Nấu Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Công Thức Nấu Cháo Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm

Tổng hợp các món cháo bí đỏ cho bé ăn dặm

Cháo bí đỏ thịt xông khói

Nguyên liệu gồm có

Bí đỏ 500gr Thịt ba chỉ xông khói 100gr Bơ 2 thìa cà phê Kem tươi 100ml Hành tây: một nửa củ Rau mùi: một mớ nhỏ Gia vị: hạt nêm, tiêu bột, muối, đường cát..

Cháo thịt bò bí đỏ

Nguyên liệu gồm có

Bí đỏ 500gr Thịt bò tươi 100gr Tỏi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm,…

Mỡ trong thịt bò còn được gọi là chất béo, với tác dụng chính giúp bổ sung thêm năng lượng cho bé thỏa sức vận động. Thịt bò chứa nhiều sắt giúp cải thiện tình trạng thiếu máu giúp bé phát triển tốt hơn với thể trạng tốt hơn.

Tỏi có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, kháng nấm giúp bé có sức đề kháng tốt hơn. Không chỉ giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn, giun sán tỏi còn giúp cho người sử dụng có hệ tiêu hóa tốt, tránh bị đầy hơi, trướng bụng rất cần thiết cho các bé trong giai đoạn này.

Cháo bí đỏ tôm/cua

Nguyên liệu gồm có

Thịt tôm hoặc cua đã bóc vỏ 200gr Bí đỏ 500gr 100gr gạo nếp Hành khô, dầu ăn, nước mắm,…

Cháo bí đỏ cá hồi/ cá thu cho bé ăn dặm

Nguyên liệu gồm có

Thịt cá 150gr Bí đỏ 300gr Gạo nếp, gạo tẻ mỗi loại 100gr nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, …

Mùa thu thường hanh khô khiến các bé dễ bị khô da, nứt nẻ môi và mũi, bên cạnh đó rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Bí đỏ là một trong những thực phẩm có đủ Vitamin A và chất xơ rất tốt với các bé.

Bí đỏ có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, bố mẹ có thể chế biến thành nhiều món khác nhau để bé ăn trong tuần. Ngoài ra, dinh dưỡng trong bí đỏ giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và con có thể 1 phần giúp bé nhanh cai sữa hơn.

Trong y học, hạt bí đỏ còn được biết đến như một phương pháp trị giun sán. Bố mẹ nên chọn 1 số món có thể nấu chung để giúp trẻ có được hệ đường ruột tốt và chống được bệnh tật.

Bí đỏ được các bác sĩ, nhà khoa học khuyên dùng như 1 loại thức ăn bổ não vì trong bí đỏ có chứa chất cần thiết cho hoạt động của não bộ, là acid glutamic. Trong 100g bí đỏ có tới 233mg acid glutamic. Chất này đóng vai trò quan trọng trong bồi dưỡng thần kinh, trợ giúp các phản ứng chuyển hóa ở các tế bào thần kinh và não.

Cách Nấu Cháo Trứng Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm Ngon Nhất

Cháo trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, dễ làm được thêm vào thực đơn của trẻ ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Để đảm bảo sự hấp thu tốt nhất của trẻ, bố mẹ nên nhớ liều lượng cho trẻ ăn trứng sau đây:

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: ăn 2 – 3 bữa/tuần, ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa

Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 3 – 4 bữa/tuần, ăn 1 lòng đỏ/bữa

Trẻ 1 – 2 tuổi: ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng trứng

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn 1 quả trứng/ngày

Nguyên liệu nấu cháo trứng gà cho bé

Cháo trứng gà vốn dĩ là một trong những món cháo vô cùng bổ dưỡng với khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh các cách kết hợp cháo trứng gà khác nhau thì các mẹ đã từng thử nấu cháo trứng gà với bí đỏ hay chưa?

Nguyên liệu:

+ Bước 1: Cho gạo vào nồi nước, ninh nhừ.

+ Bước 2: Bí đỏ rửa sạch, cắt miếng, đem hấp chín và tán mịn.

+ Bước 3: Trứng gà luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ và nghiền nhỏ. Khi cháo chín thì cho thêm trứng gà, bí đỏ đã nghiền vào trộn đều, đun sôi, tắt bếp, nêm thêm chút dầu ăn. Cho con thưởng thức món cháo ăn dặm từ bí đỏ này ngay khi còn nóng ấm.

Cho trẻ ăn trứng gà như thế nào để đúng cách nhất?

Trứng gà là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng đối với trẻ, mẹ có thể cho trẻ ăn trứng gà từ khoảng 6 tháng tuổi trở đi nhưng cần phải ăn đúng liều lượng. Tùy theo độ tuổi mà mẹ cho bé ăn trứng với số lượng khác nhau, sau đây là lượng trứng phù hợp theo từng độ tuổi mẹ nên cho trẻ ăn:

+ Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: ăn 2 – 3 bữa/tuần, ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa.

+ Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 3 – 4 bữa/tuần, ăn 1 lòng đỏ/bữa.

+ Trẻ 1 – 2 tuổi: ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng trứng.

+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn 1 quả trứng/ngày.

Cháo trứng gà nấu với rau gì ngon?

Cháo trứng được các chuyên gia khuyên dùng trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Mẹ có thể nấu món cháo trứng cho bé ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn khi kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác. Điều này cũng giúp bé ăn ngon miệng, không ngán.

Món cháo trứng cho bé ăn dặm nghe có vẻ quen thuộc và dễ thực hiện. Các mẹ thường chọn món này cho bé bởi trứng gà rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi nấu cháo trứng mẹ cần lưu ý đến thực phẩm đi kèm để đảm bảo dinh dưỡng và mang đến sự kết hợp “quen mà lạ” giúp bé có ngay món ăn hấp dẫn.

Cháo trứng cho bé ăn dặm thường được nấu với các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, nấm, hành lá, rau chùm ngây, cà chua, hạt sen, rau dền, rau cải… để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng món cháo trứng gà với hành lá, tía tô để giúp con giải cảm những khi thời tiết thay đổi.

Cháo trứng cà chua

+ Nguyên liệu: 10g trứng (cắt và tán nhỏ), nấu cháo trắng lấy 1 phần 25g, 5g dầu ăn tinh luyện, 10g cà chua (tán nhuyễn), 1 chén nước ấm đã đun sôi.

+ Cách nấu cháo trứng cà chua: Luộc trứng, cắt nhỏ, tán nhuyễn. Cà chua cho vào nước đang sôi, đun khoảng 2 – 3 phút, chờ khi mềm, bắc xuống và tán nhuyễn. Trộn cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều và cho bé thưởng thức.

Cháo trứng đậu nành, rau củ

+ Nguyên liệu: Trứng, bột ngũ cốc đậu nành rau củ, rau mùng tơi, dầu ăn.

+ Cách nấu: Cho cháo vào nồi đun sôi, cho rau mùng tơi vào đun chín. Cho trứng và bột ngũ cốc đậu nành rau củ vào khuấy đều. Cho dầu ăn vào sau khi cháo được bắc ra. Cho bé ăn nóng.

+ Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng, 1 muỗng đậu đỏ ngâm mềm, 2 muỗng gạo lứt giã nát, hơn 2 chén nước, gia vị nước mắm, đường.

+ Cách nấu: Vo sạch gạo, ngâm với nước sôi 1 tiếng. Chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo. Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước. Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn. Bắc gạo + 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, cho nước đậu + trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống. Múc cháo ra tô, cho bé ăn nóng.

Cháo trứng với thịt bò, nấm hương

+ Nguyên liệu: Trứng, thịt bò, nấm hương, dầu ăn.

+ Cách nấu: Thịt bò thái lát mỏng, nấm ngâm rửa, hành lá thái nhỏ. Cho cháo vào nồi đun sôi, nấm hương tươi thái nhỏ vào, nêm chút hạt nêm. Mở lửa vừa cho cháo sôi lục bục, thêm thịt bò. Dùng muỗng khuấy cho cháo khỏi cháy đáy nồi. Nêm nếm lại vừa miệng, đập trứng ra bát, lấy lòng đỏ cho vào cháo. Cho bé ăn nóng.

Cháo trứng hạt sen, cà rốt

+ Nguyên liệu: Trứng, hạt sen, cà rốt, dầu ăn.

+ Cách nấu: Hạt sen nấu chín tán nhuyễn, nấu chín cà rốt đã cắt nhỏ. Cho cháo vào nồi đun sôi, từ từ cho trứng vào, đánh nhanh tay để trứng tan không bị vón lại. Cho hạt sen và cà rốt vào, sau cùng cho dầu ăn. Cho bé ăn nóng.

Cháo ăn dặm cho bé từ thịt gà ngon nhất tháng 12 2020

Một số món cháo ăn dặm cho bé từ thịt gà

Cách Nấu Bột Ăn Dặm Cho Bé Với Bí Đỏ Và Sữa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em nghiên cứu thì thời điểm cho bé ăn dặm phụ thuộc vào nguồn sữa của mẹ. Với những mẹ có đủ sữa cho bé thì nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tuy nhiên nhiều mẹ không đủ sữa cho con thì cần cho bé dùng sữa ngoài hoặc cho bé ăn dặm.

Thức ăn bổ sung thêm là cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt năng lượng, các bữa ăn dặm cần tăng dần lên khi bé lớn lên và đảm bảo bột ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng để bé không bị phát triển chậm, hụt cân, còi cọc, chậm lớn…

– Trong đạm thì gồm: thịt, tôm, cá, cua, trứng hoặc sử dụng các loại đậu

– Vitamin & khoáng chất gồm các loại rau củ như: rau ngót, bí đỏ, cà rốt… nguyên liệu nấu màu càng đậm thì càng nhiều vitamin

– Chất béo là các nguyên liệu từ dầu ăn, dầu mè…

Với giai đoạn ăn dặm bé vẫn cần được uống sữa nhiều và nguyên tắc cho bé ăn dặm là từ ăn ít đến nhiều, loãng đến đặc, ăn ngọt rồi đến ăn mặn. Sẽ thật bận rộn để chuẩn bị các nguyên liệu sao cho bữa ăn của bé đầy đủ chất, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn cách nấu bột cho bé đơn giản với bí đỏ và sữa bạn có thể tự chế biến thức ăn tốt cho sức khỏe của bé mà không phải tốn nhiều thời gian.

Nguyên liệu nấu bột với bí đỏ và sữa

Cách nấu bột với bí đỏ và sữa

Bước 1: Bột dùng để nấu cháo bạn có thể tự chế biến bằng cách vo gạo rồi rang cho khô sau đó đem xay thành bột, nấu cháo thật nhừ rồi dùng thìa đánh lên cho mịn hoặc có thể sử dụng các loại bột ăn liền, đóng gói với thương hiệu uy tín đảm bảo an toàn thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng.

Bước 2: Bí đỏ gọt sạch vỏ rồi rửa sạch.

Bước 3: Cho khoảng 20 g bột gạo (chừng 4 muỗng canh gạt) vào 200ml nước lạnh hòa tan rồi cho khoảng 3 muỗng canh gạt bí đỏ đã được xay nhuyễn cùng 2 thìa cà phê đường quấy đều. Sau đó cho nồi hỗn hợp trên lên bếp đun sôi ở lửa nhỏ, khuấy đều để bột bị cháy đến khi bột chín.

Bước 4: Khi bột đã chín đổ ra bát cho thêm khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn trộn đều, rồi cho từ từ khoảng 4 muỗng canh sữa bột béo vào. Quấy đều là có thể cho bé ăn được rồi.

Cách Nấu Cháo Tôm Bí Đỏ Cho Bé Ăn Dặm 7 Tháng Tuổi

Khi bé của bạn còn nhỏ, bao tử rất yếu. Việc kết hợp các món ăn dặm một cách hợp lý và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng rất khó không chỉ những bà mẹ trẻ mà còn là thử thách đối với các mẹ đã có kinh nghiệm chăm con. Hôm nay, tôi sẽ giúp các mẹ nấu một món ăn cho con trẻ đảm bảo đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng.

Nguyên liệu nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi

Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

+ Bước 1: Mang gạo đi vo, nhặt sạch sạn và bẩn. Ngâm trong khoảng một tiếng đồng hồ cho gạo mềm và nhuyễn hạt. Có thể cho lẫn hai loại gạo với nhau cũng được.

+ Bước 2: Bí đỏ chọn phần nhiều thịt nhất, gọt vỏ rồi đem rửa sạch. Thái khúc nhỏ hoặc băm nhuyễn nếu con bạn còn quá nhỏ. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch hành, băm nhỏ. Hành càng nhỏ sẽ tránh được nguy cơ bị hóc cho bé. Có thể sử dụng thêm hành lá để làm tăng màu sắc hấp dẫn và hương vị cho cháo.

+ Bước 3: Tôm cắt bỏ phần đầu đuôi và râu, sau đó đem rửa sạch, luộc qua nước sôi để dễ băm tôm. Tiếp đó, bạn vớt tôm và bóc vỏ để ráo nước, xay nhuyễn tôm ra. Bạn có thể bóc tôm sống hoặc luộc nên như trên, tuy nhiên nếu bé còn quá nhỏ thì làm tôm như vậy sẽ tránh lạ bụng cho bé con.

+ Bước 4: Nấu một nồi nước sôi sao cho vừa đủ ăn, đổ gạo và bí đỏ vào cùng, ngoáy đều tay liên tục để tránh trường hợp bị dính nồi. Đun với ngọn lửa nhỏ để gạo và bí được nhừ. Cứ ninh cho đến khi thấy chúng hòa quyện. Có thể thêm nước nếu cháo hơi đặc vì gạo nở ra. Tiếp đến cho tôm vào khuấy đều tay cho tới khi tôm chín là được.

+ Bước 5: Cuối cùng bạn cho nước mắm trẻ em vào, chỉ cần cho nhạt thôi. Nếu nhiều muối không tốt cho trẻ, hình thành thói quen ăn mặn từ sớm cho con.