Măng Tây Nấu Gì Cho Bé Ăn Dặm / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Măng Tây Nấu Món Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Khi lựa chọn măng tây làm nguyên liệu trong thực đơn ăn dặm cho bé, bạn có thể nấu cháo măng tây hay súp măng tây, canh măng tây cho bé đều rất giàu dinh dưỡng và thơm ngon. 1. Măng tây nấu món gì cho bé ăn dặm?

Sử dụng măng tây trong thực đơn ăn dặm của bé, bạn có thể chế biến thành nhiều món ngon như:

Cho bé ăn trực tiếp dưới dạng Finger Food ( nếu bé nhà bạn đã lớn). Bạn chỉ cần rửa sạch, sơ chế măng và cắt thành các khúc ngắn vừa ăn. Sau đó cho vào nồi hấp hoặc luộc trong khoảng từ 5 đến 6 phút cho đến khi măng chín mềm. Để tăng vị đậm đà, bạn có thể cho bé chấm kèm cùng các loại sốt phù hợp với tuổi của bé.

Bên cạnh đó, bạn có thể nấu súp hoặc nấu cháo măng tây cho bé ăn dặm kết hợp với các loại rau củ, thực phẩm khác như: Khoai tây, cà rốt, gạo lứt, đậu lăng, thịt gà, thịt bò, tôm, cua… tạo thành những món ngon ngọt thơm hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.

2. Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Măng tây được gọi là rau “hoàng đế” với giá trị dinh dưỡng cao. Măng tây chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, C, K, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1), vitamin E, acid folid ,… và nhiều khoáng chất như: kali, magie, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, đồng, mangan, selen, crom và protein. Đây là những dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé, bổ sung thêm nguồn dưỡng chất, ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Trong măng tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin A, C và E có nhiều trong măng tây sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của bé và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Thành phần dinh dưỡng và công dụng của măng tây với sức khỏe.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 100 g măng tây có chứa đến 1,8 g chất xơ. Cùng với đó, trong măng tây có chứa một loại carbonhydrate tên là inulin, có khả năng gia tăng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột như lactobacilli, bifidobacteria giúp hệ tiêu hoá của bé hoạt động khoẻ mạnh hơn, để bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và ngăn ngừa táo bón.

Ngoài ra, măng tây còn rất giàu axit folic, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và sự phát triển của ống thần kinh. Đây là một dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển trí não toàn diện của bé.

3. Khi nào nên dùng măng tây cho bé ăn dặm?

Thường thì khi bé mới bắt đầu ăn dặm, bạn không nên cho bé ăn măng tây vì giai đoạn này hệ tiêu hoá của bé còn non nớt, ăn măng tây có thể khiến bé bị đầy hơi. Theo các nghiên cứu, thời gian hợp lý nhất để đưa măng tây vào trong thực đơn ăn dặm của bé là vào khoảng 8 – 10 tháng tuổi.

Khi mua măng tây cho bé ăn dặm, bạn nên chọn kỹ từng cây măng. Chọn những ngọn măng xanh tươi, thân măng xanh bóng, không có đốm nâu hay úa vàng, thân thẳng, không mềm rũ, khi bẻ nghe tiếng “rắc” và nên chọn những cây măng tây có đầu khép chặt với nhau.

5. Một số lưu ý khi cho bé ăn măng tây

Tuy măng tây là loại rau rất giàu dinh dưỡng nhưng các mẹ chỉ nên dùng một lượng nhỏ cho mỗi khẩu phần ăn và không nên ăn nhiều, liên tiếp các ngày trong tuần. Khi lần đầu cho bé ăn măng tây, hãy cho bé ăn một lượng nhỏ và để ý xem bé có bị dị ứng hay không.

Măng tây rất nhanh hỏng, nhất là khi không được bảo quản trong tủ lạnh. Vì thế, sau khi mua về nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Khi nấu măng tây cho bé, nhất là khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn không nên dùng bột ngọt, muối cũng chỉ nên nêm một chút ít ( Nếu bé chưa đến 1 tuổi thì bạn có thể bỏ qua gia vị này vì vị mặn sẽ không tốt cho thận của bé). Những bé trên 1 tuổi thì mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm nước mắm dành riêng cho trẻ. Dầu ô liu cũng sử dụng loại chuyên dụng cho trẻ nhỏ.

Nếu muốn nấu măng tây ăn dặm cho bé cùng với loại thực phẩm nào đó, hãy kết hợp với loại thực phẩm mà bé đã từng ăn quen và đừng quên thay đổi đa dạng các món nấu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Nhìn chung, măng tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bé. Tùy từng lứa tuổi mà mẹ có thể làm các món nấu măng tây cho bé sao cho phù hợp. Nhưng cũng chỉ nên cho bé ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều phòng ngừa chứng đầy hơi có thể xảy ra.

Măng Tây Nấu Với Gì Cho Bé Ăn Dặm Giàu Dinh Dưỡng?

Lợi ích của măng tây với sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn rất non nớt và vẫn đang trong quá trình phát triển hoàn thiện nên trẻ nhỏ rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus làm ảnh hưởng xấu để sức khỏe và tốc độ phát triển của trẻ.Trong khi đó, măng tây chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin A cùng các chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch, nâng cao khả năng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch

Tốt cho hệ tiêu hóa

Măng tây có chứa lượng lớn chất xơ, giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột, làm mềm phân, hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị táo bón. Bên cạnh đó, măng tây còn chứa một lượng lớn prebiotic, giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, bảo vệ trẻ tránh mắc phải các bệnh đường ruột thường gặp.

Lợi tiểu

Măng tây giúp loại bỏ muối và chất lỏng ra khỏi cơ thể, có tác dụng như một chất lợi tiểu tự nhiên. Từ đó, mẹ cho trẻ ăn dặm với măng tây còn giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tác dụng của măng tây cho bé Chống lại các gốc tự do

Măng tây có chứa glutathione, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây tổn thương tế bào.

Tốt cho thị lực và trí não

Các vitamin nhóm A và D có trong măng tây rất tốt cho thị lục, giúp trẻ giảm những nguy cơ mắc phải các bệnh về mắt, ngăn ngừa chứng quáng gà. Ngoài ra, măng tây rất giàu axit folic – dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não và nhận thức ở trẻ nhỏ.

Ngăn ngừa suy dinh dưỡng

Có thể nói, măng tây là sự lựa chọn vô cùng thích hợp cho trẻ để ngăn ngừa suy dinh dưỡng. Bởi vì trong măng tây chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất thiết yếu như các vitamin nhóm A, K, C, E, B, sắt, kali, canxi, phốt pho… Chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé, có tác dụng giúp bổ sung thêm nguồn dưỡng chất chống lại tình trạng suy dinh dưỡng một cách vô cùng hiệu quả.

Cháo măng tây cho bé nấu cùng với tôm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cháo trắng hoặc bột gạo, Măng tây, Tôm tươi, gia vị ăn dặm cho bé

Cho cháo trắng hoặc bột gạo vào nồi, thêm nước để nấu thành cháo đến khi sôi đều

Tôm tươi rửa sạch, bóc vỏ, rút bỏ chỉ lưng rồi xay nhuyễn.

Cho tôm vào cháo và đảo đều. Tiếp tục đun cho đến khi sôi đều, khi cháo và tôm chín đều.

Măng tây rửa sạch, cắt bỏ phần già cứng, tước bỏ xơ già, chỉ để lại phần măng tây non. Thái nhỏ măng sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho măng tây vào nấu cùng cháo và tôm đến khi tất cả chín, nhừ thì tắt bếp.

Với trẻ nhỏ 6 tháng tuổi, có thể xay lại bằng máy cho nhuyễn mịn để bé dễ ăn.

Múc cháo ra bát, thêm chút dầu ăn dặm, trộn đều và cho bé thưởng thức.

Cháo măng tây thịt bò

Món cháo măng tây khi mẹ kết hợp cùng với thịt bò sẽ là một món cháo rất thơm ngon mà lại giàu dinh dưỡng cho bé yêu. Đặc biệt, khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này sẽ tạo nên một công thức cháo ăn dặm hoàn hảo, vừa tốt cho trí não vừa cung cấp năng lượng để bé có một thể chất khỏe mạnh.

Cách nấu cháo măng tây thịt bò cho bé ăn dặm

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột gạo, cháo trắng, măng tây, bơ, thịt bò, gia vị ăn dặm cho bé

Cách nấu cháo măng tây thịt bò:

Cho cháo trắng, bột gạo vào nồi nấu trên lửa vừa

Măng tây rửa sạch, tước bỏ sơ và cắt lấy phần non

Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn hoặc thái thành miếng nhỏ

Hành trắng rửa sạch, bóc vỏ và cho vào chảo cùng một ít dầu ăn rồi phi thơm. Khi hành bắt đầu thơm thì cho thịt bò, măng tây vào xào chín

Xay nhuyễn hỗn hợp thịt bò và măng tây đã được xào chín

Cháo sôi, cho hỗn hợp đã được xay nhuyễn vào và đảo đều, sau đó nêm nếm cho vừa ăn với bé.

Tắt bếp, đợi cháo nguội thì cho ít dầu ăn vào là có thể múc cho trẻ ăn ngay.

Cách làm măng tây hấp cho bé

Cách làm măng tây hấp cho bé

Có thể mẹ chưa biết, măng tây hấp là một món ăn rất đơn giản, dễ làm nhưng lại rất bổ dưỡng cho bé yêu.

Nguyên liệu chuẩn bị khá đơn giản: Măng tây cùng một số dụng cụ nồi hấp, máy xay

Cách thực hiện làm măng tây hấp:

Măng tây tươi, rửa sạch rồi đem hấp hoặc luộc cho đến khi chín mềm

Đợi cho nguội bớt rồi cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, lọc qua rây và cho bé ăn.

Để dễ ăn hơn cũng như làm tăng hương vị, mẹ có thể kết hợp cùng với táo để bé ăn ngon miệng hơn.

Một số điều cần lưu ý khi cho bé ăn măng tây

Nên sử dụng măng tây càng tươi càng tốt, nhất là khi vừa hái xong bởi măng tây rất nhanh bị hỏng.

Nên bảo quản măng tây gói trong giấy báo và cắt trong ngăn mát tủ lạnh khi chưa dùng ngay. Ngoài ra có thể trữ đông măng tây mà vẫn giữ được hàm lượng vitamin C trong đó.

Khi lựa măng tây, chọn những cây măng có màu sắc tươi sáng, thân chắc, không bị dập, không có biểu hiện bị nấm mốc.

Không nên cho bé ăn quá nhiều măng tây, ăn đủ lượng bởi măng tây là thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu

Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc măng tây nấu với gì cho bé ăn dặm và muốn kết hợp với các loại thực phẩm khác, hãy kết hợp với loại thực phẩm bé đã từng ăn mà không gặp phải vấn đề gì như dị ứng hay vấn đề tiêu hóa.

Ở lần cho bé ăn đầu tiên, hãy cho bé một lượng nhỏ và quan sát xem bé có bị dị ứng không.

Măng Tây Nấu Món Gì Cho Bé Ăn Dặm Là Tốt Nhất?

Nấu đồ ăn dặm cho trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ có con nhỏ đặc biệt quan tâm. Một trong những thực phẩm được đánh giá rất cao hiện nay đó chính là măng tây. Bài viết hướng dẫn bạn cách chế biến một số món ăn dặm từ măng tây bổ dưỡng, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. 1. Có nên cho trẻ ăn măng tây ăn dặm?

Măng tây từ lâu đã được biết đến là loại rau “hoàng đế” với những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Bạn có thể tham khảo rõ hơn những lợi ích này TẠI ĐÂY. Trong thời kỳ trẻ ăn dặm, cha mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn các món cháo bổ dưỡng chế biến từ măng tây.

Nâng cao hệ miễn dịch: Trong măng tây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin A, C có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa trẻ bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.

Tốt cho thị lực: Các vitamin A, D ở măng tây giúp trẻ sáng mắt, phòng ngừa đục thủy tinh thể, ngăn ngừa quáng gà.

Tốt cho trí não: Axit Folic trong măng tây có tác dụng thúc đẩy sự phát triển về trí não và nhận thức ở trẻ nhỏ, tăng cường khả năng tư duy.Cách chế biến măng tây ăn dặm cho trẻ nhỏ

2. Các món ăn từ măng tây cho trẻ ăn dặm 2.1. Súp gà măng tây

Chuẩn bị nguyên liệu

Ức gà: 300g

Trứng gà: 1 quả

Măng tây: 150g

Bột bắp: 2 thìa đầy

1 lít nước dùng heo/gà: Thực hiện bằng cách hầm xương gà hoặc xương heo đều được.

Rau ngò rí

Dầu mè

Bước 2:

Măng tây rửa sạch, loại bỏ phần gốc già. Phần thân non cắt thành các khúc ngắn. Mách nhỏ: Với phần gốc già bạn có thể bào vỏ đi là có thể ăn được.

Trứng gà đập vào bát, đánh tan.

Bột bắp cho vào bát khuấy đều với ít nước lạnh

Bước 3: Bắc nồi nước dùng lên bếp, đến khi nồi nước sôi thì cho thịt gà xé, măng tây, trứng đánh tan, bột bắp hòa nước vào nấu trong khoảng 5 phút. Tiếp đến nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

Bước 4: Múc súp gà măng tây ra bát, cho thêm ít rau ngò, dầu mè là sẵn sàng thưởng thức.

2.2. Cháo thịt bò măng tây

Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, có thể cho chút nước để hòa tan, tránh tình trạng vón cục.

Bước 3: Vo gạo thật sạch, cho vào nồi cùng với nước lọc với tỉ lệ 1 phần gạo 4 phần nước. Đến khi gạo nhuyễn thì cho thịt bò vào và đun thêm 10 phút.

Bước 4: Múc cháo ra bát, cho thêm 1 thìa dầu oliu và trộn măng tây nghiền vào. Để nguội 1 chút rồi cho bé thưởng thức.

Nhìn chung, măng tây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt đối với trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Tuy nhiên các mẹ cũng cần chú ý cho con ăn với liều lượng hợp lý, mỗi tuần khoảng 2 bữa là được, còn lại hãy cho con ăn nhiều món ăn dặm khác được chế biến từ rau củ quả, thịt cá… để đa dạng thực đơn ăn uống.

Cách Nấu Cháo Gà Măng Tây Cho Bé Ăn Dặm

Cháo thịt gà măng tây cho bé cách nấu tương tự như nấu cháo măng tây với các nguyên liệu khác

1. Nguyên liệu

Hành lá, gừng, hành tím.

Nước mắm, bột nêm chuyên dụng cho bé, nước rau củ Dasushi, dầu mè.

Lấy 2 nắm gạo tẻ nấu nhừ thành cháo để sẵn.

Chọn ức gà tươi ngon, rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi cho vào tô.

Gừng cạo sạch vỏ, băm nhuyễn.

Cho chút nước mắm, gừng, bột nêm vào tô thịt gà ướp khoảng 10 phút cho ngấm đều gia vị.

Măng tây chọn loại tươi non, loại bỏ phần rể cứng, xơ rồi cắt khúc vừa ăn. Rửa sạch với nước, rửa lại lần nữa với nước muối pha loãng. Sau cùng luộc sơ lại cho bớt vị hăng và rửa qua nước sạch một lần nữa.

Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Hành tím sau khi rửa băm nhuyễn.

3. Chế biến và thưởng thức

Cho nồi cháo lên bếp, cho chút dầu mè vào phi thơm hành tím rồi cho ức gà vào xào cho săn. Canh lúc thịt gà gần chín thì cho măng tây vào xào thêm chừng 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Cho hỗn hợp gà xào măng tây vào nồi cháo rồi bắt lên bếp, khuấy đều cho nhuyễn chừng 3 phút thì tắt lửa.

Múc cháo ra tô, cho thêm nước Dasushi vào và chút hành lá, để nguội rồi cho bé thưởng thức.

Cháo gà măng tây cho bé ăn dặm là sự lựa chọn hợp lý cho các bé trong giai đoạn tập ăn.

Cháo măng tây cho bé còn thích hợp cho cả những bé ở độ tuổi 6- 7 tháng. Tuy nhiên khi nấu cháo măng tây cho bé 6 tháng bạn nên xay nhuyễn thịt gà và măng tây với lượng vừa phải và trộn chung vào cháo sau đó rây nhuyễn cho bé ăn kèm nước Dasushi. Vì bé còn nhỏ nên cần ăn thức ăn thật mềm, dễ tiêu hóa. Để yên tâm, cháo măng tây cho bé 7 tháng cũng nên chế biến như khi bé 6 tháng tuổi vậy.

Khi bé lớn hơn một chút tầm 8-10 tháng các mẹ có thể áp dụng cách nấu theo hướng dẫn bên trên.

4. Lưu ý khi nấu cháo gà măng tây cho bé ăn dặm

Khi bé ăn măng tây lần đầu nên cho bé thử một chút xem cơ thể có phản ứng gì không? Nếu không hãy cho bé ăn tiếp với liều lượng tăng dần. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá nhiều và liên tục các ngày trong tuần.

Măng tây có vị hăng nên cần sơ chế kỹ và không nên nấu quá chín sẽ mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên cũng như hàm lượng dinh dưỡng dồi dào có trong măng tây.

Không dùng nồi sắt nấu măng tây vì măng tây sẽ phản ứng với sắt làm biến màu măng tây và cả nồi sắt.

Thịt cánh gà bỏ phần da hay ức gà là sự lựa chọn hàng đầu cho các bé ăn dặm.

Bé dưới 1 tuổi tuyệt đối không nêm muối hay gia vị vào thức ăn cho bé. Nên dùng nước rau củ Dasushi hoặc các mẹ có thể mua rau củ về tự nấu cho bé.

Cháo gà măng tây nên cho bé ăn hết trong bữa, đừng chừa lại phần ăn thừa cho bữa tiếp theo sẽ dễ gây tiêu chảy cho bé.

Cách Nấu Cháo Cá Hồi Măng Tây Ăn Dặm Cho Bé Biếng Ăn

Cháo cá hồi măng tây là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chính vì vây, có rất nhiều bà mẹ đã tin dùng món cháo này làm thức ăn dặm cho con em mình. Tác dụng của cháo cá hồi măng tây

Theo các nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra ở bên trong măng tây có chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón ở trẻ.

Cá hồi với thành phần dinh dưỡng giàu Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA… cực kỳ có lợi cho trẻ. Mẹ nên cho bé ăn món chế biến từ cá hồi khoảng 2-3 lần/tuần để giúp con lớn lên khỏe mạnh, thông minh, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thị lực, thần kinh. Cháo cá hồi măng tây cũng giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng, hạn chế tình trạng biếng ăn.

Để biết rõ hơn về tác dụng của cá hồi với sức khỏe trẻ nhỏ, mẹ có thể tham khảo bài viết: 5 tác dụng của cá hồi đối với trẻ em

Nguyên liệu cần có để nấu cháo cá hồi măng tây

Cá hồi: 1 con

Măng tây: 2 – 3 cành

5 giọt dầu mè

1 tai nấm hương

2 muỗng gạo lứt giã nát

2 chén nước

Hành, ngò, đường, nước mắm

Nếu mua cá hồi nguyên con: Khi mua cá bạn cầm phần đuôi của cá lắc nhẹ, nếu thịt ở sống lưng chắc thì con cá đó còn tươi. Bạn cũng có thể ấn nhẹ vào mình cá để kiểm tra độ đàn hồi của cá, bạn nên chọn những con cá có độ đàn hồi cao. Lựa chọn những con cá hồi có đôi mắt trong, đen và sáng. Tuyệt đối không lựa chọn những con cá có thịt thâm, đôi mắt vẩn đục.

Nếu mua cá hồi được chế biến sẵn: Miếng cá hồi phải vàng cam, chắc. Cá ươn khi sờ tay lên bề mặt sẽ có cảm giác ướt, ẩm, khi rút xương, cá sẽ “dóc” bở.

Cách nấu cháo cá hồi măng tây cho bé

Bước 1: Vo sạch gạo, cho vào âu lớn ngâm khoảng 1 giờ với nước ấm. Vớt gạo ra rổ cho ráo hết nước. Cách này sẽ giúp gạo mau chín nhừ hơn.

Bước 2: Măng tây đem đi rửa sạch, cắt lấy phần non. Hành trắng rửa sạch, bóc vỏ, thái nhỏ rồi cho vào chảo cùng một ít dầu ăn phi thơm. Khi hành bắt đầu thơm thì mẹ cho măng tây vào xào. Sau khi xào chín, mẹ vớt ra và đem đi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

Bước 3: Ngâm nấm hương trong nước muối một thời gian thì vớt ra rổ. Khi nấm đã ráo nước ta băm nhuyển rồi đem hấp chín.

Bước 4: Sơ chế cá hồi. Để mổ cá hồi, cần phải dùng con dao thật sắc.Trước hết, cắt riêng phần phi lê với đầu cá, sau đó dùng lưỡi dao rạch theo xương sống, từ đầu xuống phía dưới. Để khử mùi tanh cá hồi, cho từng miếng cá hồi vào nước muối pha loãng và hai thìa nước cốt chanh (tốt nhất mẹ nên mua miếng cá hồi được lọc sẵn ở siêu thị để tiết kiệm thời gian). Tiếp đến, các mẹ tán hoặc xay nhỏ cá hồi, trộn cùng với 2 muỗng nước rồi đem hấp chín.

Bước 5: Bắc nồi lên bếp nấu cháo thật nhừ. Cho cá hồi, nấm hương đã hấp chín và măng tây đã được xay nhuyễn vào nồi cháo, khuấy đều tay. Cho thêm ít dầu mè vào.

Bước 6: Nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Đổ cháo ra bát, rắc hành ngò vào nồi cháo là hoàn thành.

Cần chú ý gì khi cho trẻ ăn cháo cá hồi măng tây?

Ăn nhiều cháo cá hồi măng tây có thể gây ra khô miệng ở trẻ: Thân cây măng tây là bài thuốc lợi tiểu tự nhiên, nếu trẻ ăn nhiều sẽ thường xuyên đi tiểu dẫn đến mất nước. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, bé có thể bị khô miệng.

Cẩn thận ngộ độc thủy ngân khi cho trẻ ăn cháo cá hồi măng tây: Có hai loại cá hồi có sẵn, hoang dã hoặc nuôi trong trang trại. Cá hồi hoang dã bị bắt trong các vùng nước tự nhiên như sông, hồ và đại dương. Các trang trại nuôi cá chiếm một phần lớn cá hồi được bán để tiêu thụ trên toàn quốc. Các nghiên cứu cho thấy cá hồi nuôi có mức độ ô nhiễm polychlorinated biphenyls (PCBs), dioxin, thủy ngân và một số thuốc trừ sâu được clo hóa cao hơn hẳn so với cá hồi ở tự nhiên. Những chất gây ô nhiễm này được biết là gây ra nhiều loại ung thư, tiểu đường và đột quỵ. Vì vậy, các mẹ hãy nhớ mua cá hồi có chất lượng tốt. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên theo dõi tiêu thụ cá hồi. Bởi methylmercury, một dạng thủy ngân độc hại có thể có tác động tiêu cực đến não và hệ thần kinh đang phát triển của bé.