Lươn Nấu Gì Cho Bé Ăn Dặm / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cháo Lươn Nấu Với Rau Gì Và Cách Nấu Cháo Lươn Ngon Cho Bé Ăn Dặm

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thì món chính vẫn là cháo, các mẹ tìm hiểu cách nấu các loại cháo bổ dưỡng để đa dạng phong phú thực đơn ăn dặm của bé yêu, trong đó phải kể đến món cháo lươn – đây là món cháo ăn dặm lý tưởng cho bé vào mùa thu cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nấu cháo lươn cho bé không khỏi thắc mắc nấu cháo lươn cho bé với rau gì thì ngon hay cách nấu như thế nào,… Bài viết sau của website may dua vong chúng tôi sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc cháo lươn nấu với rau gì và cách nấu cháo lươn ngon cho bé ăn dặm cực thơm ngon.

Cháo lươn nấu với rau gì cho bé?

Cháo lươn là món ăn dặm bổ dưỡng cho bé yêu từ 1 tuổi trở đi vì trong lươn có rất nhiều chất dinh dưỡng giá trị, đặc biệt thịt lươn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, thậm chí cao hơn hẳn tôm, cua, giúp bé tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh chống lại bệnh tật.

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt lươn đồng: Trong 100g thịt lươn chứa rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể của bé. Cụ thể như sau:

Chất béo: 25,6g

Chất đạm: 12,7g

Năng lượng: 285 calo

Vitamin: Vitamin A và betacaroten: 2000 IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2 mg, Riboflavin: 0,31mg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg

Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali: 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg.

Cách nấu cháo lươn truyền thống cho bé

Nguyên liệu gồm:

2 muỗng gạo lứt giã nát.

một khứa lươn thịt.

3 lát cà rốt.

5 giọt dầu mè.

Hơn 2 chén nước.

Hành + ngò, nước mắm, đường.

Cách nấu cháo lương truyền thống cho bé như sau:

Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm nước nóng 1 tiếng, gạo hơi mềm vớt ra ngoài.

Bước 2: Lươn làm sạch với chanh hoặc giấm, bỏ xương lấy nạc băm nhuyễn, đem hấm chín (mẹ ướp tí muối + đường).

Bước 3: Cà rốt băm nhuyễn.

Bước 4: Bắc gạo + nước + cà rốt lên bếp nấu cháo nhừ, cà rốt mềm. Cho thịt lươn vào khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút, nêm vừa ăn. Cho dầu mè vào khuấy đều nhấc xuống.

Cách nấu cháo lươn khoai môn bổ dưỡng cho bé

Nguyên liệu gồm:

100g gạo.

200g thịt lươn.

100g khoai môn đã được thái nhỏ.

1 thìa cafe hành tím.

Rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, nước mắm, hành lá, hạt tiêu.

Cách nấu cháo lươn khoai môn bổ dưỡng cho bé như sau:

Cách nấu cháo lươn bí đỏ bổ dưỡng cho bé

Nguyên liệu gồm:

4 muỗng canh vun bột gạo (20g)

Bí đỏ

Thịt lươn đồng

1 muỗng canh gạt dầu (5g)

1 nước chén đầy (250 ml)

Ngò rí

Cách nấu cháo lươn bí đỏ bổ dưỡng cho bé như sau:

Bước 1: Lươn luộc chín gỡ lấy thịt, phi thơm hành xào lươn.

Bước 2: Cho gạo và bí đỏ vào nấu mềm.

Bước 3: Nhấc xuống, cho thịt lươn đã xào vào, nêm ít ngò cho thơm, sau đó cho muỗng canh dầu vào. Cháo dậy lên mùi thơm của thịt lươn, bùi bùi của bí đỏ, beo béo của chút dầu.

Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé

Nguyên liệu gồm:

25g gạo tẻ.

10g thịt lươn.

20g cà rốt băm nhuyễn.

1,5 thìa dầu ăn.

1 thìa cà phê nước mắm.

1 muỗng cà phê muối iốt.

Cách nấu cháo lươn cà rốt cho bé như sau:

Bước 1: Gạo nhặt sạch hết sạn, vo sơ để tránh mất các chất đạm bên ngoài.

Bước 2: Nấu chín mềm cùng với cà rốt băm để được một bát cháo đặc.

Bước 3: Lươn luộc hoặc hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ.

Bước 4: Hòa cháo cà rốt trong 100 ml nước (khoảng 1/2 bát).

Bước 5: Bắc lên bếp nấu sôi trở lại.

Bước 6: Nêm nhạt bằng nước mắm hoặc muối, khuấy đều, đun thêm khoảng 7 – 10 phút. Tắt bếp, cho thịt lươn vào đảo đều.

Bước 7: Để cháo hơi nguội (khoảng 2 phút) rồi thêm 1,5 thìa súp dầu ăn và cho bé ăn khi còn nóng ấm.

Cách chọn mua và sơ chế lươn nấu cháo cho bé ăn dặm

Các mẹ lưu ý trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao, vì vậy tốt nhất nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy,… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ. Mẹ cũng lưu ý khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Khi chọn mua lươn và sơ chế lươn nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý:

Các mẹ chỉ nên chọn con lươn có cân nặng từ 1 đến 1.3kg, màu vàng, đuôi dài là loại lươn ngon.

Để lươn ra hết nhớt, các mẹ cho lươn vào trong nồi to, cho một nắm muối, hoặc nửa bát giấm rồi đậy chặt vung để lươn quẫy và ra hết nhớt.

Nếu các mẹ không muốn cho con ăn phần da lươn thì có thể bỏ lớp da này bằng cách dội nước sôi vào rồi dùng tay chà sát nhẹ, da lươn sẽ bong ra hết.

Để khử mùi tanh của lương, sau khi lấy lươn ra tuốt hết nhớt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín hoặc hấp chín với một miếng gừng hoặc nghệ sẽ khử được mùi tanh của lươn.

Khi lươn đã chín mẹ mới gỡ ra, bỏ phần ruột, giữ lại phần tiết để nấu cháo vì tiết lươn rất bổ.

Cháo Lươn Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm Là Tốt Nhất?

Cháo lươn nấu với rau gì cho bé ăn dặm là mối quan tâm của tất cả các mẹ, bởi bất cứ ai cũng muốn chăm sóc tốt nhất cho những thiên thần nhỏ của mình.

Đã bao giờ bạn nhìn thấy một người mẹ khóc một cách bất lực khi không biết làm thế nào để con yêu luôn khỏe mạnh? Đã bao giờ bạn chứng kiến cảnh một người mẹ thất thần đứng ngoài cửa phòng bệnh viện lo lắng cho đứa con nhỏ ở bên trong hay chưa?

Người phụ nữ nào rồi cũng sẽ làm mẹ, và người phụ nữ nào rồi cũng sẽ trải qua hết mọi cung bậc cảm xúc kể từ lúc phôi thai hình thành trong bụng cho đến khi con yêu trưởng thành. Thậm chí đến khi già đi và sắp từ biệt cõi đời thì những người làm mẹ vẫn không bao giờ vơi bớt yêu thương và lo lắng cho các con của mình.

Chính vì vậy, ngay từ khi con còn trong bụng, mẹ đã luôn thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để tốt nhất cho sự hình thành và phát triển của con. Đến khi con chào đời, trong 6 tháng đầu tiên, mẹ làm mọi cách để con có một nguồn sữa mẹ mát lành nhất. Và khi con bắt đầu tập ăn dặm thì những bát cháo dinh dưỡng được nấu bằng cả tình yêu thương của mẹ đã giúp con lớn lên một cách thông minh, khỏe mạnh.

Trong rất nhiều các nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho bé tuổi ăn dặm thì món cháo thịt lươn luôn được các mẹ lựa chọn. Bởi lẽ quá nhiều tác dụng tuyệt vời trong loại cháo này dành cho bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại băn khoăn không biết cháo lươn nấu với rau gì cho bé là tốt nhất.

Cháo lươn nấu với rau củ gì cho bé ăn dặm

Cháo lươn nấu với rau cải xanh

Cải xanh là một loại rau có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B, vitamin K cùng các chất nhóm hữu cơ như khoáng chất canxi rất tốt cho sự phát triển toàn diện cho trẻ trong thời kỳ đang tăng trưởng, đặc biệt tốt cho sự hình thành và phát triển của hệ xương khớp, giúp bé có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

Đây là một trong những gợi ý hoàn hảo cho thắc mắc cháo lươn nấu với rau gì cho bé ăn dặm tốt nhất. Cà rốt là một loại củ giàu beta – carotene – một dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển lành mạnh của trẻ nên được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu khi các mẹ muốn tìm kiếm một loại rau củ tốt để kết hợp nấu cháo cùng thịt lươn.

Beta – carotene khi được hấp thu vào cơ thể con yêu sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt thêm sáng khỏe, tinh anh. Ngoài ra, cà rốt còn có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu.

Nếu bạn đang thắc mắc cháo lươn nấu với rau củ gì cho bé ăn dặm thì rau ngót là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Rau ngót chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và vitamin C, cùng với đó là đạm và dưỡng chất beta – carotene không thua kém gì so với cà rốt. Nhờ đó, món cháo dinh dưỡng này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Nhờ chứa một lượng lớn các loại vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, cùng với đó là folate, riboflavin, sắt, các loại enzyme chống oxy hóa… mà rau mùng tơi được đánh giá là một loại rau rất tốt cho quá trình ăn dặm của trẻ, giúp tăng cường thể chất, ngăn ngừa thiếu máu và bệnh loãng xương ngay từ nhỏ.

Không những thế, rau mùng tơi còn giúp làm mát và giải nhiệt cơ thể nên rất phù hợp dùng để nấu cháo cho bé trong những ngày hè nóng bức.

Trong các loại củ có thể nấu cháo với thịt lươn thì khoai môn được rất nhiều mẹ lựa chọn. Khoai môn có chứa nhiều đạm, tinh bột dễ tiêu hóa cùng các loại vitamin A, B, C… giúp trẻ tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng chống chọi lại mọi bệnh tật thường gặp ở trẻ nhỏ.

Cháo lươn nấu với rau gì cho bé vẫn còn là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ. Tuy nhiên, các mẹ sẽ rất bất ngờ khi biết rằng các bé có thể ăn món cháo lươn nấu nghệ vô cùng hấp dẫn, thơm ngon và bổ dưỡng.

Củ nghệ chứa rất nhiều nguồn dưỡng chất lành mạnh như chất xơ, protein, vitamin B3, vitamin C, vitamin E, vitamin K, cùng các loại khoáng chất như kẽm, sắt, canxi… Nhờ vậy mà củ nghệ được xếp vào hàng các thảo dược quý tự nhiên với tác dụng phòng chống và ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau.

Nếu bạn đang có con nhỏ thì chắc hẳn không mấy thắc mắc về việc cháo lươn nấu với rau gì cho bé ăn dặm nữa, bởi món cháo bí đỏ đã rất quen thuộc rồi phải không nào. Bí đỏ, nguồn thực phẩm rất giàu vitamin A và chất xơ luôn là lựa chọn của các mẹ khi cho con ăn dặm.

Cũng giống như khoai môn, khoai tây là một loại củ rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một bữa ăn dặm với món cháo lươn khoai tây đủ đầy dinh dưỡng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu của mẹ.

Tạm kết

Món Ngon Cho Bé Ăn Dặm Từ Lươn

Lươn – 500 gr

Miến – 200 gr

Thịt ba chỉ – 200 gr

Mộc nhĩ – 10 gr

Nấm hương – 10 gr

Rau răm, hành lá, hành khô – nguyên liệu

Muối, nước mắm, hạt tiêu, bột ngọt, dầu ăn – gia vị

Cách làm:

– Trước tiên, các bạn làm sạch lươn, luộc qua rồi gỡ lấy thịt.

– Miến các bạn đem ngâm cho nở mềm

– Thịt ba chỉ mua về các bạn đem rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn.

– Mộc nhĩ, nấm hương các bạn đem ngâm cho nở rồi đem rửa sạch lại với nước. Khi mộc nhĩ, nấm hương ráo nước thì các bạn đem thái sợi. Trước ki thái nấm hương, các bạn nhớ cắt bỏ chân nấm để loại bỏ mùi hôi.

– Rau răm, hành lá các bạn nhặt bỏ gốc, lá úa hỏng rồi đem rửa sạch, thái nhỏ.

– Hành khô các bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhỏ

– Xương lươn các bạn đem giã nhỏ, lọc lấy nước dùng

– Đầu tiên, các bạn ướp lươn với một chút mắm, muối, bột ngọt và hạt tiêu trong khoảng 15 – 30 phút cho thịt lươn ngấm gia vị.

– Tiếp theo, các bạn bắc một cái chảo lên bếp, đợi chảo khô thì các bạn cho dầu vào chảo, sau đó cho hành khô vào phi thơm, cho lươn vào đảo đều cho lươn săn lại thì các bạn múc ra bát.

– Vẫn trên chiếc chảo đó, các bạn thêm chút dầu ăn rồi cho thịt ba chỉ vào đảo đều, thịt bắt đầu săn lại thì bạn cho mộc nhĩ và nấm hương vào đảo đều cho chín đều. Sau đó, các bạn cho tiếp lươn vào, đảo đều rồi tắt bếp.

– Sau đó, các bạn dùng một chiếc chảo khác, các bạn cho dầu ăn vào, đợi nóng sau đó bỏ miến vào, xào săn miến lại thì cho ít nước dùng vào. Khi nước dùng thấm vào miến bạn cho hỗn hợp lươn vào, đảo đều, thêm rau răm hành lá và gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, các bạn tắt bếp và rồi rức them ít hạt tiêu, đảo đều lần nữa.

– 1kg lươn đồng

– ½ bát gạo nếp, ½ bát gạo tẻ

– Hành tăm, rau răm, hành lá

– 2 muỗng bột canh

– 2 muỗng màu dầu điều

– 1 muỗng nước nghệ

– 2 muỗng hạt nêm

– 1 muỗng ớt bột

Cách làm:

Lươn xóc muối, rửa cho sạch nhớt. Sau đó cho lươn lên luộc chín, vớt ra để nguội.

Tuốt lấy thịt lươn, cẩn thận phần xương dăm ở bụng.

Tuốt lấy thịt lươn, cẩn thận phần xương dăm ở bụng. Xương lươn luộc lấy nước dùng ngọt xương nấu cháo.

Rang gạo cho vàng thơm trước khi nấu cháo. Thêm 2 muỗng bột canh vào nồi cháo.

Rang gạo cho vàng thơm trước khi nấu cháo.

Hành băm nhỏ rồi phi thơm với dầu ăn.

Phi thơm hành.

Thêm vào chảo hành phi thịt lươn đã gỡ cùng 2 muỗng màu dầu điều, 1 muỗng cà phê nước nghệ, 2 muỗng hạt nêm cùng 1 muỗng ớt bột. Khi thịt lươn đã ngấm gia vị, chế khoảng 200ml nước vào chảo và đun sôi.

Khi thịt lươn đã ngấm gia vị, chế khoảng 200ml nước vào chảo và đun sôi.

Nấu cháo bạn chịu khó đảo đều cháo để cháo ra nhựa dẻo, khiến hạt gạo được nở đều và chín nhuyễn.

Khi ăn, bạn múc cháo ra bát và thêm phần thịt lươn đã xào, rắc rau răm cùng hành lá cắt nhỏ lên trên, thêm gia vị cho vừa miệng, vắt chanh, trộn đều, ăn nóng.

1 ký lươn.

1 trái dừa khô.

200g đậu phộng.

3 tai nấm mèo.

1 củ hành tây, 3 củ hành tím,3 tép sả lớn,bột cà ri, tương hột.

Ớt, rau om, muối, nước mắm.

Cách làm:

Lươn làm sạch lươn, nhúng qua nước nóng rồi tuốt lại cho trắng. Mổ lươn loại bỏ ruột chỉ giữ lại thịt lươn.Làm sạch lươn và chỉ giữ lại phần thịt

Sả ớt băm nhỏ rồi trộn với bột cà ri, thêm chút muối sau đó cho vào ướp cùng với lươn chừng 30 phút cho ngấm.Ướp sả, bột cari vào khoản 30p

Dừa khô vắt lấy phần nước cốt đầu và cả phần nước dão.Lấy cả phần nước cốt đầu và nước cốt dão

Nấm mèo ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, cắt bỏ cuống. Còn đậu phọng thì rang vàng và tuốt bỏ vỏ.Nấm mèo rửa sạch, còn đậu phộng rang tồi tuốt bỏ vỏ

Xếp lươn vô chảo, cho phần nước dừa dảo vào xâm xấp mặt lươn là được. Cho tiếp vào nấm mèo. Đun sôi trên lửa nhỏ để tránh làm thịt lươn bị nhừ, sau đó nêm lại vừa miệng.

Lươn chín thì cho 1/2 lượng đậu phộng rang vào, nấu sôi lại lần nữa thì cho tiếp nước cốt dừa đầu tiên vào. Nấu thêm 5 phút là được.

Xếp lươn ra dĩa cùng với rau om cho đẹp mắt, múc nấm, rắc phần đậu phộng rang còn lại lên.

Lươn to: 500 gr.

Thịt vai lợn: 250 gr.

Măng khô: 20 gr.

Miến: 50 gr.

Lạc rang: 150 gr – 200 gr.

Nước cốt dừa: 100 ml

Sả có cả lá, nấm hương, rau mùi, mộc nhĩ.

Ớt tươi, hành khô.

Mắm, muối, mỳ chính, hạt tiêu, dầu ăn/ mỡ nước.

Cách làm:

Lươn làm sạch nhớt, rửa sạch, lột da, bỏ ruột, xát tiêu và muối vào bụng lươn.

Lọc lấy thịt còn dính ở xương lươn, băm nhỏ.

Thịt nạc vai rửa sạch, 1/2 băm nhỏ, 1/2 thái chỉ.

Miến ngâm nước cho mềm, 1/2 cắt khúc ngắn 3 cm, chỗ còn lại thái dài.

Măng khô ngâm rửa kĩ, luộc nhiều lần cho hết đắng rồi tước nhỏ.

Nấm hương + mộc nhỉ ngâm nở, rửa sạch, thái chỉ.

Hành khô lột vỏ, ½ băm nhỏ, ½ thái mỏng.

Trộn thịt lợn, thịt lươn, nấm hương, mộc nhĩ, miến (thái ngắn), hành (băm nhỏ) vào 1 bát.Cho mắm, muối, hạt tiêu, mỳ chính vào. Bóp đều.

Nhồi thịt vào bụng lươn. Buộc dây lại.

Sả rửa sạch, đập dập, lót xuống dưới đáy 1 sành/ liễn sành.

Cho dồi lươn lên trên.

Phi thơm hành khô thái lát, cho thịt lợn thái chỉ, măng, nấm hương, mộc nhĩ, miến vào đảo đều. Sau đó, nêm mắm, mỳ chính rồi rắc phủ lên trên lươn.

Cho nước cốt dừa vào, đập nắp liễn.

Mang hấp chín dồi lươn trong khoảng 20-15 phút.

Lươn chín, mang cắt khúc, bày ra đĩa.

Lạc rang chín, giã dập rắc lên dồi lươn.

Trang trí với rau mùi.

Lươn 2 con(Phi lê)

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Nước tương 2 muỗng canh

Rượu Mirin 2 muỗng canh

Đường trắng 3 muỗng canh

Rượu Sake 1 muỗng canh

Cơm 2 chén

Cách làm:

Chuẩn bị phi lê lươn sẵn sàng. Làm nước sốt: Trộn 2 muỗng canh rượu mirin và 1 muỗng canh rượu sake trong một nồi nhỏ, đun sôi để rượu bốc hơi.

Cho 3 muỗng canh đường vào, khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Thêm 2 muỗng canh nước tương và đun sôi tiếp. Sau đó, giảm lửa, đun liu riu trong 20 phút. Tắt bếp, để nguội.

Cắt miếng lươn ra làm 2 hoặc 3 sao cho vừa với chéncơm. Phết dầu lên lươn và tấm giấy bạc nướng. Không cần bật bếp nóng trước, đặt tấm giấy bạc nướng vào giữa bếp và bật bếp để trong 7 phút, không cần lật lươn.

Sau 7 phút, mang lươn ra ngoài và phết nước sốt vừa nấu ở trên lên trên mặt miếng lươn.

Tiếp tục cho vào bếp nướng thêm từ 30-60 giây cho tới khi thấy xuất hiện bong bóng sôi lên ở trên mặt miếng lươn, tắt bếp.

Phết một chút nước sốt lên chén cơm. Đặt miếng lươn nướng lên trên và thưởng thức. Bạn có thể rắc thêm một chút hạt tiêu cho món ăn thêm hấp dẫn.

ĂN DẶM KIỂU NHẬT

Cháo Lươn Nấu Với Rau Gì Đảm Bảo Đủ Chất Cho Bé Trong Kì Ăn Dặm?

Cháo lươn nấu với rau gì là câu hỏi mà nhiều mẹ đang băn khoăn. Cháo lươn không thì chưa đủ dinh dưỡng mà cần kết hợp với một số loại rau xanh, củ quả khác.

Cháo lươn là thức ăn bổ dương cho trẻ, nhất là vào những ngày trời mưa lạnh. Để giảm bớt mùi tanh của lươn và giúp cho bát cháo được đảm bảo dinh dưỡng thì nên nấu cùng các loại rau củ như: rau ngót, cà rốt, khoai môn, bí đỏ, đậu xanh…

Tầm quan trọng của rau xanh với sức khỏe trẻ

Rau xanh và trái cây là thực phẩm chủ yếu cung cấp khoáng chất và vitamin giúp trẻ có một sức khỏe tốt và một ngoại hình đẹp. Hầu hết các loại rau xanh đều giàu vitamin A và C. Ngoài ra, trong rau xanh còn chứa nhiều chất khoáng như kali, magie, sắt, canxi… Có tác dụng lợi tiệu, thúc đẩy sự hoạt động trơn tru của hệ tiêu hóa, trẻ bớt táo bón hơn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày của con. Nếu bé không thích ăn rau hoặc chưa biết ăn rau, cha mẹ có thể nấu cháo kết hợp thịt và rau xay nhuyễn cho bé. Hơn nữa, hãy thay đổi thực đơn và trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích khả năng ăn của bé.

Nấu cháo lươn với rau gì cho bé?

Có rất nhiều loại rau xanh tốt cho sức khỏe của bé yêu, thế nhưng không phải loại rau nào cũng có thể kết hợp được với cháo lươn để trở thành món ăn dăm bổ dưỡng cho bé. Vậy nấu cháo lươn với rau gì cho bé ăn ngon?

Một số loại cải xanh như: cải thảo, cải chít, cải xoong, súp lơ… Trong cải xanh chứa nhiều vitamin nhóm A, B, C, K, axit nicotinic… giúp cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn cũng như khả năng hấp thụ của bé.

Cải xoong có nhiều vitamin C, B1, B6, K, E, sắt, kẽm, kali… hơn so với một số loại cải khác như bông cải xanh do đó đã giúp chống độc và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng canxi và iốt trong cải xoong rất dễ hấp thu vào cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh còi xương/ suy dinh dưỡng ở trẻ.

Cải cúc chứa nhiều vitamin A, B, C… giúp tiêu hoá dễ dàng, trừ đờm, bổ não. Không giống với cải cúc, cải ngọt có chất đường, vitamin B1 và iot. Ngay cả rễ và lá của chúng cũng chứa chất kiềm giúp thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa.

Họ nhà cải có rất nhiều tác dụng tốt tới sức khỏe với mọi đối tượng như sau:

Hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón

Hỗ trợ điều trị bệnh gout, viêm phế quản, viêm họng

Tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Tốt cho tim mạch

Cháo lươn nấu cà rốt

Thành phần dinh dưỡng của cà rốt

Cà rốt chứa nhiều chất xơ và hàm lượng nhỏ chất béo không no. Đây là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho cơ thể. Vitamin A lại rất cần thiết cho mắt và giúp tế bào phát triển. Ngoài ra, cà rốt còn tốt cho hệ miễn dịch. Trong củ cà rốt chứa beta-carotene – một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em. Khi ăn vào lượng beta-carotene này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp trẻ sáng mắt tinh anh. Đặc biệt, nếu bé bị tiêu chảy thì cà rốt chính là thực phẩm giúp bù đắp lượng nước đã mất.

Cháo lươn nấu rau ngót

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành tính và an toàn. Rau ngót chứa hàm lượng vitamin A, C rất cao (hơn hẳn bưởi, chanh… ) Hàm lượng vitamin A này rất quan trọng trong sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin C trong rau ngót là yếu tố giúp vết thương mau lành.

Tăng sức đề kháng

Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu

Chữa tưa lưỡi cho trẻ em

Cầm máu khi chảy máu cam

Cháo lươn nấu rau mồng tơi

Thành phần dinh dưỡng của rau mồng tơi

Không ngoại lệ, rau mồng tơi cũng nằm trong số những loại rau dồi dào vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Hàm lượng lớn các vitamin B, A, C, folate, riboflavin, sắt… giúp ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu và tăng cường sự phát triển thể chất. Hơn nữa, chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột.

Tác dụng của rau mồng tơi

Tốt cho xương và răng

Hỗ trợ tiêu hóa kém, giúp tiêu hóa tốt hơn

Tốt cho mắt

Ngăn ngừa ung thư

Cháo lươn nấu khoai môn

Giá trị dinh dưỡng của khoai môn

Khoai môn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khoai môn chính là nguồn thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin A, C, E, B6 và các khoáng chất như magiê, sắt, kali, phốt pho, kẽm… giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và tiêu hóa tốt. Một điều vô cùng thú vị là khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao gấp 1.5 lần so với khoai tây. Chính vì thế mà nó trở thành thực phẩm giúp bé khỏe mạnh và tăng cân tốt.

Cháo lươn nấu nghệ

Giá trị dinh dưỡng của củ nghệ

Củ nghệ đã được sử dụng không chỉ trong ẩm thực mà còn trong y học cổ truyền. Nhờ các chất dinh dưỡng lành mạnh như kẽm, canxi, protein, vitamin B3, C, E, K… củ nghệ dẫn đầu danh sách thực phẩm có vai trò chữa bệnh. Giá trị dinh dưỡng của nghệ chủ yếu đến từ chất curcumin rất tốt cho dạ dày, tiêu hóa, sắc đẹp…

Cải thiện tình trạng tiêu hóa kém

Chống viêm

Bảo vệ tim mạch

Ngăn ngừa virus gây ung thư

Cháo lươn nấu với bí đỏ

Giá trị dinh dưỡng của bí đỏ

Bí đỏ là một kho tàng chứa vitamin A, C và E cùng các khoáng chất carotenoid, sắt, magiê. Vitamin A giúp tăng tính linh hoạt, sáng mắt và tốt cho sự hình thành tế bào chống lại mầm bệnh. Vitamin C như một chất giúp tăng miễn dịch chống nhiễm trùng.

Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh

Không phải ngẫu nhiên đậu xanh được xem là “thực phẩm vàng” cho sức khỏe. Trong đậu xanh có nhiều chất dinh dưỡng hơn những thực phẩm khác. Chất xơ, protein, vitamin E, B, C, K, axit béo omega-3 và các khoáng chất như kali, magie, kẽm, sắt, flavonoid và carotenoid.

Điều chỉnh lượng đường huyết

Dự phòng ung thư đại tràng

Tăng cường miễn dịch

Giúp sáng mắt tinh anh

Tốt cho hệ xương

Giảm các vấn đề về dạ dày

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang chứa nhiều tinh bột, một ít acid amin, vitamin C, B1 và nhiều nguyên tố vi lượng tốt như canxi, kẽm, sắt, magie, kali… Khoai lang được xem là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt với lượng chất xơ cao. Ăn khoai lang với lượng vừa đủ mỗi ngày có thể giúp trẻ tang cân ổn định.

Giá trị dinh dưỡng của rau dền

Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cực cao giúp điều chỉnh hoạt động nhu động ruột. Hơn nữa, trong rau dền còn chứa axit amin, vitamin E, C, kali, phốt pho và magiê giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Lượng vitamin E nhiều trong rau dền giúp cải thiện khả năng nhìn của mắt. Trong y học cổ truyền, rau dền được sử dụng như một vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Cải thiện tiêu hóa

Hỗ trợ điều trị thiếu máu

Tăng cường miễn dịch

Tăng cường sức dẻo dai của xương

Cải thiện sức khở tim mạch

Giúp mắt sáng tinh anh

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Lâm – Phó viện dinh dưỡng quốc gia: “Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột.” Chính vì thế, khi nấu cháo lươn cho bé, các mẹ cần lưu ý điều này thật kĩ. Ngoài ra, việc kết hợp rau xanh cũng cần chọn loại rau tươi, hợp với lươn để khi nấu sẽ cho một món cháo ngon, bổ dưỡng cho bé.

Như vậy thắc mắc cháo lươn nấu với rau gì của các mẹ đã được Appetito giải đáp trong bài viết này. Hy vọng rằng với những gì chúng tôi cung cấp đã giúp các mẹ chăm bé ngày một tốt hơn.