Gà Giả Cầy Nấu Với Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Gà Chọi Nấu Giả Cầy Ngon Nhất Cách Gà Chọi Nấu Giả Cầy Ngon Nhất

Nguyên liệu làm gà chọi nấu giả cầy

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

Một con gà chọi khoảng 1,5kg, làm sạch lông, bỏ nội tạng.

Khoảng 3 thìa mẻ

1 củ nghệ, riềng và gừng

Nước trong 1 quả dừa tươi

Một chút tỏi, hành và các loại gia vị khác như mắm, muối, tỏi, mắm tôm.

Cách làm gà chọi nấu giả cày

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể bắt tay vào nấu món ăn thơm ngoan này theo các bước sau:

Trước tiên cần sơ chế gia vị. Nghệ, gừng, riềng đem rửa sạch sau đó giã nhuyễn, vắt lấy phần nước cốt. Để riêng nước cốt và bã gừng, riềng, nghệ ra 2 bát.

Rửa sạch thị gà, sau đó lọc lấy phần thịt gà. Trong con gà, bạn chỉ nên lấy phần thịt đầu, cổ, cánh và đùi gà để làm thịt giả cày. Bạn cũng có thể chặt nhỏ xương gà ở các bộ phận này để nấu cùng món giả cày. Những phần thịt nạc khác bạn nên sử dụng để chế biến món ăn khác.

Sau khi lọc thịt và chặt xương gà bạn cho tất cả phần thịt, xương này vào một chiếc bát to. Đổ nước cốt gừng, nghệ, riềng đã lọc ở bước 1 vào, cho thêm hành tỏi, nêm thêm 1 chút mắm, mì chính, mắm tôm cho vừa ăn. Sau đó, dùng tay trộn đều để nguyên liệu tiếp xúc đều với miếng thịt gà.

Sau khoảng 15 – 20 phút ướp để thịt ngấm gia vị bạn hãy bật bếp và bắt đầu nấu. Trước tiên cho một chút dầu vào chảo nóng, thả tỏi băm nhỏ vào để phi đến thơm. Tiếp theo cho gà đã ướp vào đảo đều, đảo nhỏ lửa để thịt gà chín đều và săn chắc. Khi thấy thịt gà hơi cháy cạnh, bạn hãy đổ thịt gà cùng nước dừa đã chuẩn bị vào một chiếc nồi để hầm.

3 cách trị gà ăn không tiêu hiệu quả

Cách Nấu Giả Cầy Từ Thịt Lợn Miền Bắc, Chân Giò Giả Cầy Miền Trung

Các tín đồ của ăn uống, đặc biệt là yêu thích những món ăn đặc sản độc đáo của miền Bắc, chắc chắn không nên bỏ qua bài viết: “Cách nấu giả cầy miền Bắc ngon không tưởng” này của Mâm Cơm Việt!

Miền Bắc là nơi có nhiều món ăn ngon và đặc sản, đặc biệt hương vị của người dân nơi đây không quá ngọt, không quá cay, cũng không quá chua, mà dường như là sự tổng hợp của tất cả hương vị của các vùng miền khác. Chính vì vậy, các món ăn miền Bắc có sự cân bằng, được gia giảm rất vừa phải và vừa ăn.

Giả cầy là một món ăn ngon và đặc sản của miền Bắc, khác với giả cầy của các vùng miền khác, các nguyên liệu cũng như cách ché biến của món giả cầy nơi đây cũng có khá nhiều sự khác biệt, nên tạo một dấu ấn riêng hoàn toàn khác so với các nơi khác.

I – Cách nấu giả cầy miền Bắc từ chân giò heo

Các nguyên liệu

3 kg giò heo trước

210 gram mắm tôm

Bắp chuối 600 gram

Cơm mẻ

Đậu xanh 200 gram

500 gram củ riềng

1 kg bún tươi

Cách nấu đơn giản

– Sơ chế các nguyên liệu, sơ chế chân giò heo, hun chân giò heo bằng bã mía hoặc rơm, sao cho chân giò có màu vàng đẹp mắt, trong quá trình hun chân giò chú ý hun cẩn thận, để chân giò không bị cháy xém. Hun chân giò giúp cho lớp da bên ngoài giòn, thơm, loại bỏ đi được mùi hôi khó chịu ở chân giò.

– Sau khi hun chân giò xong, thì tiến hành cạo đi lớp than, cháy xém bên ngoài và cắt miếng vừa ăn. Các nguyên liệu riềng, nghệ, sả, hành tím, rửa sạch bóc vỏ, cắt lát mỏng, sau đó dùng may xay để xay nhỏ, hoặc có thể giã bằng chày và cối.

– Chọn một chiếc nồi lớn, cho toàn bộ chân giò heo vào, sau đó cho riềng, nghệ, sả, hành, tím vừa sơ chế vào, cho thêm các gia vị như mắm tôm, cơm mẻ, bột ngọt, dầu ăn.

– Sau đó trộn đều hỗn hợp này lại sau đó ướp chân giò trong khoảng thời gian từ hai mươi đến ba mươi phút để cho chân giò ngấm được hết các gia vị để đậm vị hơn.

– Dùng một chiếc chảo lớn và sâu lòng, đặt lên bếp cho chảo nóng, sau đó cho vào một chút dầu ăn. Khi dầu nóng già, thì cho hành tím băm vào phi hành cho thơm, sau đó đổ chân giò vào xào đều cho thịt chân giò vàng và săn lại.

– Cho thêm nước lọc và đậu xanh vào trong nồi sau đó bật to lửa, để cho nước sôi và dần sệt lại. Sau đó, tiếp tục nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi có thể tắt bếp.

Vậy là chỉ với sáu bước vô cùng nhanh gọn và đơn giản mà các bạn đã có ngay món giả cầy miền Bắc thơm ngon và bổ dưỡng.

II – Cách nấu giò heo giả cầy theo kiểu miền Trung

Nguyên liệu

Chân giò heo

Mẻ 3 thìa vừa

Mắm tôm bốn thìa mắm vừa

Hành tím hai củ

Sả hai củ

Bột nghệ một thìa

Rau răm

Rau sống ăn kèm với thịt giả cầy

Các loại gia vị như hạt nêm, dầu ăn, bột canh,…

Cách làm chân giò giả cầy miền Trung

– Sơ chế chân giò, làm sạch chân giò, dùng dao cạo bỏ đi các vảy bẩn và lông. Sau đó tiến hành hun chân giò bằng bã mía hoặc rơm để có được lớp da vàng và giòn, thịt mềm ở bên trong.

– Sau khi hun xong, dùng dao cạo bỏ sạch các phần bị cháy, xém, rửa để làm sạch các bụi tro. Chặt chân giò ra thành từng miếng vừa ăn.

– Sơ chế riềng sả, hành tím, nghệ, rửa sạch, bóc vỏ, sau đó cắt lát mỏng rồi giã nhuyễn hoặc có thể dùng máy xay để xay nhuyễn.

– Dùng một chiếc nồi lớn để cho toàn bộ thịt chân giò vào, sau đó cho riềng, sả, hành tím, nghệ xay vào, cùng với mắm tôm, mẻ, dầu ăn, hạt nêm,…Ướp thịt trong khoảng hai mươi phút cho thịt ngấm gia vị.

– Khá giống với cách làm giả cầy miền Bắc, chúng ta cũng tiến hành phi hành tím và cho thịt chân giò vào đảo cùng, sau đó cho thêm nước lọc, đậu xanh vào nấu cho cạn nước.

– Tuy cách nấu khá giống như khi nêm nếm gia vị, món giả cầy miền Trung sẽ khác đôi chút khi cho thêm một chút vị cay, vì người dân ở đây thường thích ăn những món cay, và cuối cùng khi nấu xong sẽ cho thêm chút lá răm để tạo mùi thơm cho món ăn.

Thịt chân giò được xem là một loại thịt ngon, tuy phần chân không chứa có nhiều thịt, nhưng phần da lại rất béo, giòn và ngậy, ăn nhiều cũng không bị ngán. Ăn thịt chân giò có rất nhiều lợi ích như: làm đẹp da, phòng ngừa các triệu chứng như hôn mê do mất máu, chảy máu đường ruột, cải thiện hệ tuần hoàn,…Ngoài ra thịt chân giò còn có khả năng phục hồi sức khỏe cho cơ thể, điều trị bệnh suy nhược thần kinh, bồi bổ cho phụ nữ sau khi sinh,…

Cách Nấu Thịt Lợn Giả Cầy Ngon

Cách nấu thịt lợn giả cầy ngon

Từng miếng thịt ngấm gia vị dân dã như mẻ, riềng, mắm tôm, nổi màu sắc bắt mắt, làm người ăn chỉ nhìn thôi cũng muốn thưởng thức ngay. Cách nấu thịt lợn giả cầy sau đây sẽ giúp bạn nồi thịt giả cầy ngon nhất, ai cũng thích.

Cách nấu thịt lợn giả cầy này có nguyên liệu như sau:

– Chân giò lợn: 1 cái nhỏ, nên chọn chân trước vì chân trước ít thịt mỡ.

– Chuối xanh: 4 quả, chuối sẽ làm món ăn thêm ngon hơn và đỡ ngán hơn.

– Riềng già: 50g

– Mẻ chua: 3 bát con đầy

– Mắm tôm ngon: lấy 1 bát con

– Hành lá: 5 cây

– Rau ngò om: 7 cọng to vừa

– Bột nghệ: nửa thìa nhỏ

– Gia vị nấu ăn

Cách nấu thịt lợn giả cầy ngon:

– Nướng vàng chân giò để thịt thơm và da giòn hơn, sau đó, rửa sạch rồi chặt miếng to vừa vừa.

– Làm sạch riềng và sả, sau đó giá nát.

– Cho mẻ vào rây và dùng thìa hoặc muôi nghiền nát mẻ.

– Cho thịt chân giò vào nồi sạch, bỏ thêm riềng sả, mắm tôm 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ nước mắm và 1 thìa hạt nêm, bột nghệ, mẻ vào nồi, đảo đều lên, ướp thịt chừng 30 phút.

– Trong khi đợi thịt ướp xong, bạn có thể gọt vỏ chuối, cắt khúc, bổ làm 4 rồi ngâm vào nước lạnh có pha 1 ít mẻ để chuối ra hết nhựa, không làm thâm miếng chuối.

– Cho nồi thịt lên bếp, đảo đều tay.

– Sau 10 phút, nêm nếm gia vì vừa ăn, cho chuối vào đảo đều.

– Xào thêm vài phút nữa rồi đổ nước lạnh vào nồi, nước xâm xấp mặt thịt và chuối là được.

– Nấu liu riu tới khi nồi thịt chín mềm, sền sệt nước và gia vị vừa ăn thì làm sạch hành lá và rau ngò om, cắt nhỏ rồi cho vào nồi đảo đều.

Cách nấu thịt lợn giả cầy tới đây là hoàn thành, với cách nấu này, nhất định bạn sẽ có một món ăn ngon cùng với bún tươi hoặc cơm nóng.

Bún Giả Cầy Nam Định

Nam Định món Bún Giả Cầy là món ăn khoái khẩu của người dân Thành Nam sau món ăn Phở. có thể khẳng định chưa đâu ở phía Bắc lại có quán Bún Giả Cầy nhiều như ở Nam Định.

Nếu như thịt cầy là một món đặc sản tuyệt vời của người Việt Nam, thì cùng với nó, giả cầy lại là cả một sự sáng tạo độc đáo. Cái món thịt thơm lừng, ươm vàng sóng sánh ấy mà ăn kèm với bún, với rau mùi, hành tây ngâm dấm thì không gì tuyệt bằng.

Có lẽ, một bậc sành ăn nào đó vì quá nhớ nhung cái mùi vị của rựa mận mà sáng tạo ra món giả cầy để an ủi cái dạ dày của mình. Giả mà thành thật. Giờ đây, giả cầy đã trở thành món khoái khẩu của hầu hết cánh đàn ông. Nhưng khác với “người anh em” của nó, món ăn này không gợi cái ồn ào quán xá, cái men cay chuếnh choáng của những ly rượu đế, cuốc lủi mà nhắc người ta nhớ về những bữa cơm gia đình ấm áp.

Để có được bát giả cầy ngon, cái kỳ công nhất lại nằm ở việc chọn chân giò. Lạ là ở chỗ, chân giò ngon lại phải là chân lợn sề. Cái giống lợn bị nhiều người chê ấy chỉ ngon ở cặp giò và bộ lòng. Chân trước hay chân sau đều có thể làm giả cầy, nhưng người khéo chọn thường chuộng chân sau bởi nó mềm và thơm hơn cả. Phần ngon nhất, giới chuyên môn hay gọi là “bắp hoa”, tức phần trên của đùi sau. Chả trách mà mấy chị nội trợ, vừa đến chợ là đã tất tả chạy ngay đến hàng thịt quen, khi miếng chân giò ưng ý đã yên vị trong giỏ rồi mới thong thả mua riềng, mua mẻ, lựa lên lựa xuống bó rau mùi tươi xanh mơn mởn…

Chiếc chân giò làm sạch trắng tinh, trước khi chế biến được bọc trong một lớp giấy báo rồi thui qua trên rơm vàng. Trong tuyệt chiêu của tất cả các món nướng, chẳng thể bỏ qua cái tài tình của chân giò thui rơm. Ôi chao, cái rừng rực của lửa rơm còn thơm hương lúa mới táp vào thớ thịt tươi roi rói sao mà quyến rũ đến vậy. Ngọn lửa liếm đến đâu, lớp bì trắng phau ngả màu xém vàng đến đó, mùi thơm bốc lên khiến bụng dạ cồn cào. Nhìn chiếc chân giò thui rơm, là biết ngay trình độ của người đầu bếp. Chân giò phải vừa vàng ươm nhưng không được cháy hết lớp bì, vừa đủ để mỡ tươm ra óng ánh nhìn đã thấy ngon con mắt.

Đừng ngại cầu kỳ, đừng ngại thui rơm bụi bặm, bởi phải là cái lửa từ rơm thì món giả cầy mới đạt đến đỉnh của sự khoái khẩu. Cũng là chân giò bắp hoa đấy, nhưng nếu thui trên cái ngọn lửa xanh lét của bếp ga hay tệ hơn nữa là đút lò vi sóng một cách cẩu thả thì cái tinh túy của món ăn đã giảm đi một nửa rồi.