Gà Nấu Món Gì Cho Bé / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cháo Gà Ác Nấu Với Rau Gì Ngon Cho Bé 6

Nguyên liệu để nấu cháo gà ác cho bé ăn dặm

Gà ác chính là một loại động vật có nhiều công dụng nhất trong việc chữa bệnh cũng như bồi bổ cho sức khỏe và cho người suy nhược. Đặc biệt là rất thích hợp cho bé yêu nhà bạn ăn dặm hay đối với chị em phụ nữ mang thai.

+ Gà ác: 1 con khoảng 400-500g.

+ Lá ngải cứu, lá dâu tằm non: một nắm.

+ Gừng tươi: 1 nhánh.

+ Hạt sen: 150g.

+ Đậu xanh đã cà mịn: 150g.

+ Gạo tẻ: 1 nắm.

+ Nấm rơm: 100g.

+ Hành lá, ngò rí, tiêu sọ tươi: 2 nhánh.

+ Gia vị: muối, bột ngọt, hành tím, hạt nêm, tiêu, hành tây, dầu ăn.

Cách nấu cháo gà ác cho bé ăn dặm từ 6-18 tháng tuổi

Để có được món cháo gà ác ngon và giàu dinh dưỡng nhất, khâu chuẩn bị nguyên liệu là rất quan trọng. Bạn cần chuẩn bị một con gà ác chừng 400g, sau đó bạn làm sạch rồi moi bụng cho sạch sẽ rồi ướp gừng cộng với một chút muối. Cụ thể mời bạn tham khảo các bước nấu món cháo gà ác cho bé ăn dặm như sau:

+ Bước 1: Lá ngải cứu và lá dâu tằm thì bạn cần rửa sạch rồi thái mịn. Gừng bạn cần gọt sạch vỏ rồi thái chỉ nhỏ. Đậu xanh và hạt sen thì bạn ngâm với nước ấm để cho các hạt này nở ra. Nấm rơm thì bạn cắt bỏ gốc rồi rửa sạch thái đôi.

+ Bước 2: Hành lá và ngò rí thì bạn nhặt sạch rồi thái mịn phần gốc còn phần đầu hành thì bạn cắt khúc chừng 3cm. Hành tây bạn có thể làm sạch rồi thái lát mỏng, hành khô thì bạn cũng làm như vậy, tiêu sọ thì bạn tách hạt rồi để riêng.

+ Bước 3: Bạn cho lá ngải cứu cùng với lá dâu tằm, thêm ½ hạt sen, cùng với ½ đậu xanh và ¼ muỗng muối, 1/2 muỗng bột ngọt, ½ tiêu sọ rồi nhồi tất cả vào bụng gà và lấy gim lại.

+ Bước 4: Sau đó bạn đun sôi một nồi nước chừng 1,2 lít nước, thả vào nồi một chút gừng. Cho đến khi nước sôi thì bạn có thể thả gà vào, rồi đun nhỏ lửa hầm gà chừng 20 phút thì bạn có thể thả thêm gạo tẻ, phần đậu xanh, nấm, hạt sen còn lại vào, rồi tiếp tục hầm chừng 45-60 phút.

+ Bước 5: Đến khi bạn thấy thịt gà trong nồi cháo nhừ, thì bạn nêm thêm 1 chút dầu ăn, cùng 1 muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng bột ngọt sao cho vừa ăn.

+ Bước 6: Cuối cùng bạn tắt bếp, rồi rắc thêm hành lá, ngò rí, một chút tiêu sọ còn lại và thêm một ít tiêu xay vào nồi cháo là được rồi. Như vậy là bạn đã hoàn thành món gà ác thơm ngon đậm đà với cách nấu cháo gà ác với đậu xanh rồi đó. Món cháo gà ác chín nhừ thơm ngon với vị vừa ăn và không quá đặc cùng với những loại gia vị đặc trưng đã làm cho món cháo gà ác thơm ngon đúng điệu.

Tags: nấu cháo gà ác cho bé 9 tháng, cháo gà ác nấu với rau gì cho bé, cháo gà ác cho bé 10 tháng, gà ác hầm hạt sen cho bé

Cháo Thịt Gà Nấu Rau Gì Ngon Cho Bé Tốt Nhất?

Cháo thịt gà nấu với rau gì tốt cho bé nhất là câu hỏi chung của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là đối với những ai đang chăm con nhỏ. Thấu hiểu được tâm tư này, Đào Tạo Bếp Trưởng Á Âu xin gợi ý một số loại rau thích hợp để nấu cháo gà cho bé và vài loại rau cần tránh kết hợp cùng thịt gà.

Thịt gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều bà mẹ dùng để nấu cháo cho bé. Cháo thịt gà có thể nấu cùng nhiều loại rau củ khác nhau như táo tây, nho, xoài, lê, súp lơ xanh, súp lơ trắng, rau ngót, rau dền, rau lang, cà rốt, đậu đỗ, đậu đen, đậu xanh, hạt sen, khoai tây, bí đỏ, bí đao, một số loại nấm…

Cháo thịt gà nấu với những loại rau ngon bổ dưỡng

Nếu các mẹ đang thắc mắc không biết nấu cháo gà cùng với loại rau nào cho bé thì cà rốt là một gợi ý. Đây là loại thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng vitamin A, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Với món cháo thịt gà cà rốt, bạn cũng không tốn quá nhiều thời gian để chế biến. Các mẹ chỉ cần hấp chín cà rốt, xay nhuyễn cùng thịt gà, sau đó cho vào cháo nấu cùng để chín nhừ.

Cháo thịt gà nấu cùng bí đỏ và khoai tây

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nấu cháo thịt gà cùng với bí đỏ và khoai tây cho trẻ nhỏ. Món cháo ăn dặm này có tác dụng giúp bé sáng mắt, bổ não. Không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao mà cháo gà bí đỏ, khoai tây còn có màu sắc bắt mắt cuốn hút trẻ. Cách thực hiện món cháo thịt gà cùng 2 loại rau củ trên cũng tương đối đơn giản, nhanh chóng, giúp mẹ có thêm thời gian để chăm sóc con yêu.

Cháo thịt gà nấu với táo tây

Đây là món ăn mới lạ có hương vị hấp dẫn mà không kém phần bổ dưỡng. Trong táo có cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Khi chế biến món ăn dặm từ táo tây cho bé, bạn chỉ cần hấp hoặc luộc táo chín mềm, xay nhuyễn và hòa cùng bột hoặc cháo đã nấu chín. Hương thơm của món cháo thịt gà táo tây sẽ giúp bé ăn được nhiều hơn trông thấy.

Lưu ý một số loại rau không nên nấu cùng thịt gà

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số loại rau không nên nấu cùng thịt gà khi chế biến thực ăn dặm cho trẻ.

Thứ nhất, thịt gà và rau cải: Theo Đông y, thịt gà có tính ngọt và ấm còn rau cải có tính lạnh nên khi kết hợp với nhau sẽ làm cơ thể sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh, gây tổn thương khí huyết. Điều này, đặc biệt tạo nên nguy hiểm đe dọa sức khỏe của trẻ nhỏ.

Thứ hai, thịt gà nấu cháo cùng rau răm: Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi dùng chung thịt gà rau răm sẽ dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa.

Thứ ba, thịt gà và rau kinh giới: Khi sử dụng chung 2 loại nguyên liệu này để nấu cháo cho bé sẽ gây nên hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy cả người, có cảm giác ngứa ngáy đầu não.

Nấu Cháo Trứng Gà Với Rau Gì, Cách Nấu Cháo Trứng Gà Cho Bé Ăn Dặm

Cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu (tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng). Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, viatmin A, kẽm,…

Trứng gà bổ dưỡng cho trẻ là vậy, tuy nhiên mẹ cần cho trẻ ăn đúng liều lượng, cho trẻ ăn quá nhiều cũng không tốt. Tùy theo tháng tuổi của trẻ mà thực đơn cho bé ăn dặm với trứng có số lượng khác nhau, cụ thể như sau:

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

Trẻ 8 – 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 – 4 bữa trong 1 tuần.

Trẻ 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trứng/tuần, có thể ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể cho trẻ ăn 1 trứng/ngày nếu bé thích.

Cách nấu cháo trứng với đậu đỏ cho bé

Nguyên liệu gồm:

2 muỗng gạo lứt giã nát.

1 lòng đỏ trứng.

1 muỗng đậu đỏ ngâm mềm.

Hơn 2 chén nước.

Nước mắm, đường.

Cách nấu cháo trứng với đậu đỏ cho bé như sau:

– Bước 1: Gạo vo sạch, ngâm với nước sôi 1 giờ, chờ gạo hơi mềm vớt ra để ráo.

– Bước 2: Đậu đỏ xay nhuyễn, tán đều với 1/2 chén nước, lược lấy nước.

– Bước 3: Lòng đỏ trứng hấp chín, tán nhuyễn.

– Bước 4: Bắc gạo với 2 chén nước lên bếp, nấu tới lúc cháo nhừ, sau đó cho nước đậu và trứng vào, khuấy đều. Đun tiếp khoảng 5 phút.

– Bước 5: Mẹ nêm nếm gia vị vừa ăn, nhấc xuống. Múc cháo ra tô nhỏ, cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo trứng gà với bắp cải cho bé ăn

Nguyên liệu (cho 1 chén bột khoảng 250 ml) gồm:

4 muỗng canh (40g) bột gạo.

1 quả (40g) trứng gà ta.

10g lá bắp cải. Mẹ lưu ý chọn phần lá mềm, cắt nhỏ.

Chén nước vừa đủ (250ml).

1 muỗng cà phê nhỏ (khoảng 5ml) dầu ăn loại tốt cho bé.

Cách nấu cháo trứng gà với bắp cải cho bé ăn như sau:

– Bước 1: Trứng gà đập ra bát rồi đánh tan.

– Bước 2: Bắp cải hấp (luộc) chín rồi xay nhuyễn.

– Bước 3: Nấu bột hoặc cháo.

– Bước 4: Cho cháo/bột với bắp cải (đã được hấp chín, xay nhuyễn) vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều. Khi cháo/bột sôi thì mẹ cho trứng vào từ từ, vừa cho trứng vào vừa dùng đũa khuấy cho đều để trứng chín và mịn. – Bước 5: Cháo/bột sôi trở lại thì mẹ tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều, nhắc xuống để bột nguội bớt mới đút bé ăn.

Cách nấu cháo trứng đậu nành, rau củ cho bé

Nguyên liệu gồm: Bột ngũ cốc đậu nành rau củ, trứng, rau mùng tơi, dầu ăn.

Cách nấu cháo trứng đậu nành, rau củ cho bé như sau:

– Bước 1: Cho cháo vào nồi đun sôi, cho rau mùng tơi vào đun chín.

– Bước 2: Cho trứng và bột ngũ cốc đậu nành rau củ vào khuấy đều.

– Bước 3: Cho dầu ăn vào sau khi cháo được bắc ra.

Cách nấu cháo trứng với thịt bò, nấm hương cho bé

Nguyên liệu gồm: Thịt bò, trứng, nấm hương, dầu ăn.

Cách nấu cháo trứng với thịt bò, nấm hương cho bé như sau:

– Bước 1: Thịt bò thái lát mỏng, nấm ngâm rửa, hành lá thái nhỏ.

– Bước 2: Cho cháo vào nồi đun sôi, nấm hương tươi thái nhỏ vào, nêm chút hạt nêm. Mở lửa vừa cho cháo sôi lục bục, thêm thịt bò.

– Bước 3: Dùng muỗng khuấy cho cháo khỏi cháy đáy nồi. Nêm nếm lại vừa miệng, đập trứng ra bát, lấy lòng đỏ cho vào cháo.

Cách nấu cháo trứng hạt sen, cà rốt cho bé

Nguyên liệu gồm: Hạt sen, cà rốt, trứng, dầu ăn.

Cách nấu cháo trứng hạt sen, cà rốt cho bé như sau:

– Bước 1: Hạt sen nấu chín tán nhuyễn, nấu chín cà rốt đã cắt nhỏ.

– Bước 2: Cho cháo vào nồi đun sôi, từ từ cho trứng vào, đánh nhanh tay để trứng tan không bị vón lại. Cho hạt sen và cà rốt vào, sau cùng cho dầu ăn.

Những lưu ý cho trẻ ăn trứng gà đúng cách

Các mẹ nên cho bé ăn cháo trứng dinh dưỡng vào buổi sáng.

Mẹ không nên cho đường vào trứng vì cách làm này khiến protein trong trứng kết hợp với axit amoni trong đường glucozo tạo thành hợp chất khó hấp thu khiến trẻ bị ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Các mẹ lưu ý không cho con ăn trứng sống hoặc chín tái vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

Bé Ăn Món Gì Cho Ngày Tết!

Không phải món ăn nào trong ngày Tết cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé mà cũng có những món rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý chọn lọc để có thể mang đến cho con những món có lợi nhất , không làm bé béo phì thêm hay thiếu dinh dưỡng mà vẫn đủ năng lượng để vui chơi.

Các loại bánh: như bánh bông lan, bánh kem…, bánh được làm bằng chất bột có bổ sung đường ngọt hoặc bơ, dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate… là những thành phần có thể sinh năng lượng thuộc nhóm bột đường giúp bé mau hấp thu và tiêu hóa. Có thể cho trẻ ăn bánh nhưng chỉ nên cho ăn sau bữa ăn chính hay phụ để tránh tình trạng bé bị no ngang trước bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn các loại bánh không quá ngọt, ít béo để làm bé không ngấy. Luôn để mắt theo dõi và hạn chế từng món cho bé dùng, vì nếu ăn quá nhiều cũng không ổn cho bé.

Trái cây, các loại sinh tố hoặc nước ép trái cây (như cà chua, lê, dưa hấu, táo…): Ngày Tết bạn thường tỏ ra lơ là với lịch ăn uống của con, rất qua loa đại khái, vì thế món trái cây dường như bị bỏ quên. Nhưng bạn có biết, Tết là thời điểm có nhiều món béo, ngấy, trái cây rất cần thiết cho bé? Đây là nguồn cung cấp nước, chất xơ để cân đối khẩu phần ăn vốn rất nhiều năng lượng, chất béo và đạm trong những ngày Tết mà cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin quan trọng cho con người.

Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của trẻ chỉ nên cho bé ăn những loại trái cây còn tươi, sạch, không dập nát, không có những vết thâm hay úng bên trong dù bên ngoài vỏ còn tươi đẹp. Những loại trái cây như cam, bưởi, quýt… rất tốt cho những ngày Tết vì nó có chứa nhiều nước, chất xơ, giàu vitamin C, lớp vỏ dày giúp bảo quản lâu và thuận tiện khi đi ra ngoài.

Sữa và sữa chua: Trong các loại thực phẩm trữ sẵn nơi tủ lạnh cho những ngày Tết, sửa chua là món mà bạn không thể quên. Sữa chua giúp trẻ tiêu hóa tốt, làm giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy. Có thể ăn 1-2 lần một ngày.

Uống nhiều nước: Giúp bé hấp thu, tiêu hóa và chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc cần loại ra khỏi cơ thể, đặc biệt trong thời tiết Tết nắng nóng trẻ vui chơi nhiều thường mất nhiều mồ hôi.

Tăng cường các loại rau củ: Như cải bó xôi, bắp cải, rau muống, cà rốt, súp lơ, cải xoong. Ngoài tác dụng đa dạng hóa thực phẩm giúp bé ăn ngon miệng mà còn có vai trò bổ sung chất xơ, nhiều vitamin cần thiết cho bé. Có thể bé sẽ “chê” vì các món khác trên bàn ăn của gia đình đa dạng, hấp dẫn hơn. Vì vậy bạn cần dùng mẹo để giúp bé ăn rau. Có thể làm món súp rau khai vị, salad trộn sốt mayonnaise…

Tết đang đến gần, không khí mua sắm Tết đã bắt đầu nhộn nhịp. Để có những ngày Tết vui vẻ và đảm bảo sau Tết trẻ vẫn đủ sức khỏe để tiếp tục học hành, những bữa ăn ngày Tết cần được quan tâm. Muốn cho tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe trẻ phát triển theo chiều hướng tốt lên mặc dù có nhiều xáo trộn về món ăn, giờ ăn, nơi ăn… bạn cần chú ý ngay từ khâu mua và dự trữ thực phẩm, tổ chức ăn uống… sao cho phù hợp nhất với gia đình và con trẻ, tránh cho trẻ không bị “quá tải” bởi thức ăn ngày Tết.