp lực sẽ được hình thành và có thể gây nổ, khiến mọi thứ sẽ văng tứ tung trong lò vi sóng của bạn.

Đừng để gạo ở nhiệt độ phòng trong hơn 1 giờ đồng hồ. Gạo chưa nấu có thể chứa bào tử của Bacullus cereus, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Dù sau đó cơm được nấu chín, vi khuẩn vẫn có thể còn tồn tại. Sau đó, nếu cơm vẫn giữ ở nhiệt độ phòng, bào tử sẽ nảy mầm thành vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này sẽ nảy nở và sinh ra chất độc, gây các triệu chứng ói mửa hoặc tiêu chảy. Việc hâm lại cơm sẽ không loại thải được các chất độc này.

Nấu Khoai Lang Bằng Lò Vi Sóng

Đôi khi, bạn không có nhiều thời gian nhưng lại muốn nhanh chóng có một bữa ăn. Vậy thì hãy thử phương pháp nấu khoai bằng lò vi sóng đơn giản này để có thể được ăn những miếng khoai lang mềm xốp. Nấu khoai bằng lò vi sóng rất nhanh, dễ thực hiện và bạn sẽ có được củ khoai lang ngọt với lớp đường bên ngoài như khi nướng khoai trong lò nướng. Lớp vỏ khoai mỏng sẽ vỡ ra giòn tan và phần khoai bên trong thì mềm xốp. Bạn có thể ăn khoai lang ngay khi nấu xong hoặc ăn kèm với những món khác để tạo ra hương vị mới trong mỗi lần ăn!

Nấu khoai lang bằng lò vi sóng

Rửa khoai lang. Để khoai lang dưới vòi nước và dùng bàn chải nông sản để làm sạch bụi bẩn. Nhớ rửa khoai cho thật sạch. Sau đó dùng khăn giấy thấm khô nước.

Việc này rất quan trọng nếu bạn muốn ăn luôn cả phần vỏ khoai lang.

Dùng nĩa để đâm bên ngoài vỏ khoai lang. Đâm khoảng 6 đến 8 lần lên toàn bộ củ khoai. Khi bạn nấu khoai lang trong lò vi sóng, khoai sẽ nóng rất nhanh, hơi nước tụ lại giữa phần thịt và vỏ. Nếu bạn không đâm lỗ lên khoai để làm hơi nước thoát ra, khoai lang sẽ nổ tung trong lò vi sóng.

Bạn chỉ cần tạo ra những lỗ nhỏ trên vỏ nên không cần phải dùng nĩa đâm sâu vào bên trong củ khoai lang.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dao rạch hình chữ “X” trên vỏ khoai.

Bạn thật sự không thể bỏ qua bước này!

Gói khoai lang lại để nấu. Lấy một tờ khăn giấy và làm ẩm với nước lạnh. Bóp nhẹ phần nước thừa thật cẩn thận để không làm rách khăn. Đặt tờ giấy lên đĩa cạn dùng được trong lò vi sóng và cho khoai vào giữa tờ giấy. Gói khoai lại bằng cách gấp các mép của khăn giấy vào trong.

Khăn giấy ướt sẽ tạo hiệu ứng hấp khi bạn nấu khoai bằng lò vi sóng.

Ngoài ra, nó cũng giúp giữ độ ẩm trong khoai để khoai không co lại và làm cho vỏ khoai mềm.

Đừng dùng giấy bạc khi nấu nướng bằng lò vi sóng! Đừng gói khoai lang trong giấy bạc khi chế biến bằng lò vi sóng. Việc này sẽ phát ra tia lửa và có thể bùng cháy nghiêm trọng. Lò vi sóng sẽ bị hỏng nếu bạn làm như vậy.

Đặt đĩa vào lò vi sóng và chọn thời gian chế biến. Thời gian chế biến sẽ tùy thuộc vào kích cỡ của củ khoai và công suất của lò vi sóng. Hầu hết củ khoai vừa hoặc to cần khoảng 8-12 phút với công suất tối đa.

Bạn sẽ bắt đầu nấu khoai trong 5 phút, sau đó lấy ra và xoay mặt dưới của khoai lên để hai mặt chín đều. Tiếp tục cho khoai vào lò vi sóng thêm khoảng 3-5 phút, tùy thuộc vào độ mềm của khoai lúc đó.

Sau đó, nếu khoai vẫn chưa chín hoàn toàn thì cho khoai vào lò vi sóng mỗi lần 1 phút, kiểm tra sau mỗi lần.

Nếu bạn nấu nhiều khoai cùng lúc, bạn sẽ cần tăng thời gian chế biến lên gấp 2/3. Ví dụ, nếu 1 củ khoai to cần 10 phút để chín thì 2 củ khoai to sẽ cần khoảng 16-17 phút.

Nếu bạn muốn có vỏ khoai giòn, bạn có thể nấu khoai trong lò vi sóng khoảng 5-6 phút, sau đó lấy lớp giấy gói bên ngoài ra và nướng khoảng 20 phút trong lò đã được làm nóng ở nhiệt độ 200°C. Phương pháp này rất tuyệt khi bạn muốn có vỏ khoai giòn và giảm thời gian chế biến xuống còn một nửa.

Kiểm tra độ chín của khoai. Hãy cẩn thận khi lấy khoai lang từ lò vi sóng ra. Cả khoai lẫn đĩa đều rất nóng! Khoai sẽ có độ cứng nhưng không quá mềm. Nếu khoai còn quá cứng thì tiếp tục cho vào lò vi sóng mỗi lần 1 phút đến khi chín đều. Bạn có thể kiểm tra xem khoai đã chín chưa bằng cách dùng nĩa đâm vào giữa củ khoai, nếu bạn có thể đâm dễ dàng nhưng phần giữa vẫn còn hơi cứng thì khoai đã có thể ăn được.

Nếu không chắc thì cứ nấu cho khoai vừa chín tới vì khoai nấu quá lâu sẽ bị khét hoặc nổ trong lò vi sóng.

Để khoai lang nguội. Lấy lớp khăn giấy bọc bên ngoài ra và bỏ đi. Tốt nhất nên để khoai nguội trong khoảng 5 phút. Việc này giúp cho phần bên trong củ khoai chín đều bằng lượng nhiệt còn xót lại trong các lớp khoai. Ngoài ra, nó cũng làm cho khoai mềm xốp ở bên trong mà không bị khô ở bên ngoài.

Nếu bạn phải giữ khoai để ai đó ăn sau thì gói khoai trong giấy bạc sẽ giúp cho khoai luôn nóng trong thời gian dài. Nên nhớ thực hiện việc này ngày khi lấy khoai ra khỏi lò vi sóng để giữ được nhiều nhiệt nhất.

Thưởng thức. Cắt củ khoai lang làm đôi và thưởng thức.

Món ăn kèm với khoai lang

Tạo ra vị mặn cho khoai lang. Thêm một ít nguyên liệu cơ bản khi ăn cùng với khoai lang. Chẳng hạn như cho bơ chảy, một nhúm muối, rắc thêm một ít tiêu, 1 thìa kem chua, một ít hẹ tây cắt nhỏ.

Thêm vài miếng nhỏ thịt lợn xông khói hoặc vài lát xúc xích cũng sẽ rất ngon, nếu bạn muốn ăn một ít thịt.

Tăng thêm vị ngọt cho khoai lang. Rắc một ít đường nâu lên khoai lang cùng với bơ và muối. Món khoai lang này rất thích hợp để làm tráng miệng!

Bạn cũng có thể rưới một tí xi-rô phong lên khoai lang.

Nếu bạn thèm ăn đồ ngọt và không sợ tăng cân thì thêm một ít kem sữa tươi.

Thử nghiệm với những nguyên liệu khác. Bạn có thể kết hợp những nguyên liệu kể trên hoặc thử những thứ khác như:

Bơ cắt lát

Sốt salsa

Sốt mù tạc vàng

Trứng chiên

Củ hành hoặc ngò cắt nhỏ

Bạn cũng có thể thưởng thức khoai lang cùng với gia vị yêu thích của bạn như sốt mù tạc, sốt cà, hoặc sốt bít tết.

Ăn cùng với những món khác. Có rất nhiều lựa chọn cho bữa ăn với khoai lang. Bạn có thể thực hiện nhanh chóng với món salad trộn, ăn cùng với sốt táo hoặc thưởng thức cùng với một cốc sữa chua. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn cùng bít tết, gà nướng hoặc rau củ trộn.

Khoai lang và khoai từ là hai loại củ khác nhau. Hầu hết các loại khoai lang đều có hình dạng và kích thước giống nhau; chúng có hai đầu hơi nhọn và thường nhỏ hơn khoai từ. Khoai lang thì không bột hoặc khô như khoai từ mặc dù cả hai loại đều có vị khá giống nhau. Nếu bạn lỡ mua nhầm khoai từ, bạn cũng có thể chế biến theo cách tương tự như khoai lang; đôi khi bạn còn không thể nhận ra sự khác biệt.

Một số lò vi sóng có chế độ “nướng khoai” (baked potato); hãy dùng chế độ đó khi bạn không chắc chắn về cách thực hiện.

Nếu bạn đang vội, bạn có thể cắt khoai ra ngay sau khi lò vi sóng dừng hoạt động, thêm gia vị (hoặc không thêm) và cho vào lò vi sóng thêm 30 đến 60 giây để hoàn tất quá trình nấu khoai.

Thử nghiệm và thỏa mãn cơn thèm. Không có gì kỳ lạ khi ăn khoai lang cùng với những món khác! Nếu bạn thèm một hương vị nào đó, hãy thêm một ít vào khoai. Sẽ rất thú vị khi bạn tạo ra sự kết hợp riêng của chính mình.

Trung tâm khoa học vì lợi ích cộng đồng của Mỹ (CSPI) xếp khoai lang đứng đầu danh sách những loại rau củ giàu dinh dưỡng nhất.

Nếu bạn không định chế biến khoai lang ngay sau khi mua về thì bạn nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh nắng mặt trời. Đừng bảo quản trong tủ lạnh vì khoai sẽ bị khô.

Một ít chất béo sẽ làm tăng khả năng hấp thu beta-carotene có trong khoai. Bạn chỉ cần thêm 1 thìa súp dầu ô liu nguyên chất vào khoai nếu không muốn ăn cùng những món khác.

Lò vi sóng

Đĩa dùng được trong lò vi sóng

Dao

Khăn giấy (không bắt buộc)

Khăn dùng trong nhà bếp

Nĩa

Nấu Mì Bằng Lò Vi Sóng Với 5 Món Phổ Biến, Nấu Mì Ramen Bằng Lò Vi Sóng

Lò vi sóng với khả năng nấu nhanh trong vài ba phút khiến nhiều gia đình như loại bỏ bớt việc bếp núc, tiết kiệm thời gian mà bữa ăn vẫn đủ món ngon. Nhưng gần đây, có nhiều nguồn tin cho rằng nấu ăn bằng lo vi sóng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt và an toàn không?

Nấu ăn bằng lò vi sóng an toàn trong mức cho phép

Nấu ăn bằng lò vi sóng có tốt không là băn khoăn của nhiều gia đình Việt Nam đang sử dụng và có ý định mua thiết bị này cho nhà bếp.

Đang xem: Nấu mì bằng lò vi sóng

Một thông tin chính thức từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, bức xạ RF do lò vi sóng sản sinh ra tập trung mạnh hơn nhưng vẫn an toàn trong mức cho phép nhưng phải được sử dụng đúng cách và không hề đe dọa gì.

Còn ở Việt Nam, PGS Nguyễn Chương – nguyên giảng viên khoa Thần kinh, đại học Y Hà Nội cho biết, sóng của lò vi sóng không ảnh hưởng bằng sóng điện thoại nên sóng của lò vi sóng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người. Chỉ cần mỗi gia đình biết cách sử dụng lò theo đúng yêu cầu.

Lời khuyên cho các gia đình sử dụng khi nấu ăn bằng lò vi sóng, PGS Trần Hồng Côn – khoa Hóa – ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ, khi nấu hay hâm tốt nhất nên dùng đồ thủy tinh để đựng thực phẩm như vậy không lo sợ bị ảnh hưởng bởi các chất nhựa chảy ra và lẫn vào thực phẩm.

Có thể bạn đã từng nghe nói về việc sử dụng lò vi sóng lâu ngày sẽ bị ung thư do nguyên lý hoạt động của thiết bị này bằng cách sử dụng bức xạ tần số vô tuyền (RF) nhưng thực chất loại bức xạ này có ở quanh bạn hàng ngày dù bạn dùng lò vi sóng hay không.

Những lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng đảm bảo an toàn

Nấu ăn bằng lò vi sóng chín nhanh và chín đều món ăn

Không nấu khi lò đang bị hở hoặc bị cong vênh nhẹ.Không hâm nóng thực phẩm đậy quá kín vì gây áp suất cao dẫn đến nổ lò.Không có thực phẩm trong lò thì không để lò hoạt độngKhông chiên rán dầu mỡ quá nhiều trong lò vì chất béo thường có nhiệt độ cao hơn nên có thể gây cháy.Khi nấu hay hâm lại đồ ăn nên để một ly nước trong lò để hút năng lượng điện từ trường và ống chân không năng lượng cao (ống magnetron) không bị cháy.Không sử dụng vật đựng thực phẩm bằng kim loại mà nên dùng các loại chén đĩa bằng sứ, thủy tinh khi nấu ăn bằng lò vi sóng.

Các món làm từ lò vi sóng thơm ngon và nhanh

sentory.vn London xin chia sẻ các món ăn làm từ lò vi sóng để tiết kiệm thời gian cũng như công sức mà đảm bảo thơm ngon.

Nấu cháo bằng lò vi sóng

Nấu cháo bằng lò vi sóng là lựa chọn phổ biến của những gia đình có trẻ em bởi nhanh chín.

Bạn chuẩn bị 100gram gạo, ½ lít nước, 1/4 muỗng cà phê muối. Gạo sau khi vò sạch và nước, muối cho vào tô thủy tinh. Tiếp theo, bạn đậy nắp lại và cho vào lò vi sóng. Sau đó, hẹn giờ lò vi sóng 3-5 phút thì lấy cháo ra cho thêm gia vị vào vừa miệng.

Nấu mì bằng lò vi sóng

Nấu mì bằng lò vi sóng chỉ với 1 phút 30 giây. Bạn cho rau, mì tôm, chả (tôm), gia vị vào tô rồi đổ nước vào. Sau đó bật lò vi sóng hẹn giờ 1 phút 30 giây là tô mì đã chín.

Cách làm món thịt nướng bằng lò vi sóng

Có rất nhiều công thức làm món thịt nướng bằng lò vi sóng. chúng tôi London xin chia sẻ công thức thịt nướng ngũ vị đơn giản.

Thịt nạc vai bạn ướp với các gia vị đường, dầu ăn, nước mắm, tỏi, ớt bột, ngũ vị hương. Ướp trong vòng 2 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh.

Sau đó, cho thêm dầu mè vào hỗn hợp nước ướp thịt rồi phết lên từng miếng thịt. Các miếng thịt sắp đều trên khay và quét hỗn hợp này.

Cuối cùng bạn bật lò vi sóng hẹn 5 phút. Tiếp theo, sau đó, bạn trở các miếng thịt và phết đều hỗn hợp lên để miếng thịt nướng màu đẹp ở hai bên và không bị khô và tiếp tục bật thêm 3 phút nữa để nướng thịt.

Nấu gà bằng lò vi sóng

Gà chặt từng miếng nhỏ ướp với hành, bột nghệ, muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, đường, ớt cay trong vòng 30 phút. Sau đó bạn cho vào tô thủy tinh lớn và bọc miệng tô bằng màng bọc thực phẩm. Cho tô gà vào lò vi sóng và bật chế độ nấu trong vòng 5 phút. Nếu bạn muốn ăn gà nhừ hơn thì hẹn khoảng 7 phút. Khi gà chín, bạn tắt lò và cho thêm lá chanh.

Hướng Dẫn Nấu Xôi Bằng Lò Vi Sóng

1. Xôi lá dứa:

– 300 gr nếp

– Lá dứa xay cùng với nước lã. Lọc bỏ xác lá, lấy nước. Hoặc có thể dùng tinh dầu lá dứa. (Ở đây mình dùng tinh dầu lá dứa để ngâm nếp nên màu sắc đậm hơn)

– Chút xíu muối, đường

Thực hiện:

– Ngâm nếp cùng với nước cốt lá dứa qua đêm hoặc vài giờ để xôi có màu xanh đẹp mắt.

– Vớt nếp ra cho ráo, xả sơ lại nước lạnh.

– Cho nếp vào ô chịu nhiệt trong lò vi sóng. Đổ nước ngập xâm xấp mặt nếp. Cho xíu muối, đường vào trộn đều.

– Phủ kín bằng ni-long hoặc khăn giấy loại dày. Cho vào lò vi sóng bấm 4-5 phút. Lấy ra, dùng đũa trộn đều lên để xôi được chín đều.

– Cho tiếp vào lò vi sóng bấm tiếp khoảng 3-5 phút nữa. Lúc này nếu thấy xôi khô thì thêm xíu nước lã vào, bấm thêm 1 phút nữa. Hay xôi nhão thì không đậy khăn giấy hay bịch ni-long lên nữa, mà để vậy bấm thêm 1 phút là được.

2. Hấp đậu xanh: bằng lò vi sóng

– 150 gr đậu xanh không vỏ, vo sạch, ngâm qua đêm với nước lã cho đậu mềm. – Chút xíu muối, đường.

Thực hiện:

– Cho đậu xanh, xíu muối, đường vào tô chịu nhiệt trong lò vi sóng. Đổ nước xâm xấp mặt đậu (lượng nước nhích lên mặt đậu gần 1/3 lóng tay). Phủ lên tô đậu 1 lớp ni-long hoặc khăn giấy loại dày.

Mách nhỏ: Lượng đậu cao khoảng 1/3 của tô để khi nấu trong lò vi sóng, đậu sẽ không bị trào ra ngoài. Khi đậu chín, nếu nhão thì không cần phủ ni-long hay khăn giấy nữa, cho lại vào lò vi sóng bấm 1 phút là đậu sẽ có độ ẩm vừa ý.

– Cho tô đậu vào lò vi sóng, bấm 4-5 phút. Lấy ra khuấy đều, bấm thêm 3-4 phút nữa là đậu chín tùy vào lượng đậu ít hay nhiều mà thời gian nấu sẽ chênh lệch. Với cách nấu này, thỉnh thoảng mình cũng làm chè đậu xanh đánh vừa ngon và mau có ăn nữa.

Còn đây là 2 loại xôi mình nấu bằng lò vi sóng. Xôi đậu phộng thì mình luộc đậu phộng đêm hôm trước, sáng hôm sau chỉ việc cho đậu phộng vào khi xôi gần chín, bấm vài phút là được.

Nguồn: afamily.vn

Cách Làm Mứt Bằng Lò Vi Sóng

Nguyên liệu làm Mứt chuối dẻo Cho 4 người Dụng cụ thực hiện

Lò vi sóng, hũ thủy tinh có nắp, …

Cách chế biến Mứt chuối dẻo

Chọn những quả chuối vừa chín và đẹp sau đó bóc sạch vỏ. Cắt dọc quả chuối thành 2 hoặc 3 lát.Vắt quả chanh lấy nước khoảng 2 thìa cà phê. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập giập vắt lấy nước khoảng 4 thìa cà phê.

Ướp chuối

Lấy nước chanh và nước gừng bỏ vào tô to. Cho chuối đã cắt lát vào tô nước gừng và chanh đảo đều.Cho đường vào tô chuối đã ngấm chanh và gừng và xóc đều. Tùy vào sở thích ăn ngọt của gia đình, bạn nên cân nhắc lượng đường thích hợp.Để chuối ngấm đều khoảng 1 tiếng.

Nướng chuối

Sắp từng lát chuối ra đĩa bằng (đĩa có thể cho vào lò vi sóng). Bỏ đĩa chuối vào lò vi sóng và quay trong vòng 5 phút.Sau 5 phút, bạn lấy chuối ra, lúc này chuối sẽ tươm mật. Bạn tiếp tục bỏ vào lò quay thêm 5 phút. Cứ mỗi 5 phút bạn mang chuối ra kiểm tra sự chuyển màu và độ khô của chuối.

Thông thường chuối được quay trong lò vi sóng khoảng 3 – 4 lần là chuối sẽ vừa khô và có màu vàng đẹp mắt.Sau khi ưng ý với màu vàng của chuối, bạn lấy chuối ra trải trên khay nhựa và mang ra phơi nắng thêm khoảng 1 – 2 tiếng.Chuối sau khi phơi nắng bạn mang bỏ vào hủ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát.

Làm mứt cà rốt bằng lò vi sóng cực nhanh Nguyên liệu

– 1kg cà rốt tươi củ to vừa phải

– 700g đường cát trắng

– 2 bát con nhỏ nước vôi trong

– 1 cục phèn Chua cỡ nhỏ

– 5 ống vani

Các dụng cụ thực hiện bao gồm chảo chống dính, đũa, rổ nhựa, tô trộn lớn và lò vi sóng

Bước 1: Sơ chế cà rốt trước khi làm

Cà rốt sau khi mua về cần được rửa sạch những đất cát bám vào vỏ, sau đó đem nạo bỏ phần vỏ, cắt bỏ cuống và ngâm khoảng 15 phút với nước muối loãng.

Có thể cắt tỉa cà rốt thành các lát hoa dày khoảng 0.3 đến 0.5cm hoặc thái khúc dài như khoai tây chiên hay bào mỏng thành các miếng dài như mứt dừa đều được.Sau đó, đem ngâm cà rốt đã thái với 2.5 lít nước, đổ vào đó 2 bát con nước vôi trong và thêm vài hạt muối tinh. Khi thái cà rốt tới đâu thì ngâm ngay vào nước vôi trong đến đó để giúp cà rốt khi làm mứt luôn giòn, không chảy nước.

Ngâm cà rốt trong nước vôi trong ít nhất 2 tiếng rồi vớt ra, rửa sạch với nước lạnh khoảng 2-3 lần nữa cho sạch mùi hôi của vôi. Cuối cùng, vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 2: Tiến hành ướp và sên mứt cà rốt

Cà rốt sau khi đã được sơ chế xong thì bắt đầu tiến hành các bước chế biến mứt. Đặt một nồi nước khoảng 2 lít lên bếp, thả phèn chua vào rồi đun sôi. Khi nước sôi thì đổ toàn bộ cà rốt vào nồi, vặn lửa lớn để trụng sơ cà rốt khoảng 1 phút rồi vớt ra, thả vào chậu nước đá để cà rốt không bị nhũn, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.

Khi cà rốt đã khô mới tiến hành ướp cà rốt với đường cát trắng. Xếp lần lượt 1 lớp cà rốt đến 1 lớp đường xen kẽ đến khi lớp cuối cùng bên trên là đường. Ướp như vậy trong khoảng 2 giờ cho đường thấm vào cà rốt đến khi thấy đường chảy nước ra là được. Lưu ý trong quá trình ướp thỉnh thoảng cần đảo đều để toàn bộ cà rốt ngấm đẫm đường.

Phần sên mứt cà rốt đòi hỏi người làm phải kiên trì. Bắc chảo lên bếp, đun cho nóng và khô chảo, sau đó vặn lửa thật nhỏ, đổ mứt cà rốt và vani vào rồi tiến hành đảo đều tay cho ngấm. Bước này cần chú ý đảo liên tục để đường thấm đều vào từng miếng mứt, không vặn lửa to vì có thể khiến mứt cà rốt cháy khét. Do đó, cần kiên nhẫn thực hiện đến khi nào bên ngoài miếng mứt cà rốt được bao phủ bởi một lớp đường trắng cứng cáp mới đạt.

Cuối cùng, đợi mứt cà rốt nguội rồi cất vào túi nilon hoặc lọ thủy tinh kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Mứt cà rốt là món ăn truyền thống rất ngon và bổ dưỡng, giúp sáng mắt, đẹp da. Mứt cà rốt không thể thiếu trên mâm cúng ngày tết, là thức quà mang hương vị cổ truyền của những người con Việt Nam.