Nấu Bánh Đa Gà Ngon / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Bánh Đa Thịt Gà Đủ Chất Cho Bữa Sáng

– Thịt gà đã lọc: 300 g

– Cà chua: 3-4 quả, sấu hoặc me chua: 2-3 quả

– Hành, dăm, mùi, hành khô: 1-2 củ

– Nước luộc gà

– Bánh đa khô: 1 nắm nhỏ

– Tiêu, ớt

– Gia vị: Bột nêm, bột canh, dầu ăn, mì chính

PHẦN 2: CÁCH LÀM BÁNH ĐA THỊT GÀ

Bước 1: Cà chua rửa sạch bổ múi cau, hành khô bóc vỏ băm nhỏ. Hành, dăm, mùi rửa sạch cắt nhỏ.

Bước 2: Thịt gà rửa sạch, để ráo, thái miếng mỏng cỡ vừa ăn.

Bước 3: Ướp thịt gà với 1 thìa canh bột nêm, ít hành khô băm nhỏ.

Bước 4: Bánh đa rửa sạch để ráo.

Bước 5: Đặt chảo lên bếp, thêm ít dầu ăn rồi cho thịt gà vào xào với lửa to, đến khi thịt gà săn lại, chín tới, cho thịt gà xào ra đĩa.

Bước 6: Vẫn chảo đó, bạn cho ít dầu ăn rồi thêm cà chua vào xào, nêm ½ thìa bột nêm, xào khoảng 30 giây, sau đó cho cà chua vào nồi nước dùng gà đun nhỏ lửa.

Bước 7: Đun nhỏ lửa thêm 2 quả sấu hoặc me chua vào đun cùng, sấu chín vớt dằm nhuyễn lấy nước chua. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Chần bánh đa xếp vào bánh, thêm thịt gà xào, ít hành dăm thái nhỏ rồi chan nước dùng gà lên dùng nóng. Khi ăn thêm vài lát ớt cùng rau sống ăn kèm. Bánh đa thịt gà sẽ là món ăn sáng tuyệt vời cho gia đình.

Cách Nấu Chè Kê Ăn Cùng Bánh Đa Ngon Nhất

Xưa nay món bánh đa kê đã nổi tiếng và đi vào văn thơ rất nhiều, với những ai đã ăn hẳn không quên được.Chuyên mục xin giới thiệu cách nấu chè kê để ăn cùng bánh đa, giúp bạn đọc trở lại thời ấu thơ với món bánh đa kê thơm ngon mà ngay nay không còn hoặc còn rất ít nơi

Cách nấu chè kê ngon

Hạt kê là gì ?Hạt lê ngày nay khá xa lạ với chúng ta, tuy nhiên từ xa xưa hạt kê cũng được xem là một trong những loại lương thực nuôi sống con người.

Kê là một trong những loại ngũ cốc bổ dưỡng, chuyên dùng để bổi dưỡng sức khỏe con người vì hàm lượng dinh dưỡng cao. Tác dụng của hạt kê là rất nhiều với cơ thể con người: Chỉ một mình kê có thể cung cấp đầy đủ tất cả vitamin cần thiết cho con người, nhiều nhất là vitamin B1, B2, A,E, Protein, nó tốt không kém thịt cá. Các khoáng chất như vôi, phốt pho, mangan, sắt, đồng,… có rất nhiều so với các thức ăn khác. Nó còn chứa chất lecithine và choline tự do là thứ rất quí để bồi bổ óc não cho những người làm việc lao tâm, dùng nhiều về tinh thần, lý trí; duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.

Hạt kê bạn có thể mua ở những cửa hàng chuyên cung cấp lương thực, trong siêu thị…

Đỗ xanh đem đãi sạch, ngâm trong nước ấm trong 1-2h đến khi nở mềm, hạt đỗ nở gấp đôi thì đem hấp chín. Khi đỗ chín đem giã nhuyễn.

Kê đem xo sạch và cho vào ngâm trong khoảng 1h. Sau khi ngâm cho kê vào nôi đun chín, khi kê sôi thì bặn nhỏ lửa để ninh, thỉnh thoảng bạn đme quấy nhẹ để kê chín đều. Khi nào thấy kê nở mềm là được. Món chè kê không nên cho quá nhiều nước vì hạt kê nhỏ nhanh chín không như gạo hay đỗ.

Khi kê chín bạn cho đường và đỗ vào quấy cho đến khi sôi trở lại là được. Lúc này bạn sẽ vặn lửa to hơn một chút rồi đun cho đến khi đường bốc hơi dần, chè quánh đặc lại thì mới được.

Một cách nấu chè kê cháo kê khác: Nấu đậu xanh riêng, cháo kê riêng, khi ăn cho 2 nguyên liệu này riêng. Ví dụ: Cho 1 lớp cháo kê lên mặt bánh sau đó mới cho đỗ xanh phủ lên.

Cách làm bánh đa kê: Bánh đa kê cắt thành hình tam giác hoặc hình vuông, lấy 1 miếng múc chè lên trên, dùng miếng bánh thứ 2 đặt nên chè kê và thưởng thức.

Cách thưởng thức chè kê Việt Nam ở các vùng khác: Đa số người vùng Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) hay múc chè kê ra chén nhưng khi ăn lại dùng bánh tráng mè nướng bẻ nhỏ và cầm miếng bánh tráng xúc chè thay cho cái muỗng. Trong khi nhiều người Bắc lại thích ẩm thực chè kê bằng cách nấu chè hạt kê thật đặc, khi ăn, bẻ bánh tráng nướng ra thành miếng nhỏ, phết chè lên, rắc thêm ít đậu xanh tán hay cơm dừa nạo rồi đặt một miếng bánh tráng khác lên kẹp lại. Đây là cách ăn mà trẻ em rất thích

Cách Làm Món Bánh Đa Kê

Từ khi nào bánh đa kê đã trở thành món quà vặt dân dã mà hết thảy trẻ con lẫn người lớn đều ưa thích. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn cách làm món bánh đa kê rất đơn giản, để từ bây giờ bạn có thể ăn bánh bất cứ lúc nào bạn muốn.

Nguyên liệu làm món bánh đa kê cho 4 người ăn.

– 100g kê

– 100g đậu xanh

– 50g đường cát trắng

– 50g dừa nạo sợi

– 1 ít nước vôi trong

– 1 nhúm muối nhỏ

– Bánh đa đã nướng chín

Cách làm món bánh đa kê cho 4 người ăn. Bước 1: sơ chế nguyên liệu món bánh đa kê.

– Đậu xanh ngâm nước nóng, đãi sạch vỏ.

– Để món bánh đa kê được ngon bạn cần đãi cho kê thật sạch sạn.

– Sau đó đem ngâm trong nước vôi trong pha loãng khoảng 2 giờ.

Bước 2: các bước thực hiện món bánh đa kê.

– Đầu tiên bạn cho đậu xanh vào hấp hoặc thổi như thổi xôi cùng vài hạt muối.

– Tiếp tục nấu đến khi kê chín nhừ, miết hạt kê vào tay thấy nhuyễn ra là được.

– Và cháo kê sẽ hơi đặc và sánh như thế này.

– Tiếp theo chuẩn bị bánh đa, kê, đậu xanh và đường.

– Đầu tiên là đặt bánh đa lên đĩa rồi phết một lớp kê lên.

– Tiếp theo là đến đậu xanh thái nhỏ.

– Cuối cùng có thể thêm chút dừa nạo sợi lên trên ăn sẽ rất ngon.

Lưu ý khi làm món bánh đa kê.

– Bạn nên chọn một chiếc nồi thật dày để nấu để khỏi bị bén nồi, ở đây mình dùng nồi gang.

– Món ăn này ăn có vị ngọt nhẹ nhàng chứ không quá gắt nên bạn ăn sẽ không bị ngấy đâu.

Cách Nấu Bánh Đa Cua Hải Phòng Chuẩn Vị

Cách nấu bánh đa cua chuẩn vị Hải Phòng sẽ giúp bạn trải nghiệm đầy đủ các cung bậc khác nhau của vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, bùi, thanh… hòa lẫn tạo ấn tượng sâu đậm ngay sau khi thưởng thức. Bánh đa cua là món ngon trứ danh của người Hải Phòng. (Ảnh: Internet)

Đến Hải Phòng, bạn sẽ bắt gặp bánh đa cua ở khắp các phố phường, từ nhà hàng sang trọng cho đến những con ngõ bình dân suốt từ đông sang hè. Với người dân Hải Phòng, trong bát bánh đa cua có hương sắc của trời, vị mặn mòi, chân chất của vùng đồng biển. Món ăn này được xem là một trong những món ăn Việt Nam ngon, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Để làm nên món bánh đa cua không quá khó, bạn chỉ cần đầu tư một chút công sức là đã có thể hoàn thành xuất sắc và mang chút hương vị ẩm thực miền Bắc vào bữa ăn rồi đấy! Trong những ngày trời thanh mát, bạn có thể trổ tài chế biến bánh đa cua nóng hổi, cay cay để chiêu đãi bạn bè, người thân.

Bánh đa đỏ được làm từ gạo theo công thức gia truyền của người Hải Phòng. (Ảnh: Internet)

Bánh đa đỏ là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng cho món ăn. Bánh đa được chế biến rất công phu từ gạo được phơi thật già nắng ngâm vào nước vài giờ rồi cho vào cối xay nhuyễn, cho nước vừa đủ tạo nên thứ bột sánh mịn, dẻo mềm. Xay xong hòa thêm bột quả gấc chín, thêm chút kẹo đường phèn hay một thứ mật thơm bí truyền để bột có màu nâu sậm. Rồi qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ miết mỏng, hấp chín, sắp kín trên phên tre đem hong nắng, tráng sương thế là một loại bánh đa đỏ đặc trưng vùng quê biển Hải Phòng đã thành hình.

500g cua đồng

20g gạch cua

500g sườn non

200g thịt nạc vai băm

300g chả cá chiên

300g mỡ gáy

20g hành tím băm, 5g hành tím cắt lát, 5g hành tím để nguyên củ nướng

50g nấm mèo băm

1 ít lá lốt

5g tôm khô

15g mắm tôm

15g nước cốt me

2 trái cà chua

Bánh đa cua

Gia vị bao gồm: hạt nêm, đường, tiêu, nước mắm, dầu ăn, bột canh, bột ngọt

Rau ăn kèm: xà lách, cần nước, tía tô, rau muống, ngò rí, rau nhút. Với cần nước, rau muống, rau nhút, bạn nên luộc sơ qua.

Bước 1: Sơ chế cua đồng

Cho cua vào nồi, đậy vung rồi xóc cho sạch. Tách bỏ phần yếm và mai cua chỉ lấy phần thân, lấy phần gạch cua ở mai ra để riêng. Cho thân cua vào máy xay nhuyễn (nếu không có máy xay bạn có thể lấy cối giã nát).

Thịt cua sau khi đã xay pha với nước (tỷ lệ 1:2), khuấy đều, dùng rây hoặc túi vải thưa lược để tránh phần xác cua rớt xuống gây lợn cợn không ăn được.

Lược bỏ xác cua Bước 2: Nấu nước dùng cua

Sau khi đã lọc nước cua xay, bạn đổ vào nồi nêm thêm 5g hạt nêm, khuấy theo chiều kim đồng hồ và đun sôi cho đến khi riêu cua nổi lên mặt nồi thì dùng vợt vớt ra. Bạn để riêng phần riêu và phần nước dùng cua.

Vớt riêu cua để riêng và giữ lại phần nước dùng Bước 3: Nấu nước dùng xương

Bạn chần sơ sườn heo qua nước sôi có pha 1 ít muối trong 3 phút để loại bỏ các chất bẩn. Sau đó mang đi rửa sạch, để ráo nước.

Bắc một nồi nước lạnh lên bếp (khoảng 3 lít), cho sườn vào cùng với hành tím nướng để nước dùng thơm hơn. Hầm cho đến khi sườn chín mềm, vớt sườn để riêng ra và giữ lại nước dùng. Lưu ý trong quá trình nấu, bạn nhớ thường xuyên vớt bọt.

Bước 4: Làm tóp mỡ

Mỡ cắt hạt lựu, đem chần sơ qua nước sôi và 1 ít muối cho sạch. Sau đó đem rửa sạch và đem thắng cho vàng, giòn.

Bước 5: Cách làm chả lá lốt

Cho thịt nạc xay vào tô nêm vào 20g hành tím băm, nấm mèo, 5g đường, 5g tiêu, 5g nước mắm, 5g hạt nêm trộn đều lên để nguyên liệu và gia vị thấm vào nhau.

Cho thịt vào giữa lá lốt và cuốn chặt lại.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 5g dầu ăn, thả cuốn lá lốt vào chiên cho đến khi chín đều.

Chiên chả lá lốt Bước 6: Nấu nước dùng bánh đa cua

Bắc chảo lên bếp, cho vào 5g dầu ăn, phi thơm 5g hành tím cắt lát rồi cho gạch cua, cà chua cắt múi cau vào, nêm thêm 5g bột nêm, xào thơm.

Bắc nồi lên bếp, cho nước dùng cua, nước dùng sườn đã nấu vào nồi. Để nước dùng bánh đa cua thêm đậm đà, bạn nêm vào nồi 20g đường cát, 25g bột canh, 15g bột ngọt, 5g tôm khô, 15g mắm tôm, 15g nước cốt me cùng với cà chua xào vào đun sôi lên.

Nước dùng bánh đa cua Bước 7: Trình bày và thưởng thức

Bánh đa cua ngâm nước lạnh 3 – 5 phút rồi rửa sạch, để ráo nước khi nào ăn chần qua nước sôi 20 giây rồi cho vào tô. Cho sườn, riêu cua, chả cá chiên cắt lát mỏng, tóp mỡ vào tô, chan nước dùng lên trên và ăn kèm với các loại rau.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

Cách Nấu Bánh Đa Cua Tại Nhà Đậm Đà, Ngon Đúng Điệu

Bánh đa cua là món ăn đặc trưng và nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Một bát bánh đa cua ngon, thường mang những màu sắc rất hấp dẫn của gạch cua đồng, màu nâu của bánh đa, màu xanh thẫm của chả lá lốt, xanh tươi của hành lá.

Nguyên liệu nấu bánh đa cua:

– 500 gr cua đồng

– 200 gram sườn

– 200 gram thịt nạc

– Bánh đa đỏ: 300gr

– 3 quả cà chua

– Lá lốt

– Mộc nhĩ: 2-3 tai

– Hành tím: 2 củ

– Me: 3 quả

– Hành lá

– Rau mùi: 1 mớ

– Rau cần, rau muống, rau rút: mỗi loại một mớ

– Rau sống ăn kèm: giá đõ, xà lách, húng quế, rau mùi, hung quế, rau chuối

– Các loại gai vị thông thường: muối, nước mắm, đường, bột ngọt, dầu ăn,…

Cách làm bánh đa cua: Bước 1: Sơ chế cua và sườn

– Cua đồng mua về rửa sạch, bóc mai, bỏ yếm.

– Dùng tăm đề khều gạch cua vào một bát nhỏ để riêng.

– Giã cua và lọc lấy nước.

Bước 2: Nấu nước dùng

– Đun phần phần nước đã lọc với cua. Chú ý: khi đun nhỏ lửa, khuấy nhẹ tay để thịt cua nổi lên trên và không bị vỡ, vớt phần thịt cua nổi lên ra một cái bát, để riêng. Đổ phần nước cua với phần nước xương hầm.

– Cà chua thái nhỏ phi lên với một chút dầu ăn rồi cho toàn bộ số cà chua này vào nồi nước dùng. Việc này sẽ tạo hương vị chua nhẹ cho nước dùng cùng màu sắc bắt bắt mắt cho món ăn.

– Hành tím bóc vỏ, thái nhỏ cho ½ vào chảo phi thơm, thêm phần gạch đã được khều ra vào phi cùng. Đổ phần gạch cua phi hành vào nồi nước dùng.

– Nêm nếm sao cho nước dùng vừa ăn là được

Bước 3: Làm chả lá lốt

– Các bạn cần ngâm mộc nhĩ với nước ấm cho cho nở ra, rửa sạch cắt bỏ phần bẩn, rửa sạch băm nhỏ.

– Cho mộc nhĩ với thị xay, chỗ hành tím còn lại và ½ thìa café muối vào trộn đều.

– Rửa sạch lá lốt, để ráo.

– Sau đó, các Bạn gói chả, khi gói nên lưu ý để mặt lá có màu xanh thẫm làm mặt ngoài của miếng chả. Gói xong, đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho dầu nóng rồi thả chả vào gián, chả chín thì gắp ra đĩa.

– Bánh đa rửa sạch với nước, để ráo. Khi ăn thì các bạn nhúng qua nước nóng để làm mềm bánh đa.

– Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối, tráng bằng nước lọc.

– Rau muống, rau cần, rau rút nhặt, rửa sạch, để ráo cắt khúc.

Bước 5: Trình bày và thưởng thức

– Khi ăn, các bạn cho bánh đa vào bát, thêm chả lá lốt, trần rau cho lên trên, rắc hành mùi thái nhỏ, thêm một chút thịt cua vào bát, múc nước dùng vào bát và … thưởng thức thôi.

Một bát bánh đa cua đúng điệu sẽ khiến bạn thích mê ngay khi thử lần đầu tiên với cái dai dai của bánh đa, vị chua nhẹ của nước dùng và đặc biệt là mùi thơm ngậy của gạch cua đã được phi với hành. Hương vị này sẽ khiến các thành viên trong gia đình thích thú ngay.

Ngay tại Hà Nội không hề khó khăn để có tìm được một địa điểm thưởng thức bánh đa cua ngon. Bạn có thể ghé qua Nhà hàng Ngọc Mai Vàng – Lê Ngọc Hân để thưởng thức món ăn này cùng với rất nhiều món ăn đặc sắc khác.

Đến với Nhà hàng Ngọc Mai Vàng Bạn sẽ cảm thấy từ hương vị món ăn cho đến cách sắp đặt không gian thưởng thức món ăn đều rất hòa hợp, đúng chất.

Địa chỉ: Nhà hàng Ngọc Mai Vàng – Tầng 17 Ruby Plaza, 44 Lê Ngọc Hân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Sương mai tổng hợp – PasGo.vn

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ: huongtnonepas