Chân Gà Ngâm Sả Tắc Ăn Liền

1. Món chân gà ngâm sả tắc ăn ngay sau khi chế biến được không?

Trên thực tế, sau khi chế biến chân gà ngâm sả tắc ăn liền vẫn được. Nhưng nếu muốn ăn món ngâm này ngay mà vẫn thấm đều gia vị thì bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật chế biến, công thức chuẩn. Còn nếu không dùng ngay, thì cần áp dụng biện pháp bảo quản món chân gà ngâm sả tắc thích hợp. Thời gian chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu là yếu tố rất quan trọng. Tùy kỹ thuật bảo quản, món ăn ngon này có thể sử dụng được tối đa 4 ngày nếu cất trong ngăn mát tủ lạnh. Để làm chân gà ngâm sả tắc ăn ngay, mời bạn đến với công thức nấu ăn ngay sau đây.

2. Cách làm chân gà ngâm sả tắc ăn liền đơn giản nhất 2.1. Nguyên liệu

6 cái chân gà

Nước cốt chanh

Tắc, vài lá chanh, ớt xắt – lấy lượng đủ dùng tùy theo khẩu vị

Gia vị: đường, muối, bột ngọt, nước mắm, giấm

Về thành phần và kỹ thuật sơ chế nguyên liệu, cách làm chân gà ngâm sả tắc ăn liền cũng không có quá nhiều khác biệt so với công thức ngâm chân gà qua 1 – 2 ngày mới sử dụng.

2.2. Các bước chế biến chân gà ngâm sả tắc ăn liền

Hướng dẫn làm chân gà ngâm sả tắc ăn ngay này bỏ qua công đoạn nấu nước mắm đường để ngâm chân gà.

Chân gà sau khi sơ chế kỹ, bỏ ra tô lớn.

Cho toàn bộ gia vị trộn trực tiếp vào chân gà, nêm nếm vừa ăn.

Đeo bao tay vào, bóp hỗn hợp chân gà đều trong khoảng 5 – 10 phút để các gia vị thấm đậm đà.

Tiếp đó, cho tất cả các nguyên liệu còn lại vào, cũng làm thao tác xốc trộn, bóp đều để ngấm gia vị.

Lưu ý: Thao tác trộn nhẹ tay để tắc và lá chanh không ra chất làm chân gà ngâm sả tắc bị nhớt đắng. Đồng thời, nêm nếm gia vị lại một lần nữa cho thật đậm đà là được.

Sau khi chế biến xong thì cho tô chân gà vào trong tủ lạnh 30 phút để gia vị thấm, lạnh chút là có thể dùng chân gà ngâm sả tắc ăn liền rồi.

Món ngon này làm từ nguyên liệu chân gà rút xương ngâm sả tắc thì càng giòn, ngon tuyệt vời hơn nữa.

3. Chân gà ngâm sả tắc ăn ngay chấm với gì ngon nhất?

Cách làm món chân gà ngâm sả tắc ngon như công thức trên có vị vừa ăn. Nhưng cần kết hợp chấm với muối ớt chanh thì mới bộc lộ được hết hương vị thơm ngon của món ăn. Cách làm nước chấm chân gà ngâm sả ớt cũng khá đơn giản và nhanh chóng.

Cho các nguyên liệu muối, đường, bột ngọt, sữa tươi không đường, lá chanh, vỏ chanh, ít nước cốt chanh vào cối xay sinh tố xay nhuyễn.

Sau đó, bạn cho hỗn hợp ra chén, có thể thêm bột tiêu, lá chanh, tắc cắt lát mỏng để đậm vị hơn. Tùy theo khả năng ăn cay của mỗi người, bạn có thể điều chỉnh lượng ớt cho phù hợp. Vậy là xong rồi đấy!

3. Mua chân gà ngâm sả tắc ăn liền ở đâu chất lượng ngon, uy tín?

Cách đơn giản, tiện lợi nhất khi muốn ăn ngay chân gà ngâm sả tắc là tìm đến các địa điểm ăn uống ngon bổ rẻ có phục vụ món ngon này. Bạn có thể đặt hàng tại nơi chuyên bán món ăn vặt, các cửa hàng online,…được người dùng đánh giá cao.

3.1. Địa chỉ bán chân gà ngâm sả tắc ngon tại TPHCM

Địa chỉ: 280 Cách Mạng Tháng 8, P.10, Q3 TPHCM

Địa chỉ: 839 Lũy Bán Bích, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TPHCM

Địa chỉ: 117 Nguyễn Du, Q1, TPHCM

3.2. Địa điểm bán chân gà ngâm sả tắc ăn liền cực ngon tại Hà Nội

Địa chỉ: 100 ngõ 107 Lĩnh Nam, Q. Hai bà Trưng, HN

Chân gà ngâm sả tắc ăn ngay Ngọc Thanh

Địa chỉ: Phố Xã Đàn, Hà Nội

Địa chỉ: Đô thị vă Phú, Victoria, Hà Nội

Nguyễn Như tổng hợp

3 Cách Làm Chân Gà Ngâm Sả Tắc, Chân Gà Ngâm Sả Ớt Ăn Ngay, Ngâm Giấm Chua Ngọt Ngon Và Đơn Giản Nhất

1. Cách làm chân gà ngâm sả tắc ớt chua cay ngọt, công thức ngâm ngon nhất vịnh Bắc Bộ

Thời gian gần đây rộ lên các chia sẻ của chị em về cách làm chân gà ngâm sả tắc, ngâm ớt chua ngọt nên mình cũng bon chen thực hiện. Lần đầu làm theo công thức thấy hơi bị nhạt. Lần thứ 2 rút kinh nghiệm mình làm theo tỷ lệ khác nên vừa miệng, ngon tuyệt.

Chân gà ngâm sả ớt không dễ làm, bởi linh hồn của món nhậu này nằm ở công thức pha nước ngâm chân gà và sốt chấm gà. Việc chọn lựa nguyên liệu và tỉ lệ pha chế nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, hương vị và bề ngoài đẹp mắt của món chân gà ngâm sả ớt.

Khác với các món nhậu làm từ chân gà khác như nộm chân gà rút xương, hay chân gà hấp sả ớt, món chân gà ngâm sả ớt có thể bảo quản được lâu trong tủ lạnh để ăn dần mà không bị mất đi hương vị hấp dẫn của gia vị.

1.1 Nguyên liệu ngâm chân gà sả tắc

20 cái chân gà (gà công nghiệp)

2 quả ớt sừng

5 quả quất xanh

10-15 củ sả (củ nhỏ thì 15, củ to thì chỉ cần 10)

6 thìa phở đường

6 thìa phở dấm

6 thìa phở nước mắm ngon

1 thìa muối

Gà để ngâm sả ớt là loại chân gà công nghiệp to, da mềm và gân không quá cứng. Tất cả các nguyên liệu được lên công thức một cách khoa học và có tính thẩm mỹ cao để tạo nên món chân gà ngâm sả ớt ngon, đẹp.

Các nguyên liệu đi kèm bao gồm sả củ to nhiều tinh dầu, tỏi thái lát và ớt cay nồng, dấm gạo và muối hạt để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, nước mắm ngon, gừng, quất, vỏ quất, tiêu, sữa đặc và lá chanh để tăng hương vị, bột nghệ loại 1 để tăng màu sắc.

1.2 Công thức pha nước ngâm chân gà

Bước 1: Cho nước vào nồi đun sôi.

Bước 2: Khi nước sôi, cho từng nguyên liệu vào đảo đều. Đun thêm một lúc nữa cho đến khi nước sôi trở lại.

Bước 3: Dùng thìa hớt bọt bên trên mặt nước.

Bước 4: Đun tiếp khoảng 2 phút để hỗn hợp nước ngâm bay bớt mùi nồng và hắc của mắm và dấm.

1.3 Cách làm chân gà ngâm sả tắc chua ngọt

Bước 1: Chân gà mua về rửa sạch và lột hết lớp da mỏng bọc ngoài, lớp sừng. Rửa lần nước nữa và cắt móng cho sạch.

Bước 2: Chặt chân gà làm đôi. Rửa lại lần nữa ta được như hình.

Bước 3: Cho chân gà vào lồi luộc, cho 1 thìa muối vào. Có thể đập cho thêm vào nước luộc 1 củ gừng nhỏ cho thơm.

Bước 5: Nước ngâm chân gà hết lạnh thì vớt chân gà ra để vào tủ lạnh cho giòn.

Bước 6: Đun sôi 1 lít nước rồi cho đường vào. Khuấy tan. Tắt bếp để thật nguội.

Bước 7: Sau đó cho thêm mắm và dấm vào khuấy đều.

Bước 8: Sả, ớt, quất thái lát. Phần sả gần lá thì cắt bổ dọc.

Bước 9: Bỏ chân gà ra khỏi ngăn mát tủ lạnh. Xếp sả, ớt, quất lên trên. Bỏ lát quất đầu và cuối quả quất cho đỡ đắng.

Bước 10: Rưới nước mắm hỗn hợp lên trên. Rắc thêm ít hạt tiêu đen.

Bước 11: Đậy nắp hộp (lọ) rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh là hôm sau có thể thưởng thức được rồi. Dùng vỉ nén bên trên để chân gà không nổi khỏi nước ngâm. Chân gà ngâm khoảng một ngày là có thể ăn được.

Ăn không hết lại để vào tủ lạnh ăn được 3-4 ngày. Trước khi ăn có thể cho thêm ít lá chanh thái chỉ cho thơm nhưng không nên cho lá chanh để ngâm sẽ bị đắng. Khi ăn vớt ra đĩa.

1.4 Lưu ý khi làm chân gà ngâm sả tắc chua ngọt

Chân gà ngâm sả tắc là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ. Để chế biến món chân gà ngâm sả tắc ngon hấp dẫn, khâu quan trọng nhất là luộc chân gà. Bạn phải canh làm sao cho chân gà vừa chín tới mới ngon. Nếu luộc lâu quá sẽ bị nhừ, không giữ được độ giòn của món ăn.

Bạn có thể chặt chân gà làm đôi trước hay sau khi luộc. Nếu muốn ăn cay, chua hơn, bạn có thể tăng số lượng ớt, tắc. Nếu không có lá chanh, bạn có thể bỏ qua thành phần này.

Nếu không ăn hết trong 2-3 ngày sau khi ngâm, bạn nên cho chân gà ngâm sả tắc vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn không lên men thêm. Cần luộc chân gà với lửa nhỏ để chân gà không bị nứt thịt. Bắt buộc nước đường phải nguội mới ngâm chân gà.

Cần ngâm chân gà trong nước đá để chân gà được trắng và giòn. Khi sơ chế chân gà, cần làm sạch hết móng và da gà cần sót. Rửa sạch chân gà và luộc gà với muối hột.

Sau khi luộc gà xong, bắt buộc phải loại bỏ hết váng mỡ gà, để chân gà ráo nước 2 tiếng trước khi bỏ chân gà vào lọ ngâm. Bạn cũng có thể trộn gừng, ớt, quất, sả, lá chanh thái lát vào nước ngâm đã để nguội, sau đó, cho chân gà vào trộn đều.

Một trong những yếu tố góp phần chế biến thành công món ăn ngon này là pha nước sốt cho chân gà ngâm sả tắc chấm với gì ngon nhất. Đặc biệt hơn nữa là công đoạn nấu nước ngâm chân gà sả ớt sao cho thấm đều gia vị.

1.5 Ngâm chân gà sả tắc sau bao lâu thì ăn được? 1.6 Chân gà ngâm sả tắc chấm với gì ngon nhất?

Nước chấm ăn kèm là một trong những yếu tố góp phần làm nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn này. Thông thường, ngâm chân gà với sả tắc xong thì dùng kèm với muối tiêu chanh. Cách làm nước chấm chân gà ngâm sả ớt cũng rất đơn giản.

Chân gà ngâm sả tắc chấm với gì mới ngon, đậm đà hương vị của món ăn là thắc mắc chung của các “tín đồ” chân gà ngâm sả ớt. Mặc dù dễ thực hiện, nhưng nếu kết hợp tỷ lệ nguyên liệu không đúng thì chất lượng nước chấm sẽ giảm.

Muối tiêu xanh là loại nước chấm hương vị độc đáo nhất khi nhắc đến chân gà ngâm sả tắc chấm với gì ngon nhất. Đây còn là công thức nước chấm ăn kèm với hải sản, gà luộc,…cực ngon.

Tùy theo sở thích, muốn ăn chân gà ngâm sả tắc chấm với gì ngon và đẹp mắt nhất cũng có thể chọn ớt xanh hoặc ớt đỏ để tạo màu nước chấm.

Chuẩn bị chảo nóng, rang muối hột đến khi khô lại, ngả 1 ít màu vàng thì tắt bếp. Cho toàn bộ muối, đường, bột ngọt, sữa tươi không đường, ớt, lá chanh đã sơ chế vào cối xay sinh tố. Xay đều hỗn hợp thật nhuyễn. Cho thêm nước cốt chanh, vỏ chanh vào. Khoảng 5 phút sau thì hỗn hợp đã mịn nhuyễn.

Cho hỗn hợp nước chấm ra chén, thêm 1 ít bột tiêu để tăng hương thơm, vị cay. Bạn có thể cắt sợi mỏng lá chanh cho thêm vào để làm nước chấm chân gà ngâm sả ớt đậm đà hơn. Nước chấm có vị chua ngọt và cay cay kết hợp cùng với chân gà giòn rụm thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Một công thức pha nước chấm chân gà ngâm sả tắc khác rất độc đáo mà bạn có thể tham khảo như sau.

Nguyên liệu gồm: 1 củ gừng tươi, 1 củ tỏi bóc vỏ sạch, 3 trái ớt (có thể thêm – bớt điều chỉnh theo khẩu vị).

Khi làm nước sốt chân gà ngâm sả tắc chấm với gì ngon nhất, bạn cần lưu ý liều lượng nguyên liệu. Không nên cho quá nhiều vỏ chanh, lá chanh, vì như vậy sẽ làm nước chấm đắng. Vì có nguyên liệu sữa tươi nên các loại nước chấm này nên sử dụng ngay sau khi chế biến. Hoặc, phải bảo quản nước chấm trong ngăn mát tủ lạnh để tránh tình trạng bị chua.

1.7 Thời gian bảo quản chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu?

Chân gà ngâm cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để tránh bị lên men và giữ nguyên được hương vị của nước ngâm chân gà. Muốn bảo quản được chân gà ngâm sả ớt lâu, cần làm sạch lọ đựng. Tốt nhất, nên chọn lọ thủy tinh có nắp đậy chặt.

Chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu? Chân gà ngâm sả tắc sau khi làm xong, nếu để trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản từ 4 đến 5 ngày. Nhiều website khác có khuyến cáo bảo quản được 7 đến 10 ngày nhưng theo chúng tôi, bạn không nên để món này quá 5 ngày để đảm bảo chất lượng món ăn được an toàn nhất.

1.8 Mẹo bảo quản chân gà ngâm sả tắc giữ được lâu

Sử dụng lọ thủy tinh để đựng chân gà ngâm sả tắc sẽ vừa đẹp mắt mà lại bảo quản được lâu hơn so với các loại hũ nhựa hay sành sứ. Lọ thủy tinh cũng cần được rửa sạch và LÀM KHÔ trước khi bảo quản

Xếp xen kẽ các nguyên liệu như: chân gà, sả, ớt, tắc… thành các lớp đều nhau. Không nên xếp hết nguyên liệu này mới đến nguyên liệu khác. Phải đợi nước ngâm nguội hẳn mới cho vào lọ ngâm, không được ngâm chân gà khi nước ngâm còn nóng

Chân gà và các nguyên liệu khác cần được ngập trong hỗn hợp nước ngâm, tránh để chân gà hoặc các nguyên liệu khác nổi lên trên bề mặt. Việc này cũng khiến món ăn không bảo quản được lâu.

1.9 Nguyên tắc bảo quản chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu tốt nhất

Các dụng cụ trong quá trình chế biến như đũa, thìa,…không nên để dính nước. Điều này có thể làm nước ngâm bị nổi váng, không bảo quản được lâu.

Khi dùng lọ để đựng chân gà thì nên sử dụng lọ đã được rửa sạch, lau hoặc phơi thật khô. Tốt nhất nên sử dùng lọ thủy tinh có nắp đậy kín hơi.

Để bảo quản chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu không hư hỏng, bạn nên gắp chân gà bằng đũa sạch. Gắp xong thì đậy nắp kín lại, cất ngay vào ngăn mát tủ lạnh.

Không nên để chân gà, các nguyên liệu rời rạc thành từng lớp. Thay vào đó, nên xếp chúng xen kẽ với nhau và đều nhau. Để ngập gà, nguyên liệu trong nước ngâm. Điều này giúp bạn tránh tình trạng chân gà ngâm sả tắc bị đắng hoặc chảy nhớt.

Nước ngâm chân gà nguội hẳn mới cho vào lọ, không ngâm trong nước nóng vì sẽ làm giảm mùi vị, dễ hư. Chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu phụ thuộc chủ yếu vào quá trình bảo quản. Bạn nên để lọ ngâm trong tủ lạnh ngăn mát sẽ bảo quản được 7-10 ngày.

2. Cách làm chân gà ngâm sả ớt nước mắm chua ngọt ngon công thức 2

Chuẩn bị nguyên liệu

Chân gà: 0,5 – 0,7 kg

Hành tím: 5 – 7 củ

Sả tươi: 7 – 10 củ

Ớt sừng: 3 – 4 quả

Chanh tươi: 2 quả; gừng tươi: 1 củ

Quất tươi: 200 gram

Tỏi khô: 2 củ

Nguyên liệu khác: muối, dấm, đường, nước mắm…

Cách làm chân gà ngâm sả ớt Bước 1: Làm sạch chân gà

Chân gà sau khi mua về bạn rửa qua với nước sạch. Tiếp đến, nhúng chân gà vào nước đun sôi chừng 1 phút rồi đem bóc sạch lớp màng chân, màng móng. Dùng dao sắc chặt bỏ phần móng chân.

Phần chân đã bóc màng, bạn cho vào bóp với muối và dấm để loại bỏ nhớt và mùi tanh của chân. Cuối cùng, đem rửa kỹ với nước sạch thêm một lần nữa rồi để riêng chân ra đĩa.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Sả tươi: Bóc bỏ phần bẹ áo già rồi cắt chân. Rửa sạch sả sau đó lau khô. Tiếp đến, bạn dùng dao thái phần non của củ sả thành các lát mỏng.

Hành tím, tỏi khô: Bóc vỏ, rửa sạch rồi xắt đôi của hành. Với tỏi khô, bạn cũng bóc vỏ, cắt chân sau đó rửa sạch và thái thành các lát mỏng.

Ớt sừng: Rửa sạch, bỏ hạt sau đó thái vát thành các miếng có độ dày từ khoảng 0,5 – 0,7 cm.

Quất tươi: Thái lát mỏng 2 quả quất để trang trí cho đẹp. Phần quất còn lại, bạn đem vắt lấy nước cốt, lọc bỏ hạt.

Bước 3: Luộc chân gà

Xếp chân gà đã làm sạch vào nồi. Đổ nước lạnh ngập chân gà và đặt nồi chân gà lên bếp luộc. Thời gian luộc tính từ lúc nước sôi là khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc, bạn thường xuyên vớt bọt để phần cặn không bám vào chân.

Sau 10 phút luộc, bạn ngâm chân gà trong nồi nước chừng 5 phút thì vớt ra và thả chân vào tô nước đá lạnh. Việc ngâm chân vào nước lạnh sẽ giúp chân được trắng và giòn hơn. Ngâm chân gà khoảng 5 phút, bạn vớt chân ra đĩa và để chân vào ngăn mát tủ lạnh thêm 60 phút nữa.

Bước 4: Ngâm chân gà với sả ớt

Pha nước ngâm: Cho vào nồi nhỏ 4 thìa canh đường + 3 thìa canh muối + 10 thìa canh nước lọc +8 thìa canh dấm + 2 thìa canh nước mắm. Đánh đều hỗn hợp rồi đặt lên bếp đun cho sôi cùng tỏi và sả đã thái.

Chặt chân gà làm 2 hoặc 3 đoạn tuỳ ý. Cho chân gà vào trong lọ hoặc âu sạch. Tiếp đến, cho toàn bộ phần quất thái lát + nước cốt quất + hành tím + ớt sừng vào trộn đều. Cuối cùng, bạn đổ hỗn hợp nước ngâm chân gà lên trên.

Đậy kín nắp hộp chân gà ngâm sả ớt rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Cứ khoảng nửa ngày, bạn lại lấy ra và trộn đều để các phần chân gà ngấm kỹ gia vị. Ngâm chân gà chừng hai ngày là bạn đã có thể lấy ra và thưởng thức món chân gà ngâm sả ớt.

3. Cách làm chân gà ngâm sả tắc và giấm ớt chua ngọt ăn được ngay

Chân gà ngâm giấm sả ớt chua ngọt phải nói là một món ăn vô cùng thơm ngon không thể chê vào đâu được, món ăn này thường được dùng làm món ăn khai vị hoặc làm món nhâu vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu làm món chân gà ngâm giấm sả ớt

Chân gà tươi: 1kg (chọn chân gà công nghiệp)

1 củ gừng

Ớt : 2 trái ớt ngọt, 10 trái ớt cay

Sả: Khoảng 5 củ

Dấm nếp: 2,5 lít dấm

Đường, mắm, muối hột, chanh

Cách làm chân gà ngâm giấm chua cay ngọt ăn liền

– Bước 1: Chân gà mua về đem làm sạch, Cắt hết móng đi. Sau đó cho chút muối hột và chanh vào rửa chân gà nhằm khử mùi hôi tanh của chân gà và làm cho chân gà được trắng.

– Sau đó, bạn chặt đôi chân gà giữa phần cằng và phân chân. Lứu ý khi chặt chân gà phải chặt cho đẹp không được làm chân gà bị dập nát, ví nấu bị dập nát sau khi lấy xương sẽ làm cho chân gà vụn ra.

– Bước 2: Cho một ít gừng + muối vào một nồi nước đun sôi chuẩn bị sẵn, bắt đầu luộc chân gà. Nhớ là luộc chân gà vừa chín tới, không được chín quá. Sau khi chân gà chín, bạn vớt ra và chọn gay vào 1 bát nước đá lạnh ngâm chừng gà khoảng 10 phút. Sau đó vớt chân gà ra, cho vào ngăn đá tủ lạnh 2 đến 3 tiếng.

– Bước 3: Cho khoảng 800ml nước sạch vào nồi đun nóng, nêm nếm gia vị mắm đường, dấm cho vừa đủ chua là được. Cuối cùng bạn cho hỗn hợp ớt cắt nhỏ + với xả đập dập cắt khúc + gừng cắt nhỏ đung khoảng 5 phút tắt bếp để nguội.

– Bước 4: Bạn lấy chân gà trong tủ lạnh ra, cho vào hủ thủy tinh hoặc một key nhựa chuẩn bị sẵn sau đó cho nước ngâm để nguội vừa làm ở bước 3 vào ngâm chân gà. Lưu ý phải đỗ hỗn hợp ngập hoàn toàn chân gà. Sau đó đậy nấp kín lại tiếp tục cho vào ngăn mát tủ lạnh.

– Bước 5: Ngâm khoảng 8 tiếng thì bạn có thể lấy chân gà ra dùng được rồi. Món ăn này không được để quá lâu, bạn phải dùng hết trong khoảng 5 ngày.

Chân Gà Ngâm Sả Tắc Để Được Bao Lâu Và 4 Cách Làm Chân Gà Ngâm Sả Tắc Lạ Miệng

Chân gà ngâm sả tắc có thể để được bao lâu không hỏng?

Khi sử dụng món chân gà ngâm sả tắc, tuy rằng để ngâm lâu thì mùi vị của sả tắc sẽ thấm hơn vào chân gà nhưng nếu để quá lâu thì món ăn sẽ bắt đầu lên men, biến chất gây hại cho hệ tiêu hóa của người ăn. Vậy chân gà ngâm sả tắc có thể để được trong bao lâu?

Các lưu ý khi làm gà ngâm sả tắc để có độ giòn và bảo quản được lâu

Việc đầu tiên cần làm để gà ngâm sả tắc có thể giữ được lâu đó chính là trong khâu chuẩn bị. Để tránh tình trạng nước ngâm gà bị vàng, nhanh hỏng hơn thì bạn cần rửa thật sạch bình hoặc hộp đựng với nước nóng và để thật khô mới bắt đầu chế biến và tốt nhất bạn nên dùng bình thủy tin h.

Ngoài ra, trong lúc cho các nguyên liệu vào bình ngâm, bạn cần để sao cho các nguyên liệu đan xen nhau chứ không tạo thành từng lớp. Ngoài ra bạn cũng nên để gà ngập trong nước, như vậy gà sẽ không bị đắng và giữ được lâu hơn. Lưu ý rằng, nước ngâm gà sau khi chế biến thì cần để thật nguội mới đổ vào bình ngâm gà.

Trong quá trình sử dụng bạn cũng lưu ý không mở nắp bình đựng quá lâu khi lấy gà và không sử dụng đũa đang ăn để lấy gà ra. Bạn nên sử dụng đũa sạch để tránh các thức ăn và vi khuẩn khác tác động lên chân gà ngâm sả tắc nhanh dẫn đến tình trạng hư hỏng.

4 cách làm chân gà ngâm sả tắc Cách sơ chế chân gà

Chế biến chân gà được ngon, giòn sần sật đã tạo nên 50% thành công của món chân gà ngâm sả tắc rồi. Có 2 cách chế biến chân gà đó là để nguyên xương và rút xương. Mỗi cách chế biến lại có một vị ngon riêng. Đối với chân gà nguyên xương, phần chân gà sẽ giòn hơn, chất ngọt từ xương cx đậm đà hơn và chắc chắn rất nhiều người ăn thích cảm giác được gặm nhấm, nhâm nhi chân gà phải không? Chân gà rút xương lại là giải pháp hữu hiệu dành cho những bạn muốn ăn cả miếng chân gà giòn sần sật. Không những thế, chân gà rút xương còn dễ dàng ngấm hương vị sả và tắc hơn, thơm ngon hơn.

1. Sơ chế chân gà nguyên xương

Chân gà mua về bạn rửa sạch với nước, chặt bỏ phần móng chân và dùng dao khía dọc theo chân gà để khi ngâm gia vị thấm đẫm chân gà. Sau đó bạn ngâm ngập trong rượu trắng cùng 3-4 lát gừng trong 30 phút rồi bóp mạnh và cuối cùng là xả sạch với nước. Công đoạn này giúp khử hết mùi hôi của chân gà.

Sau đó bạn bắc nồi lên bếp, cho thêm 1 củ gừng đập dập và 1 củ sả rồi cho chân gà vào luộc. Bạn lưu ý chỉ nấu lửa nhỏ cho tới khi chân gà chín tới thì vớt ra ngay rồi để vào 1 chậu nước đá được chuẩn bị trước để chân gà giòn hơn. Sau 20 phút bạn vớt chân gà ra để ráo nước là đã hoàn thành bước sơ chế chân gà trước khi ngâm rồi.

2. Sơ chế chân gà rút xương

Với chân gà đã để ráo nước, bạn dùng dao rạch mọt đường dọc theo chiều dài chân gà từ phần đệm mềm xuống đến cẳng chân. Bạn dùng ngón tay tách phần da xung quanh xương cẳng và tách dần lên đến phần khớp xương thì bạn bẻ phần xương cẳng ra. Làm tương tự với phần ngón chân. Lưu ý phần ngón chân thường rất nhỏ nên bạn nên dùng móng tay để tách phần da và xương. Làm như vậy sẽ giúp phần da gà sẽ nguyên vẹn hơn, không bị nát. Như vậy là bạn đã sơ chế xong phần chân gà rút xương rồi.

4 Cách chế biến chân gà ngâm sả tắc 1. Cách làm gà ngâm sả tắc Nguyên liệu cần chuẩn bị Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân gà sơ chế theo 1 trong 2 cách đã nêu bên trên.

Sả bạn loại bỏ các lá giá và cắt thành các khúc ngắn tầm 3 cm. Trái tắc bạn cắt thành các lát mỏng và loại bỏ hạt. Ớt cắt đôi theo chiều dọc và bỏ hạt.

Bước 2: Chế biến gà ngâm sả tắc

Bạn pha nước ngâm gà bằng cách pha 3 thìa giấm, 3 thìa nước mắm, 3 thìa đường với 300ml nước lọc. Bạn cho hỗn hợp trên vào nồi và bắc lên bếp đun sôi. Khi nước đã sôi bạn cho sả, ớt, lá chanh đã sơ chế ở trên vào và khuấy đều. Đến khi nước sôi lại thì tắt bếp.

Bình sau khi rửa sạch và để khô, bạn xếp gà vào bình và đổ nước ngâm đã làm vào. Lưu ý bạn chỉ đổ nước ngâm vào khi nước đã thật nguội để giữ chân gà được lâu không hỏng. Bạn cần để gà ở một nơi thoáng mát tầm 1 ngày để gà có thể ăn được rồi mới chất trữ, bảo quản trong tủ lạnh.

2. Cách làm chân gà ngâm sả tắc sa tế

Đây là một cách biến tấu cho món chân gà ngâm sả tắc rất phù hợp với những người có khẩu vị ăn cay, thích vị nồng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân gà sơ chế theo 1 trong 2 cách đã nêu bên trên.

Bước 2: Chế biến chân gà ngâm sả tắc sa tế

Bắc nồi lên bếp và chế thêm 200ml nước. Bạn bắt đầu pha nước ngâm bằng cách trộn thêm 3 thìa nước mắm, 2 thìa giấm gạo, 2 thìa đường, tương ớt và 2 thìa sa tế và khuấy đều. Bạn bắt đầu bật bếp để các nguyên liệu trong nước ngâm tan hết đến khi sôi thì cho thêm sả, ớt, tắc, chanh, hành, tỏi đã cắt nhỏ vào. Đợi tới khi sôi lần 2 thì tắt bếp.

Bạn xếp gà vào bình và đổ nước ngâm đã chế biến vào. Bạn lưu ý để nươc ngâm thật nguội mới chế vào bình. Đặt bình ở chỗ thoáng mát trong 1 ngày trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

3. Cách làm chân gà ngâm sả tắc Thái Lan Nguyên liệu cần chuẩn bị Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân gà sơ chế theo 1 trong 2 cách đã nêu bên trên.

Bạn xay nhuyễn hỗn hợp gồm ớt, sả, 10g hành tím, củ riềng, 10g ngò rí, 10g tỏi bằng máy xay. Các nguyên liệu còn lại rửa sạch với nước, cắt nhỏ.

Bước 2: Chế biến chân gà ngâm sả tắc kiểu Thái Lan

Ướp chân gà trong hỗn hợp đã xay nhuyễn cùng với 5 trái tắc trong 2 tiếng. Trong thời gian chờ chân gà thấm đều gia vị, bạn bắc nồi lên bếp, hòa 100ml nước, 100ml nước mắm, 100ml giấm, 120g đường và 1 nhúm muối và bật bếp. Bạn khuấy đều tay để các nguyên liệu hòa tan hết cho tới khi sôi thì cho các nguyên liệu còn lại vào, đợi khi sôi lần 2 thì tắt bếp.

Bạn đặt chân gà đã ướp vào bình cùng các nguyên liệu đã ướp. Đến khi nước ngâm thật nguội thì bạn đổ vào bình. Trộn đều và để bình vào nơi thoáng mát trong 1 ngày rồi cất vào tủ lạnh bảo quản.

Chỉ với 2 bước đơn giản bạn đã hoàn thành 1 bình chân gà ngâm sả tắc kiểu Thái Lan rất đưa miệng. Món ăn khi hoàn thành có mùi đặc trưng ủa mắm hòa quyện với mùi sả, vị thanh mát của tắc, vị cay nồng của ớt. Chân gà không chỉ trắng bóng đẹp mắt mà khi ăn còn cảm nhận được vị giòn sần sật, thấm đẫm mùi vị. Nghe thật hấp dẫn đúng không nào? Vây còn chần chừ gì mà không xắn tay vào bếp làm ngay cho mình 1 bình chân gà ngâm sả tắc kiểu Thái Lan thôi.

4. Cách làm chân gà ngâm sả tắc cóc non Nguyên liệu cần chuẩn bị Các bước chế biến

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chân gà sơ chế theo 1 trong 2 cách đã nêu bên trên.

Ớt sừng rửa sạch, cắt đôi theo chiều dọc và loại bỏ hạt ớt. Sả bạn bỏ lá già, cắt thành các khúc 0.5 cm. Tắc bạn cắt đôi và loại bỏ hạt. Cóc non bạn cắt theo chiều ngang thành các khoanh 1cm.

Bước 2: Các bước chế biến

Bạn nấu nước ngâm chân gà bằng cách hòa tan 300ml nước lọc, 5 thìa nước mắm, 5 thìa giấm gạo, 8 thìa đường, 1 thìa ớt bột và bắc lên bếp đun. Vừa đun vừa khuấy đều cho các nguyên liệu tan hết và tắt bếp, để nước ngâm nguội dần.

Trộn đều chân gà với ơt sừng, sả, tắc với cóc non rồi cho vào bình đã rửa sạch và lau khô. Khi nước ngâm đã thật nguội bạn bắt đầu chiết vào bình. Để bình ngâm ở chỗ thoáng mát 1 ngày cho chân gà và cóc non thấm đều gia vị rồi cất vào tủ lạnh bảo quản.

Chân Gà Ngâm Sả Tắc Để Được Bao Lâu? Bí Quyết Làm Món Chân Gà Ngâm Sả Tắc Tuyệt Ngon

Chân gà ngâm sả tắc để được bao lâu?

Sử dụng chân gà ngâm sả tắc với thời gian như thế nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mùi vị và chất lượng món ăn này của bạn. Nếu để chân gà ngâm sả tắc quá lâu mới sử dụng sẽ khiến chân gà có mùi ôi thiu, vị quá chua do vi khuẩn lên men, không những khiến chân gà ngâm sả tắc mất đi vị ngon, bên cạnh đó còn khiến người dùng bị đau bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy.

Cách bảo quản chân gà ngâm sả tắc

Trong quá trình chế biến hãy đảm bảo dụng cụ sử dụng luôn luôn được sạch sẽ và không bị dính nước. Đây là một khâu rất quan trọng nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn khiến nước ngâm bị nổi váng khiến không bảo quản được trong một thời gian dài.

Sử dụng lọ thuỷ tinh trong quá trình ngâm chân gà sả tắc sẽ đảm bảo được độ an toàn cao nhất. Lọ thuỷ tinh trước khi ngâm cần được rửa sạch, phơi dưới nắng cho thật khô. Hãy sắp xếp đan xen các nguyên liệu với nhau và ngập gà trong nước, cách làm này khiến gà ngấm đều được các gia vị cũng như tránh tình trạng bị đắng hay chảy nhớt do vi khuẩn. Nước ngâm chân gà cần phải chờ nguội hẳn mới được đổ vào lọ thuỷ tinh. Để chân gà ngâm sả tắc tại nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nhiệt độ cao, dễ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn này.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc đúng chuẩn Nguyên liệu

Chân gà, gia vị (hành, tỏi, gừng, quất, lá chanh), rượu trắng, mắm, muối, đường.

Cách thực hiện

Bạn nên lựa chọn chân gà ở trong siêu thị hoặc mua chân gà ở chợ nhưng nhìn phải tươi ngon. Sơ chế sạch chân gà, cắt bỏ móng, khử mùi bằng rượu trắng và muối cùng gừng. Sau đó rửa thật sạch qua nhiều lần nước.

Các gia vị cần được rửa sạch, với sả thì bạn hãy đập dập, thái nhỏ, cắt khúc và chẻ nhỏ; tỏi bóc vỏ và đập dập; ớt thái lát một phần, còn lại để nguyên quả; quất bổ đôi; lá chanh thái sợi chỉ. Sau khi hoàn thành các nguyên liệu này thì để riêng ra một chiếc đĩa nhỏ.

Đun sôi một lượng nước nhỏ và cho thêm nước cốt tắc cũng như đường vào, khuấy đều cho tan hết. Sau khi hỗn hợp này tan hết thì cho thêm tỏi, ớt, mắm, nêm cho vừa ăn và đây sẽ là dung dịch ngâm chân gà của chúng ta. Xếp chân gà trước vào trong bình thuỷ tinh rồi đổ nước ngâm vào bên trong. Đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, sẽ ngon hơn khi sử dụng trong 1-2 ngày chế biến. Chân gà ngâm sả ớt nên được dùng kèm với muối tiêu chanh, sẽ rất ngon đấy các bạn.

3 Cách Làm Chân Gà Ngâm Sả Tắc “Độc” Và “Lạ”

Sơ chế và bí quyết luộc chân gà giòn ngon

– Chân gà rửa sơ với nước, chặt bỏ móng, dùng dao khứa làm đôi theo chiều dài của chân gà, cách này giúp thấm đều gia vị. Ngâm chân gà với 150ml rượu trắng, 1/2 gừng giã nát, bóp đều để chân gà sạch, hết mùi hôi. Rửa chân gà lại với nước 1 lần nữa là được.

– Cho chân gà, phần sả xanh, gừng giã nát vào nồi. Đổ ngập nước, nấu sôi nhỏ lửa cho chân gà chín vừa chín tới.

– Vớt chân gà ra, cho vào thau đá ngay, để khoảng 1 phút. Sau đó để ráo nước, cho vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng 20 phút chân gà của bạn khi ăn sẽ giòn hơn.

– Chân gà 1 kg

– Nước mắm 200 ml

– Ớt sa tế 1 muỗng canh

– Tương ớt 2 muỗng canh

– Đường trắng 200 gr

– Giấm gạo 200 ml

– Trái tắc 30 trái

– Sả 10 cây

– Lá chanh 4 lá(Hoặc lá tắc

– Ớt 5 trái(đỏ)

– Hành tím 20 gr

– Tỏi 20 gr

– Gừng 20 gr

– Tắc trái cắt đôi; sả cây thái lát mỏng; hành củ, tỏi và gừng thái lát mỏng; lá chanh (hoặc lá tắc) thái nhuyễn dạng sợ; ớt đỏ băm nhỏ.

– Pha nước mắm: Chuẩn bị một nồi nước 200ml, cho giấm gạo, nước mắm, tương ớt, ớt sa tế, đường vào khuấy đều và đun sôi.

– Cho hỗn hợp tắc, sả, lá chanh, ớt, hành củ, tỏi, gừng đã chuẩn bị vào trộn đều. Sau đó cho phần nước dùng vào cùng. Trộn thật đều và ngâm tối thiểu 3 tiếng để gia vị thấm đều vào chân gà sẽ ngon hơn.

– Chân gà 500 gr

– Sả 40 gr

– Ớt sừng 50 gr

– Rượu trắng 10 ml

– Nước mắm 100 ml

– Giấm 100 ml

– Đường trắng 120 gr

– Muối 15 gr

– Hành tím 20 gr

– Ớt 15 gr

– Củ riềng 50 gr

– Ngò rí 10 gr(rễ ngò)

– Tỏi 20 gr

– Lá chanh 10 lá

– Trái tắc 5 trái

– Xay nhuyễn hỗn hợp 10gr hành tím, 10gr tỏi, 10gr rễ ngò,10gr ớt, 25gr ớt sừng, 25gr riềng.

– Nấu 100ml nước, 100ml nước mắm, 100ml giấm và 120gr đường,15gr muối cho sôi rồi để nguội.

– Chân gà sau khi chặt đôi, ướp chân gà cùng tỏi 10gr, hành tím 10gr, sả 25gr , riềng 25gr ,ớt sừng 25gr, 10 lá chanh, 5 trái tắc rồi rót hỗn hợp nước ngâm chân gà vào, trộn thật đều rồi ngâm chân gà 2h sau là có thể dùng được.

Cách làm chân gà ngâm sả tắc cóc non

– Cóc 400 gr(Cóc non)

– Chân gà 800 gr

– Sả 7 cây

– Ớt sừng 2 trái

– Trái tắc 400 gr

– Hành tím 5 củ

– Ớt bột 1 muỗng canh

– Giấm gạo 4 muỗng canh

– Đường trắng 10 muỗng canh

– Tắc cắt khoanh làm 3. Sả cắt lát. Cóc non mua sẵn siêu thị bỏ nước trong túi ra, cắt cóc non làm đôi.

– Nấu nước giấm ngâm: Cho 300ml nước vào nồi, cho 5 vá nhỏ nước mắm, 10 muỗng canh đường, 1 muỗng canh ớt bột, 1 muỗng cà phê muối, 1/2 chén ăn cơm giấm gạo vào. Đun sôi với lửa nhỏ. Sau khi nấu xong đợi nước thật nguội mới cho vào hũ chân gà.

Chỉ với 3 cách làm chân gà ngâm sả tắc trên bạn đã tìm thêm cho gia đình một món ăn mới. Cách ngâm chân gà sả tắc rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm kiếm còn chần chừ gì mà không vào bếp làm ngay món ăn này.