Từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện. Trẻ em Nhật Bản đều được mẹ chúng tập ăn theo phương pháp này. Nhật Bản là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu của người Nhật là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả… Do đó, có thể nói phương pháp ăn dặm của Nhật dễ áp dụng với người Việt Nam.
Để đáp ứng cho nhu cầu cho trẻ ăn dặm đó, có rất nhiều các sản phẩm và dụng cụ hỗ trợ thật tiện lợi, giúp các bà mẹ tiết kiệm được thời gian, công sức mà vẫn cung cấp đầy đủ các bữa ăn dặm thật ngon, bổ dưỡng và phong phú cho con trẻ. Và các sản phẩm được các mẹ ưu tiên hàng đầu khi đến với cửa hàng Nhật Bản Hachi Hachi đó là bộ set làm đồ ăn dặm cho bé của Pigeon, và các khay đựng, hộp đựng thức ăn dặm.
Bộ set làm đồ ăn dặm cho bé Code: 4902508033268 của Pigeon
Bộ set gồm 6 sản phẩm: ca đựng, đồ vắt cam, cái chày gỗ nhỏ, thìa khuấy, bàn mài rau củ, và rây lọc
Với bộ set này, các mẹ sẽ đỡ vất vả hơn cho việc làm đồ ăn dặm cho bé, không còn phải mất thời gian nhiều cho những công đoạn xay, nghiền, luôc nhừ…thức ăn bằng phương pháp thủ công khác. Hiện tại, sản phẩm này được các mẹ rất tin dùng.
Khay đựng thức ăn dặm cho bé. Code: 4560177466710
Với 6 khay đựng tiện lợi, dùng để đựng thức ăn dặm cho bé trong giai đoạn tập ăn, giai đoạn sau cai sữa. Với nắp đậy khít, chắc và đảm bảo vệ sinh.
Có thể đậy nắp kín và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Có thể sử dụng khuôn đựng bằng nhôm hoặc silicon để đựng thức ăn, để có thể lấy ra và rã đông dễ dàng hơn
Khay đựng thức ăn dặm. Code: 4956810231805
Khay chia làm 8 ngăn nhỏ, giúp chia nhỏ thức ăn dặm: nước hoa quả, soup, ra nhiều phần khác nhau để bảo quản đông lạnh, rất tiện lợi cho việc ăn dặm của bé. Khay chia làm nhiều ngăn nhỏ nên giải đông rất nhanh chóng. Nắp đậy kèm theo nhằm tránh làm mất mùi thức ăn hoặc đổ vãi thức ăn
1 ngăn chứa được 50ml, kích cỡ thức ăn (vd: viên nước trái cây đã được làm đông lạnh) rất thích hợp với độ lớn của miệng bình sữa, tiện lợi khi làm tan thành nước cho trẻ uống. HDSD: cho thức ăn dặm hay nước trái cây vào từng ngăn.
Khi thức ăn nguội lại ở nhiệt độ bình thường, đậy nắp lại rồi bỏ vào ngăn đông. Thức ăn được đông lạnh khi muốn SD, chỉ lấy phần thức ăn cần thiết, phần còn lại, đậy nắp khay lại và tiếp tục làm đông lạnh, hoặc để vào dụng cụ khác để cho vào ngăn đông
Lượng ăn cho mỗi bữa và số bữa ăn dặm, chủng loại thực phẩm theo tháng tuổi Bé 5-6 tháng: ăn 1 bữa dặm/ngày.
Thời gian: Nên ăn vào bữa trưa
Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo như tara, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)
Cháo 1:10 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)
Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, kabu (giống su hào), bắp cải, súp lơ xanh, chuối, táo, quít)
Tập mỗi thứ mới luôn bắt đầu từ 1 thìa , và nên tập ít nhất 2 ngày để xem phản ứng đầu ra, dị ứng… Không ăn 2 thứ mới trong cùng một ngày (nếu có phản ứng thì không biết do cái gì). Như vậy, trong 2 tháng đầu tập ăn, hết tháng thứ 6 cũng vừa đủ thời gian để tập một vòng các loại thực phẩm kể trên. Lượng ăn là không đáng kể, mục đích chỉ là để tập, cho bé quen với thìa, quen với vị lạ, quen với thức ăn đặc hơn sữa một chút. Sau bữa dặm vẫn ăn sữa như thường.
Bé 7-8 tháng: ăn 2 bữa dặm/ngày.
Thời gian: sáng + chiều, cách bữa sữa ở giữa.
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm:
Đạm: 10-15 gr (trứng: cả lòng đỏ, đậu phụ 40-50 gr, sản phẩm sữa bò: 85-100 gr, thịt lườn gà, natto, cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
Cháo 1:7 40-80 gr (corn flake, macaroni, )
Rau: 25 gr (natto, dưa chuột, nấm các loại
Bé 9-11 tháng: ăn 3 bữa dặm/ngày.
Bắt đầu từ giai đoạn này, ăn dặm được coi là nguồn dinh dưỡng chính thức của bé. Nếu bé ăn được ít thức ăn dặm thì bổ xung bằng sữa theo nhu cầu. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa sữa, và dặm, (vì uống nhiều sữa mà đến bữa không muốn ăn cháo/cơm, nếu bớt sữa đi thì ăn dặm tốt hơn chẳng hạn), thì nên chọn dặm, vì thức ăn dặm cung cấp đầy đủ chất cho bé hơn.
Thời gian: Sáng, trưa, chiều.
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm
Đạm cá 15 gr (thêm tôm đồng)
Đạm thịt lợn/bò/gà: 5-18 gr
Cháo 1:5~1:3 90-100 gr (thêm bún, miến)
Rau: 30-40 gr (thêm giá đỗ, măng, nori)
Bé 1 tuổi – 1,5 tuổi: 3 bữa/ngày.
Thời gian: Sáng, trưa, chiều.
Nguyên liệu như giai đoạn trước cộng thêm
Cá: 15-18 gr (thêm mực, tôm, cua, cá khô, trứng tăng lên 1/2-2/3 cả quả)
Thịt lợn, thịt bò: 5-18 gr
Rau: 40-50 gr (hầu như tất cả các loại rau)
Cơm nát 1:2 ~ cơm thường: 80-90 gr
Hình tổng thể các giai đoạn: 5-6, 7-8, 9-11, 12-18 tháng, cho khoai tây và cà rốt
Hình zoom giai đoạn 5-6 tháng và 7-8 tháng (hình cà rốt nhỏ hơn nên lân sang cả bên 9 tháng rồi)
Hình zoom giai đoạn 9-11 tháng và 12-18 tháng
Giai đoạn đầu kỳ (bé 5-6 tháng): Về nguyên tắc, không nêm gia vị, tuy nhiên có thể nêm như sau cũng được.
– đường trắng: 0 ~ 1/3 thìa con (0~1 gr)
– Bơ, magarine: o~1/4 thìa con (0~ 1gr) (bơ có muối)
Giai đoạn giữa kỳ (bé 7-8 tháng): Về nguyên tắc, không nêm gia vị, tuy nhiên có thể nêm như sau cũng được.
-Đường trắng: 2/3 ~5/6 thìa con (2~2.5 gr)
– Bơ, magarine: 1/2~5/8 thìa con (2~2.5 gr)
Giai đoạn cuối kỳ (9-11 tháng): lượng có thể nêm cho 1 bữa. Sách không nhấn mạnh về việc không nêm gia vị nữa.
– Đường trắng: 1 thìa con (3 gr)
– Bơ, magarine: 3/4 thìa con (3 g)
Giai đoạn hoàn thiện (1~1,5 tuổi): lượng có thể nêm cho 1 bữa.
– Đường trắng: 4/9 thìa nhỏ (4gr)
– Bơ, magarine (bơ có muối): 1 thìa nhỏ (4 gr)
– Muối: 1/15 thìa (0.4gr)
– Xì dầu: 1/2 thìa nhỏ (3gr)
– Tomato ketchup 10 g (2/3 thìa to)
– Muối: 1/50 thìa con (0.12 gr)
– Xì dầu: 7/50 thìa con (0.84 gr)
– Tomato ketchup: 3 g (3/5 thìa con)
Tập cho bé tự ăn: Về lý thuyết thì:
– Bé 6-7 tháng: cho bé cầm bánh khô để tự gặm ăn. Bánh dễ tan trong miệng, bé ko có răng vẫn ăn tốt.
– Bé 8 tháng: tập uống nước bằng ống hút
– 8-10 tháng: khi tay bé đủ khéo để đưa thức ăn vào miệng thì cho bé tự làm (tập ăn bốc)
– Bé 1 tuổi: tập cho bé cầm thìa, xúc thức ăn vào thìa và giúp bé đưa vào miệng