Nấu Ăn Phùng Tấn / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Xem Tuổi Hợp Làm Ăn 2022 Để Kinh Doanh Được Tấn Tài Tấn Lộc

Ngày này việc xem tuổi làm ăn, xem tuổi hợp tác làm ăn với đối tác dường như đã trở thành một câu hỏi mà bất kỳ ai muốn kinh doanh, làm ăn buôn bán đều muốn tìm hiểu. Mục đích của người xem tuổi làm ăn có hợp nhau không là sẽ lý giải việc hợp tác làm ăn kinh doanh rất cần lựa chọn người có tuổi hợp làm ăn với mình để công việc được tiến hành thuận lợi và phát triển nhiều hơn và tránh được những mất mát thất bại trong công việc kinh doanh. Việc xem tuổi làm ăn cần dựa vào mênh, thiên can, địa chi, cung mệnh, thiên mệnh năm sinh để bạn có thể tìm ra được người có tuổi hợp làm ăn kinh doanh với bạn. Nguyên tắc chọn tuổi làm ăn đó là cung mệnh và thiên mệnh năm sinh có sự tương sinh, tam hợp hay lục hợp chính là tuổi mà bạn có thể xem xét.

Vì sao cần xem tuổi làm ăn, xem tuổi hợp kinh doanh?

Trong đó Mệnh và Cung cần được chú ý nhất trong việc xem bói tuổi làm ăn. Mệnh và cung nếu tốt, Thiên Can – Địa Chi không có sự xung khắc vẫn có thể chấp nhận để cùng làm ăn kinh doanh được. Để công việc làm ăn gặp nhiều thuận lợi, tấn tài tấn lộc, việc xem tuổi hợp làm ăn là việc quan trọng được người kinh doanh quan tâm. Việc chọn được đối tác có tuổi làm ăn hợp phong thủy, xem được tuổi hợp làm ăn thì thành công sẽ đến với bạn nhanh hơn, thuận lợi hơn. Và ngược lại, nếu bạn chủ quan trong việc xem tuổi làm ăn nên nếu bạn làm ăn với người không hợp tuổi hay phạm vào Tứ Hành Xung thì cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chuyện kinh doanh không thuận lợi, thua lỗ, đối tác khắc khẩu không hiểu ý của hai bên. Để biết các tuổi hợp làm ăn kinh doanh thì mời quý bạn hãy xem tuổi làm ăn bằng công cụ “Xem tuổi hợp kinh doanh, buôn bán” sau đây.

Xin mời nhập thông tin về năm sinh để nhận kết quả chính xác.

Trung Quốc: Bắt 2000 Tấn Thịt Lợn Chết Tuồn Ra Thị Trường

Lào Cai: Cả nhà nhập viện vì ăn thịt lợn chết

Nguy cơ ngộ độc từ thịt lợn nấu lại nhiều lần

Phát hiện gần 3 tấn thịt gà, thịt lợn bẩn không rõ nguồn gốc

Phát hiện hàng loạt thịt lợn hôi thối “đang tái chế”

Trung Quốc: Phát hiện thịt lợn nhập khẩu nhiễm độc gây bệnh tim

Theo tin từ báo Sina, Trung Quốc , cơ quan chức năng nước này vừa khởi tố vụ buôn bán trái phép thịt lợn thối, lợn chết, bệnh tật với số lượng lớn hơn 2000 tấn, trị giá hơn 60000 Nhân dân tệ tương đương với 210 triệu tiền Việt. Số thực phẩm này sẽ được bán như thịt lợn tươi hoặc làm xúc xích, lạp xưởng… Người tiêu dùng ăn những loại thịt này rất có thể sẽ bị ngộ độc, và ảnh hưởng cực kì nguy hiểm đến sức khỏe sau này.

Thực phẩm chế biến từ thịt lợn bẩn thành món lạp xưởng xúc xích ngon lành

Có những con lợn xác đã thối bốc mùi nhưng vẫn được thương lái xẻ ra bỏ đi phần nội tạng còn thịt thì để đông lạnh nhằm ngụy tạo che giấu đi nguồn gốc không rõ ràng. Sau đó thịt sẽ được mang ra chợ, siêu thị tiêu thụ hoặc bán cho các công ty chế biến thực phẩm làm xúc xích, lạp xưởng, nhân bánh, giá thịtheo là hơn 50.000 đồng/kg.

Các chuyên gia chia sẻ sử dụng thực phẩm không đảm bảo an toàn, nhất là thịt lợn bẩn, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, ảnh tới sự phát triển của cơ thể, nếu thịt lợn đó có chứa nhiều hoóc môn, chứa nhiều chất kháng sinh. Nó gây ra hiện tượng kháng kháng sinh trong cơ thể. Ví dụ như chất clenbuterrol là chất gây ung thư. Nếu thịt lợn để lâu, thối rữa sẽ tạo ra nhiều chất độc chuyển hóa trung gian nằm trong đó. Việc chuyển hóa trung gian chất đạm sẽ gây độc hại đối với cơ thể người khi ăn vào.

Người tiêu dùng cần cảnh giác khi chọn mua thịt lợn

Nếu ăn thịt lợn nhiễm mầm bệnh, con người rất có thể bị mắc bệnh, hoặc ít nhất là gây ra rối loạn chuyển hóa. Chính vì vậy, khi ăn các loại thịt này, vi khuẩn đường ruột của con người cũng bị ảnh hưởng, qua đó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tiêu hóa… Ngoài ra, lợn cũng còn rất nhiều các loại bệnh khác như bệnh lợn gạo, bệnh giun cuộn, bệnh lở mồm long móng…, nếu ăn thịt lợn này thì nguy cơ bị lây rất cao.

Khi mua về chế biến thịt lợn phải xem thịt còn đỏ tươi hay không, thịt tươi sẽ đàn hồi nếu gí tay vào miếng thịt. Tránh mua thịt có màu vàng, thịt đã đổi màu, không còn tươi, miếng thịt khi gí tay vào không còn đàn hồi, thịt có những chấm đen, có cục lổn nhổn, vì đó là biểu hiện thịt lợn bệnh, thịt lợn để lâu.

Trang Thùy

Câu Chuyện “Cả Nhà Nấu Ăn Dở” Gây Xôn Xao Mxh Và Những Bữa Ăn “Như Tra Tấn” Với Người Con Trai Trong Suốt Hơn 20 Năm, Ám Ảnh Nhất Là Vào Mỗi Dịp Tết

Người ta thường bảo, bao nhiêu sơn hào hải vị cũng không bằng bữa cơm nhà quây quần bên bố mẹ, anh chị em, nhưng có lẽ với chàng trai trong câu chuyện này, mọi thứ lại trái ngược hoàn toàn.

Được đăng tải trên Weibo, bài viết tâm sự về những bữa cơm “như tra tấn” của chàng trai người Trung Quốc suốt từ nhỏ cho đến thời niên thiếu đã gây xôn xao MXH châu Á. Từ bà, cho đến bố, mẹ của anh chàng đều nấu ăn không ngon, chỉ biết nấu đi nấu lại vài món, có khi phải cố ăn để giữ hoà khí gia đình… Đối với anh ta mà nói, những bữa cơm nhà là ác mộng, dù tỉnh cũng không quên. Đối với những người khác, đọc từng lời chia sẽ cũng cảm thấy thống khổ thay.

Thực đơn không đổi suốt những năm tháng tuổi thơ, không nhận biết được khẩu vị “ngon” của chính mình

Đây là một câu chuyện buồn và dài – Cả nhà nấu ăn dở…

Từ hồi mẫu giáo cho tới khi tốt nghiệp trung học, mỗi sáng bố mẹ đều nấu cho tôi một gói mì tôm vị thịt kho tàu, đến cả vị cũng không đổi, mãi tới khi tôi lên cấp 3, ở tại trường thì mới ăn tại nhà ăn của trường.

Dù sao thì hiện tại tôi vẫn sống nhăn răng, cũng không nảy sinh cảm giác “ám ảnh” đối với mì tôm, vẫn luôn rất thích các hương vị của nó.

Bữa trưa cơ bản là món trứng sốt cà chua và khoai tây xào luân phiên thay đổi, đã ăn mười mấy năm, gần như là chưa từng đổi sang món khác. Nhà tôi mỗi ngày sẽ nấu 3 món, bố mẹ tự làm món họ thích, sau đó sẽ nấu cho tôi một món trứng sốt cà chua hoặc khoai tây xào.

Nói sao đây nhỉ, đồ họ nấu khó ăn kinh khủng, trừ hai món này ra thì những món khác tôi đều không tài nào nuốt nổi, vẫn là hai món này ok nhất.

Dù thế, tôi vẫn thường xuyên phải chịu khổ sở đôi chút . Bố tôi tự biết bản thân nấu ăn không ngon, thế nên luôn nấu theo cách thông thường, không thay đổi, vậy nên mấy món của bố vẫn có thể tạm ăn được. Nhưng mẹ tôi lại không như vậy, có đôi lúc bà cứ nhất định phải bày vẽ, sáng tạo. Có đôi khi mẹ muốn đổi trứng gà thành trứng vịt, thế là sinh ra món cà chua xào trứng vịt, thử hỏi các bạn có thấy sợ không nào? Tôi thích ăn trứng sốt cà chua, mẹ tôi thích ăn trứng xào rau hẹ, bố tôi lại thích món trứng xào ớt xanh mộc nhĩ. Có một hôm bố không có thời gian nấu cơm, vì để giảm bớt công đoạn nên ông ấy dứt khoát đem trứng xào chung với cà chua, rau hẹ, ớt xanh, mộc nhĩ. À phải rồi, còn cho thêm cả khoai tây xào còn thừa từ hôm trước. Bã sữa đậu nành sau khi lọc, lại được cho thêm vào trứng, làm thành món trứng chưng…

Nấu cơm dở thì cũng đành, đằng này thái đồ ăn cũng thật là ba chấm… Mỗi lần mẹ tôi thái khoai tây thì đều giống như biểu tượng của McDonald’s vậy, hơn nữa còn không đều nhau, to thì to quá mà nhỏ thì lại nhỏ quá.

Ngoại trừ hai món trứng sốt cà chua và khoai tây xào, bố mẹ tôi vẫn còn hai “món tủ đặc sắc” khác: 1 là xúc xích rán, 2 là màn thầu xào. Rán xúc xích thường sẽ không gặp khó khăn gì, dẫu sao thì đến muối cũng không cần thêm, tôi lại thích ăn hơi cháy một chút, thế nên dù có bị rán cháy khét thì tôi vẫn thấy ok. Xào màn thầu thì cần khá nhiều kĩ thuật rồi, phải thêm muối, hơn nữa thông thường phải xào cùng với trứng. Thứ mà tôi thường được ăn chính là bánh màn thầu đã mất hết mùi vị, xào với trứng đến mặn chát…

Bởi vì kĩ thuật nấu ăn của họ như vậy, cho nên tôi luôn tưởng rằng mình rất kén ăn, tôi ghét hầu hết các loại rau, mãi cho tới khi lên cấp 3 ăn cơm ở nhà ăn của trường, tôi mới phát hiện, thực ra tôi chính là kiểu người không kén ăn nhất trần đời.

Những đồ mà hồi nhỏ tôi ăn thậm chí đến mức nôn ra, đều được đầu bếp ở nhà ăn “khai sáng”, nào là hành tây, mướp, ngồng tỏi, đậu đũa, súp lơ, ớt chuông, cải thảo, cải thìa, rau chân vịt (đã lược bớt một số loại rau xanh)… Tôi không nói quá chút nào đâu, mấy loại rau này bố mẹ tôi nấu, tôi ăn xong thật sự là đều từng nôn ra cả.

Ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi là mướp. Tôi từ nhỏ đã rất nghe lời, mặc dù không thích ăn nhưng nếu bố mẹ muốn, tôi nhất định sẽ nhắm mắt nhắm mũi ăn. Khi đó còn học tiểu học, họ múc cho tôi một bát mướp xào, tôi lén lấy chút nước ấm, giống như là uống thuốc vậy, cứ từng miếng từng miếng nuốt xuống. Nhưng sau đó bố mẹ cảm thấy tôi không thể nào lại ngoan ngoãn nghe lời ăn hết sạch sẽ như vậy được, liền một mực khẳng định rằng tôi nhất định đã lén đổ đi đâu đó rồi (bây giờ nghĩ lại, bọn họ cũng tự thấy rằng nhai như bình thường để nuốt căn bản là không thể..). Tôi thực sự oan ức vô cùng, từ đó đối với mướp sinh ra bóng đen tâm lí rất lớn.

Mãi cho đến mấy năm trước có lần đi công tác, trong bữa ăn có một người gọi món canh mướp, nhất định muốn chúng tôi lần lượt nếm thử. Tôi quả thực không thể khước từ, đành miễn cưỡng gắp một miếng – vậy mà lại phát hiện mướp cũng có thể ăn được!

Cả nhà đều biết tôi thích ăn cá, thật ra nguyên nhân là vì nếu như tôi nói muốn ăn thịt, bố mẹ tôi sẽ tự mua về làm (thứ lỗi cho tôi nói thẳng rằng tôi thực sự sợ chết), bọn họ không biết làm cá, cho nên nếu tôi nói muốn ăn cá, họ sẽ mua cá nấu sẵn ở tiệm. Nói thật, mỗi lần họ mua cá về, bất kể là cá sốt chua ngọt hay cá hấp, tôi đều chén sạch bong không sót miếng nào.

Tất nhiên, thứ nhất là điều kiện gia đình khi đó không cho phép ăn cá thường xuyên, thứ hai là bố mẹ mặc dù nấu ăn không ngon, nhưng đối với vấn đề vệ sinh và lành mạnh của đồ ăn bên ngoài thì vẫn rất không yên tâm. Thế nên tôi cũng không được ăn cá thường xuyên.

Khi đi ăn ngoài, tôi sợ nhất là gặp ba chữ “món nhà làm” trên thực đơn, món nhà làm đối với tôi mà nói là một cái gì đó vô cùng khủng khiếp, lại còn cái gì mà “có hương vị của mẹ”, tôi tuyệt đối sẽ sinh ra bóng đen tâm lý.

Những ngày Tết “đánh vật” với đồ ăn của bà nội, ăn chỉ vì “lòng hiếu thảo”

Sau khi tôi lên đại học, trong nhà hầu như không còn hơi ấm của bếp nữa. Mẹ tôi ăn cơm ở nhà ăn trong công ty, bố thì ăn sáng ở quán, buổi trưa đều tới nhà bà nội ăn một bữa, bố thường không hay ăn tối.

Bà tôi nấu ăn cũng dở. Mỗi năm ngày Tt đều ăn sủi cảo, đối với tôi mà nói chính là ăn để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi cái bánh đều trực tiếp nuốt chửng, tuyệt đối không được nhai, nhai một phát là thấy ớn ngay.

Bà chỉ biết làm một loại nhân sủi cảo, à nhân thịt lợn củ cải trắng. Tôi viết ra mấy từ này mà còn run rẩy, dường như có mùi của nhân sủi cảo từ màn hình bay ra vậy.

Ở đơn vị của bác tôi vào dịp Tết sẽ phát rất nhiều đồ, bác ấy thường mang về cho bà nội. Có năm bác mang về cho bà nửa con dê con. Tết năm đó bà nội vô cùng vui vẻ, bận tới bận lui, chiên, xào, luộc, hấp, nướng, các cách đều dùng hết cả rồi. Cuối cùng đến khi hết Tết cũng đã xử lý xong nửa con dê đó.

Năm đó cực kỳ kinh hoàng, chúng tôi ăn sủi cảo nhân thịt dê củ cải trắng, uống canh thịt dê không cho muối, còn có các loại đồ ăn chế biến từ thịt dê, mọi người trong nhà hầu như đều thành mắc chứng sợ dê… Bác trai tôi cảm thán mấy hồi, thịt dê này vốn là thịt dê ngon, vậy mà ăn đến mức ám ảnh.

Dù sao sau đó bác ấy nói đơn vị không phát thịt dê nữa, chúng tôi cũng không biết rốt cuộc là thật sự không phát, hay là…

Món duy nhất bà làm mà tôi cảm thấy ngon đó là món bánh rán, nên mỗi lần tôi về nhà bà đều rán bánh cho tôi ăn, còn vô cùng đắc ý vì tôi thích ăn đến vậy.

Thế nhưng vấn đề là… bà rán một lần bánh, vì để không lãng phí chảo rán, nên ngày thứ hai vẫn rán vào chảo đó. Ôi trời ơi, bánh của bà theo lời bác trai nói thì là có thể ăn tới mức xuất huyết dạ dày – hầu như không cho dầu, cứng đến mức đâm thủng cả dạ dày luôn.

Có người ăn cơm để hưởng thụ, có người ăn cơm để sống, còn nhà tôi ăn cơm, đặc biệt là ăn cơm ở nhà bà tôi, hoàn toàn là vì lòng hiếu thảo.

Ông bà có tổng cộng 3 người con, 5 đứa cháu, mỗi lần chúng tôi ở nhà bà ăn cơm, đặc biệt là vào ngày lễ lớn, trước bữa cơm đều bị các ông bố lén dạy dỗ, không cho phép chúng tôi biểu lộ ra là không thích ăn, không được ăn quá ít, không được bỏ thừa đồ ăn, như vậy bà sẽ rất buồn: “Các con một năm chỉ có mấy lần, chịu ấm ức một chút để bà được vui thì có sao, nghĩ xem ba anh em chúng ta năm đó mỗi bữa đều như thế, chẳng phải đều vẫn trải qua được hay sao?”.

Thế là mỗi năm, việc ăn mấy cái sủi cảo trở thành chỉ tiêu mức độ để đánh giá xem con ai hiếu thuận hơn của ba anh em họ… Có một năm, tôi cùng mọi người trong nhà uống rượu, uống hơi nhiều nên đã không ăn sủi cảo (thông thường đều là cố nuốt, nhưng lần đó đã có tí hơi men, tôi cứ khẳng định bản thân ăn vào sẽ nôn ra mất, nhất quyết không chịu ăn). Năm đó thím tôi mấy lần dương dương tự đắc khoe với mẹ tôi rằng con bà ấy đã ăn hết mười mấy cái sủi cảo, còn tôi ngay cả một cái cũng không ăn.

Bà nội thường sẽ nói: “Mấy đứa cháu nội này của ta thật sự rất ngoan, đều ngoan như nhau cả. Hồi còn nhỏ thường ở nhà bà ăn cơm, ăn như thể uống thuốc vậy, phải đuổi, phải mắng rồi ép ăn mới chịu ăn. Bây giờ lớn rồi thì không thường tới đây nữa, nhưng ngược lại mỗi đứa đều rất thích món bà nấu, đều có thể ăn rất nhiều”.

Mỗi lần như thế, chúng tôi đều tự cười thầm với nhau: “Không chắc đâu bà ơi, là do chúng con càng lớn càng hiểu chuyện đó”.

Mỗi năm sau bữa ăn đêm giao thừa, tiết mục không đổi của đại gia đình tôi đó chính là ba người con trai của bà “tranh nhau” mang sủi cảo mà người mẹ già đã vất vả gói về nhà. Thường thì mỗi nhà có thể “tranh” đến gần 100 cái mang về.

Nói sao đây nhỉ, dẫu sao cũng là xuất thân từ gia đình nghèo khó, đồ khó ăn đến đâu chỉ cần chưa bị hỏng thì cũng đều không nỡ vứt. Bố mẹ tôi vì muốn tôi giúp họ xử lý hết chỗ sủi cảo, sẽ đem sủi cảo nấu với mì tôm… Nghe như vậy có phải thấy rất ngon không? Đợt Tết mỗi năm tôi đều sẽ phải ăn như vậy nguyên một tuần…

Yêu cầu của tôi đối với đồ ăn quả thực rất thấp…Chỉ cần là đồ ăn vào không chết người, tôi đều có thể ăn ngon lành. Hầu hết các món ăn đối với tôi đều là món ngon cả. Hồi trưa vừa gọi điện hỏi thăm bà nội, bà lại phàn nàn mẹ tôi không nấu cơm cho bố ăn, hại bố mỗi ngày đều phải tới nhà bà ăn cơm (không phải nhưng mà, đồ mẹ nấu cũng chỉ có mẹ mới miễn cưỡng nuốt được thôi…)

Mẹ, bà và bản thân mình, nếu nhất định phải chọn một, bố tôi vẫn là chọn bà nội rồi.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này?

Nguồn: Du Du/ Weibo Việt Nam.

Lớp Dạy Nấu Ăn Online: Nấu Ăn Ngon Tại Nhà!

Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và đau đầu khi ngày nào cũng đặt ra câu hỏi: “hôm nay ăn gì đây?”. Việc lên thực đơn món ăn mỗi ngày dần rơi vào bế tắc, thậm chí có thể trở thành stress cho các bà nội trợ. Mẹo hay dành cho các bà mẹ chính là đăng ký ngay lớp dạy nấu ăn online để được biến hóa món ăn ngon mỗi ngày ngay chính tại bếp ăn gia đình mình.

Công nghệ phát triển, các kênh dạy nấu ăn trực tuyến qua phần mềm ứng dụng điện thoại ngày càng nhiều, chúng ta có thể tham khảo lựa chọn một khóa học online phù hợp nhất. Hoặc bạn có thể đăng ký tại siêu thị khóa học trực tuyến Edumall để được trải nghiệm chương trình dạy nấu ăn online chuyên nghiệp hơn, hiệu quả tốt hơn.

Lớp dạy nấu ăn online: học nấu ăn chưa bao giờ dễ hơn thế!

Xã hội ngày càng phát triển, thay vì nhu cầu ‘ăn mặc ấm” như trước kia thì bây giờ yêu cầu về “ăn ngon mặc đẹp” được đặt ra nhiều hơn. Muốn ăn ngon thì phải lăn vào bếp. Tuy nhiên, nhiều người vào bếp rồi vẫn không biết phải làm thế nào để có được món ăn ngon. Mọi thứ đơn giản hơn khi nhanh tay truy cập lớp dạy nấu ăn online của Edumall để được học tập kỹ năng nấu nướng và chế biến món ăn ngon.

Những buổi học nấu ăn từ cơ bản đến phức tạp, hàng nghìn món ăn ngon mỗi ngày đều được Edumall cập nhật thường xuyên trên website chính thức của mình. Lớp dạy nấu ăn online của Edumall được tiến hành bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực, đồng thời cũng là những đầu bếp danh tiếng đến từ các nhà hàng, khách sạn 5 sao nổi tiếng.

Lợi ích từ việc học nấu ăn online

Bạn quá bận rộn với công việc và những mối quan hệ xã hội, bạn không có nhiều thời gian để đến các lớp học offline? Việc đăng ký học nấu ăn online mang đến nhiều lợi ích hơn hẳn dành cho các học viên.

Các lớp học online của Edumall thiết kế bài giảng, cắt ghép video vô cùng sống động, khơi dậy niềm cảm hứng chế biến món ăn dành cho mọi học viên. Lưu ý: nếu muốn đảm bảo hương vị món ăn thơm ngon thì bạn cần nhất nhất tuân theo công thức và tỷ lệ phân chia gia vị của các đầu bếp.

Nhanh tay đăng ký lớp dạy nấu ăn online của Edumall để được trải nghiệm chương trình nấu ăn trực tuyến thông minh, đa dạng hóa thực đơn món ăn và tạo nên những hương vị món ăn thơm ngon, cho bữa ăn cả gia đình hấp dẫn hơn, chinh phục vụ giác của mọi người dùng.