Ăn Chay Có Được Ăn Hành Tỏi Không?

Hành tỏi có được gọi là đồ chay?

Nguyên liệu là hành tỏi như một phần gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người Việt. Đa phần người Việt đều cho rằng hành tỏi là đồ chay vì nó là thực vật. Tuy nhiên vẫn có nhiều người nghĩ rằng hành tỏi không phải đồ chay.

Câu hỏi ” ăn hành tỏi có được gọi là ăn chay không” được đặt ra với rất nhiều người. Người xưa nói rằng điều đó còn tuỳ thuộc vào trường phái mà bạn theo. Nếu bạn theo Đạo Phật, việc ăn tỏi được coi là cấm kỵ còn nếu bạn theo những Đạo khác thì điều đó còn tuỳ thuộc vào giới luật của tôn giáo bạn theo đề ra.

Vì sao hành tỏi lại không được xem là đồ ăn chay ở Đạo Phật?

Tỏi là một trong 5 loại thức ăn có tính cay được xếp vào “ngũ tân” (hành, tỏi, rau hẹ, rau cải và rau dăm). Theo truyền thống ngày xưa, mâm ngũ tân không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết. Người xưa nói rằng, ăn tỏi cũng như các loại thức ăn có tính cay có thể giúp “phát ngũ tàng khí”, tốt cho ngũ tạng, bảo vệ sức khỏe.

Đức Phật cũng từng căn dặn các Phật tử của mình: “thân là Phật tử thì không được ăn vị ngũ tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cẩu tội”. Chính vì điều đó mà hành tỏi không được xem là đồ ăn chay đối với những tín đồ theo Đạo Phật, còn những người không theo Đạo Phật thì có thể ăn hoặc không tuỳ thuộc vào điều lệ mà Đạo họ theo.

Những người theo Đạo Phật phải kiêng hành tỏi và coi nó là một đồ ăn chay bởi theo theo Phật giáo Bắc truyền, người Phật tử trong quá trình ăn chay buộc phải kiêng vị “Ngũ tân”, trong đó có cả hành tỏi. Nguyên nhân là bởi những thứ này có vị cay nồng và tính kích thích, khiến thân thể phát mùi, tính tình nóng nảy, cản trở quá trình tu tập.

Nếu theo Đạo Phật mà không kiêng hành tỏi thì sẽ như thế nào?

Người nào theo Đạo Phật mà ăn hành tỏi thì dẫu có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư Thiên mười phương đều chê bai hôi thúi và xa lánh. Ma quỷ nhìn người ăn mấy món đó liền kéo đến liếm môi, liếm mép họ, vì thế nên thường ở chung với ma quỷ. Phước đức của người ăn ngũ tân mỗi ngày một tiêu dần.

Những trường hợp nào mà hành tỏi được coi là đồ ăn chay ngay cả trong Đạo Phật?

Theo khoa học, hành tỏi có những chất giúp tăng đề kháng cho cơ thể, có thể chữa bệnh. Do vậy, vì mục đích ngăn ngừa hay chữa bệnh, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.

Theo Đạo Phật thì người như thế nào sẽ được sử dụng hành tỏi?

Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Đối với các Đạo khác thì ăn hành tỏi có được xem là ăn chay không?

Đối với Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm.Văn hóa ăn chay của đạo công giáo là họ chỉ ăn chay 2 ngày và kiêng thịt. Tuy nhiên họ lại cho phép ăn tôm, cua, cá và không nhắc đến việc kiêng hành tỏi .

Đối với Kitô giáo, ban đầu ăn chay là một việc làm tự nguyện của giáo dân lâu dần mới thành thói quen trong Hội Thánh, sau đó ăn chay trở thành luật buộc. Ngày nay, việc ăn chay và đã được giảm bớt đi chỉ còn 2 ngày là Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh.

Đối với những Đạo nào thì ăn hành tỏi được gọi là ăn chay?

Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối. Người phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ này. Tuy nhiên chỉ được dùng trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, nếu dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại.

Lời kết

Việc ăn hành tỏi có được coi là ăn chay không còn phụ thuộc vào việc bạn theo Đạo nào chứ không có một khái niệm nào chung nhất định. Đối với Đạo Phật thì việc ăn hành tỏi được xem là kiêng kị và không được gọi là đồ chay. Tuy nhiên ở những Đạo khác thì việc ăn hành tỏi vẫn được xem là đồ ăn chay.

Ăn Chay Có Ăn Được Hành Tỏi Không?

Hiện nay ăn chay dần trở nên phổ biến, không chỉ đối với Phật tử mà cả đối với những người có lòng thành tâm. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn lo lắng và băn khoăn về câu hỏi ăn chay có được ăn hành tỏi không?

Phật tử không nên ăn ngũ vị tân bởi vì đặc tính của nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Ảnh: Pixabay

Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân.

Phật tử không nên ăn hành tỏi – hai loại trong ngũ vị tân bởi vì đặc tính của nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món cay nồng đó nếu ăn chín thì phát dâm, ăn sống thì sinh nóng giận.

Loại ngũ vị tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. Ảnh: Pixabay

Loại ngũ vị tân này chẳng những không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. Trong kinh Lăng Già, Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng:

“Thịt và hành, hẹ, tỏi…

Những thứ rượu buông lung,

Người tu nên xa lánh,

Uống ăn sanh buông lung

Buông lung sanh tà giác,

Tà giác sanh tham dục,

Tham dục tâm si mê,

Si mê sanh ái dục.

Không thoát khỏi sanh tử,

Rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi,

Đều là chướng Thánh Đạo.

Cũng trái tướng Thánh Nhân,

Thế nên không nên ăn…”.

Trường hợp nào Phật tử được phép ăn hành tỏi

Tuy nhiên, theo khoa y học cho biết, ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được. Ảnh: Pixabay

Điều này, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.

Theo lời giải đáp của Hòa thượng Thanh Từ về vấn đề này, qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ băng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ này.

Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi… mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.

Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.

Phật tử chỉ được dùng ngũ vị tân trong một chừng mực nào đó, để ngăn ngừa trị bệnh mà thôi, chớ không nên dùng thái quá, phản tác dụng mà có hại cho sức khỏe. Tuy nó là một vị thuốc, nhưng nếu sử dụng quá mức, thì cũng dễ gây ra tai hại. Ảnh: Pixabay

Phật dạy rằng: “Vì có bệnh nên được ăn, nhưng tỳ kheo bị bệnh, nếu phải ăn hành tỏi thì không được ở chung trong tăng đoàn, mà phải ở riêng biệt nơi vắng vẻ. Trong lúc ăn hành tỏi không được vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng.

Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xông mới được vào trong chúng”.

Nói tóm lại, việc kiêng cử Ngũ vị tân, đối với những Phật tử xuất gia hoặc tại gia tu theo Mật tông, thì tuyệt đối họ không bao giờ dùng. Ngược lại, những Phật tử tu theo Hiển giáo, thì không có kiêng cử tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu Phật tử nào ăn chay mà gìn giữ kiêng cử không ăn, thì đó cũng là điều rất tốt vậy.

>>Ăn chay có ăn được trứng gà không?

Ăn Trứng Với Tỏi Có Sao Không?

Thành phần dinh dưỡng có trong tỏi

Tỏi có tên khoa học là Alliumsativum L, thuộc họ hành Alliaceac. Tỏi tươi có chứa 0,10 – 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh.

Thành phần các hợp chất như là allicin, liallyl sulfide, ajoene, acid amin tự nhiên, khoáng chất selenium, S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide… Trong đó allicin, liallyl sulfide, ajoene là ba hợp chất chính.

Allicin là hợp chất chủ yếu, và làm nên mùi vị đặc trưng của tỏi. Tuy nhiên Allicin ban đầu không hiện diện trong tỏi. Allicin chỉ được hình thành khi axit amin Alliin tiếp xúc với không khí. Do vậy quá trình chuyển hóa này sẽ diễn ra mạnh mẽ khi chúng ta cắt mỏng hay nghiền nhỏ tỏi. Khi băm tỏi, bạn thấy một mùi hăng bay lên, mùi hăng đó chính là do sự hiện diện của chất allicin.

1 kg tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin rất dễ bị tiêu biến, do vậy sau khi băm nhỏ bạn nên sử dụng ngay, càng để lâu allicin càng giảm.

Ngoài ra, tỏi tươi còn chứa các khoáng chất selenium vitamin A, B, C, D, PP, hidrad carbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng khác…

Với những hợp chất dinh dưỡng đó tỏi có tác dụng chữa nhiều bệnh như: bệnh cảm cúm, bệnh tim mạch, bệnh ung thư, sát khuẩn, tăng sức đề kháng co cơ thể…

Thành phần dinh dưỡng có trong trứng

Trứng là loại thực phẩm khá nhiều dinh dưỡng, thường được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Có nhiều loại trứng, phổ biến nhất là trứng gà, trứng vịt, trứng cút, trứng ngỗng… Trứng có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon dễ ăn nên rất được ưa chuộng.

Trứng gồm lòng đỏ và lòng trắng, trong đó, chất dinh dưỡng chủ yếu tập trung ở lòng đỏ.

Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có thành phần các acid amin tốt nhất và toàn diện nhất. Lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K).

Thành phần của lòng trắng trứng đa số là nước, có 10,3% chất đạm, chất béo và rất ít chất khoáng. Trong lòng trắng trứng chỉ có một ít vitamin tan trong nước (B2, B6).

Trứng có nguồn chất béo rất quý, đó là lecithin vì lecithin thường có ít ở các thực phẩm khác. Lecithin tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức, đặc biệt là tổ chức não.

Trứng chứa lượng cholesterol đáng kể (600mg cholesterol/100g trứng gà), do vậy bạn không nên ăn quá nhiều trứng, đặc biệt những người có vấn đề tim mạch.

Trứng cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng rất tốt. Các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iod… tập trung hầu hết trong lòng đỏ.

Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin. Biotin là vitamin B8, tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Ăn trứng với tỏi có sao không?

Nhưng bạn cần lưu ý trứng có nhiều dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều trứng dễ gây thừa chất, tích tụ cholesterol có hại cho tim mạch. Một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng đối với người trưởng thành.

Tỏi cũng có thể gây các tác dụng phụ nếu dung liều lượng lớn. Tỏi có tính cay, nóng, nếu ăn nhiều dễ gây đầy bụng, đầy hơi, rối loạn đương ruột. Hơn nữa tỏi dễ gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng sau khi ăn. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 1g tỏi tươi là đủ.

6 Thực Phẩm Tuyệt Đối Không Được Ăn Với Tỏi

Theo BS An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc. Bởi vậy, nếu chiên tỏi với trứng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

Theo Đông y, thịt gà kết hợp với tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lị. Đông y giải thích rằng thịt gà mang tính cam (ngọt), ôn (ấm), bởi vậy khi kết hợp với tỏi có tính nóng sẽ gây ra phản tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tỏi tính nóng, trong khi cá trắm có vị ngọt, tính bình. Khi ăn 2 thực phẩm này với nhau có thể dẫn đến bụng chướng đầy và sinh ra sán. Bởi vậy, khi chế biến cá trắm, chỉ nên ướp với gừng và thì là.

Thịt chó

Thịt chó là một loại thực phẩm có rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn thịt chó, chỉ nên ăn với riềng, sả, gừng chứ không nên ăn chung với tỏi, bởi tỏi có tính cay, nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm. Khi ăn chung có thể gây chướng bụng, tả lị.

Cá diếc

Cá diếc có thể bổ âm huyết, thông huyết mạch, bổ thể nhược, còn có công hiệu ích khí kiện tì, lợi nước tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, khử phong thấp. Tuy nhiên, khi ăn cá diếc chung với tỏi có thể dẫn đến chứng co giật đường tiêu hóa.

Mật ong

Mật ong cũng là một trong những thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu kết hợp chung với tỏi có thể dẫn đến tiêu chảy.

Ăn Chay Có Được Ăn Hành Tỏi Không Và Những Lưu Ý Bạn Không Nên Bỏ Qua

Thói quen ăn chay gần đây trở nên phổ biến. Nhưng ăn chay có được ăn hành tỏi không? Cùng chúng tôi gải đáp ngay câu hỏi này nào.

Hành tỏi là những loại gia vị rất thông dụng trong các bữa ăn của người Việt Nam. Với những ai mới ăn chay thì có lẽ sẽ đặt ra câu hỏi ăn chay có được ăn hành tỏi không? Cùng tham khảo bài viết sau và bạn sẽ câu trả lời ngay đấy.

Tỏi là gì?

Củ tỏi

Tỏi từ lâu đã trở thành gia vị truyền thống ở nước ta và được không ít người yêu thích. Nhờ hương vị đặc biệt của mình, tỏi sẽ át đi những mùi khó chịu của thức ăn như mùi tanh, mùi hôi… Tỏi thuộc cây họ hành, đã đóng góp không nhỏ trong văn hóa ẩm thực thế giới.

Công dụng

– Giúp các món ăn trở lên thơm ngon, đặc biệt hơn

– Góp phần phòng tránh rất nhiều bệnh nguy hiểm

– Phòng ngừa cảm cúm

– Phòng tránh ung thư

– Rất tốt cho hệ tim mạch của con người,

– Loại bỏ cholesterol có hại trong máu,

– Thanh lọc cơ thể.

– Điều hòa huyết áp, giảm lượng mỡ máu.

– Bổ sung 1 lượng canxi không nhỏ có lợi cho xương khớp và các hoạt động của cơ thể

– Phụ nữ cũng trẻ lâu hơn nhờ quá trình lão hóa được làm chậm lại.

Củ hành là gì?

Củ hành tím Củ hành tím

Hành tím là cây được trồng phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới và đặc biệt là nó đã đi vào nét văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Ông bà ta có câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, cứ mỗi khi tết đến là trong nhà nào cũng có một vại dưa hành muối. Hành tím không chỉ là gia vị chế biến món ăn quen thuộc mà còn là vị thuốc dân gian vô cùng có giá trị. Hãy tìm hiểu nắm bắt, tận dụng những lợi ích của nó trong đời sống hàng ngày. Không cần quá tốn kém, chỉ cần lượng nhỏ hành tím mỗi ngày giúp bạn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Công dụng

Giúp kháng viêm, diệt khuẩn

Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường

Trị xoang mũi, khó thở

Chống loãng xương

Nâng cao “chất lượng” phòng the

Trị Mụn trứng cá, tàn nhang

Trị mỡ máu

Chống ung thư

Ăn chay có ăn hành tỏi được không?

Ngũ vị tân là gì?

Ngũ vị tân là năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành (cách thông) hẹ (từ thông), tỏi (đại toán), kiệu (lan thông) và hưng cừ, tên khoa học là Allium fistulosum, là loại gia vị có hình dáng và mùi vị tương tự củ nén không có ở Trung Quốc và Việt Nam (Từ điển Phật học Hán – Việt, NXB KHXH tr. 806). Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền hay còn gọi là Phật giáo Phát triển, thì người Phật tử khi ăn chay nên kiêng cử ngũ vị tân.

Ăn chay có được ăn tỏi không?

Phật tử không nên ăn hành tỏi – hai loại trong ngũ vị tân bởi vì đặc tính của nó chứa nhiều tố chất kích thích và mùi vị cay nồng, nếu ăn nhiều thì thân thể có mùi hôi, nóng nảy và bị kích dục. Do đó, mà trong Kinh Lăng Nghiêm, quyển 8, Phật dạy: “Các chúng sinh cầu Thiền định (Samadhi) không nên ăn năm món cay nồng của thế gian. Vì năm món có vị cay nồng trên khi mà ăn lúc chín thì phát dâm, ăn lúc sống thì sinh ra nóng giận.

Liệu ăn chay ăn trứng được không và câu trả lời!

Loại ngũ vị tân không nên ăn riêng, mà “gia vào trong tất cả các thứ thực phẩm cũng đều không được ăn”. Trong kinh Lăng Già, Đại Huệ Bồ Tát thỉnh vấn Đức Phật rằng:

“Thịt và hành, hẹ, tỏi…

Những thứ rượu buông lung,

Người tu nên xa lánh,

Uống ăn sanh buông lung

Buông lung sanh tà giác,

Tà giác sanh tham dục,

Tham dục tâm si mê,

Si mê sanh ái dục.

Không thoát khỏi sanh tử,

Rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi,

Đều là chướng Thánh Đạo.

Cũng trái tướng Thánh Nhân,

Thế nên không nên ăn…”.

Ăn chay có ăn hành không?

Theo kinh Lăng Nghiêm

Các bạn có biết rằng trong kinh Lăng Nghiêm đời thứ 8, đức Phật dạy rằng: “Tính chất chứa đựng ở trong củ hành và tỏi làm tăng tham dục cũng như dãn đến sân hận đó nha. Nó có ảnh hưởng không tốt đó là quyến rũ các con quỷ quái nhưng còn đối với chư Thiên đều tránh xa ra hết. Vì thế câu hỏi Ăn chay có ăn hành không? đang dần được hé lộ rồi.

Ngoài ra, ăn chay có được uống sữa không theo như bạn biết?

Nếu ăn hành tỏi sẽ phát sinh ra nghiệp phiền não. Chính vì vậy mà đức Phật khuyên chúng ta rằng, nếu như khi ăn hành tỏi một món của ngũ vị tân sẽ làm ảnh hưởng đến loài đó.

Theo thầy Thái Trung

Thầy Thái Trung có quan điểm như sau: Ăn chay có ăn hành tỏi hay không? thì cũng còn tùy thuộc vào từng người nữa. Nếu như đi ăn bên ngoài, đầu bếp nấu đồ ăn chay chưa có đủ kinh nghiệm hay chưa thực sự am hiểu về những điều đức Phật dạy thì đành chịu ăn vậy thôi chứ không biết làm thế nào cả.

Trường hợp nào Phật tử được phép ăn hành tỏi Theo y khoa y học

Ngũ vị tân có chứa nhiều hoạt chất làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, được dùng để phòng và trị bệnh. Những nghiên cứu mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới ( WHO) về tỏi và hành có khả năng chữa các thứ bệnh cảm cúm, tim mạch và ung thư… Do vậy, nên vì mục đích ngăn ngừa hay chữa trị bệnh, thì ở một chừng mực nào đó, người Phật tử ăn chay cũng có thể dùng được.

Theo Đại Đường Tây Vực Ký của Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang thì: “Các nhà sư ở Tây Vực, nếu người nào bị bệnh nặng, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc phải dùng Ngũ vị tân thì tạm được dùng nhưng phải ở riêng một chỗ, biệt lập. Sau khi hết bệnh, phải tắm gội sạch sẽ, thay đổi y phục, mới cho vào ở chung với chúng Tăng.”

Điều này, người tu theo Mật giáo, chuyên trì chú, thì tuyệt đối không được ăn. Vì ăn những loại này, sự trì chú sẽ không được linh nghiệm. Nhưng đối với những người tu theo Hiển giáo, thì có khác. Vì Hiển giáo không chú trọng vào sự trì chú, nên Phật không có cấm một cách tuyệt đối.

Theo Hòa thượng Thanh Từ

Qua câu hỏi của một Phật tử, được ghi lại trong bộ bằng nhựa giảng giải về 33 vị Tổ Thiền tông Ấn Độ và Trung Hoa, thì Hòa Thượng cho rằng, người Phật tử tu theo Hiển giáo, thì vẫn có thể dùng được những thứ này.

Trong Du Già Luận nói: “Giới cấm dùng ngũ vị tân này là vì muốn thủ hộ thánh giáo mới cấm chế, hoàn toàn thuộc về Giá giới. Vì thế, trong trường hợp có trọng bệnh, nếu y sĩ bảo phải dùng hành, tỏi… mới lành bệnh, thì Đức Phật đặc biệt khai giới cho”.

Theo Kinh Tỳ Ni Mẫu

Kinh Tỳ Ni Mẫu nói: “Đại Trí Xá Lợi Phất, bản thân của Ngài mắc bệnh phong thấp rất nặng. Y sĩ bảo Ngài phải ăn thứ tỏi lớn củ. Tôn Giả đến cầu Phật chỉ dạy.

Phật từng dạy: “Nếu tỳ kheo bị bệnh thì vẫn được ăn. Nhưng khi mà tỳ kheo bị bệnh, nếu bắt buộc phải ăn hành tỏi thì không được sở cùng trong tăng đoàn. Người đó phải ở riêng biệt một nơi vắng vẻ. Trong lúc mà ăn hành tỏi thì không được phép vào thất Phật, chùa Tăng, cũng không được vào nhà tắm của chúng Tăng tắm gội, không được nằm trên đơn, nệm chiếu của chúng tăng, không được đến nhà vệ sinh công cộng.

Khi lành bệnh rồi, không còn dùng hành, tỏi nữa, phải đợi sáu bảy ngày sau, tắm gội, giặt giũ y áo cho thật sạch, trên thân không còn hôi mùi hành, tỏi, lại phải dùng các thứ hương xong mới được vào trong chúng”.

Thực sự thì ăn chay có tốt không?

Những đối tượng nên kiêng ăn tỏi

Người ăn chay theo đạo Phật: Từ xa xưa, kinh Phật đã dạy ăn tỏi dễ làm “phát dâm, phát dục”. Vì vậy người ăn chay với mục đích tu tập và theo Phật giáo thì nên “nói không” với loại củ này để tránh phạm giới.

Không chỉ những người ăn chay theo đạo Phật, mà một số đối tượng khác cũng nên kiêng tỏi.

Người bị bệnh về mắt: Cổ nhân có câu “tỏi trị bách bệnh, duy chỉ có hại cho mắt”. Do đó người đang mắc các bệnh về mắt nên kiêng loại củ này để tránh làm kích thích, gây sung huyết võng mạc khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Người bị bệnh về gan: Tỏi giúp phòng chống các bệnh về gan, nhưng những người đã mắc bệnh gan lại nên hạn chế dùng loại củ có tính cay này.

Ngoài ra, các đối tượng khác có câu hỏi rằng ăn chay ăn bánh ngọt được không, như người nóng trong, người bị hư tỳ, đi tả, người đang ốm nặng cũng nên hạn chế sử dụng tỏi không?

Món ăn chay sử dụng hành tỏi

Nguyên liệu

– 1 lon gạo

– 1/2 muỗng đường

– 1/4 muỗng muối

– 1 chén hành thái nhỏ

– 2 muỗng dầu ăn

Cách làm Bước 1

Đặt chảo gang lên bếp. Nếu là chảo gang hay sắt không cần dầu ăn đâu. Chảo phải nóng mới múc cơm bỏ vào. Chuẩn bị 1 chén nước trắng, dùng muỗng (gỗ là tốt nhất) nhúng sơ vào chén rồi ép mỏng cơm trên chảo sao cho càng mỏng càng ngon. Tip: Cơm dính muỗng nhúng muỗng vào chén nước sẽ không dính nữa. Chỉnh lửa nhỏ lại khi cảm thấy chảo nóng rồi nhưng phải đủ phủ hết đáy chảo

Bước 2

Chờ mặt dưới chảo phải hơi vàng dùng xẻng mỏng dích dần lên xung quanh miếng cơm, nếu dích được hết không dính chảo là thời điểm nên lật miếng cơm. Tiếp tục ép chặt xuống. Không nên cố nạy sẽ vỡ cơm. Làm như bước 1 chờ cơm vàng dích

Bước 3

Lật qua lại cho tới khi vàng đều hai mặt là được thì dịch ra đĩa. Chén hành cho dầu+ muối+ đường vào trộn đều. Sẵn chảo bỏ vào cháy luôn. Thêm dầu tuỳ ý nếu thấy không ngon hay cho thêm 1 muỗng canh nước để có chút nước. Hành vừa xém tắt bếp liền tiếp tục đảo và nêm lại cho vừa ăn. Đổ ra chén hay trét thẳng miếng cơm tuỳ ý. Cũng có thể bỏ cả chén hành dầu vào lò vi sóng quay 30s -1p rồi trộn gia vị cho vừa ăn. Nhưng không thơm bằng cháy.

Bước 4

Món này nếu thích có thể kho bò kho sệt nước kẹp ăn chung rất ngon. Hoặc ăn với kho quẹt rau luộc không cần mỡ hành. Cơm ăn không hết bỏ đó hôm sau nướng lại cũng rất thơm.

Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ăn chay có được ăn hành tỏi không rồi đúng không nào. Nói chung mỗi chúng ta khi đã muốn ăn chay thì nên tuân thủ những nguyên tắc riêng. Cũng như tìm hiểu kỹ càng về các giới luật để đảm bảo sự tôn nghiêm vốn có của giới Phật tử.

Tuthuoc24h.net