Làm Đồ Ăn Dặm Từ Sữa Mẹ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Bú Sữa Mẹ Giúp Trẻ Dễ Tiêu Hóa Đồ Ăn Dặm

Một nghiên cứu sâu hơn về vi khuẩn đường ruột cho thấy các em bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi chuyển sang đồ ăn dặm – các bé ít xuất hiện các cơn đau bụng hơn.

Bà Andrea Azcarate-Peril, trợ lý giáo sư tại khoa sinh học và sinh lý học tế bào thuộc Đại học North Carolina tại Chapel Hill cho biết “Chúng tôi phát hiện rằng những em bé được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ có các nhóm vi khuẩn dễ thích nghi hơn khi bắt đầu làm quen với các loại đồ ăn dặm”.

“Việc chuyển sang các loại đồ ăn dặm sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều đối với các microbiome (hệ gen của các vi sinh vật sống trong cơ thể con người) của trẻ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Chúng tôi thấy các microbiome của những em bé này có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày và đau bụng”.

Phát hiện này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn nữa về microbiome, cho thấy ngoài các chức năng khác, các microbiome đường ruột còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chống lại các tác nhân gây bệnh.

“Qua các dữ liệu chúng ta có thể thấy rằng việc thêm sữa công thức vào chế độ ăn của trẻ sơ sinh thực sự sẽ làm thay đổi các vi khuẩn đường ruột, thậm chí nếu bạn vẫn đồng thời nuôi con bằng cả sữa mẹ. Bú sữa mẹ hoàn toàn dường như giúp trẻ làm quen với các loại thức ăn dặm một cách rất dễ dàng”.

Những chiếc tã bẩn

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu phân và thông tin về sức khỏe và chế độ ăn của chín em bé từ 2 tuần đến 14 tháng tuổi. Áp dụng các kỹ thuật sắp xếp chuỗi gen đối với các mẫu phân, các nhà khoa học đã truy ra nguồn gốc của các loại vi khuẩn cùng các chức năng của chúng trong các microbiome đường ruột của trẻ sơ sinh.

Các phân tích cho thấy trong vài tháng đầu đời, có sự khác biệt rõ rệt giữa các microbiome của trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ so với những trẻ được nuôi bằng cả sữa công thức và sữa mẹ. Phát hiện này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố trước đây.

Bà Thompson và Bà Azcarate-Peril, giám đốc Trung tâm Microbiome Core Facility thuộc Trường UNC (University of North Carolina) bày tỏ sự ngạc nhiên khi thấy những khác biệt to lớn về mặt di truyền trong các mẫu phân được lấy sau khi em bé bắt đầu ăn dặm.

Sự thay đổi lớn trong các loại vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ở trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ có khoảng 20 enzyme vi khuẩn khác biệt khi so sánh với những em bé cũng bú mẹ hoàn toàn nhưng đã được cho ăn dặm. Điều này chỉ ra rằng một số loại vi khuẩn mới đã xuất hiện để hỗ trợ tiêu hóa các loại thức ăn mới.

Đối với trẻ được nuôi bằng cả sữa công thức và sữa mẹ, sau đó cho ăn dặm, các mẫu nghiên cứu đã tìm ra khoảng 230 enzyme, cho thấy một sự thay đổi phức tạp hơn nhiều trong thành phần vi sinh.

Các microbiome của trẻ sơ sinh hoàn toàn bú sữa mẹ có xu hướng ít đa dạng và chịu chi phối bởi lợi khuẩn Bifidobacterium (BB12), một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trẻ được nuôi bằng hỗn hợp sữa mẹ và sữa công thức có tỷ lệ lợi khuẩn BB12 thấp hơn.

Nghiên cứu này đã khẳng định rằng cấu tạo của các microbiome trước mắt có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, nhưng về lâu dài có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Mặc dù nghiên cứu về microbiome vẫn còn ở giai đoạn sơ khởi, nhưng các vi khuẩn đường ruột được cho là có vai trò nhất định trong việc gây nên bệnh béo phì, dị ứng, và các vấn đề tiêu hóa chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích.

Bà Thompson nói “Nghiên cứu này là một bước tiến bộ trong nhận thức của chúng ta về phương thức phát triển của các microbiome đường ruột trong giai đoạn đầu đời, rõ ràng đó là một giai đoạn thực sự quan trọng đối với sức khỏe hiện tại và tương lai của một con người”.

Các nhà nghiên cứu cũng so sánh các microbiome của những em bé được gửi ở nhà trẻ với những em bé được chăm sóc tại nhà. Nhìn chung, việc chăm sóc ở nhà trẻ giúp bé có cơ hội tiếp xúc với các nhóm vi khuẩn đa dạng hơn, nhưng thói quen ăn uống vẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cách phản ứng của microbiome đối với các loại đồ ăn dặm.

Nguồn từ Đại học North Carolina tại Chapel Hill qua chúng tôi

Công Thức Làm Bánh Mì Từ Sữa Mẹ Cho Bé Ăn Dặm

Từ nguồn sữa mẹ dồi dào, Thu Phương chế biến thành món bánh mì sữa mẹ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

Nguyễn Thu Phương (sinh năm 1989) hiện sinh sống tại Hà Nội chia sẻ cùng chúng tôi công thức thực hiện món bánh mì sữa mẹ dành cho bé:

Con gái tôi rất thích ăn bánh mì, nhưng mua ở ngoài thì không yên tâm. Vì vậy, tôi mày mò tìm công thức làm bánh từ sữa mẹ. Với những bé từ 7-8 tháng, bắt đầu ăn dặm, bạn có thể cho con sử dụng món này.

Từ bánh mì sữa mẹ, tôi có thể làm soup, ăn dặm bữa sáng hoặc bữa phụ vào buổi chiều chô con đều thích hợp.

Cách thực hiện món bánh mì sữa mẹ

Nguyên liệu của món bánh mì sữa mẹ.

Nguyên liệu: – 120 gram sữa mẹ – 20 gram đường – 5 gram men instant – 205 gram bột bánh mì – 2 gram muối – 15 gram dầu ăn

Các bước thực hiện:

1. Nếu sữa mẹ mới vắt thì có thể cho ngay vào men instantvì nhiệt độ sữa mẹ phù hợp để kích hoạt men. Nếu sữa rã đông thì hâm nóng. Nhiệt độ thích hợp để giải phóng men là 35-45 độ C.

2. Hòa tan đường và men trong sữa mẹ. Men tốt sẽ nở bung và tạo mảng trên mặt sữa mẹ, lấy thìa gạt bọt khí nổi trên bề mặt sữa.

3. Cho dầu ăn, muối và sữa mẹ có đường đã lên men vào bát. Dùng thìa quấy đều.

4. Chia bột làm 2-3 phần, cho từng phần vào âu, dùng thìa quấy đều sau mỗi lần thêm bột, đến khi có một khối bột nhão và dính

5. Nhồi bột:

– Đổ bột ra mặt bàn có phủ một lớp bột áo mỏng.

Giai đoạn nhào bột.

– Nhào bột trong khoảng 15 phút.

– Dùng lòng bàn tay miết và kéo bột ra phía trước, vun bột và lặp đi lặp lại động tác đó đến khi bột đạt. Bột đạt là khối bột dẻo mịn, đàn hồi, không dính tay.

– Ấn thử ngón tay lên mặt bột sẽ thấy phồng trở lại.

– Ủ bột (lần 1): Dùng một chiếc âu hoặc bát to, quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên đáy và thành âu. Cho khối bột vào âu, lật mặt khối bột để dầu ăn bao đều quanh cả khối bột. Dùng khăn ẩm hoặc nilon bọc kín âu.

– Ủ bột ở nhiệt độ phòng (25 – 32 độ C) đến khi bột nở gấp đôi. Không có thời gian ủ cố định vì tùy theo nhiệt độ ủ mà bột có thể nở nhanh hay chậm. “Bột nở lớn gấp đôi” là căn cứ tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra bột ủ đạt bằng cách dùng 2 ngón tay cắm vào khối bột, sâu khoảng 1-2 cm. Nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ, nếu vết lõm phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

– Sau khi bột đã nở gấp đôi thì dùng mu bàn tay để “đấm” nhẹ hay ép nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1-2 phút.

– Gập 1/3 miếng bột, rồi tiếp tục gập đến hết. Sau đó có thể tiếp tục gập đôi hoặc xoay miếng bột và gập tiếp theo chiều dọc cuộn lại cho vào khuôn.

– Ủ bột lần 2: ủ bột ở nơi ấm áp và ẩm đến khi bột nở gấp đôi. Ủ trong lò nướng và đặt thêm 1 cốc nước sôi để giữ ẩm, tránh cho mặt bánh bị khô.

Thành phẩm món bánh mì sữa mẹ thơm ngon cho bé.

6. Khi bột nở khoảng 70-80% thì bật lò ở nhiệt độ 170 độ C (lò nướng cần tối thiểu 10 phút để làm nóng nên khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đạt).

7. Nướng bánh ở 170 – 175 độ C trong khoảng 25-30 phút, hoặc lâu hơn nếu làm bánh to, đến khi bánh chín vàng mặt. Nếu mặt bánh vàng sớm thì có thể dùng giấy bạc che cho mặt bánh khỏi bị cháy. Không nên chữa bằng cách nướng ở nhiệt độ thấp vì có thể sẽ làm cho vỏ bánh bị dày.

8. Bánh chín cho nguội hẳn rồi mới cắt lát (cắt khi bánh chưa nguội hẳn sẽ dễ làm bánh bị bết, dai, dính).

9. Bánh ăn không hết bảo quản tủ đá, khi ăn nướng lại vẫn thơm ngon.

Kinh Nghiệm Làm Nhiều Món Ngon Từ Sữa Mẹ Cho Con Ăn Dặm

Không ai có thể phủ nhận được nguồn dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ giúp con bổ sung đủ chất để phát triển toàn diện. Vì thế, bên cạnh việc cho con bú mẹ hoàn toàn, chị Huyền Trang còn tìm hiểu để làm nhiều món ăn thật ngon với thành phần chính từ sữa mẹ, giúp con hào hứng hơn trong việc ăn uống hàng ngày.

Chị Huyền Trang chia sẻ, khi bé nhà chị được 7 tháng tuổi, con bắt đầu làm quen với nhiều thực phẩm hơn thì chị tìm hiểu cách chế biến đồ ăn cho con với thành phần chính từ sữa mẹ. Để làm được đa dạng các món ngon cho con, chị tìm hiểu qua sách báo, qua kinh nghiệm của các mẹ đi trước.

Chị luôn tâm niệm rằng, không có gì tốt hơn sữa mẹ đối với trẻ nhỏ. Vì thế, ngay từ khi mang thai, chị đã tìm hiểu cách giúp mẹ có nhiều sữa sau sinh. Chị mong muốn con được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất là 1 năm đầu đời. Cũng nhờ có việc dự trữ sữa nên chị bắt đầu nảy ra ý định làm nhiều món ngon cho con. Chị Trang cũng yên tâm với nguồn sữa mẹ an toàn, chị không lo con bị ảnh hưởng đến đường tiêu hóa còn non nớt. Bởi ngoài việc bổ sung dinh dưỡng, sữa mẹ còn có nguồn kháng thể tuyệt vời giúp bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn.

Để đảm bảo sữa được vệ sinh an toàn, chị Huyền Trang đầu tư mua một tủ sữa trữ đông chuyên dụng để trữ sữa cho con. Khi muốn mang ra sử dụng, chị Trang lại bỏ từ ngăn đông xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ.

Chị Trang đưa ra lời khuyên khi sử dụng sữa mẹ làm thực phẩm, ví dụ như khi làm sinh tố hay sữa chua, chị thường hâm ấm lên, sau đó xay cùng hoa quả và cho con dùng luôn. Như vậy sẽ vừa giữ được hương vị hoa quả và món ăn đồ uống cũng thơm ngon hơn. Các món ăn được chế biến có thành phần từ sữa mẹ, chị chỉ cho con sử dụng trong ngày để đảm bảo chất lượng.

Chị cũng rất vui khi bé có thể chê các món ăn dặm khác nhưng chưa bao giờ chê những món làm từ sữa mẹ. Mỗi khi mẹ làm món ngon từ sữa mẹ, bé đều “đánh bay” giúp chị càng có thêm động lực để làm cho con.

Chị Trang lưu ý rằng: ” Nếu có thể các mẹ hãy cố gắng làm mọi cách cho con nguồn sữa tối đa có thể. Với con trên đời này chẳng có gì tốt hơn sữa mẹ “.

Cùng tham khảo những món ngon, dễ làm từ sữa mẹ chị Huyền Trang chế biến cho con:

– Sữa mẹ:100ml, đậu hà lan 20g, yến mạch 1 thì vừa. Ngâm yến mạch chừng 2-4h tùy từng loại. – Đậu hà lan hấp chín. Cho tất cả vào máy xay ọc lại qua rây bỏ bã. Cho lên bếp đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 phút bắc ra để nguội cho bé uống.

Ngâm đậu qua đêm cho mềm. Bỏ máy xay nhỏ đậu, cho chút xíu nước cho dễ xay rồi lọc bỏ bã lấy nước cốt. Nếu có bọt thì vớt bớt bọt đi. Sau đó đổ vào nồi cho sữa mẹ vào đun sôi lên một vài phút là được.

Thanh long xay nhỏ. Bột ngô hoà tan với sữa mẹ sau đó trộn tất cả với nhau, cho lên bếp đun cho chín sệt. Đổ khuôn, có lót giấy nến là tốt nhất, rồi bỏ tủ lạnh 3 tiếng lấy ra cắt.

Con ăn ngoan ngoãn mỗi khi đến bữa nhờ nguyên tắc của mẹ: ‘Không ăn sẽ bị nhịn đói’

Mỗi khi đến bữa, chị Lê Hoàng Vi thường dành thời gian chế biến những món ăn thật ngon, từ màu sắc đến mùi vị. …

Mẹ 9X khéo tay làm các món sinh tố ngon, đảm bảo bé ăn là mê tít

Những món sinh tố trái cây thơm ngon, màu sắc bắt mắt mà chị Loan làm chắc chắn sẽ khiến các bé lười ăn hoa …

Cách Làm Bánh Mì Cho Bé Ăn Dặm Từ Sữa Mẹ Đơn Giản Tại Nhà

Công thức làm bánh mì cho bé ăn dặm từ sữa mẹ

Nguyên liệu:

120 gram sữa mẹ

5 gram men instant (men khô, bột mịn dùng để trộn với bột bánh)

205 gram bột bánh mì

15 gram dầu ăn cho bé

Vài hạt muối tinh

Bước 1: Nếu sữa mẹ mới vắt thì có thể cho ngay vào men instant vì nhiệt độ sữa mẹ phù hợp để kích hoạt men. Nếu sữa rã đông thì hâm nóng ở nhiệt độ thích là 35 – 45 độ C.

Bước 2: Hòa tan men trong sữa mẹ. Men tốt sẽ nở bung và tạo mảng trên mặt sữa mẹ, lấy thìa gạt bọt khí nổi trên bề mặt sữa.

Bước 3: Cho dầu ăn, muối và sữa mẹ đã lên men vào bát. Dùng thìa quấy đều.

Bước 4: Chia bột làm 2-3 phần, cho từng phần vào âu, dùng thìa quấy đều sau mỗi lần thêm bột, đến khi có một khối bột nhão và dính

Bước 5: Nhồi bột, đổ bột ra mặt bàn có phủ một lớp bột áo mỏng, nhào bột trong khoảng 15 phút, dùng lòng bàn tay miết và kéo bột ra phía trước, vun bột và lặp đi lặp lại động tác đó đến khi bột đạt. Bột đạt là khối bột dẻo mịn, đàn hồi, không dính tay. Ấn thử ngón tay lên mặt bột sẽ thấy phồng trở lại.

Ủ bột ở nhiệt độ phòng (25 – 32 độ C) đến khi bột nở gấp đôi. Không có thời gian ủ cố định vì tùy theo nhiệt độ ủ mà bột có thể nở nhanh hay chậm. “Bột nở lớn gấp đôi” là căn cứ tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra bột ủ đạt bằng cách dùng 2 ngón tay cắm vào khối bột, sâu khoảng 1-2 cm. Nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ, nếu vết lõm phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

Sau khi bột đã nở gấp đôi thì dùng mu bàn tay để “đấm” nhẹ hay ép nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1-2 phút.

Gập 1/3 miếng bột, rồi tiếp tục gập đến hết. Sau đó có thể tiếp tục gập đôi hoặc xoay miếng bột và gập tiếp theo chiều dọc cuộn lại cho vào khuôn.

Ủ bột lần 2: ủ bột ở nơi ấm áp và ẩm đến khi bột nở gấp đôi. Ủ trong lò nướng và đặt thêm 1 cốc nước sôi để giữ ẩm, tránh cho mặt bánh bị khô.

Bước 6: Khi bột nở khoảng 70-80% thì bật lò ở nhiệt độ 170 độ C (lò nướng cần tối thiểu 10 phút để làm nóng nên khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đạt).

Bước 7: Nướng bánh ở 170 – 175 độ C trong khoảng 25-30 phút, hoặc lâu hơn nếu làm bánh to, đến khi bánh chín vàng mặt. Nếu mặt bánh vàng sớm thì có thể dùng giấy bạc che cho mặt bánh khỏi bị cháy. Không nên chữa bằng cách nướng ở nhiệt độ thấp vì có thể sẽ làm cho vỏ bánh bị dày.

Bước 8: Bánh chín cho nguội hẳn rồi mới cắt lát (cắt khi bánh chưa nguội hẳn sẽ dễ làm bánh bị bết, dai, dính).

Bước 9: Bánh ăn không hết bảo quản tủ mát, khi ăn nướng lại vẫn thơm ngon.