Gan Dê Làm Món Gì Ngon / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Gan Dê Nấu Món Gì?

Gan dê xào hẹ

Chuẩn bị: lá hẹ tươi khoảng 100g, gan dê 120g, các gia vị khác như gừng, hạt nêm, muối, hạt tiêu vừa đủ.

Cách tiến hành: Hẹ lặt sạch thái đoạn, gan dê lạng bỏ màng gân thái lát thêm muối, bột nêm rượu để ướp. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu sau đó bỏ gan dê vào chảo xào, đảo trong 1 phút thì thêm hẹ, cùng xào bằng lửa mạnh, sau cùng thêm muối, bột nêm, hạt tiêu rồi múc ra đĩa và có thể thưởng thức.

Cháo gan dê chữa bệnh về mắt rất tốt

Cháo gan dê

Thực phẩm cần chuẩn bị cho món cháo gan dê với hành gồm: gan dê 1 cái khoảng 300-400 g, 2 bát con gạo, hành hoa và muối vừa dùng.

Cách tiến hành: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị vừa ăn là món ăn đã được hoàn thành. Đây là món ăn rất tốt cho người mắc bệnh cận thị, quáng gà, hoa mắt nếu ăn liền trong 7 ngày mắt sẽ sáng hơn rất nhiều.

Những người kỵ với gan dê

Thịt dê là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có một số người không nên ăn cùng thịt dê bạn nên biết.

Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Bởi lẽ thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều dẫn tới một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, loét rộng thêm khiến bệnh tình nặng thêm.

Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng càng không nên ăn nhiều thịt dê trong đó có gan dê vì có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể tăng lên.

Những người mắc chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.

Cẩn thận với đối tượng sử dụng thịt dê

Thịt dê thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng chữa nhiều bệnh tuy nhiên cần phải nắm rõ một số điều kiêng kỵ về thực phẩm này để tránh những tác hại không tốt mang đến.

Thịt Dê Làm Món Gì Ngon

Thời gian gần đây, thịt dê tươi trở thành nguồn thực phẩm phổ biến, bổ dưỡng, ngày càng được nhiều người ưa thích. Nếu được tặng một miếng thịt dê, bạn có biết sẽ làm món gì ngon không? Vinh Hạnh Food xin gợi ý 4 món ngon được chế biến từ thịt dê tươi, cũng như cách nấu các món ngon từ thịt dê.

1, Lẩu dê – thịt dê làm món gì ngon

Lẩu dê là món thông dụng nhất. Thịt dê dùng để nấu lẩu dê có thể sử dụng các phần sau:

Xương dê: xương dê được lóc ta từ đùi hoặc sườn dê, dùng để hầm lấy nước.

Sườn dê: sườn dê được ướp gia vị nấu lẩu dê, chiên sơ qua cho thấm gia vị, và được hầm chín cùng với xương dê. Bạn cần lưu ý không nên hầm lâu quá đẻ phần thịt không bị nát và tách ra khỏi xương

Đùi dê: chặt nhỏ từng miếng vừa miệng, ướp gia vị và nấu giống sườn dê

Thịt dê bỏ xương: là phần thịt được phi lê, rút xương từ đùi dê hoặc sườn dê. Thịt dê phi lê được cắt nhỏ thành từng lát mỏng, khi ăn lẩu dê thì nhúng trực tiếp vào nồi nước lẩu đang sôi là có thể ăn được.

Thịt dê nhúng lẩu phải được chọn từ con dê tơ, thịt mềm và tươi. Nếu là dê già hoặc dê đông lạnh, thịt sẽ không ngon và dai.

Lẩu đầu dê là món lẩu dê làm kì công nhất. Đầu tiên, đầu dê phải thui sạch lông, chẻ làm đôi, lấy óc dê ra để riêng. Phần đầu dê còn lại rửa sạch, luộc chín cùng với một số loại gia vị để khử mùi dê. Khi đầu dê chín, vớt đầu đê ra, rửa lại bằng nước sạch, tách lấy thịt, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.

Thịt từ đầu dê rất giòn, ít béo, không ngáy. Ngoài ra còn có tai dê giòn sần sật, lưỡi dê mềm, óc dê béo…

Lẩu dê được nấu từ chân dê gọi là lẩu dựng dê. Chân dê cạo sach lông, đem luộc, tách lấy phần gân, bỏ xương và móng dê. Lẩu dựng dê vẫn có thịt dê, bổ sung thêm phần chân dê vừa sơ chế để ăn lẩu dê không bị ngán.

Lẩu ngọc dương hơi kén khách, nhưng công dụng tráng dương cường thận từ ngọc dương dê thì khỏi phải bàn. Để làm món này, ngọc dương dê phải được làm rất kỹ, kéo hết ống dẫn tinh bỏ đi, luộc ngọc dương qua nước, sau đó mới rửa lại và đem nấu lẩu ngọc dương dê.

Cổ dê: chặt nhỏ từng miếng vừa ăn, ướp gia vị nấu lẩu dê và nấu như cách nấu từ sườn dê, đùi dê.

Tóm lại, lẩu dê có thể nấu từ nhiều phần của con dê: thịt dê tươi, xương dê, đùi dê, đầu dê, chân dê, ngọc dương dê, cổ dê… Các cửa hàng thịt dê có bán từng phần đẻ bạn lựa chọn. Cần lưu ý cách chọn thịt dê tơ, dê mềm, dê tươi để nồi lẩu dê được ngon miệng hơn, thơm hơn.

Nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc.

Câu thành ngữ trên chỉ về độ ngon của các món nướng. Đặc biệt, thịt dê cơ bản đã ngọt hơn các loại thịt khác nên món dê nướng là ngon số một. Để dê nướng được ngon, bạn cần chọn thịt dê tươi, và dê tơ đẻ thịt dê mềm, ăn ngon hơn.. Dê già thịt dai và không ngọt, lại có mùi dê rất nồng.

Bạn có thể dùng đùi dê, sườn dê, hoặc thịt dê phi lê để làm món dê nướng.

Đùi dê: nướng nguyên đùi dê, hoặc bỏ da ra, hoặc phile bỏ xương, cắt thành từng tảng, từng lát mỏng để nướng. Vậy là, với 1 cái đùi dê, bạn có thể chế biến ra thành nhiều món:

Sườn dê: sườn dê có thể đẻ nguyên bẹ để nướng, cắt ra từng cọng sườn, hoặc phi lê bỏ xương rồi nướng. Có nhiều gia vị để bạn nướng sườn:

Các tín đồ yêu thích cà ri thì không thể bỏ qua món cà ri dê. Cà ri dê Ấn Độ có vị cay nồng, cà ri dê của người Việt ít cay hơn, và có thêm vị béo của nước cốt dừa, sữa đặc có đường. Nguyên liệu chính để nấu món món cà ri dê là thịt dê. Bạn có thể dùng phần đùi dê, sườn dê, cổ dê đều được. Các nguyên liệu phụ nấu cà ri dê gồm khoai ( lang, tây), cà tím, sả, gia vị caf ri, lá cà ri, ớt, rau mùi…

Cà ri dê có thể ăn cùng với bánh mì, cơm, hay bún đều được.

Món ngon hủ tiếu dê được chế biến khá công phu. Nếu bạn không quen với việc bếp núc thì đây là một thử thách lớn. Một tô hủ tiếu dê ngon phải đảm bảo các tiêu chí

Mùi thịt dê không quá nồng, mùi gia vị chỉ nghe thoảng

Nước hủ tiếu sánh đặc, không quá keo lại.

Thịt dê gồm có: thịt nạc dê, da dê, tai dê, lưỡi dê, óc dê, mắt dê…

Rau mùi, nước chấm sa tế.

Sợi hủ tiếu dai.

Đầu bếp thường dùng đầu dê, đùi dê, sườn dê đẻ nấu món hủ tiếu dê. Khâu quan trọng nhất để nấu món món này là việc khử mùi thịt dê, để miếng thịt dê không hôi mùi dê nhưng vẫn đảm bảo mềm, không bị nát thịt.

Thịt dê ngon nhất ở vùng Ninh Bình, Ninh Thuận. Dê được chăn thả tự nhiên, chỉ ăn cỏ và lá cây nên thịt dê có vị ngọt thanh, ít mỡ, cơ thịt săn chắc, ít bệnh. Chúng tôi là đơn vị đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thành công các sản phẩm chế biến ăn liền từ thịt dê: thịt dê xông khói, lạp xưởng tươi dê vàng, lạp dê xông khói, dê khô, dê 1 nắng, dê viên thả lẩu…

Chúng tôi phân phối trên toàn quốc. Tại Hồ Chí Minh, chúng tôi có cửa hàng bán lẻ, chuyên các món thịt dê tươi ướp sẵn gia vị, thịt cừu tươi ướp sẵn gia vị, và các sản phẩm dê cừu chế biến ăn liền.

Với mong muốn đem đặc sản Ninh Thuận đến mọi miền đất nước, chúng tôi cần tìm đối tác để đồng hành khắp cả nước.

Mọi chi tiết, vui lòng liên hệ :

Địa chỉ: 730/1/2/57, Hương Lộ 2, Bình Trị Đông A, Q.Bình Tân, chúng tôi Email: [email protected] Hotline: 090 7172 722 – 036 351 3575 Không nên bỏ qua: cách làm món thịt dê luộc hấp gừng trong 5 phút

Thực Đơn Các Món Dê, 9 Món Ngon Từ Thịt Dê, Thịt Dê Làm Món Gì Ngon Dễ Chế Biến?

Thực đơn các món dê, những món ngon từ thịt dê, thịt dê làm món gì ngon đơn giản và dễ chế biến như thịt dê hấp sả, dê hầm sả, dê hầm, món dê xối xả, thịt dê hầm ngũ vị, thịt dê xào lăn, dê nướng sa tế áp dụng trong các bữa tiệc gia đình, tiệc rượu hoặc lai rai cuối tuần.

I. Giới thiệu những món ngon từ dê, thịt dê nấu món gì ngon nhất?

Thịt dê vốn là một trong những nguồn nguyên liệu hấp dẫn, cung cấp rất nhiều đạm và vitamin, đem lại sức khỏe, sự dẻo dai cho con người đặc biệt là người lớn tuổi. Ngoài ra thịt dê cũng là một loại thực phẩm dễ ăn, dễ chế.

Nói đến thịt dê là nói đến một loại nguyên liệu bổ dưỡng, là sự lựa chọn hàng đầu bởi những dưỡng chất mà chúng đem lại cho cơ thể con người.

Với công dụng hồi phục sức khỏe cho người bệnh, người già, tăng cường sinh lực cho phái mạnh và còn có lợi cho các chị em phụ nữ, thì thật thiếu sót khi không mang loại thực phẩm này vào bữa ăn gia đình. Thịt dê mang hương vị riêng rất đặc trưng và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn đặc sản thơm ngon khác nhau.

1. Cách làm món thịt dê hấp sả ai cũng thích.

Sơ chế nguyên liệu:

Thịt dê sau khi mua về, rửa sạch rồi thái thành những miếng nhỏ.

Sả: bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập

Ớt sừng: rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ

Gừng: rửa sạch, đập dập, băm nhuyễn

Ướp thịt dê:

Ướp thịt dê là công đoạn bắt buộc và được xem như là điều kiện tiên quyết để tạo ra được món dê hấp ngon.

Đầu tiên, cho thịt dê vào một cái bát lớn, rồi cho các gia vị: Hạt nêm, đường, bột ngọt vào trộn thật đều.

Ướp phần thịt dê đã ướp trên trong khoảng 30 phút để thịt dê có thể thấm gia vị.

Hấp thịt dê:

Chuẩn bị một cái nồi lớn, cho phần sả đã đập dập xuống dưới đáy nồi.

Sau đó đặt tô thịt dê đã được ướp gia vị đặt lên trên.

Hấp cách thủy thịt dê với sả trong khoảng 40 phút.

Sau khi chín thịt dê sẽ dậy mùi thơm nức mũi.

Thưởng thức:

Cho phần dê đã hấp sả lên một chiếc đĩa. Nếu muốn món ăn ngon hơn cũng như đẹp mắt hơn thì bạn có thể rắc thêm chút tiêu và rau mùi phía trên.

Món ngon từ thịt dê này có thể ăn kèm cùng cơm trắng và tuyệt vời hơn cả đó chính là dùng làm món nhậu, cả hai cách dùng này đều rất vô cùng hấp dẫn.

2. Cách nấu thịt dê hầm ngũ vị ngon xuất sắc.

Thịt dê hầm ngũ vị là món ăn ngon được rất đông đảo cánh mày râu lựa chọn trong những cuộc vui của gia đình cũng như bạn bè.

Nguyên liệu

200g khoai tây

150g cà rốt

500g thịt dê nạc

2 muỗng xì dầu

10g ngũ vị hương

30g gừng giã nhỏ

1/3 thìa cà phê hạt tiêu xay

Nửa thìa cà phê muối

3 muỗng dầu ăn

20cc rượu trắng.

Cách làm món thịt dê hầm ngũ vị hương

Sau khi rửa sạch, dùng dụng cụ nạo sạch lớp vỏ của khoai tây và cà rốt. Rửa lại một lần nữa cho sạch rồi cắt nhỏ ra có kích thước cỡ đầu ngón tay út.

Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào. Khi dầu đã đạt đủ độ nóng cho khoai tây và cà rốt chiên tới khi chín vàng đều.

Dùng một lớp giấy thấm dầu lót dưới rá rồi vớt vớt chúng ra. Việc bỏ thêm lớp giấy thấm sẽ loại bỏ bớt lượng dầu không cần thiết, làm món ăn bớt ngấy.

Thịt dê sau khi đã rửa sạch, thái thành những miếng chừng 3cm.

Chuẩn bị một cái tô lớn, cho hết thịt vào ướp cùng với chút xì dầu, ngũ vị hương, hạt tiêu, muối cùng với gừng đã được đập dập. Ướp trong khoảng 20 phút để cho món thịt dê ngon hơn.

Làm nóng dầu bằng chảo đã đặt trước trên bếp, cho phần thịt bò đã ướp vào chảo, xào đến khi thịt săn vàng hai mặt là được.

Cho thêm 20cc rượu trắng và một ít nước sôi vào, đảo đều thịt trong nồi rồi hầm ở mức lửa nhỏ cho thịt nhừ dần.

Khi thấy thịt dê chín, cho tiếp phần khoai tây và cà rốt đã chiên vào đun khoảng hai phút nữa là được. Lưu ý, bởi cà rốt và khoai tây đã chín nên không được đun quá lâu sẽ làm cho món ăn mất đi độ thơm ngon.

Bước 4: Hoàn thành món thịt dê hầm ngũ vị hương

Dùng muỗng múc thịt dê hầm ra đĩa hoặc tô rồi trang trí. Món này ngon hơn khi được dùng nóng.

Món ăn thơm ngon này chắc hẳn sẽ làm mới mâm cơm hằng ngày của gia đình bạn và đây cũng là món ăn tuyệt vời để bồi bổ các ông xã của các chị em.

Chỉ với vài bước đơn giản các chị, các mẹ đã có thể hoàn thành món ăn vô cùng hấp dẫn, bổ dưỡng, ngon miệng rồi đấy.

3. Cách chế biến thịt dê xào lăn

Dê xào lăn là món ăn không chỉ thơm ngon mà còn mang nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Để chế biến món này vô cùng đơn giản và dễ làm ngay tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm.

Chẳng cần đến nhà hàng bạn cũng có thể tự làm ra món thịt dê xào lăn thơm ngon, chất lượng với chỉ vài thao tác.

Nguyên liệu:

300gr thịt dê đã được lọc xương

2 đến 3 củ hành tây

40g dứa xanh

60gr lạc rang đã được lọc sạch vỏ

1 gói bột cari

1 củ gừng

2 đến 3 củ hành khô

2 đến 3 củ tỏi

2 đến 3 nhánh sả tươi

Các loại rau ăn kèm: Tía tô, rau răm

Các gia vị cần chuẩn bị: Hạt nêm, bột canh, dầu ăn, muối.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị gia vị để ướp

Dứa sau khi gọt vỏ thì khứa cho sạch các mắt sau đó thái thành miếng vuông vừa phải, sau đó xay thật nhuyễn bằng máy xay sinh tố, khi xay cho thêm một chút nước đê công đoạn này dễ dàng hơn, cuối cùng vắt thật kiệt nước bằng một miếng vải, giữ lấy phần nước cốt và vứt bã dứa đi.

Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi sau đó thái miếng cau. Hành khô bóc vỏ rồi thái lát mỏng. Còn sả và tỏi thì rửa sạch rồi đập dập, băm nhỏ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.

Các loại rau ăn kèm rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút, lưu ý không nên ngâm quá lâu, sau đó vắt sạch nước, thái nhỏ.

Bước 2: Sau khi rửa sạch phần thịt dê đã được lọc xương, đem thái thành miếng mỏng vừa ăn, với món thịt dê xào lăn bạn thái càng mỏng thì món ăn sẽ càng ngon do gia vị sẽ ngấm kỹ hơn.

Thịt dê ướp với muối, gừng thái nhỏ và rượu, có thể bóp nhẹ một chút để thịt dê được thấm nhanh và đều gia vị hơn.

Để thịt dê không bị tanh và khi xào mềm hơn, chuẩn bị trước một nồi nước sôi, pha dấm trắng rồi sau đó đem chần qua thịt dê.

Đem rửa sạch phần thịt với nước lạnh, để ráo nước rồi ướp thịt dê với bột cari, tỏi băm, bột canh, hạt nêm, tỏi, gừng và sả.

Bước 3: Đặt chảo lên bếp cho nóng sau đó cho dầu ăn vào, đợi dầu già thì phi thơm hành tỏi đã chuẩn bị sẵn rồi vớt ra để vào một bát thủy tinh nhỏ.

Bước 4: Đầu tiên cho gừng, tỏi băm và sả vào đảo một lúc, sau đó rồi thả thịt dê vào xào xăm xắp. Cho hành tây thái múi cau vào khi thấy thịt dê gần chín.

Ngâm hành tây vào một thau nước lạnh nếu như bạn không muốn hành tây bị hăng quá, không những vậy việc làm này còn khiến cho hành được giòn hơn rất nhiều.

Bước 5: Công đoạn cuối cùng bạn nêm nếm gia vị cho vừa với khẩu rồi vị cho tía tô và rau răm vào đảo cùng khoảng 30 giây sau đó tắt bếp.

Bước 6: Bày thịt dê ra đĩa, trang trí bằng cách rắc hành phi và lạc rang đã được giã lên trên, nếu như muốn món ăn tăng thêm mùi vị có thể rắc chút ít hạt tiêu lên trên.

4. Cách làm món dê xối sả hấp dẫn, lạ miệng

Nguyên liệu:

Để thực hiện các công đoạn trong cách làm dê xối sả bạn cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:

Thịt dê: 300g

Nước chấm chao

Tương bần

Bánh tráng

Rau xà lách, dưa chuột, lá mơ

Bột ớt cay, bột đao, bột nghệ, hạt mùi

Sả, gừng

Các loại gia vị: hạt mùi, tương bần, mì chính, mắm

Lưu ý: Thịt dê ngon có lớp da mỏng, thịt toàn nạc và không dày. Màu sắc thịt đỏ, sáng bóng, các thớ thịt đều và chắc tay, khi sờ mềm mịn và đàn hồi, nhưng không dính tay.

Bạn tuyệt đối không chọn các loại thịt nhạt màu, không chắc tay hoặc có mùi hôi vì đó là thịt biến chất, ôi thiu, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn cũng như sức khỏe của chúng ta.

Cách làm:

Rửa sạch thịt dê, để ráo nước, sau đó thái ra thành miếng mỏng nhưng bản hơi to một chút để dễ chế biến.

Gừng bạn rửa sạch và thái nhỏ, sả bạn cắt khúc vừa phải và chẻ nhỏ. Cho thịt dê vào một tô lớn, rồi thêm vào một chút gia vị gồm: Hạt mùi, sả, gừng (băm nhỏ), mắm, mì chính, ớt, ướp với thịt dê khoảng 15 phút cho ngấm.

Xà lách, lá mơ bạn nhặt sạch và ngâm nước muối để đảm bảo an toàn, vệ sinh. Cà chua bạn rửa sạch thái lát hoặc tỉa hoa tùy ý. Vậy là đã hoàn thành công đoạn đầu tiên trong cách làm dê xối sả rồi đấy.

Đầu tiên, bạn nhúng những cây sả đã chẻ qua nước, thả vào bột nghệ, bột đao cho bám đều. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun dầu nóng già sau đó thả sả tẩm bột vào đến khi sả giòn thì vớt ra.

Thả tiếp thịt dê vào chảo cho chín tới sau đó vớt ra trộn với sả. Vậy món dê xối sả của chúng ta đã gần như được hoàn thành rồi đấy.

Món dê xối sả bạn có thể chấm với nước tương hoặc nước chao. Chỉ cần bỏ thêm chút đường và ớt là bạn đã có thể có thứ nước chấm ngon đúng điệu rồi.

Bạn có thể ăn không hoặc ăn kèm với các loại rau đã chuẩn bị sẵn, quấn vào cùng bánh tráng sau đó chấm chúng cùng với tương bần và nước chao.

Cách làm dê xối sả các bạn thấy sao? Rất là đơn giản, dễ làm đúng không nào? Từng miếng thịt dê ngon hòa quyện cùng hương vị mùi thơm của sả, rau và phần nước chấm.

5. Cách làm dê nướng sa tế thơm ngon hết ý

Món thịt dê nướng sa tế với sự kết hợp giữ vị ngọt của thịt dê và vị của sa tế chắc chắn sẽ mang đến hương vị mới lạ cho bữa cơm của gia đình bạn.

Nguyên liệu:

Thịt dê: 400g

Sa tế: 1 lọ

Chao

Rượu trắng

Gừng tươi: 1 củ

Sả tươi: 5 nhánh

Vừng

Tỏi

Ớt tươi

Các loại gia vị: đường, hạt nêm, dầu ăn

Rau sống ăn kèm: húng, tía tô, dưa chuột

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Rửa sạch thịt dê qua một vài lần với nước sạch. Xát với muối hạt nếu muốn loại bỏ bớt mùi và chất bẩn. Sau cùng rửa lại với nước lần nữa, để ở rổ cho ráo.

Gừng tươi nếu bên ngoài còn nhiều đất thì nên rửa sạch vỏ, dùng dao cạo lớp vỏ đi. Cắt thành từng khúc nhỏ, đập dập, băm cho thật nhuyễn.

Lột lớp vỏ bên ngoài của sả, cắt bớt phần cuống. Đập dập rồi băm nhuyễn một nửa để ướp thịt. Rau thơm nhặt lá úa vứt đi, rửa sạch rồi để cho ráo nước.

Bước 2: Thịt dê khi đã ráo nước thì cắt thành những miếng mỏng, nhỏ vừa ăn, cho quá trình nướng trở nên dễ dàng.

Chuẩn bị sẵn một bát tô to, cho thịt dê đã thái vào, ướp vào thịt các loại gia vị: 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa mì chính, 1 thìa đường, 1 gói ngũ vị hương cùng với 3 thìa cà phê sa tế.

Trộn đều hoặc dùng tay bóp các gia vị với nhau, để khoảng 20 phút cho thịt ngấm đều. Thêm vào một chút dầu ăn để khi nướng thịt không bị dính và khô.

Bước 3: Để thịt dê có hương vị ngon nhất nên nướng bằng than. Nướng trực tiếp bằng vỉ khoặc khay đặt lên bếp than đang hồng.

Để thịt không bị dính vào nếu sử dụng khay, đợi cho khay nướng bắt đầu nóng thì phết lên một chút dầu ăn hoặc bơ thực vật.

Dàn đều thịt dê đã ướp gia vị lên khay nướng, liên tục lật đều các mặt để thịt được chín vàng và thơm. Trong quá trình nướng liên tục thêm dầu hoặc bơ nếu thịt bị khô.

Bước 4: Đối với các món nướng nói chung cũng như món thịt dê nướng nói riêng không thể thiếu sự góp mặt của nước chấm. Nước chấm làm từ chao có lẽ là một sự lựa chọn khả thi, cho vào bát con chao, nước chao cùng với đường trắng, mì chính, sa tế và một chút nước cốt chanh, đảo đều, vậy là bạn đã tạo ra được hỗn hợp nước chấm đậm đà.

Đối với món thịt dê nướng sa tế thì ngon nhất là khi ăn nóng. Còn gì tuyệt vời hơn khi cho vào miệng một cuốn gồm một miếng thịt cùng với rau sống, chấm vào nước chấm ăn kèm.

II. Giá trị dinh dưỡng của thịt dê

Thịt dê có chứa rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể con người. Không những ngon ngọt, nó còn hỗ trợ nhiều vấn đề về sức khỏe như vô sinh và xuất tinh sớm nên rất có lợi cho nam giới.

Mặt khác, loại thịt này rất giàu các vitamin B1, B2, B3, B9, B12, vitamin E, vitamin K, choline, protein, acid amin, khoáng chất (mangan, canxi, sắt, kẽm, đồng, phốt pho, selen), axit béo omega 3, omega 6 và nhiều thành phần dinh dưỡng khác nữa.

2. Mức cholesterol

Với việc chứa rất nhiều chất béo không bão hòa, thịt dê giúp cải thiện lượng cholesterol tốt và loại bỏ cholesterol xấu.

3. Tốt cho phụ nữ mang thai

Để ngăn ngừa thiếu máu ở cả mẹ và em bé trong quá trình mang thai, thai phụ nên sử dụng một lượng thịt dê thích hợp. Thịt dê làm tăng mức độ hemoglobin cho mẹ và do đó cải thiện việc cung cấp máu cho thai nhi.

5. Giúp ích cho nam giới

Thịt dê giàu kẽm rất tốt cho việc điều trị tình trạng vô sinh và xuất tinh sớm ở nam giới. Nó cũng làm cho một người đàn ông cảm thấy tự tin, sung sức và cải thiện sức khỏe của mình.

6. Điều trị chứng đau bụng khi có kinh nguyệt

Trong thời kỳ ” đèn đỏ” các bạn gái nên ăn thịt dê để giúp các bạn không bị đau bụng do kinh nguyệt. Ngoài ra thịt dê rất giàu chất sắt, do đó có thể cải thiện chất lượng máu và làm giảm viêm nhiễm.

7. Bệnh tiểu đường

Có rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường loại II sẽ giảm nguy cơ bị mắc phải khi bạn sử dụng thường xuyên thịt dê.

8. Tốt cho não

Tăng cường trí nhớ cũng như cải thiện chức năng não là một trong những lợi ích sức khỏe tốt nhất của thịt dê.

9. Giảm căng thẳng

Đối với những người đang chịu rất nhiều áp lực nên sử dụng thịt dê. Vì nó làm tăng mức độ tâm trạng do đó làm giảm mức độ căng thẳng của bạn.

III. Cách lựa chọn và khử mùi hôi của thịt dê

Thịt dê là món ăn không quá phổ biến do giá cả khá đắt đỏ so với mặt bằng chung thu nhập. Và phải thừa nhận những món chế biến từ dê rất ngon.

Nhưng trong thời đại ” vàng thau lẫn lộn” như bây giờ thì phân biệt dê thật – giả quả không dễ. Chưa kể việc chế biến sao cho đúng cách để món ăn ngon và không bị hôi cũng là cả một vấn đề nan giải.

1. Mẹo chọn thịt dê thật 100% – chuẩn ngon

Thịt dê mang trong mình một mùi hương rất đặc trưng, sẽ rất khó ngửi với những người chưa quen, càng phần thịt sẽ càng có mùi rõ.

Trong lúc lựa chọn mua, thịt dê giả sẽ ít mùi hơn do đấy là mùi nhân tạo, đây là một trong những phương pháp phổ thông và thường được sử dụng nhất.

Ngoài ra, nếu nhìn tổng quát bằng mắt thường thịt dê thật có lớp da khá mỏng, nạc nhiều, không dày bì như thịt bê.

Ngay cả khi nấu chín, mùi đặc trưng của thịt dê cũng không mất đi, hơi ngái, hơi nồng và béo theo kiểu riêng, khác hẳn thịt bê hay thịt bò, nên khi nấu lên mà không có mùi đó nữa tức là bạn đã bị đánh lừa rồi đấy!

Nói đến mùi thì nầm dê là bộ phận nặng mùi nhất, nhưng nó được rất nhiều người thích. Vậy nên nếu không khéo, lúc mua có thể lựa nhầm nầm heo giả dê.

Nầm dê thật mùi hôi sữa, tuyến sữa có nhiều trong da dê và lớp mỡ, nếu nhìn kỹ có thể nhìn rõ cả phần ” đầu ti” của chú dê.

Khi chế biến thì có vị ngậy, ngon và hơi mùi sữa, ăn sần sật. Nầm dê làm giả từ thịt lợn thì ít trắng hơn, trong quá trình rửa sẽ có mùi khó ngửi do hóa chất tẩm ướp đã bị trôi đi.

3. Cách khử bớt mùi hôi của thịt dê

Cách 1: Thịt dê sau khi đã rửa sạch, thái miếng, cho vào nồi nước sôi sau đó thêm giấm với tỷ lệ 0,5 lít nước – 25gr giấm. Phần chất bẩn cùng mùi hôi sẽ được tiết bớt ra sau khi bạn đun sôi.

Cách 2: Với các món thịt dê xào thì có thể kết hợp cùng bột cà ri để khử mùi theo công thức: ½ thìa cafe bột cà ri cho nửa cân thịt dê.

Cách 3: Thịt dê khi luộc hay hấp cùng củ cải đã chọc thủng nhiều lỗ trên thân giúp khử bớt mùi.

Cách 4: Trước khi chế biến, dùng ½ thìa cafe giấm, hoặc nước chanh tươi, thêm dầu ăn rồi trộn đều với thịt dê rồi đậy nắp lại cất vô tủ lạnh từ 2-3 giờ cũng giúp cho mùi hôi giảm bớt.

Cách 5: Trên bề mặt của miếng thịt dê, dùng gừng tươi băm nhuyễn, thêm rượu trắng để bóp, chà lên sau đó đem rửa sạch lại với nước lạnh.

IV. Ai không nên ăn thịt dê?

Người bị viêm gan: Gan sẽ phải làm việc với công suất lớn hơn bởi trong thịt dê chứa rất nhiều protein. Ăn nhiều thịt dê khiến tăng sự hoạt động của gan làm cho gan không thể hoàn thành tốt chức năng trao đổi chất, phân giải, hấp thụ dinh dưỡng… Đây chính là nguyên nhân khiến những bệnh nhân bị viêm gan dễ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Ăn nhiều thịt dê vì có thể làm cho tình trạng viêm trong cơ thể tăng lên vì vậy những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng không nên sử dụng.

Để tránh bệnh không tái phát hoặc tăng nặng thêm, những người mắc chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức hoặc sưng chân răng, người bị đau bụng đi ngoài… cũng không nên sử dụng.

V. 7 thực phẩm không nên kết hợp với thịt dê

Theo quan niệm của Đông y, giấm chỉ phù hợp với những món ăn có tính lạnh trong khi đó thịt dê có tính nóng nhiệt rất cao. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý khi chế biến không nên kết hợp giấm với thịt dê, và những món ăn có vỏ giáp xác như cua, tôm…

Sau khi ăn thịt dê nếu sử dụng thêm dưa hấu sẽ rất dễ rơi vào tình trạng tổn thương khí. Điều này là do dưa hấu là thực phẩm có tính lạnh trong khi thịt dê có tính ngọt và rất nóng.

Nếu vẫn cố tình kết hợp sẽ làm giảm tác dụng bồi bổ dinh dưỡng của thịt dê, đồng thời cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe lá lách và dạ dày.

Theo quan niệm của y học phương đông, đậu đỏ có tính ngọt, mặn, lạnh, có thể làm giảm phù nề, ích khí, giải độc, giải nhiệt độc, trong khi thịt dê có tác dụng làm ấm dạ dày, vị ngọt, có khả năng làm cho lá lách và dạ dày khỏe mạnh như một loại thuốc bổ.

Như đã biết thịt dê là loại thực phẩm rất nóng trong khi đó phô mai có đặc tính lạnh, ngọt và chua. Ngoài ra, phô mai còn giàu enzyme. Bởi vậy khi kết hợp, nó có thể gây ra phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng và sức khỏe của người sử dụng.

Tương tự với thịt dê, gỏi cá là loại thực phẩm có mùi vị khá đậm, nếu ăn cùng nhau sẽ gây ra cảm giác về hương vị không ngon miệng.

Nếu bạn không muốn mình dễ bốc hỏa, sinh nhiệt, nóng trong, từ đó nổi mụn nhọt, da dẻ kém đi thì không nên kết hợp thịt dê và bí ngô, do đây là hai loại thực phẩm tương đối ấm áp.

Thế nên trong quá trình chế biến thịt kiêng kị cho thêm các loại gia vị có tính nóng như ớt tiêu, cay, gừng, đinh hương… để đảm bảo sức khỏe.

Thịt dê và hạt dẻ là hai thực phẩm giàu dinh dưỡng và khó tiêu hóa, khi ăn cùng lúc hoặc sử dụng với số lượng lớn sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Vì thế khi đã ăn thịt dê thì không nên tiếp tục ăn hạt dẻ, hoặc hai thực phẩm này không nên kết hợp chung với nhau thành một món ăn.

Pate Gan Ngỗng Làm Món Gì Ngon: Cách Làm Pate Gan Ngỗng Kiểu Pháp

1. Cách làm pate gan ngỗng kiểu Pháp béo ngậy, thơm ngon

Ngày nay, các siêu thị đều bán sản phẩm pate gan ngỗng đóng hộp. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự tay thực hiện món ăn này tại chính căn bếp của mình với cách làm đơn giản, đảm bảo hương vị của món ăn.

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm pate gan ngỗng kiểu Pháp

0,5 kg gan ngỗng

1 củ hàng tây cắt hạt lựu

1 muỗng cà phê tỏi cắt miếng

½ muỗng cà phê muối

½ muỗng cà phê húng tây

½ muỗng đường

2 lá thơm, 2 muỗng rượu trắng

2 muỗng cà phê tiêu

Bơ nhạt

Gan ngỗng là thực phẩm bổ dưỡng, thường được biết đến với món pate gan ngỗng trứ danh. Ảnh: Internet.

1.2. Chi tiết cách làm pate gan ngỗng kiểu Pháp tại nhà

Gan ngỗng mua về sát muối, rửa sạch để ráo nước. Lọc hết các phần mỡ bám trên gan.

Thái nhỏ rồi ướp với húng tây, muối, đường trong vòng 15 phút cho ngấm gia vị.

Phi hành cho thơm, tiếp theo cho tỏi vào xào trong khoảng 1 phút để tỏi chín.

Cho gan ngỗng đã ướp và lá thơm vào đảo sơ rồi cho rượu vào xào thêm 10 phút đến khi gan chín thì tắt bếp.

Bỏ phần lá thơm và phần nước dư đi. Cho gan vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Trong lúc xay thì cắt từng miếng bơ và tiêu vào xay chung.

Nêm nếm lại cho vừa ăn. Khi mới xay gan ngỗng, hỗn hợp sẽ hơi lỏng. Bạn nên cho pate vào hộp rồi cho vào tủ lạnh cho đông lại, khi ăn sẽ thấy pate đặc hơn.

Món pate gan ngỗng chuẩn sẽ có màu nâu sáng và nhìn mỡ màng hơn so với các loại pate khác, không bị ngấy khi ăn.

Chi tiết cách làm pate gan ngỗng kiểu Pháp tại nhà. Ảnh: Internet. 2. Pate gan ngỗng làm món gì ngon? Tổng hợp những món ngon được chế biến từ gan ngỗng

Pate gan ngỗng làm món gì ngon? Cách đơn giản nhất để thưởng thức món pate gan ngỗng là ăn kèm với bánh mì như pate gan heo, bánh sanwich được nướng qua cho có độ giòn nhẹ. Cắt pate thành những lát nhỏ rồi đặt lên miếng bánh, rưới thêm mứt trái cây, nho khô ngọt và thưởng thức. Ngoài ra, hãy tham khảo những cách chế biến khác từ gan ngỗng mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng, hương thơm của món ăn.

2.1. Hướng dẫn cách làm gan ngỗng sốt táo 2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Gan ngỗng: 2 miếng

Đường: 20 gram

Táo: 100 gram

Giấm balsamic: 20 ml

Nước dùng nâu (xương bò hầm cùng với rau củ): 100 ml

Quế: 5 gram

2.1.2. Pate gan ngỗng làm món gì ngon với sốt táo?

Gan ngỗng làm sạch, tẩm chút muối tiêu và áp chảo cho vàng thơm.

Táo gọt vỏ bổ múi cau.

Cho nước và giấm vào nồi rồi đun sôi đến khi ngã qua màu vàng cánh gián thì cho táo vào, giảm lửa và đảo đều tay để không bị cháy.

Tiếp theo cho quế, nước dùng nâu đun nhỏ lửa đến khi dậy mùi thơm thì cho ít muối tiêu cho vừa ăn.

Lấy một chiếc đĩa, cho nước sốt vào và gan ngỗng đã áp chảo lên trên, trang trí xung quanh bằng táo và sốt.

Gan ngỗng sốt táo là món ăn hương vị châu Âu dễ làm. Ảnh: Internet.

2.2. Pate gan ngỗng làm món gì ngon? Pate gan ngỗng sốt áp chảo 2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Gan ngỗng Pháp: 2 miếng

Bột mì: 10 gram

Bơ lạt: 5 gram

Bơ nấm: 10 gram

Cải mầm: 10 gram

Xoài chín: 80 gram

Sốt tiêu đen: 1 muỗng cà phê

Dầu giấm: 10ml

Giấm Ý cô đặc: 10 ml

Muối tinh luyện, tiêu

2.2.2. Cách thực hiện món pate gan ngỗng sốt áp chảo

Gan ngỗng làm sạch rồi ướp với chút muối tiêu, phủ lên gan bằng một lớp bột mì mỏng.

Chiên gan ngỗng trong dầu nóng khoảng 2 phút, đến khi gan có màu vàng ở cả hai mặt thì vớt ra cho ráo dầu.

Cho bơ tan chảy trong chảo nóng và rưới lên gan ngỗng chiên, rắc ít muối lên trên, bày ra đĩa cùng với các nguyên liệu khác và xoài chín.

Món ăn này dùng ngon hơn khi nóng. Trước khi dùng trộn đều cải mầm với dầu giấm và giấm Ý cô đặc để tăng thêm độ hấp dẫn.

Pate gan ngỗng sốt áp chảo có hương vị tự nhiên, tinh tế. Ảnh: Internet.

2.3. Baked Egg – Gan ngỗng và trứng

Một trong những món ăn bổ dưỡng được chế biến từ gan ngỗng là kết hợp với trứng.

2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Gan ngỗng béo

Trứng

Đậu Hà Lan

Kem sữa

Nước dùng gà

Gia vị: Bơ, đường nâu, muối, hành…

Bánh mì

2.3.2. Cách chế biến món ngon từ gan ngỗng

Luộc trứng ở nhiệt độ 60 độ C trong vòng 5 phút, lột bỏ vỏ tẩm với bột. Bắc chảo lên bếp cho nửa bát tỏi băm, bơ vào xào chung với trứng sao cho tỏi phủ đều trứng.

Cho đậu Hà Lan, muối, đường nâu, kem và nước dùng gà nấu trong 10 phút, và làm mát ở nhiệt độ 30 độ C.

Cho gan ngỗng vào lò nướng trong vòng vài phút đến khi hơi có màu vàng là được.

Đặt bánh mì vào đĩa, để lên trên 1 lát gan ngỗng, tiếp theo đặt trứng lên và rưới nước sốt lên trên.

2.4. Pate gan ngỗng làm món gì ngon? Bật mí cách làm gan ngỗng sốt lê

Gan ngỗng sốt lê là món ăn đơn giản, dễ làm, thích hợp cho những ai lần đầu tiên thử chế biến gan ngỗng.

2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

1 quả lê đường

200 gram ngỗng

50 ml rượu vang đỏ,  1 thìa súp đường, ½ thìa cà phê muối

Dầu ăn, xà lách ăn kèm

2.4.2. Cách thực hiện gan ngỗng sốt lê hấp dẫn

Lê rửa sạch, đem nấu với rượu vang đỏ, 1/3 chén nước và đường nâu đến khi lê chín mềm.

Gan ngỗng làm sạch, thái miếng vừa ăn và đem đi áp chảo lửa nhỏ với ít dầu ăn cho vàng đều hai mặt.

Bày gan ngỗng ra đĩa, rưới nước sốt lê vào, ăn kèm với xà lách.

Gan ngỗng sốt lê là món dễ làm tại nhà cho những ai mới lần đầu nấu gan ngỗng. Ảnh: Internet.

2.5. Pate gan ngỗng làm món gì ngon? – Gan ngỗng sốt giấm đen

Gan ngỗng không chỉ bổ dưỡng mà còn có hương vị tinh tế, thơm ngon, là loại thực phẩm có giá trị đắt đỏ. Món gan ngỗng xốt giấm đen sẽ là món ăn phong phú để bạn đãi bạn bè khi đến chơi nhà.

2.5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Gan ngỗng: 120 gram

Dầu oliu, giấm đen, giấm đỏ

Tỏi, muối, tiêu

2.5.2. Hướng dẫn cách làm gan ngỗng xốt giấm đen

Đun nóng ½ thìa cà phê dầu, đợi nóng thì cho tỏi đập dập vào phi thơm. Cho tiếp giấm đen, đỏ, đường vào đun sôi trong 15 phút, nêm chút muối.

Ướp gan với muối, tiêu trong vòng 5 phút cho thấm gia vị.

Đun nóng ít dầu, cho gan vào rán trên lửa nhỏ, trở đều hai mặt.

Xếp gan ra đĩa, rưới xốt giấm lên. Món ăn này được ăn kèm với bánh mì nướng giòn sẽ rất hấp dẫn.

Gan ngỗng sốt giấm đen được trình bày đẹp mắt. Ảnh: Internet.

Hồng Ngọc

Nóng Gan Ăn Gì Cho Mát {08 Món Ăn Làm Mát Gan Dễ Làm}

Trong đông y, khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là một loại quả có vị đắng nhưng thanh mát, ngọt dịu có khả năng giải độc gan cũng như trị gan nóng hữu hiệu. Chính vì vậy, người ta tận dụng loại quả này để chế biến nhiều món ăn ngon tốt cho cơ thể như khổ qua xào trứng.

Khổ qua xào trứng

Canh rau ngót là món ăn bổ dưỡng, giúp nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc gan hiệu quả. Khi chúng kết hợp với thịt nạc xay sẽ giúp thêm vị ngọt, chất dinh dưỡng cho cơ thể, thực sự là món ăn tuyệt vời cho ngày hè oi bức. Chắc chắn, khi bạn cho canh rau ngót vào thực đơn của mình, sẽ không còn lo da bị mụn nữa.

Canh rau ngót thịt nạc

Họ hàng nhà củ cải nói chung, và cà rốt nói riêng đều có chứa nhiều các chất beta-carotene và flavonoid giúp kích thích và tăng cường chức năng gan giúp gan hoạt động tốt hơn, đảm nhiệm tốt nhiệm vụ thải độc của chúng. Đồng thời, canh củ cải và cà rốt còn mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể giúp bạn luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.

Canh củ cái và cà rốt

* Bước 1: Cho nước vào nồi rồi cho toàn bộ rau củ vào, đun đến khi rau củ nhừ. * Bước 2: Vớt ra xay nhuyễn rồi lọc qua rây, thêm đường hoặc muối tinh vừa đủ

Gan động vật chứa nhiều chất dinh dưỡng, thúc đẩy hoạt hóa tế bào, bài trừ độc tố ở gan. Tuy nhiên gan động vật chứa nhiều cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Cháo gan heo , gân bò

5. Canh tôm nấu bầu

Tôm là thực phẩm có hàm lượng chất đạm rất cao, nhiều canxi, dễ tiêu hóa. Bầu là loại quả có tính mát, nhuận tràng, lợi niệu. Cách nấu món ăn mát gan này rất đơn giản. Tôm đem rửa sạch, bầu cắt miếng nhỏ. Tôm đem xào sơ, cho nước vào nấu sôi, cho bầu vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, nấu sôi lại là được.

Canh tôm nấu bầu

6. Canh hến nấu ngọn bí:

Hến là món ăn rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Theo Đông y, thịt hến có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu. Vì thế món canh hến nấu ngọn bí là một trong những món ăn ngon, bổ, thanh nhiệt, giải khát , trừ phiền nhiệt, thích hợp với nhiều người đặc biệt những ai muốn giải độc mát gan cơ thể.

Canh hến nấu ngọn bí

Món canh phòng ngừa ung thư, chống ôxy hóa, bài trừ chất độc hóa học ở gan.

Canh khoai môn củ năng

Chè đậu xanh nha đam