Nấu Ăn Lẩu Ngon / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Ăn Lẩu Gì Ngon? Và Bí Quyết Nấu Lẩu Cho 10 Người Ăn

Hương vị chua chua, cay cay của lẩu Thái luôn khiến những ai từng thử qua món này đều không thể nào cưỡng lại được. Đặc biệt, lẩu càng ngon hơn khi ăn cùng mì. Cho một vắt mì, chan một ít nước lẩu cùng tôm, thịt, rau rồi ăn cực ngon luôn. Những ngày Tết mà có ngay một nồi mì lẩu Thái để ăn cùng gia đình hoặc bạn bè thì còn gì bằng.

Nguyên liệu nấu Mì lẩu Thái:

2 gói Mì ăn liền

150g Tôm tươi

300g Mực

20g Hành tím

20g Sả

20g Củ riềng

6 trái Ớt

5 lá Lá chanh

3 muỗng Nước cốt me

3 muỗng Nước mắm

3 muỗng Đường trắng

2 muỗng Tương ớt

2 muỗng Ớt sa tế

– Bước 1: Nấu sôi hành tím thái lát, củ riềng thái lát, sả cắt khúc, ớt, lá chanh vò dập cùng nước. Khi nước sôi nêm nước me, nước mắm, đường, khuấy đều. Thêm sa tế, ương ớt, gia vị của mì gói. – Bước 2: Đun đến khi nồi nước sôi lại thì thêm mực và tôm tươi vào. Nấu 2 phút cho hải sản vừa chín tới thì để mì gói vào. – Bước 3: Khi mì chín mềm, múc ra tô cùng với các loại hải sản, chan nước lẩu, rắc thêm một ít tỏi phi vàng và chanh là đã có thể thưởng thức rồi.

2. Lẩu bao tử hầm tiêu xanh

Bao tử heo dai dai, giòn giòn nấu cùng những trái tiêu xanh thơm lừng, cay cay, the the cực kì kích thích vị giác. Khi nấu bao tử không hề có mùi hôi và ăn vui miệng nữa. Món này đã cực kì quen thuộc với tất cả chúng ta rồi đúng không nào. Nếu bạn bè đến nhà chơi ngày Tết mà có được lẩu bao tử hầm tiêu xanh để thưởng thức chắc chắn sẽ vui lắm đấy.

Nguyên liệu nấu Lẩu bao tử hầm tiêu xanh:

– Làm sạch bao tử

500g Bao tử heo

2 muỗng Muối

1 trái Chanh

30g Phèn chua

30g Gừng

20ml Rượu trắng

– Phần gia vị ướp bao tử

3 nhánh Tiêu xanh

3 lát Gừng

1 muỗng Muối

2 muỗng Đường trắng

2 muỗng Hạt nêm

1 muỗng Bột ngọt

1 muỗng Tiêu

1 muỗng Dầu ăn

– Phần nước lẩu

300g Xương heo đuôi heo

200g Củ sen

5 nhánh Tiêu xanh

30g Nấm mèo

3 muỗng Đường trắng

1 muỗng Muối

1 muỗng Nước mắm

– Phần ăn kèm

100g Rau mồng tơi

100g Xà lách xoong

6 miếng Mì vắt

Cách nấu Lẩu bao tử nấu tiêu xanh:

– Bước 1: Rửa bao tử bằng muối và chanh cho sạch cả mặt ngoài lẫn trong, cắt bỏ bớt phần mỡ thừa. Sau đó, rửa bao tử dưới vòi nước sạch. Cuối cùng dùng phèn chua chà sát bao tử và rửa lại một lần nữa là được.

làm sạch bao tử heo

– Bước 2: Nấu nước cùng gừng thái lát và rượu trắng cho sôi, cho bao tử vào trụng sơ, vớt ra cắt thành miếng vừa ăn. Giã nát gừng, tiêu xanh, đường, hạt nêm, muối, bột ngọt, tiêu và cho tất cả vào ướp cùng bao tử trong 15 phút để ngấm gia vị.

– Bước 3: Khìa bao từ trong chảo với dầu ăn đến khi cạn bớt nước và bao tử có màu vàng đẹp. Tiếp đó, củ sen gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng. Tiêu xanh rửa sạch. Chuẩn bị phần nước dùng xương heo: xương đuôi heo trụng sơ rồi vớt ra rửa sạch cho vào nồi nấu với nước cùng muối. Khi nồi nước sôi thì hớt bọt, hạ nhỏ lửa hầm 1 tiếng để lấy nước dùng. Sau đó, đổ phần bao tử vừa khìa vào nồi cùng củ sen và tiêu xanh. Hầm 40 đến 45 phút, đến khi bao tử mềm và còn độ giòn sựt.

– Bước 4: Cho nấm mèo đã ngâm cắt miếng vào nồi nước hầm, nêm đường, muối cùng nước mắm. Tiếp tục nấu 5 phút nữa rồi nhắc xuống là đã xong rồi. Lẩu bao tử hầm tiêu xanh ăn cùng với bún hay mì, rau mồng tơi, rau xà lách xoong hoặc cải bẹ xanh đều ngon.

Lẩu bao tử hầm tiêu xanh

3. Lẩu gà tiềm ớt hiểm

Đây chắc hẳn là món lẩu luôn nhận được sự yêu thích của tất cả mọi người. Thịt gà mềm mềm được tiềm cùng ớt hiểm xanh xanh, cùng nấm hương thơm lừng, cực dậy mùi. Món này ăn kèm cùng mì và các loại cải thì hết xẩy luôn nha. Tết này làm ngay gà tiểm ớt hiểm để đãi mọi người trong gia đình mình nào.

Nguyên liệu nấu Lẩu gà tiềm ớt hiểm:

1 con Gà

2 nhánh Gừng

10 củ Hành tím

30 trái Ớt hiểm

10g Câu kỷ tử

100g Hạt sen tươi

100g Táo khô

3 muỗng Muối

1 muỗng Hạt nêm

1 muỗng Đường

1/2 muỗng Tiêu

4 muỗng Nước tương

Cách nấu Lẩu gà tiềm ớt hiểm:

4. Lẩu cá đuối lá giang

Nguyên liệu nấu Lẩu cá đuối lá giang:

350g Cá đuối

150g Măng chua

50g Lá giang

2 trái Cà chua

1 muỗng Tỏi băm

1 muỗng Hành tím băm

4 muỗng Dầu ăn

1 muỗng Nước mắm

1 muỗng Bột ngọt

Cách nấu Lẩu cá đuối lá giang:

5. Lẩu cá thác lác khổ qua

Nếu lẩu cá đuối lá giang khá mới mẻ với nhiều người thì lẩu cá thác lác khổ qua lại luôn là món nằm trong danh sách các món lẩu không thể thiếu trong những lúc họp mặt bạn bè hay gia đình hay những ngày lễ lớn. Vì vậy, Tết này bạn vào bếp và nấu ngay nồi lẩu cá thác lác để đãi bạn bè mình nè.

Lẩu cá đuối lá giang nổi tiếng trong các món lẩu ngày Tết

Nguyên liệu nấu Lẩu cá thác lác khổ qua:

Cách nấu Lẩu cá thác lác khổ qua:

6. Lẩu cá diêu hồng

Không chỉ có lẩu cá thác lác, lẩu cá diêu hồng cũng nằm trong sự lựa chọn của nhiều thực khách đấy. Không chỉ vì nó dễ ăn, hương vị thơm ngon mà còn bởi sự thanh mát mà món ăn mang lại. Với cách nấu lẩu cá diêu hồng mới lạ vừa ăn lẩu vừa có thể cuốn bánh tráng này thì những ngày hội tụ cùng bạn bè và gia đình càng tuyệt vời hơn .

Nguyên liệu nấu Lẩu cá diêu hồng:

Cách nấu Lẩu cá diêu hồng:

7. Lẩu cua chả cá

Lẩu cua chả cá hấp dẫn từ nước dùng cho đến thịt cua và chả cá. Với nước dùng được nấu từ xương gà tạo nên độ ngọt đậm đà, thêm vào một chút sả tạo mùi thơm, tiếp đó là chả cá mềm mềm và cua ngọt thịt vào càng hấp dẫn hơn. Ai đã thưởng thức qua lẩu cua cá thác lác bạn nấu chắc chắn không bao giờ quên luôn đó.

Nguyên liệu nấu Lẩu cua chả cá:

8. Lẩu ếch nấu măng

Ếch là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và khi ăn rất ngon miệng bởi độ ngọt, săn chắc của thịt. Nước lẩu chua cay mặn ngọt rất vừa miệng, thịt ếch được xào săn đậm đà, ăn kèm cùng từng miếng măng vàng giòn hấp dẫn. Lẩu ếch vừa ngon lại dễ ăn nhất là dịp khi nhà có khách, Tết đến. Chi phí để nấu lẩu ếch cũng không quá tốn kém đâu nha.

Nguyên liệu nấu Lẩu ếch nấu măng:

Cách nấu Lẩu ếch nấu măng:

Lẩu cua chả cá

9. Lẩu đuôi bò

Lẩu đuôi bò rất hấp dẫn người ăn bởi nguyên liệu chính để làm nên món ăn này là phần đuôi bò. Vốn không chứa nhiều thịt, đuôi bò chỉ gồm sụn, gân và da, khi nấu thành lẩu ăn sẽ không bị ngán. Bên cạnh đó, với cách nấu có sự khác lạ ở chỗ dùng củ sen và củ môn để nấu cùng nên nước lẩu vừa bùi vừa béo và có vị ngọt thanh. Ngoài ra, lẩu đuôi bò còn khá tốt cho sức khỏe nữa. Dịp Tết cả gia đình cùng gặp nhau và thưởng thức món lẩu đuôi bò đầy dinh dưỡng này thì năm mới càng thêm khỏe mạnh đó.

Nguyên liệu nấu Lẩu đuôi bò:

10. Lẩu bò sa tế

Món lẩu cuối cùng trong danh sách 10 món lẩu hấp dẫn cho ngày Tết chính là lẩu bò sa tế. Món ăn hấp dẫn với thịt bò mềm ngon, không dai, nước lẩu cay nồng vị sa tế giúp kích thích vị giác của mỗi người khi ăn, kèm theo đó là hương thơm của sả và vị chua nhè nhẹ của giấm giúp món lẩu ngon hơn. Bạn thử vào bếp và làm đãi mọi người trong ngày Tết sắp đến nào, đảm bảo ai cũng phải trầm trồ đấy.

Nguyên liệu nấu Lẩu bò sa tế:

Cách Làm Lẩu Bò Ba Toa Tại Nhà, Lẩu Tủy Bò Nấu Dễ Ăn Ngon

Nếu có ai nhỡ hỏi nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam mình là điểm đến lý tưởng để đi du lịch nghỉ dưỡng, chắc chắn trong đầu mình chỉ có 1 cái tên thôi: Đà Lạt. Ở đó có hoa cỏ tươi mướt, có bầu trời xanh vời vợi, và đặc biệt là có rất nhiều đồ ăn ngon. Buổi tối ở Đà Lạt còn món gì ngon hơn là lẩu, giữa cái tiết trời lạnh giá cả tay mà được xì xụp nước lẩu bò Ba Toa ngọt thơm nghi ngút khói thì còn gì hạnh phúc bằng. Mùa đông Hà Nội chẳng có nơi nào bán món lẩu bò cực đỉnh này cả, khiến mình đâm nhớ nhung quá nên phải tự chế cách làm lẩu bò ba toa tại nhà đây, cũng giống bản gốc được đến 90% rồi đó.

Lẩu bò ba toa mình ăn là ở quán gỗ màu xanh. Căn nhà mặc dù cũng nhiều năm tuổi rồi, và lượng khách thì đông lắm cứ ra vào tấp nập, vậy mà vẫn được giữ khá là sạch sẽ. Bàn ghế thì màu nâu sậm, cũng nhỏ nhắn thôi, nhưng mà tổng thể thì cả quán ăn nhìn ấm cúng lắm. Kể ra nếu đi cùng bạn bè mà vào đây nhắm lẩu với cụng vài ly bia thì là trọn vẹn buổi tối rồi.

Mình nghĩ không phải tự dưng mà lẩu bò ba toa quán gỗ nổi tiếng. Đơn giản là vì nó rất ngon. Nước lẩu bò màu nâu đậm, hơi sánh, và ngọt nhẹ. Khác với phần lẩu ngoài Hà Nội chỉ có mỗi nồi nước còn thịt thà được để bên ngoài, ai ăn mới nhúng, thì phần lẩu bò ở Đà Lạt này lại cho tất tật thịt bò và đậu trắng vào trong nồi ngay từ đầu. Từng miếng thịt bò thái dày thớ cỡ nửa phân, lại còn to bản, hầm nhừ nên ăn đã cái miệng lắm. Phần thịt có cả nạc cả nạm nên tùy khẩu vị mỗi người mà gắp miếng phù hợp. Còn đậu thì cắt miếng vuông, cho vào nấu nước dùng nên rất ngấm vị ngon ngọt, ăn miếng nào phải xuýt xoa miếng ấy, vì ngon, mà còn vì nóng nữa.

Nước dùng của Lẩu Bò Ba Toa có màu nâu đục, nên theo mình biết có 2 cách để có thể có được màu này, đó là:

Nước luộc thịt bò: khi tiết còn dính trong thịt tiết ra, nước sẽ trở thành màu nâu. Nhưng nếu chỉ dùng nước luộc thịt không thôi thì chắc là khó có được vị ngọt như vậy. Và để có được màu nâu đậm thì chắc sẽ cần một lượng lớn thịt bò so với lượng nước dùng.

Nước hầm xương bò: Để nước hầm xương bò có màu nâu đẹp, thì người Pháp đã dùng cách nướng xương bò, và mình nghĩ đây là cách khá phù hợp để làm tại Việt Nam.

Ngoài ra, để bổ sung vị ngọt cho nước thì mình sẽ hầm xương bò nướng với củ cải và hành tây. Củ cải và hành tây là hai loại rau củ tự nhiên mà mình rất tâm đắc vì hầu như không làm thay đổi mùi nước dùng, nhưng sẽ mang lại vị ngọt tự nhiên và khiến nước dùng thanh hơn một chút. Hơn thế nữa, giá hai loại rau củ này thường cũng không đắt chút nào.

Thịt bò trong món Lẩu Bò Ba Toa là từng miếng thịt vuông vức, dày dặn nhưng lại rất mềm, mặt lại phẳng giống vừa được thái. Thông thường nếu thái thịt bò từ lúc sống và bỏ vào nồi nước hầm thì mặt thịt bò sẽ không còn được mịn nữa. Còn nếu luộc nhừ như của Lẩu Bò Ba Toa xong thái thì sẽ dễ bị nát, nên mình chọn một cách kết hợp cả 2 cách trên.

Thịt bò sẽ được luộc chín, nhưng vẫn còn dai, sau đó được thái miếng dày và tiếp tục bỏ vào nồi ninh tiếp đến khi đạt độ mềm vừa ý. Bằng cách này, thịt bò vẫn chín mềm và vẫn đảm bảo hình dạng đẹp như trong món Lẩu Bò đặc sản Đà Lạt này.

Nước chấm của Lẩu Bò Ba Toa có màu trắng đục và khá đặc, và khá dậy mùi. Mình đoán nó được pha từ chao và thêm chút ớt chưng. Mỗi tội là mình không thích vị này lắm nên nếu nấu lẩu ở nhà thì thường pha xì dầu tỏi ớt để chấm thịt bò, kể ra cũng hợp lắm đó.

Loại mỳ được ăn cùng Lẩu Bò Quán Gỗ là mỳ trứng. Mình chưa bao giờ ăn mỳ trứng với lẩu, và cũng không phải là fan của loại mỳ này vì thấy nó cứ nhàn nhạt chẳng có vị mấy. Ấy thế mà phải gật gù công nhận là nó đi với nước lẩu bò thật là hợp quá hợp.

Sợi mỳ trứng khi chín sẽ hơi mềm dính, và khá là thấm nước dùng. Hơn nữa, sợi mỳ trứng không có vị mặn như mỳ tôm, cũng không bị chua như bún, thành thử không làm biến đổi vị nước dùng, khiến cho người ăn cảm nhận được trọn vẹn hơn vị ngon của nước – điểm mấu chốt của món lẩu bò này.

Rau trên Đà Lạt ăn lẩu là quá ngon rồi vì nó tươi và non mơn mởn, ngon hơn rất nhiều rau trồng xứ đồng bằng. Ở Hà Nội có lẽ khó kiếm một số loại rau của Đà Lạt nên mình nghĩ chỉ cần dùng cải thảo, rau muống là ăn lẩu cũng rất hợp rồi đó. Ngoài ra thì có thể thả thêm đậu trắng ăn kèm lẩu, mình thấy cũng rất hợp và ngon.

Ngoài ra, đây là món lẩu đậm vị ngọt chứ không chua cay nên có thể nếu chỉ có các loại rau đơn giản thì hơi “buồn tẻ” một chút, mình nghĩ là thêm một chút mùi tàu, húng chó để nhúng lẩu sẽ khiến món lẩu hấp dẫn hơn rất nhiều đó. Ngoài ra nhà mình còn hay ăn cả trứng trần cùng lẩu, cũng ngon lắm lắm luôn.

300 gr Xương ống bò (chọn khúc nào nhiều tủy, mình hay mua xương trong Lotte Mart họ cắt khúc nên dễ lấy tủy lắm)

1.5 lít nước

1 tbsp dầu ăn

2 Củ cải

3 Củ hành tây

1 kg Thịt bò nạm

1 tbsp đường phèn

Gia vị để nêm nếm

Làm nóng lò nướng ở 200 độ C trong khoảng 10 phút

Phết một chút dầu ăn lên chỗ xương bò, bỏ xương vào lò nướng đến khi xém vàng nâu (Nếu không có lò nướng thì có thể nướng xương trên bếp than)

Bỏ thịt bò, xương, và một chút gia vị cho đậm vị vào nồi nước lạnh, luộc trong khoảng 1 tiếng thì vớt thịt bò ra, thái thành từng miếng vừa ăn rồi lại bỏ vào nồi ninh tiếp.

Khoảng nửa tiếng sau thì vớt các miếng thịt bò ra một bát riêng

Sau khi vớt xương ra, và đã lọc sạch nước dùng, lúc này mình sẽ làm thêm 1 bước nhỏ nữa là dùng đũa khều nhẹ phần tủy ra khỏi khúc xương, và dằm nát trong nước dùng (lấy ý tưởng từ nước dùng ramen gote-gote của nhật, cũng béo ngậy một lớp thế này)

Cho thịt bò vào nồi, bỏ đậu và nước dùng vào

Sắp xếp rau, mỳ trứng, nước chấm

Mời gia đình, hoặc rủ bạn bè đến thưởng thức cùng

Cách Nấu Lẩu Bò Ngon Nhất, Lẩu Bò Nấu Nấm Miền Nam

Cách nấu lẩu bò ngon nhất – Các món lẩu luôn là lựa chọn đầu tiên cho các dịp tổ chức bữa tiệc sum họp gia đình, bạn bè. Nồi lẩu nóng ấm, từng gắp đũa cho nhau. Chúng ta cùng trò chuyện về chuyện đời, chuyện vui và mọi thứ trong cuộc sống.

Nhưng một nồi lẩu được bán bên ngoài hiện nay, rẻ lắm cũng đã từ khoảng 150 – 500 ngàn đồng một nồi, vài phần cái chỉ lèo tèo mỗi loại một đến 2 miếng là cùng. Một phần ăn như vậy thật sự không đủ một bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình, bạn bè.

Nguyên liệu, gia vị nấu lẩu bò ngon gồm

Thịt bò nạm: 300g (nếu các bạn thích vị beo béo dai dai thì chọn phần vừa nạm vừa gân bò sẽ ngon hơn đấy).

Thịt phi lê: 300g thịt bò.

Cà chua: 2 quả.

Ớt sừng tươi: 4 trái (nếu các bạn không ăn cay có thể giảm hoặc không cần cho và nồi lẩu, nhưng lẩu ngon nhất bạn nên cho 1 trái ớt cho hương vị ngon hơn nha).

Sả băm nhuyễn (bạn có thể tự mua xả cây và băm tại nhà hoặc mua các loại xả băm sẵn bán tại các chợ cũng rất tiện).

Sả cây: 4 cây (bạn chọn cả tươi, cuống và đầu lá vẫn còn mọng nước, đừng chọn sả để lâu vì nó không tạo mùi thơm bằng sả tươi).

Tương ớt: 1 chai nhỏ (bạn có thể tự làm tương ớt tươi tại nhà để không sợ có chất bảo quản).

Bột bò kho.

Sa tế tôm.

Rau ăn lẩu bò gồm: mồng tơi, cải đắng, tía tô, hẹ, ….

Cách thực hiện lẩu bò thơm ngon, nóng hổi tại nhà

Chuẩn bị tất cả các loại rau cơ bản ăn lẩu bò phù hợp và bạn có thể thêm một số loại rau mà mình cảm thấy thích, nhưng cái loại rau cơ bản trên là đã giúp món ăn của bạn ngon nhất rồi đấy.

Bạn lấy toàn bộ phần rau vừa mua cùng nấm ăn lẩu rửa sạch dưới vòi nước, tiếp theo các bạn vớt ra rổ cho ráo nước, sau đó cho ra 1 cái dĩa lớn sắp theo từng loại, đến khi chuẩn bị bàn lẩu mình có thể sắp rau ra đĩa là vừa.

Thịt bò mua ngoài chợ về nên rửa để loại bỏ bụi bẩn, để ra rổ cho thịt được ráo nước luôn. Phần thịt bò đã rửa bạn đem thái thật mỏng, nhớ là phải thái ngang thớ thịt để ra 1 cái đĩa, phần thịt bò nạm bạn đem cắt thành miếng vừa ăn ước chừng khoảng 2cm được rồi.

Sau khi thái thịt đã xong bạn cho thịt bò vào ướp 1 muỗng canh bột thịt bò kho cùng 1 muỗng canh hành, tỏi băm, hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng canh sa tế thêm 1/3 muỗng cà phê tiêu xay nhuyễn, nêm thêm một muỗng hạt nêm, để thịt nghỉ trong khoảng 15 phút cho thịt bò thấm đều gia vị là đủ rồi.

Đầu tiên, chúng ta bật lửa lên, sau đó bắc chảo lên bếp để chảo được khô ráo. Sau khi chảo nóng, các bạn cho hành + tỏi vào chảo phi cho thơm vàng đều, sau đó cho thịt bò đã ướp ở bước trên vào đảo thật săn. Tiếp đến chúng ta tiếp tục cho cà chua vào xào cho thật mềm rồi nêm nếm thêm gia vị gồm đường, muối. Xào tiếp đến khi thịt chín.

Với tất cả các lại món nước, quan trọng luôn được quan tâm, để phần lẩu bò thêm thơm ngon, phần thịt bò thêm dậy vi thì không thể không tìm hiểu cách làm nước dùng ngon cho món lẩu nhỉ!

Sau khi các bạn đã xào bò dậy mùi, các bạn tiếp tục cho bò đã xào vào nồi nước đã ninh sẵn từ xương heo nếu bạn muốn một nồi lẩu thanh đạm. Nhưng nếu bạn là người muốn ăn phần lẩu bò ngon béo ngậy thì khuyên dùng xương bò là hợp lý nhất.

Sau đó nấu cho nước dùng sôi lên, sau đó bạn cho vào nồi 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh lớn ớt sa tế + 3 muỗng canh giấm gạo, chúng ta canh cho lửa vừa thôi nấu khoảng 25 phút đồng hồ nữa.

Lúc nồi nước xương + thịt bò đã được nêm nếm đủ vị, các bạn cho thêm sả cây vào đun sôi thêm 5 phút nữa để cho phần sả chiết ra phần tinh dầu, giúp nồi lẩu thơm hơn, rồi ta nêm nếm lại sao cho vừa ăn thì tắt bếp, cho thêm rau mùi vào.

Thịt bò phi lê đã thái mỏng thì chỉ nên ăn khi đang ăn lẩu, dùng để nhúng cho thịt chín tới thì quá ngon rồi, nếu bỏ vào trước sẽ làm cho thịt bò bị dai do chín quá, mất đi vị nước ngọt ở phần thịt bò, bò ăn vừa chín là đầy đủ dinh dưỡng nhất.

Chúng ta sẽ không dùng hết phần nước lẩu, mà sẽ châm thêm từ từ khi ăn. Do vậy, ta cần lấy một chút nước lẩu ra một cái nồi riêng, sau khi nước sôi, ta tiến hành dùng kèm với bún và rau đã chuẩn bị ở trên, vậy là đã xong món lẩu thơm ngon rồi đó.

Học Cách Nấu Lẩu Thái Ngon

Mùa đông đã kề cận, mùa để chúng ta cùng gia đình, người thân quây quần bên những nồi lẩu khói tỏa nghi ngút và hương vị thơm ngon. Lẩu Thái là món ăn đặc trưng theo phong cách Thái. Để nấu được một nồi lẩu Thái ngon là cả một nghệ thuật. Làm sao phải vừa cay nhưng luôn giữ được vị ngọt và vị thơm của nó.

Nguyên liệu để nấu lẩu Thái bao gồm:

– 1kg xưong ống– 200g mực lá– 200g tôm sú– 500g nghêu– 500g bún– 300g rau muống và bắp chuối bào sợi– 20g ngò gai, thái khúc– 50g hành tím, đập dập – 1 củ riềng, gọt vỏ, thái mỏng– 2 quả cà chua, thái múi cau – 20g ngò rí, thái nhỏ– 4 cây sả, thái mỏng– 20g lá chấp– 2 quả chanh, vắt nước cốt – 5 quả ớt hiểm– 1 muỗng ăn súp mè trắng (rang vàng)– 2 muỗng tương ớt– 1 muỗng cà phê bột ớt– 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương– 2 muỗng cà phê hạt nêm từ thịt – 1 muỗng súp nước mắm– 1 muỗng cà phê muối– 1 muỗng cà phê đường– 1 muỗng cà phê dầu điều– 1 hộp sữa Carnation– 1 muỗng súp dầu ăn.

Cách nấu.

– Cho 1,5 lít nước vào hầm với xương trong khoảng 1 tiếng. Sau đó vớt xương ra, lọc lấy nước dùng.

– Đun nóng dầu, cho cà chua vào xào tạo màu. Sau đó, cho riềng, sả, hành tím, tương ớt, ngũ vị hương và mè rang vào xào dậy mùi thơm đặc trưng của lẩu Thái.

– Tiếp đến, cho nước dùng vào hỗn hợp gia vị vừa xào, đun sôi thêm 5 phút. Nêm hạt nêm từ thịt, nước mắm, muối, đường, bột ớt, cho lá chấp vào, đun vừa sôi lại, nhắc xuống lược lại lần thứ hai để lấy nước trong.

– Đun sôi nước lẩu, nêm lại gia vị vừa ăn, cho dầu điều, ớt hiểm, nước cốt chanh và sữa vào đun vừa sôi với lửa nhỏ.

– Thái mực xếp ra đĩa cùng với tôm và nghêu đã làm sạch.

Thưởng thức:

– Cho tôm, mực, nghêu vào nước lẩu đun sôi. Khi nào dùng, cho rau muống, bắp chuối và ngò gai vào lẩu, gắp ra chén ăn kèm với bún tươi và chấm với nước mắm ngon giằm ớt.

Chúc mọi người có những giây phút quây quần, ấm áp bên người thân của mình trong mùa đông tới !