Nấu Ăn Nơi Hoang Dã / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Đi Về Nơi Hoang Dã

Số lần đọc/download: 6265 / 125

Cập nhật: 2023-11-16 21:34:08 +0700

ào dịp Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ 6 năm 1995, trả lời phỏng vấn đài RFI về văn học Việt Nam thời đổi mới, nhà văn Nhật Tuấn đã phát biểu: Mấy năm 1987-1991 là thời hòang kim cuả tiểu thuyết Việt Nam. Thời đó giống như có một đứt gãy của lịch sử, khiến cho văn chương trong nước trào ra như dòng phún xuất thạch, hoặc nói theo ngôn ngữ đá banh, lúc đó trọng tài đang mải cãi nhau về luật bóng đá, tranh thủ thời cơ đó, các nhà văn tới tấp dẫn bóng lên làm bàn. Những thiên đường mù của Dương Thu Hương, Mùa lá rụng trong vườn của Ma văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… và cuốn sách đang trong tay quý vị: Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn là những trái bóng sút tung lưới đó. Tuy nhiên, khác với những cuốn kể trên đuợc làm rùm beng, báo chí đua nhau lăng xê, cuốn của Nhật Tuấn cứ lặng lẽ đi vào nguời đọc và lặng lẽ rơi vào im lặng. Vì sao vậy? Co lẽ nhà văn Trần Thanh Giao ở trong nước đã nói được đúng tình thế lúc đó: Khen cuốn Đi về nơi hoang dã thì là dại, chê thì lại là ngu. Tốt hơn hết cứ nói là… chưa xem…. Và thế là cả các nhà văn, các nhà phê bình, các nhà báo văn hóa văn nghệ đều chưa…. đọc như thế. Tại sao nguời ta ngại cuốn sách này đến thế? Chống Đảng, nói xấu lãnh tụ, chia rẽ dân tộc chăng? Chả phải! Biểu tượng hai mặt, muợn xưa nói nay, mượn súc vật xỏ xiên con người chăng? Cũng chả phải! Phân tích ra thì chẳng có tội gì mà ngại, nhưng càng đọc càng cứ… tức anh ách. Tại sao thế nhỉ? Ở những cuốn tiểu thuyết mang màu sắc phản kháng khác (Những thiên đường mù, Thời xa vắng, Ly thân…) các tác giả còn muốn tranh cãi, muốn triết luận với chủ nghĩa xã hội quanh các vấn đề cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, hòa bình và chiến tranh….Đi về nơi hoang dã thì không – nó không đối diện, không hội luận, không trao đổi gì hết, nó cũng chẳng buồn nhắc tới cái chủ nghĩa ấy tới một lời – nó chỉ mô tả cuộc đời của những con người tiêu biểu ở trong đó, mô tả, miệt mài mô tả mà thôi. Hại thay, khi mô tả con người với với tấm lòng yêu thương thì tác giả lại tỏ ra khinh miệt, quay lưng không muốn tranh cãi, không đáng để nói tới những thế lực đã gây nên sự đày ải con người một cách kinh khiếp đến như thế.

Năm con nguời bị đẩy vào miền hoang dã với nhiệm vụ chính trị cao nhất là tìm một con đường trên núi cao được vạch sẵn do Ban chỉ huy nằm ở mãi dưới đồng bằng và truyền lệnh hàng ngày qua cái máy vô tuyến điện. Cho dù ngay trên đường đi, vấp phải vách đá dài dằng dặc, con đường trên núi ngày càng tỏ ra được thiết kế sai tóet tòe loe, nhưng mọi ngưòi vẫn phải: tuyệt đối tin tưởng ở cấp trên, thực địa có thể khác với bản thiết kế con đường, nhưng Ban chỉ huy không bao giờ sai…. Vậy nhưng rồi tới cái ngày ngay cả ông tóan trưởng là nguời lãnh đạo cái đòan người đi trên núi này rồi cũng đã trắng mắt, cay đắng nhận ra rằng Ban chỉ huy đã sai trong chỉ đường vạch lối, vậy nhưng ông vẫn phải nhắm mắt tuân theo mệnh lệnh là mệnh lệnh, tuyệt đối phải chấp hành, nhiệm vụ chính trị cao nhất của chúng ta trong lúc này là đi tới, đi tới…., nhưng mà đi tới… đâu, đi tới cái đỉnh Hua Ca chỉ có trong tưởng tượng bằng bất cứ giá nào. Vậy là đã thành một chân lý Ban chỉ huy không bao giờ sai, đừng có tranh cãi, triết luận, hội thảo hội thiếc gì với cấp trên hết, nếu không thì sẽ thành thằng phản động Anh dám nói cấp trên là mù quáng hả? Anh quên mất phải tin tưởng tuyệt đối ở ban chỉ huy hả? Anh đứng trên lập trường giai cấp nào mà phát biểu vô tổ chức, vô kỷ luật vậy? Một khi vấn đề đã được đặt ra theo kiểu vậy thì thua rồi, cho dù có tuyên ngôn, hội thảo, hiến chương, kết nối gì cũng vô ích. Cả 5 con người đi trong đòan người thôi không còn tranh cãi, không còn dùng ngôn từ để nghị luận với cấp trên nữa, họ im lặng, im lặng nhưng không buông xuôi, họ triết luận với các lý thuyết gia của con đường, với ban chỉ huy bằng chính… cuộc đời thê thiết của họ.

Trước hết là ông tóan trưởng, suốt ngày câm nín như một con cóc cụ buồn rầu, khổ hạnh hơn nhà tu, cứng nhắc như nhà giáo điều, khiến lính của ông phải kháo nhau: Tao nghi lão ấy không có cặc quá, chỉ không có cái đó mới sống được như lão. Niềm vui duy nhất trong ngày của ông là đến tối đánh điện về Ban chỉ huy báo thành tích công tác trong ngày: đi thêm được mấy ngàn mét, bao nhiêu người tập thể dục, bao nhiêu người phát biểu trong các cuộc họp. Miệng ông luôn luôn nhắc nhở mình vì mọi nguời nhưng lại dấu diếm mỳ chính, thịt hộp trong ba lô để lén lút ăn riêng. Ông luôn đề cao đạo đức nhưng lại hủ hoá với bà Trưởng phòng, rồi bỏ mặc bà với đứa con nơi công trường lạnh lẽo. Loại người như ông toán trưởng nhan nhản một thời làm nên cái gọi là…văn minh cán bộ trong thời kỳ kinh tế bao cấp ở miền Bắc, một thời đã gây nên bao phiền tạp trong đời sống người dân. Vậy nhưng đừng tưởng tác giả sẽ mạt sát, khinh ghét, bôi xấu loại nhân vật đó, ngược hẳn lại, ông toán trưởng vẫn đuợc khắc hoạ với nét bút cảm thông và cái phần tình người của ông vẫn còn lặn vào sâu và bột phát ra mạnh mẽ khi ông đối diện với cái chết.

Người theo sau ông toán trưởng, nối tiếp được thế hệ cha anh chính là thằng học giả. Thằng này vốn là con nhà tư sản, trước cách mạng là một thanh niên có hoài bão, mong muốn xây dựng sự nghiệp mà chưa biết đó là cái sự nghiệp gì. Khi Đảng, chính phủ giải phóng HàNội thì nó biết rồi, và nó bắt đầu xây dựng cái sự nghiệp ấy bằng cách tố cáo bố nó với đội cải tạo để đến nỗi ông phải thắt cổ tự tử. Không sao cả, mang mặc cảm giết cha và đẩy mẹ tới chỗ đi tu, thằng học giả vẫn còn tự tin, vẫn còn đứng vững được ở trong cuộc đời bởi lẽ nó còn có tình yêu của nàng búp bê, trụ đỡ tinh thần cho nó trong cuộc sống dưới cấp con người này. Ấy thế rồi đùng cái, nàng búp bê bỏ nó đi lấy chồng sau khi gửi cho nó mấy câu thơ riễu cợt lý tưởng của nó:

Nếu hoài trên đỉnh Phăng xi păng…

Anh chỉ hát trong mây mù huyền diệu…

Vâng, nếu như thế thì em xin bye bye, em đi lấy chồng.

Cái cú sét giữa trời quang này làm thằng học giả bừng tỉnh cơn mơ mộng hão huyền, nó ngộ ngay ra một chân lý bốc mùi cơ hội là muốn vượt lên để mà tồn tại trong xã hội này nó buộc phải đểu cáng, phải giả dối, phải lưu manh, phải dẫm lên đồng đội, giành giật quyền lợi về mình, và thế là từ đó vĩnh biệt cái thân phận:

Ngó tới tương lai trào nước mắt

Ngoảnh nhìn quá khứ toát mồ hôi…

Thằng học giả tự biến thành con nguời khác, tách khỏi đồng đội, bám theo đít ông toán truởng, hầu hạ nịnh nọt một cách đê hèn để được ông bàn giao cho quyền lực và đi xa hơn thế nữa, hắn bắt đầu nói năng, suy nghĩ, hành động y như cung cách của Ban chỉ huy vậy. Qua hình tượng thằng học giả, nhà văn đã dự báo sự ra đời của chủ nghĩa cơ hội ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội như gan tiết ra mật vậy. Và từ nhận định chính thằng học giả mới là đệ tử chân truyền của ông toán truởng, tác giả lại đưa ra một dự đoán: cuộc chuyển giao thế hệ rồi sẽ diễn ra theo chiều hướng là thế hệ sau táo tợn, tham lam, lưu manh hơn thế hệ truớc. Quả nhiên hình ảnh sa hoa, tham lam, vô trách nhiệm của đám con ông cháu cha hiện nay đang làm người ta lo ngại rằng cứ cái đà sống và vơ vét như thế này, mai tới lúc chúng cầm cân nảy mực xã hội thay thế cha ông chúng thì sẽ ra làm sao?

Thằng cấp dưỡng, cậu con cầu tự thì lại là một dạng khác. Nó là thằng sớm nhận ra ông toán truởng giả vờ đi ỉa để ăn lén cái bánh trưng, sớm nhận ra mặt trời cũng có vết đen, bởi thế nó mặc sự đời, mặc ông toán trưởng loay hoay với ý nghĩa quan trọng của con đường, mặc thằng học giả giở đủ trò thối tha để đuợc kế cận ông toán truởng, mặc thằng hộ pháp suốt ngày: ối giời ơi, tao nhớ con vợ thằng xã đội quá, nó mặc cha hết để tập trung mỗi một mục tiêu: làm thật nhiều tiền để về xây nhà cho mẹ. Còn cái thằng nhân vật tôi vốn là đứa trẻ mồ côi vô thừa nhận, chẳng có gì mà nhớ tới, chẳng có gì mà nhằm tới, thôi thì cứ sống theo kiểu bấc đến đâu dầu đến đấy vậy thôi. Cái tính bản thiện trong con người khiến nó kính nhi viễn chi ông toán truởng, chẳng thể nào nghe theo ông rủ rê làm thế hệ kế tiếp cho ông. Và rồi dường như phận số đã mỉm cười với nó khi đưa đến cho nó mối tình thuần khiết của nàng Sao miền rừng núi.

Cái kết cục của Đi về nơi hoang dã không chỉ cho ta cái kết cục tất yếu ảo tưởng về một con đuờng đi tới được đỉnh Hua Ca. Hơn thế nữa, cái đỉnh Hua Ca kia chỉ có trong huyền thoại và một khi huyền thoại đã không còn nữa, thì tình yêu thương giữa con người với con người sẽ thay thế cái đẹp mà cứu chuộc thế gian này. Sự tồn tại và trưởng thành của dân tộc ta qua biết bao thăng trầm của lịch sử, biết bao bão táp của chiến tranh và cách mạng, phải chăng đã minh chứng điều đó.

Và với thông điệp như vậy hẳn là Đi về nơi hoang dã sẽ còn được các thế hệ mai sau đón đọc…

Sinh Tồn Nơi Hoang Dã

Phạm Văn Nhân – Hổ hăng hái. RS  

 Nấu nướng

LÀM SẠCH   Chim, thú, cá… sau khi đã đánh bắt được, các bạn phải biết cách làm cho sạch trước khi nấu nướng. Các bạn đừng bắt chước theo tài liệu hay cung cách của người nước ngoài; con gì cũng lột da. Đó là do khẩu vị của họ (vì họ ít ăn da) và cũng một phần do họ không biết cách làm sạch lông hay vảy. Các bạn hãy tìm hỏi một người Việt Nam sành ăn xem, nếu như heo rừng, kỳ đà, rắn, nhím, gà, vịt… mà lột da xem họ có chịu không? Hoặc nướng hay chiên xù mà đánh vảy thì những tay đầu bếp nông thôn sẽ nghĩ thế nào? Chúng ta có khẩu vị cũng như cách làm riêng của chúng ta. Hơn nữa trong vùng hoang dã, đánh bắt được một con thú đã khó khăn mà các bạn lột bỏ da thì quá uổng phí (trừ phi các bạn cần tấm da để dùng vào chuyện khác)   Làm sạch các loại chim, gia cầm   Các loại chim ăn hạt, trái cây và côn trùng, thì có thể nhổ lông khi còn sống hay đã chết, sau đó thui qua lửa ngọn cho vàng rồi mới mổ Những loại chim ăn cá, bơi lặn, săn mồi, gà vịt… thì trụng nước sôi rồi mới nhổ lông  (nếu cần, có thể thui lại trên lửa ngọn) Khi mổ phải cẩn thận, đừng làm vấy dơ bẩn, phải rửa lại bằng nước lạnh, thịt sẽ có mùi tanh làm mất ngon.

 

 

THÚ   Trừ các loại lớn cần phải lột da, còn các thú vừa và nhỏ đều có   Thui: Các loại thú lớn và vừa như heo rừng, mển, nai… hay các looài thú nhỏ như chuột, chồn, nhím… hoặc các loài bò sát có vảy da như rắn, kỳ đà… đều có thể thui qua lửa ngọn cho lông cháy xém rồi cạo sạch.   Vùi tro: – Các loài thú và bò sát nhỏ như sóc, chuột, kỳ nhông, rắn mối… thì nên vùi dưới lớp tro nóng chừng một vài phút là có thể đem ra cạo sạch được.   Trụng nước nóng: – Có thể áp dụng cho bất cứ loại thú nào nhưng phải biết cách pha nước cho vừa đủ nóng (cỡ khoảng 60 hay 65 độ) Nếu nguội quá thì cạo không ra. nếu nóng quá, sẽ bị “sát” cạo cũng hết ra luôn. Pha nước xong, ngâm con thú trong nước nóng độ 2-3 phút rồi dùng tay nhổ thử. Nếu lông tróc dễ dàng là có thể đem ra cạo nhanh tay cho sạch (nếu bạn đang trụng nước đang sôi, bảo đảm các bạn chỉ còn cách duy nhất là lột da mới sạch, vì lông đã bị “sát”). Sau khi cạo sạch, các bạn nên thui lại bằng lửa ngọn cho vàng, vừa sạch lông còn sót, vừa thơm ngon hơn.   Trụng nước sôi: – Rắn, rùa, kỳ đà, kỳ tôm… thì phải trụng nước thật sôi mới có thể cạo sạch được lớp vảy bên ngoài. Ếch nhái, chàng hiu, ểnh ương… cũng phải trụng nước thật sôi thì mới cạo sạch được lớp nhớt (nếu không muốn lột da)   Lột da: – Như đã nói trên lột da là phương pháp “xưa” rồi. Ngày nay, ngay cả rắn, ếch… mà người ta còn để cả da, vì nó rất ngon. Tuy nhiên, nếu các bạn không biết cách làm nào khác, thì lột da là phương pháp dễ làm và nhanh nhất. Hoặc các bạn muốn có tấm da để dùng vào các việc khác Muốn lột da, các bạn hãy làm theo các công đoạn sau: * Nếu con vật còn sống, hãy cắt cổ để lấy tiết. * Lột da ngay sau khi con vật vừa chết, để càng lâu, càng khó lột. * Treo hai chân sau của con vật lên cao vừa tầm tay. * Khứa vòng quanh hai khủy chân sau và hai kheo chân trước. Rạch theo lằn chấm rồi lột da từ trên (hai chân sau) xuống. Cắt bỏ bộ sinh dục (Đừng để cho lông dính vào thịt)

 

 

Các loại thú nhỏ như sóc, chuột… chỉ cần cắt một lần ngắn ở trên lưng. Dùng ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay, kéo ngược ra hai đầu. – Muốn lột da ếch, các bạn chặt đầu phía dưới 2 mắt. Rạch một đường trên lưng, ngang eo. Một tay cầm con ếch bằng hai ngón, một tay lột, dễ dàng. – Nếu lột da cóc, các bạn đừng lột từ trên xuống như ếch, rất khó lột. Phải bắt đầu từ các ngón chân sau lột ngược lên. Mổ bỏ trứng và lòng ruột (vì rất độc).   MỔ BỤNG:   Các loài thú, sau khi đã làm lông hay lột da xong, thì mổ phanh bụng, móc hết ruột gan để riêng ra, phân loại rồi làm sạch. (Cố gắng đừng để làm vấy bẩn thịt, phải rửa lại bằng nước lạnh, thịt sẽ mau hư và mất ngon. Nhưng bộ lòng thì bắt buộc phải rửa) Tim thì bổ đôi, rửa sạch máu bầm. Cật bổ đôi, lạn sạch hoi. Gan thì nhẹ tay tách mật ra. Ruột thì xả hết chất bẩn, lộn ra rổ chà cho thật sạch. Các bộ phận khác như: Lưỡi thì trụng nước sôi cạo sạch. Óc thì mổ đôi sọ ra để lấy. Mỡ thì thắng để dành ăn hay đốt đèn. Bốn cái “dụms” chân làm sạch, phơi khô để làm lương thực dự trữ. Sừng (nếu có) và xương nếu có thể thì nấu cao hoặc dùng làm các công cụ và vũ khí. Chú ý: Sau khi vừa bắn hạ thú hay khi vừa giết thịt, hãy cắt bỏ bộ phận sinh dục của con thú đực và các hạch hoi của thú cái (thường nằm hai bên háng của thú). Nếu không, thịt sẽ có mùi hôi rất khó ăn.   LÀM CÁ:   Hầu hết các loại cá đều phải phải đánh vảy, chặt bỏ vây, móc mang, mổ bụng bỏ ruột. Nhưng cá chép, cá trôi, cá đối, các loại cá trắng… thì không cần đánh vảy mà chỉ cần mổ bụng và làm sạch là đủ. Các loại cá không có vảy như cá trê, cá ngát, lươn… thì trụng nước ấm hay dấm hoặc lăn tro bếp mà “vuột nhớt” rồi rửa sạch. Các loại cá còn sống và vùng vẫy nhiều thì đập đầu cho chết rồi mới làm

 

 

LẤY PHI LÊ (FILLET) CÁ   Các loại cá lớn, cá nhiều xương hay cá có xương cứng… trước khi phơi hay sấy khô, các bạn nên lạn xương để lấy phi lê theo – Làm sạch cá sau khi cá vừa chết – Rửa sạch nhớt, lau khô, để ráo nước. – Dùng dao bén (Fillet Knife) lần lượt lạn theo hình mình họa. – Xương và đầu còn lại, các bạn có thể nấu canh hay nấu cháo

 

 

CHẾ TẠO BẾP   Ở những nơi hoang dã, tùy theo địa thế và vật dụng chúng ta có thể tìm thấy được trong vùng, để chế tạo những kiểu bếp giản dị

 

 

 

NẤU NƯỚNG KHI KHÔNG CÓ SOONG NỒI   Ở những nơi hoang dã, dù không có nồi niêu, soong, chảo… các bạn vẫn có thể dùng óc sáng tạo và tài tháo vát của mình để có những bữa ăn tươm tất. Chúng tôi xin hướng dẫn các bạn một số kỹ năng để các bạn tham khảo, rồi tùy theo vật liệu có được, các bạn hãy tự xoay sở lấy.   NẤU CƠM   Nấu cơm lam:   Lấy một ống tre lồ ô, bương, mạnh tôn, tre gai… (loại có ống lớn), không quá non hay quá già. Cắt đầu mắt theo 1 trong 3 cách

 

 

Ngâm gạo hay nếp từ 1 đến 2 giờ (nếu là gạo thì ngâm lâu hơn) Đổ nếp (hay gạo) vào ống tre (đừng nén chặt) Đổ nước vừa síp (nếu là nếp), hoặc ngập một lóng tay (nếu là gạo). Nút thật chặt đầu ống tre bằng các loại lá tươi không độc (lá chuối, lá dong, lá nghệ…) hoặc ráp các khớp đầu ống tre lại, rồi dùng dây tươi cột lại cho cứng, bên ngoài đắp đất sét cho dây khỏi cháy

 

 

– Dựng ống tre nghiêng trên đống lửa (nhớ xoay cho đều), đến khi lớp vỏ bên ngoài thật vàng hay cháy xém là được. – Chẻ bớt dần lớp vỏ ngoài cho đến khi còn lại một lớp mỏng, cắt ra từng khoanh. Mách nước; Các bạn hòa một tí bột ngọt với muối vào trong nước trước khi đổ vào ống tre, như vậy thì cơm ăn rất ngon mà không cần thức ăn.   Nấu theo kiểu Mã Lai 1:   Đào một cái hố sâu chừng 30cm, rộng 40cm. Lót đá, sỏi xuống đáy và chung quanh thành hố (1). Đốt lửa cho đến khi đá thật nóng thì lấy hết củi ra, còn lại than hồng. Bỏ túm gạo đã chuẩn bị (như cách nấu cơm đùm), hoặc cá thịt đã gói thật kỹ bằng lá tươi xuống dưới hố (2), phủ lên trên một lớp than rồi lấp đất lại (3). Để như thế chừng vài giờ sau (hoặc khi nào cần) thì bới lên. Cơm và thức ăn vẫn nóng như mới nấu.

 

 

Nấu theo kiểu Mã Lai 2   Đào một cái hố, lót đá và đất nóng kiểu 1. Lấy hết củi và than ra, lót một lớp lá tươi, để thịt hay cá xuống lớp lá rồi phủ thêm một lớp lá tươi nữa. Cắm một cành cây chính giữa lỗ rồi lấp lại, ém chặt. Sau đó thì rút cành cây lên, đổ chừng một chén nước xuống cái lỗ nhỏ đó, lấp lại. Nước xúc tác với đá nóng sẽ bốc hơi thành một loại hơi nóng để làm chín thức ăn. Để chừng vài giờ hoặc khi nào cần ăn thì bới lên.

 

 

Nấu bằng trái dừa:   – Lấy một trái dừa tươi, vạt bớt một lớp vỏ ngoài, để lại 0.5 đến 1cm bao quanh gáo dừa, cắt 1/2 gáo, phần trên cuống để làm nắp, đổ gạo hay thức ăn vào trong trái dừa, (Gạo cũng phải xử lý như cách nấu cơm lam), đậy nắp lại, dùng chốt nhọn ghim cứng và để vào đống lửa cho đến khi cháy sém là được.

 

 

LÀM THỨC ĂN   Gà, vịt bao đất sét.   Gà vịt cắt cổ xong, làm ướt lông (muốn móc ruột hay không cũng được). Đất sét nhào cho dẻo, đắp chung quanh con gà (hay vịt) cho thật kín. Để xuống đất, lấp sơ một lớp cát mỏng. Chất củi đốt cho đến khi đất sét trở nên khô cứng như gạch, khều ra, gỡ từng mảnh đất sét, lông sẽ dính theo, khi xé ăn thì bỏ bộ lòng (nếu ta không làm sạch trước)   Gà, vịt bao lá sen, đất sét Gà, vịt làm sạch, ướp gia vị tùy thích (cơ bản là hành, tỏi, muối, tiêu, đường…) bao lại bằng lá sen (hay lá dong, lá chuối, các loại lá cây không có độc, hoặc lá cây có tinh dầu như cam, chanh, bưởi…) Dùng đất sét dẻo để bọc ở ngoài. Cho vào đống lửa đốt cho đến khi đất sét khô cứng như gạch là đem ra ăn được.

 

 

Ghi chú: Cách bao lá sen, đất sét này cũng có thể dùng cho cá thịt   Cá, thịt ốp bẹ chuối Cá, thịt làm sạch, ướp gia vị tùy thích. Lấy một hay hai bẹ chuối (tùy theo cá hay thịt lớn nhỏ) gập đôi lại, bỏ cá hay thịt vào giữa, dùng dây rừng tươi cột lại (hoặc dùng que tươi ghim lại, bỏ vào đống lửa cho đến khi bẹ chuối cháy xém thì khều ra

 

 

Đổ trứng trong củ hành Lấy 1 củ hành tây thật lớn, cắt 1/3 làm nắp, phần còn lại thì khoét rỗng ruột. Đổ trứng vào, đậy “nắp” lại để than hồng một lúc, trứng sẽ chín.

 

 

Nấu canh bằng ống tre Đóng hai cọc cho bằng nhau, gác ống tre lên, đổ nước vào để lấy thăng bằng trước khi nấu. Với phương pháp này, chúng ta có thể nấu canh, kho cá, thịt, chiên trứng.

 

 

Bằng đá, gạch Các bạn có thể dùng một phiến đá bằng phẳng, một miếng ngói, một cục gạch, một tấm thiếc hay kim loại khác, rửa thật sạch, đặt lên bếp thay thế chảo để chiên trứng, nướng bánh, nướng thịt…

 

 

Dùng giấy bạc kim loại Nếu các bạn có loại giấy bạc kim loại này, thì có thể ứng dụng rất đa dạng trong việc nấu nướng. Các bạn có thể chế tạo một vỉ nướng, gói cá hay thịt để nướng (hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa làm cháy khét). Có thể dùng lá chuối, lá khoai môn, lá sen… hoặc các loại lá có tinh dầu như chanh, cam, bưởi, sả… để gói lại trước khi bọc giấy bạc kim loại ra ngoài.

 

 

Nồi da xáo thịt Lấy loại da thú lớn, mới vừa lột, căng lên một khung cây hình lòng chảo, để thay thế nồi. Cắt thịt bỏ vào trước khi bắc lên bếp. Loại “nồi” này có thể xào nấu như thường, nhưng khi cần có thể ăn luôn “nồi”. Khi nấu loại nồi này, các bạn phải nhớ là trong nồi phải luôn luôn có nước, nếu không sẽ thành món “nồi nướng”.

 

 

Sử dụng bao giấy hoặc tờ báo Lấy một túi giấy đựng hàng, nhúng nước cho ướt phần đáy. Thái thật mỏng thịt ba rọi hay lấy thịt xông khói (Bancon), lót một lớp dưới đáy. – Đổ trứng lên lớp thịt đó. – Cuốn miệng bao lại, đồng thời đục lổ hay xỏ cây vào làm tay cầm hay treo giá treo. – Treo lên đám than hồng (không để cháy thành lửa ngọn) trong khoảng từ 10 – 15 phút. – Nhúng nước lại khi bao muốn bắt cháy.

 

 

NƯỚNG   Khi không có nồi niêu soong chảo, chúng ta còn có thể sử dụng

 

 

MUỐI   Là một khoáng chất rất cần thiết cho đời sống của chúng ta, nhưng vì quá quen thuộc đến độ đôi khi chúng ta không nhận thấy sự quan trọng của nó. Thường thì trong các nguồn thực phẩm đã có muối, nhưng không đủ cho nhu cầu cơ thể chúng ta, cho nên trong thức ăn, chúng ta cần tăng cường một lượng muối nhất định. Vì nếu không, cơ thể chúng ta dễ suy kiệt dần. Muối cũng rất cần thiết cho việc bảo quản thực phẩm. Trước khi phơi khô cá hay thịt, chúng ta phải ướp muối, muốn muối chua rau cải hay làm mắm, chúng ta cũng cần nhiều muối… Vì thế, nếu trong hành trang của các bạn hay vùng của các bạn ở không có muối thì tình thế khá tồi tệ đấy. * Nếu các bạn ở gần bờ biển, thì có thể làm ra muối bằng cách nấu cho nước biển bay hơi, muối sẽ đọng lại. * Vào những tháng có nắng gió, các bạn lấy nước biển đổ vào những vật chứa nông và rộng, hoặc các phiến đá lòng chảo, nắng gió sẽ làm cho nước bốc hơi, chỉ còn lại muối. Các bạn nên làm ra thật nhiều muối để dự trữ cho những ngày mưa gió. * Trong trường hợp bắt buộc, các bạn có thể đốt tre lồ ô hay một số cây cọ thuộc họ dừa (Palmac), cỏ tranh… rồi lấy tro của nó, hoà với nước, lược các chất dơ, nấu cô lại, ta có một thứ nước lờ lợ. Loại nước này chỉ giúp cho chúng ta cầm cự một thời gian, không thể thay thế muối được.

Ăn Thịt Thú Hoang Dã

Niềm tin về công dụng thần kỳ cho sức khỏe, danh vọng xã hội, khiến người Trung Quốc tiếp tục thói quen ăn thịt động vật hoang dã đang bị chỉ trích là mang lại nguy cơ nhiễm bệnh.

Tại Trung Quốc, thói quen ăn thịt cầy hương, nhím, cũng như các loài động vật hoang dã của người dân đã kéo dài nhiều thế kỷ. Nhưng nay, thói quen ấy một lần nữa trở thành tâm điểm chỉ trích khi các nhà khoa học lần theo nguồn gốc chủng mới virus corona và tìm ra chúng tồn tại trên loài dơi, với nghi ngờ đây chính là vật chủ phát tán virus.

Những năm gần đây, người dân các thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm việc ăn thịt các loài động vật hoang dã, thế nhưng, thói quen này vẫn tồn tại trong nhiều cộng đồng dân cư.

Ngoài niềm tin kỳ lạ về những công dụng thần kỳ cho sức khỏe, nhiều người tiếp tục ăn thịt động vật hoang dã như một cách để khoe khoang sự giàu có, trong bối cảnh giới nhà giàu và trung lưu tại Trung Quốc ngày một đông đúc.

Khoe khoang giàu sang, tin công dụng sức khỏe

Vào bữa tối ngay trước Tết nguyên đán hôm 24/1, một gia đình tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, tranh luận về lợi ích và tác hại của thói quen ăn thịt các loài động vật hoang dã. Những người này buộc phải dành toàn bộ kỳ nghỉ Tết tại nhà do sự bùng phát của chủng mới virus corona.

” Con không thể tin là người ta có thể ăn thịt chuột và dơi“, người con trai 26 tuổi tuyên bố, trong giọng nói có thể thấy sự kinh sợ.

Một số báo cáo đã cho thấy chủng mới của virus corona đã nhảy từ dơi sang con người thông qua một số vật chủ tạm thời như rắn và chuột, bán tại các chợ động vật thiếu vệ sinh ở thành phố Vũ Hán, tâm điểm bùng phát dịch bệnh.

Sau cuộc tranh luận sôi nổi, người chị gái nhắc nhở em trai về thực tế là gia đình này cũng từng ăn thịt động vật hoang dã vài năm trước. Đó là khi người quen của gia đình tặng họ một con hươu. Cậu em trai nhớ lại và bình phẩm thịt hươu ăn không khác gì thịt bò dai.

Cày hương là động vật có thịt được người Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: Reuters.

Tại Trung Quốc, đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, các loại thịt bò, thịt gà, thịt lợn luôn xếp đầy các kệ hàng trong siêu thị. Thế nhưng, nhiều người vẫn có xu hướng tìm tới những loài động vật hoang dã. Những loài vật mà người dân Trung Quốc ưa chuộng có thể kể đến chuột, cáo, cày hương, nhím, thậm chí một số loài có nguy cơ tuyệt chủng được bảo vệ.

Vấn đề dai dẳng về ăn thịt động vật hoang dã một phần nằm ở danh tiếng xã hội. Việc ăn thịt những loài động vật hiếm, đắt tiền là cái cách thể hiện sự giàu sang. Nhiều người sử dụng thịt động vật hoang dã làm quà biếu cho những đối tượng quan trọng, như cái cách gia đình tại Quảng Châu đã nhận được quà biếu là những con hươu.

Lý do lớn nhất khiến nhiều người Trung Quốc trung thành với thoái quen ăn thịt động vật hoang dã là niềm tin vào công dụng của chúng với sức khỏe.

Một số ý kiến khẳng định công dụng này xuát phát từ thực tế động vật hoang dã không ăn thức ăn công nghiệp và sử dụng thuốc của con người. Một số ý kiến lại nêu ra mối liên hệ giữa động vật hoang dã với các bài thuốc truyền thống của Trung QUốc.

Y học hiện đại, thực tế, đã bác bỏ những thông tin như vậy.

” Nhiều người tin rằng thuốc cổ truyền có nghĩa là ăn thịt động vật hoang dã, nhưng họ đã nhầm. Bác sĩ nào lại khuyên bệnh nhân ăn vi trùng cơ chứ? Đó chỉ là một loại thức ăn cổ truyền, một phương thức dân gian dựa trên những suy nghĩ bừa bãi mà thôi“, một dược sĩ 55 tuổi tại Quảng Châu cho biết.

Một bác sĩ đông y tại bệnh viện lớn ở thành phố Quảng Châu cho biết động vật hoang dã có thể đóng vai trò trong một số loại thuốc, tuy nhiên nhấn mạnh rằng các chuyên gia luôn làm sạch và xử lý y tế các loài sinh vật trước khi chiết xuất những gì cần thiết từ chúng.

Nhà chức trách thu giữ động vật tại chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.

Covid-19 không phải là dịch bệnh đầu tiên làm dấy lên sự chỉ trích nhắm vào thói quen tiêu thụ thịt động vật hoang dã tại Trung Quốc.

Khi dịch viêm đường hô hấp cấp SARS bùng phát tại tỉnh Quảng Đông năm 2002, sau đó làn rộng ra toàn cầu, nhiều ý kiến cho rằng cầy hương là loài đã truyền virus sang con người. Chính quyền Trung Quốc khi đó đã cấm các chợ và nhà hàng mua bán động vật hoang dã.

So với năm 1999, số lượng nhà hàng bán động vật hoang dã đã giảm 6,6% vào năm 2005. Trong khi đó, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã Trung Quốc cho biết tỷ lệ người dân chưa từng ăn thử thịt động vật hoang dã tại nước này đã tăng từ khoảng 30% lên 71,7% trong cùng thời kỳ.

Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra khẩn cấp trong bối cảnh chủng mới của virus corona xuất hiện, nhà chức trách Trung Quốc khám phá ra số lượng lớn doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh động vật hoang dã, cả ở nông thông cũng như các thành phố lớn như Quảng Châu, Thâm Quyến, hay như tại Vũ Hán.

Bùng phát Covid-19 càng thổi bùng sự chỉ trích đối với hành vi ăn thịt động vật hoang dã.

Tuy nhiên, đây là thói quen ẩm thực đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, và không ai có thể bảo đảm virus corona sẽ thay đổi thái độ về danh vọng xã hội hay lợi ích về sức khỏe dù không có cơ sở khoa học trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc.

Theo Zing

6 Món Ăn Hoang Dã Nhưng Đầy Sức Hút Ở Tây Nguyên

Lẩu lá rừng từng là món ăn chống đói của người Ê đê còn gỏi lá lại được làm từ ít nhất 40 loại lá với nhiều công dụng khác nhau.

Bên cạnh vẻ đẹp của những ngọn thác nước đục ngầu vào mùa mưa, những nương rẫy bạt ngàn gió mùa khô, đến với Tây Nguyên, du khách còn được khám phá ẩm thực của miền rừng núi với 6 món ăn đơn giản, đậm chất hoang dã và đầy cuốn hút.

Lẩu lá rừng

Từng là một món ăn chống đói của người dân tộc Ê đê, đến nay lẩu lá rừng lại trở thành đặc sản đãi khách phương xa. Món ăn này giống như thứ canh thập cẩm với đủ các loại lá rừng, do đó ban đầu nó thường không mấy hấp dẫn du khách.

Tuy nhiên, những thực khách từng thưởng thức qua món ăn này đều phải gật gù tán dương và thừa nhận mùi vị của nó rất đặc biệt. Lẩu lá rừng không hẳn là ngọt đậm cũng không phải kiểu thơm lừng mà nhẹ nhàng, thấm thía. Dường như hương vị của núi rừng đại ngàn đã thấm vào từng chiếc lá, đem lại sự đặc biệt cho món ăn.

Món lẩu này thường được ăn kèm thịt heo rừng hấp và một số món ăn thường nhật của người dân Ê đê.

Gà sa lửa

Ngay từ cái tên, gà sa lửa đã khiến du khách cảm thấy rạo rực. Gà được chọn từ những giống gà nuôi của đồng bào dân tộc thiểu số hoặc gà rừng do đó thịt dai, ngọt và thơm. Sau khi làm sạch, gà được ướp với hỗn hợp gia vị bao gồm muối hột, ớt xanh, thêm chút sả trong khoảng một tiếng rồi kẹp vào thanh tre với lá chanh, cho lên bếp nướng đến khi bên ngoài vàng ươm.

Gà được xé ăn trực tiếp chấm với muối lá é – một loại lá rừng có vị chát đặc trưng.

Cơm lam

Cơm lam được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp nương, không nướng trực tiếp trên lửa mà vùi dưới lớp tro của than hồng cho tới khi ống lam chuyển sang màu vàng úa cháy xém. Món ăn dân dã này bao đời nay đã khiến du khách say mê và thường xuyên thưởng thức mỗi khi có dịp ghé về.

Cà đắng

Cách chế biến cà đắng rất đa dạng, có thể muối, nướng hoặc nấu với các loại thủy sản, thịt… Nếu như cà đắng muối là món ăn đơn giản với vị cay xé lưỡi của ớt giã nát thì khi nướng lại có vị thơm ngon đặc biệt. Lúc đầu, vị đắng của cà có thể làm bạn nhăn mặt khó chịu, nhưng bù lại, hương thơm, và vị bùi lại có sức níu kéo vị giác rất mạnh. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt còn dư đọng lại nơi đầu lưỡi của món ăn này.

Nếu nấu với các loại thủy sản hay thịt thì món này phải kèm nhiều ớt xanh cùng lá lốt băm nhỏ .Khi ăn vào miệng, bạn sẽ cảm nhận rõ nét vị béo của thịt, vị đắng của cà, vị bùi của lá lốt. Ăn miếng cà đắng, nghe vị cay xộc lên mũi, vị ngọt bùi thấm đẫm trong vị đắng thì đó mới là lúc bạn cảm nhận được rõ nét đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên.

Gỏi lá

Nguyên liệu làm món gỏi lá này khá phức tạp, gồm hơn 40 loại lá khác nhau với nhiều công dụng bồi bổ sức khỏe như lộc vừng, sâm đất, hồng ngọc, cải cay… và ăn kèm thịt ba chỉ, tôm rang, bì lợn thái mỏng trộn cùng thính và nước chấm làm từ hèm rượu, trứng vịt, hạt tiêu…

Khi ăn, bạn lấy các loại lá cuốn thành hình phễu, cho thịt vào giữa rồi chấm vào bát nước sền sệt. Vị chan chát, ngòn ngọt, chua chua, lại cay cay, hòa quyện với vị bùi béo ngậy của thịt, tôm khiến du khách vô cùng thích thú.

Thịt nai

Đây là món ăn có sức quyến rũ mãnh liệt với du khách khi đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên. Hiếm có thứ thịt nào đạt độ mềm, đậm đà và ngọt như thịt nai. Ngoài ra, món ăn chế biến từ nguyên liệu không phổ biến này cũng rất phong phú như nướng, xào lăn, nhúng giấm, cháo bao tử nai khổ…

Những người thích lai rai thường chọn nai khô ướp đủ xì dầu, sả, muối, đường, ớt mè trắng và ngũ vị hương được làm chín trên than hoa và sau đó dần bằng sống dao cho mềm. Nếu bạn thích ngồi quây quần với gia đình, bạn bè có thể chọn món nai nướng. Từng miếng thịt nai tươi thái, tẩm gia vị sẵn cho lên bếp, được miếng nào, gắp ra ăn nóng ngay miếng đó cùng với lát gừng là hợp nhất.

Selina Nguyễn

7 Món Ăn Đặc Sản Tây Nguyên Hoang Dã Nhưng Khó Quên ⋆ Innotour.vn

1. Cá lăng sông Sêrêpốk

Đến Tây Nguyên, thưởng thức món cá lăng nướng than hồng hoặc lẩu cá lăng nấu lá giang,… được đánh bắt từ dòng sông Sêrêpôk, thịt cá không chỉ ngọt mà còn dai và thơm phức, thêm một ống cơm lam, một đĩa gà nướng là bữa ăn của đã mang đậm “chất” đại ngàn.

Đặc biệt, món cá lăng nướng thơm ngậy, vàng rộm được cuốn với rau sống, lát chuối xanh, khế, dứa, bún cuộn lại chấm nhẹ trong bát mắm đủ vị của tỏi, chanh, ớt đường pha vừa miệng. Tất cả hào quyện nơi đầu lưỡi thật khó cưỡng.

Không chỉ cầu kỳ trong khâu chế biến, món lẩu cá lăng được nấu với lá giang mọc trong rừng, lá có vị chua thanh, khi nấu với cá, nó làm thịt cá chắc và không còn mùi tanh của cá. Đến Tây Nguyên trong cái tiết trời se se lạnh, chầm chậm hít hà, húp những thìa nước dùng nóng hôi hổi để cảm nhận trước tiên vị thanh ngọt của món, rồi để hồn mình tan dần theo mỗi miếng cá thơm trong miệng, lâng lâng mùi mẻ quanh quẩn khắp chân răng mới thấy được cái tinh tuý trong thế giới ẩm thực của nơi đây.

Ngoài ra, cá lăng sông Sêrêpôk còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như chả cá lăng, cá lăng om chuối, cá lăng kho tộ,…

2. Thịt nai

Với hương vị rất khác biệt, giản dị nhưng tinh tế bởi thế mà thịt nai Tây Nguyên luôn làm ấm lòng người thực khách bốn phương.

Thịt nai được chế biến thánh nhiều món theo sở thích của thực khách như nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và sau cùng là nai khô.

Món nai khô được xem là tiêu biểu nhất khi thịt nai được phi lê thành từng miếng mỏng, tẩm ướp muối, đường, bột ngọt, ớt hiểm đem phơi một nắng cho tới khi thịt có độ chín gần 70%. Khi ăn, nướng trên lửa than vừa chín đều, khô mặt và hơi rám cháy là ngon nhất. Nai một nắng nướng được chấm với ớt tương, nhưng độc đáo nhất khi chấm với muối ớt kiến vàng cho vị khá lạ và không kém phần hấp dẫn.

3. Bò nướng đá

Ẩm thực Tây Nguyên còn quyến rũ du khách bằng món bò nướng đá đậm đà thơm ngon khiến ai một lần thưởng thức thì không thể quên được. Món ăn này sở hữu hương vị cũng như cách nướng khá độc đáo, đem lại cho Tây Nguyên có những nét ẩm thực riêng biệt mà không nơi nào có.

Từng thớ thịt săn chắc, mềm được làm sạch, phi lê không quá dày rồi ướp với nhiều gia vị như đường, tỏi, hành tím, sả băm, vừng, muối trộn thật đều cùng một ít dầu ăn rồi đưa lên nướng trên đá. Việc nướng bằng đá giúp miếng thịt bò mềm, ngọt và thơm ngon hơn.

Khi mới đặt chân đến vùng cao nguyên đại ngàn, vào một buổi chiều thời tiết se lạnh, sẽ thật ấm lòng làm sao khi được thưởng thức những thớ thịt bò nướng đá dân dã mà thơm ngon.

4. Cơm lam

Cơm lam được coi là món ăn đặc trưng nhất của núi rừng bởi chắt lọc từ vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa xanh ngút đầu non. Món ăn này được hình thành từ những chuyến đi làm rẫy, đi rừng dài ngày của người Tây Nguyên khi xưa. Ngày nay, cơm lam đã trở thành món ăn đặc sản làm say lòng du khách.

Để làm ra cơm lam, người ta đem ngâm gạo với một loại lá thơm qua đêm. Khi đem ra nướng, người ta cho gạo vào khoảng 2/3 ống nứa và cho nước suối vào. Để nút lại hai đầu, họ dùng lá chuối heo héo bịt lại ở hai đầu. Khi những ống nứa nổ tí tách bên lò than cũng là lúc những hạt gạo nở dần ra, bện lại với nhau thành khối kết dính chặt như nêm.

Trong ống cơm lam, người ta có thể cảm nhận đầy đủ vị ngọt thơm của gạo dẻo lẫn trong mùi nứa nướng nồng hương. Mặc dầu được làm từ loại gạo dẻo hoặc gạo nếp nhưng khi dùng cơm lam, người ăn không hề biết ngán và dù có kèm với những món ăn khác như gà nướng, bò nướng thì mùi cơm lam vẫn không thể lẫn vào đâu được.

5. Cà đắng

Tinh túy của khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên vị đắng rất riêng, đặc trưng của loại cà mọc hoang dại này để ngày nay, cà đắng trở thành một trong những nguyên liệu tạo ra món ngon đặc sản Tây Nguyên.

Quả cây cà đắng được dùng để chế biến nhiều món ăn như cà đắng giã, cà đắng kho cá khô, cá đắng nấu với lươn, ếch… Theo người Êđê ở Tây Nguyên, vị cay và đắng của cà đắng làm cho món ăn ngon, đồng thời có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

6. Gỏi lá

Nếu đã đến Tây Nguyên, đừng bỏ lỡ món gỏi lá hương vị đặc biệt và khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác này. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Gỏi lá chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Ngoài cái đặc biệt của việc hơn 40 loại lá cây tham gia vào món ăn, nước chấm của gỏi lá được làm từ hèm rượu, được khử qua dầu ăn, lẫn cùng trứng vịt thành loại nước chấm sền sệt. Món ăn có hương vị khá lạ nhưng thực sự sẽ khó quên nếu đã ăn một lần.

7. Lẩu lá rừng

Với món lẩu lá rừng, dường như hương vị của núi rừng, của đại ngàn đã thấm vào từng chiếc lá. Có hơn 10 loại lá được dùng để chế biến món ăn này, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Điều đó có thể khiến bạn lo sợ về độ an toàn của món ăn này, tuy nhiên, với những người con của núi rừng, họ luôn đủ kinh nghiệm để chọn cho mình những loại lá không gây độc cho cơ thể.

Thưởng thức kèm với thịt heo rừng hấp, hay những món ăn dân dã khác sẽ giúp bạn cảm nhận hết hương vị của vùng đất cao nguyên hoang sơ. Vị cay nồng của lá cây tươi, kèm theo chút vị ngọt của các loại gia vị sẽ là thứ khiến bạn không bao giờ quên được khi đã một lần thưởng thức “lẩu” lá rừng.