Đầu Bếp Nấu Ăn Cho Vua Gọi Là Gì / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Đầu Bếp Là Gì ?

Nhu cầu dịch vụ và giải trí xã hội hiện đại ngày càng nở rộ, một địa điểm giải trí, thư giãn thì bên cạnh đó không thể thiếu những món ăn ngon.Đầu tư phát triển các đầu bếp tài năng cũng là một cách quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới thông qua ẩm thực. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội cho nghề bếp nói chung và các đầu bếp, vị trí nấu bếp nói riêng có nhiều và đa dạng môi trường phát triển, thăng tiến trong công việc.

Trước hết, để có thể định hướng, lựa chọn đúng đắn vị trí trong nghề bếp mà bạn yêu thích, ta cùng phân biệt hai vị trí hay gây nhầm lẫn là nấu bếp (Cook) và đầu bếp (Chef)

Cook có nhiệm vụ đơn giản là nấu ăn, hay nấu ăn dưới sự chỉ đạo của người khác (có thể là Chef)

Chef là người có khả năng lãnh đạo, có nhiệm vụ tạo menu và điều khiển một căn bếp, điều phối người nấu ăn trong bếp (Cook)

Vị trí Cook là nghề đòi hỏi sự tỉ mẩn, khẻo léo, đam mê hết mình với công việc, mong muốn làm ra những món ăn tuyệt hảo nhất. Nhưng đây cũng là nghề có tính ổn định, tuổi thọ cao, càng làm việc nhiều thì giá trị nghề nghiệp càng cao. So với nhiều ngành nghề khác, mức thu nhập cũng khá cao, hơn nữa nhân viên theo nghề này thường được chi phí ăn uống tại nhà hàng.

Mô tả công việc

Vậy cụ thể công việc của một người nấu bếp (Cook) gồm những gì?

Công việc chính của người nấu bếp xoay quanh món ăn được làm ra, chịu trách nhiệm đến khi món ăn được phục vụ cho thực khách, đảm bảo rằng món ăn được làm theo đúng chỉ dẫn. Trách nhiệm của nấu bếp khác nhau tùy thuộc vào loại cơ sở dịch vụ thực phẩm, quy mô của cơ sở và mức độ dịch vụ được cung cấp. Tuy nhiên, trong tất cả các cơ sở, điều đầu tiên cần tuân theo là các quy trình vệ sinh khi xử lý thực phẩm

Cook là người đảm nhiệm việc chế biến thực phẩm vì thế đầu tiên cần đảm bảo sự tươi ngon và chất lượng của các nguyên liệu đầu vào sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng vì chất lượng của món ăn chế biến

Cân đo, phân chia và chế biến nguyên liệu theo công thức, sự chỉ dẫn của Chef 

Sắp xếp, trang trí món ăn, đôi khi sẽ phục vụ thức ăn theo yêu cầu

Lau dọn bếp, các thiết bị, dụng cụ nấu bếp để đảm bảo món ăn sạch sẽ, an toàn thực phẩm

Kiểm tra những nguyên liệu và thực phẩm trong kho có thiếu hụt hay không để kịp thời báo cáo, đặt hàng 

Cất trữ nguyên liệu và thực phẩm đúng cách, thường xuyên kiểm tra và ghi chép tình trạng nguyên liệu, thực phẩm

Yêu cầu công việc 

Vị trí Cook mặc dù không yêu cầu bằng cấp cao hay thời hạn kinh nghiệm dài nhưng ứng viên phải đáp ứng những kỹ năng cơ bản của công việc bếp, tất nhiên yêu cầu cần là một người nấu ăn ngon, nhưng còn phải phối hợp tốt với các thành viên để công việc đạt hiệu suất cao 

Bằng cấp:

Cert từ các trường đào tạo nghiệp vụ bếp là một điểm cộng 

Kỹ năng cần thiết của công việc bao gồm kỹ năng sử dụng cắt thái, nấu nướng, làm bánh,…

Khéo tay, có mắt thẩm mỹ tốt, nhạy cảm với mùi vị

Nấu ăn ngon thôi là chưa đủ cho một thợ nấu bếp giỏi, công việc đòi hỏi bạn có kiến thức về nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau, có khả năng học hỏi về cách làm mới để đưa đến cho khách hàng thành quả tốt nhất 

Ngoài ra, vị trí Cook trong các nhà hàng, khách sạn cần các kỹ năng mềm và một sức khỏe tốt để hoạt động trong một tập thể để đảm nhiệm được khối lượng công việc lớn và liên tục trong ngày, một công đoạn tốt thôi chưa làm nên được một món ăn ngon, cần cả tập thể hợp tác, phối hợp tốt và hoàn thành vì mục tiêu chung là sự hài lòng của thực khách

Có khả năng làm việc theo chỉ dẫn, công thức được giao

Có khả năng làm việc nhóm

Có khả năng giao tiếp tốt

Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực và việc đứng nấu bếp đòi hỏi trong phần lớn thời gian làm việc

Môi trường & điều kiện làm việc

Hiện nay, môi trường đa dạng về quy mô và phong cách ẩm thực, chủ yếu tập trung phần lớn khoảng 70% làm việc tại các đơn vị kinh doanh ẩm thực như Nhà hàng, Khách sạn, quán Cafe, Caterer tại các đơn vị dịch vụ, các cửa hàng thức ăn nhanh. 

Nhiệm vụ của Cook tại những địa điểm này là phụ trách một công đoạn của món ăn và phối hợp với những thành viên khác hoàn thành món ăn đúng hạn.

Cook đa số làm việc theo ca, bao gồm cả ngày cuối tuần và ngày lễ theo yêu cầu của thực khách. Công việc này đôi khi khá căng thẳng và bận rộn, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt như hội nghị, tiệc chiêu đãi,..

Thu nhập 

Tính chất công việc của Cook là hoạt động chế biến tiếp xúc nhiều với khói lửa, chịu “ô nhiễm” khói mùi, đối mặt với nhiều nguy hiểm trong môi trường bếp. Thu nhập xứng đáng là điều mong mỏi của mọi người lao động.

Vậy mức lương cho vị trí nấu bếp (Cook) là bao nhiêu?

Thu nhập và cơ hội thăng tiến của vị trí Cook tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng học hỏi, tìm tòi của mỗi người.   

Thu nhập trung bình cho người mới bắt đầu từ 4-5tr. Đối với những người đã có kinh nghiệm từ 1-3 năm, thu nhập dao động từ 5-8tr. Cho những vị trí nấu bếp lâu năm, có cơ hội thăng tiến rất trở thành Bếp chính với thu nhập 10-15tr 

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và khả năng, các đầu bếp và bếp trưởng hoàn toàn có thể tự mở cửa hàng kinh doanh cho mình.

Top 5 Vua Đầu Bếp Vật Vã Nấu Chuột Đồng

Ở phần thi loại người, chàng bác sĩ Nguyên Giáp gây sốc khi cho rằng giám khảo ‘troll’ mình.

Top 5 Vua đầu bếp thở phào hay tin sẽ không phải chế biến chuột sống.

Trong tập 17 Vua đầu bếp – MasterChef Việt, top 5 thí sinh đã bước vào những thử thách mới, với độ khó ngày càng cao. Trong phần thi Chiếc hộp bí mật, các thí sinh đã một phen hoảng hồn khi giám khảo Luke Nguyễn mở chiếc màn bên ngoài chiếc hũ có chứa những chú chuột đồng còn sống.

Ngay lập tức, top 5 tỏ ra bàng hoàng khi nghĩ mình sẽ tận tay chế biến những chú chuột sống này. Thái Hòa và Thùy Dương tỏ ra ngơ ngác, Quốc Trí và Nguyên Giáp trố mắt vì không tin rằng mình sắp phải đối mặt với nguyên liệu khó khăn. Thùy Dương chia sẻ, chị có cảm giác muốn xỉu khi nhìn thấy chuột, và rất sợ hãi vì không biết phải làm nấu món chuột thế nào. Do đó, khi làm, chị đã cảm giác mình là người nấu tệ nhất hôm nay.

Còn thí sinh trẻ tuổi nhất cuộc thi, Quốc Trí cho biết trước đó mình chỉ nghĩ đó là côn trùng, kiến, gián, và cho dù gì đi nữa thì anh vẫn cảm giác mình không may mắn lắm với những con vật sống. Chàng bác sĩ Nguyên Giáp chia sẻ, mình không ngại tiếp xúc với chuột nhưng xử lý một con chuột sống thì không đơn giản chút nào.

Thùy Dương vẫn tỏ ra lúng túng chế biến chuột.

Tuy nhiên, ngay lập tức giám khảo đã trấn an top 5 khi cho biết họ sẽ được chế biến thịt chuột đồng đã làm sạch. Các thí sinh thở phào và bắt tay chế biến món ăn của mình. Với món Chuột áp chảo nướng với rau củ, nữ thiết kế trẻ Thái Hòa đã hoàn thành bài thi của mình một cách mỹ mãn. Không như thử thách với món lươn, ếch ở tập trước, Thái Hòa cho rằng mình có chút lo lắng, nhưng sẵn sàng “chặt chém” vì đã có nghề sau lần giết lươn rồi, và cũng may là được cung cấp chuột làm sạch.

Cả ba giám khảo đều hoàn toàn bị chinh phục bởi món ăn của Thái Hòa. Giám khảo Tịnh Hải cho rằng thành công của món này là ăn vào không nghĩ đó là thịt chuột, từ màu sắc đến kết hợp các gia vị và sử dụng rau củ để làm mất đi mùi tanh của chuột. Giám khảo Luke Nguyễn nhận xét đây là món ăn anh thích nhất kể từ đầu cuộc thi.

Ngược lại, Quốc Trí khiến giám khảo thất vọng vì món Thịt chuột nướng chao và cơm Ý. Luke Nguyễn không hài lòng vì cho rằng phần cơm nấu quá mềm, trong khi đó chao quá mặn và mùi vị không hợp với nhau. Tuy nhiên, người gây thất vọng nhiều nhất cho giám khảo ở vòng này là Thùy Dương. Thùy Dương đã nấu thịt không chín, thậm chí khi nhìn thấy dĩa ăn này đã không dám dùng thử, thậm chí vị giám khảo này còn cho rằng Dương hoàn toàn làm sai món chuột đồng xào lăn kiểu Bắc.

Trở thành thí sinh xuất sắc nhất phần thi thử thách, Thái Hòa được quyền chọn đề bài cho phần thi loại người, và nữ thiết kế trẻ này đã chọn món rong biển. Trong khi đề thi chỉ yêu cầu dùng rong biển để làm nguyên liệu cho một món ăn Nhật, thì chàng bác sĩ Nguyên Giáp lại cho rằng rong biển phải là nguyên liệu chính trong món ăn của mình và chế biến món Súp miso rong biển và trứng hấp với rong biển.

Giám khảo thất vọng với món ăn của Nguyên Giáp, trong khi anh chàng nghĩ giám khảo cố tình nhập nhằng trong đề bài.

Giám khảo Tuấn Hải thất vọng nhận xét Nguyên Giáp vẫn chưa thể hiện anh là người đầu bếp biết sắp xếp công việc, như việc làm đổ trứng ra bàn… Do đó, món ăn ngày hôm nay Giáp sử dụng rong biển là nguyên liệu chính là hoàn toàn sai, và món trứng hấp cũng còn bị sống. Tuy nhiên, Nguyên Giáp lại cho rằng giám khảo đã cố tình “troll” mình khi nhập nhằng trong đề bài như thế.

Trong khi đó, Thùy Dương lần thứ 2 liên tiếp trong tập này đã thể hiện không tốt món ăn của mình. Với món sushi Nhật và súp Miso, chị tiếp tục rơi vào top nguy hiểm khi không thể hiện được sự tinh tế trong món ăn Nhật. Giám khảo Tuấn Hải nhận xét: “3 vòng trở lại đây món ăn của em quá đơn giản, không thể hiện cá tính và chưa đưa sáng tạo mới cho món ăn, món ăn của em rất cơ bản nhưng ở MasterChef đòi hỏi nhiều hơn nữa. Em phải sáng tạo và nâng tầm món ăn, không chỉ đơn giản là gỏi gà, sushi mà em có những nguyên liệu tốt nhất thì làm sao phải đưa ra món ăn tốt nhất”.

Với sự thất bại qua nhiều vòng này, Thuỳ Dương chính thức trở thành thí sinh nói lời chia tay cuộc thi trong tập 17. Chia sẻ về món ăn khiến phải dừng cuộc chơi, Thuỳ Dương cho biết, vòng thi loại người lần này đối với chị đã quá nhiều áp lực nên chị bước vào thử thách với tâm trạng rất bình tĩnh. Chị cho rằng mình đã làm rất kỹ và tận dụng hết khả năng của mình, tuy nhiên để làm một cái gì đó hơn nữa thì có thể nói là khả năng của chị chưa tới và sẽ phải học hỏi thêm.

Thùy Dương chia tay anh em trong MasterChef Việt.

Từ đầu cuộc thi, Thùy Dương là thí sinh gây chú ý khi tự công khai mình là người đồng tính. Trong top 5, Thùy Dương là thí sinh lép vế so với 4 người còn lại với số lần vào top nguy hiểm nhiều nhất. Thùy Dương cũng cho rằng năng lực của mình kém hẳn so với mọi người xung quanh, qua hai thử thách, chị đều rất cố gắng nhưng đều bị chê và luôn luôn ở vòng nguy hiểm. Chị cũng hi vọng một năm, hai năm, hay mười năm khi gặp lại, các bạn trong MasterChef sẽ thấy chị không phải là một thí sinh thi nấu ăn nữa.

Top 4 Vua đầu bếp gồm Nguyên Giáp, Quốc Trí, Thanh Hòa và Thái Hòa sẽ cùng nhau đến thành phố Huế để tranh tài trong một thử thách ở tập 18 – được phát sóng vào lúc 20h, thứ 6 ngày 5/7.

Áo Thun Có Cổ Gọi Là Gì?Tiếng Anh/Trung Gọi Là Gì?

Tóm tắt:

Áo thun có cổ có tên gọi là gì?

– Áo thun có cổ trong tiếng anh gọi là gì?

Áo thun có cổ(cổ bẻ, cổ trụ) trong tiếng anh gọi là “Polo Shirt”. Đây là cụm từ dùng để chỉ những chiếc áo thun có cổ(cổ bẻ) để phân biệt với những chiếc áo thun cổ tròn(T-shirt).

– Áo thun có cổ trong tiếng Trung gọi là gì?

Khi mua hàng trên mạng hay tìm hiểu thông tin về mẫu áo thun có cổ này ở các nguồn tin tức ở Trung Quốc, rất nhiều bạn thắc mắc áo thun có cổ tiếng Trung gọi là gì? Áo thun có cổ(Polo Shirt) trong tiếng Trung là: T恤衫 xùshān

– Áo thun có cổ và áo thun cổ tròn có gì khác nhau?

Trước khi nói về điểm khác nhau giữa hai loại này, tôi xin nói sơ qua định nghĩa áo thun cổ tròn(T-shirt) là cụm từ dùng để chỉ những chiếc áo thun cổ tròn, không gài nút, ngắn tay hoặc dài tay, khác hẳng với áo sơ mi(shirt) hay áo khoác(Coat). Áo cổ tròn thường được mặc trong những dịp không trang trọng như mặc ở nhà, đi chơi, hội họp bạn bè, dạo phố…

Ngược lại, áo thun có cổ(Polo Shirt) tuy làm từ chất liệu vải thun nhưng có phần cổ áo may giống áo sơ mi rất lịch sự, trước cổ áo có gắn 2-3 nút áo, tay ngắn được bo viền rất đẹp. Áo thun cổ bẻ(Polo Shirt) có thể dùng thay thế áo sơ mi, đến những nơi trang trọng, hội nghị, đám tiệc…

Nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật nên áo thun có cổ được sử dụng phổ biến, rộng rãi để đi làm, đi chơi đều được. Hiện nay, có rất nhiều công ty, cơ quan, trường học chọn may áo thun có cổ làm đồng phục cho nhân viên sử dụng, bên cạnh những kiểu áo sơ mi, vest truyền thống.

Mẫu áo thun có cổ đẹp

Cái tên áo thun có cổ(Polo Shirt) được bắt nguồn từ bộ môn khúc cầu tại Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19, sau đó được René Lacoste(Chủ thương hiệu thời trang Lacoste nổi tiếng) thiết kế lại hoàn chỉnh hơn. Mẫu thiết kế áo có cổ ban đầu là có thể gấp lên dễ dàng và thoải mái trên sân tennis, giúp người chơi không bị cháy nắng phần cổ áo. Sau đó, áo thun có cổ dần được cải tiến và sử dụng phổ biến rộng rãi cho đến ngày nay.

Ban đầu áo thun có cổ(Polo Shirt) được sản xuất dành riêng cho nam giới, sau này không chỉ nam giới sử dụng mà còn rất phù hợp với nữ giới. Ngoài ra, rất nhiều công ty, doanh nghiệp chọn sử dụng áo thun có cổ làm đồng phục cho nhân viên công ty của mình.

Nguồn gốc áo thun có cổ(Polo Shirt)

Các sản phẩm áo thun có cổ(cổ bẻ) được may bằng rất nhiều loại vải khác nhau. Nhưng sử dụng phổ biến nhất là 2 loại vải: Pique cotton và Jersey cotton.

Chất liệu vải may áo thun có cổ

– Vải Pique cotton(Vải thun cá sấu): Đây là loại vải đã làm nên tên tuổi của thương hiệu Lacoste. Tại Việt Nam loại vải này được gọi với cái tên là “cá sấu, cá mập”. Đặc điểm nhận dạng loại vải này là mắt vải to, dày dặn, rất mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt. Điểm yếu của loại vải này là khó giữ dáng, dễ bị xù lông.

– Vải Jersey cotton: Đây là loại vải cotton dệt theo phương pháp canh kim. Bề mặt vải rất láng mịn nhờ kỹ thuật dệt 1 kim, có độ đàng hồi rất tốt. Ngoài vải cá sấu thì vải Jersey cotton được xem là lựa chọn hoàn hảo nhất cho những ngày hè nắng nóng này.

Vào Bếp Xem Các Vua Triều Nguyễn Ăn Gì

Thành lập năm 1802, đến năm 1808, dưới triều Minh Mạng, bộ phận bếp núc chính thức có tên gọi là Thượng Thiện đội, chuyên lo việc bếp núc, từ mua sắm nguyên liệu, nấu nướng, chuẩn bị bát đĩa, tăm, thìa cho bữa ăn của vua và cúng giỗ của hoàng gia. Nhân viên đội Thượng Thiện có khoảng 50 người, phải chịu nhiều điều cấm để bảo đảm an toàn trong việc ăn uống và đặt dưới sự giám sát của viện Thái Y. Bên cạnh đội Thượng Thiện, trong cung còn có viện Thượng Trà chuyên trách việc cung cấp đồ uống cho vua và cúng giỗ của hoàng gia.

Bữa cơm vua không những chỉ trình bày tỉ mỉ đẹp mắt, màu sắc hài hoà thanh nhã mà phải lo chăm chút từng món ăn cho phù hợp, món này không kiêng kỵ món kia, phải biết kết hợp giữa các loại thực phẩm và gia vị một cách tinh tế của nóng và lạnh, của sự cân bằng âm và dương, nước uống phải tinh sạch, gạo thơm lựa từng hạt để cho bữa Ngự Thiện được hoàn mỹ. Đồ ngự dụng gồm chén, bát, dĩa bằng men lam, những đôi đũa vua dùng được vót bằng tre vừa trổ đủ lá một ngày thay một lần…

Ông hoàng, bà chúa khẩu vị mỗi người mỗi khác…

Theo những bậc cao niên kể lại, các bữa ăn hàng ngày của ông hoàng bà chúa trong cung không khác những bữa ăn của dân thường là bao. Món ăn được ưa thích của mẹ vua Bảo Đại vẫn chỉ là cá bống kho, canh cá óc mó, canh rau dại nấu với tôm… Vua Gia Long cũng được ghi nhận là ăn uống giản dị nhất, không bao giờ uống rượu, bữa ăn chỉ gồm ít thịt, cá, cơm, rau, bánh, trái… khi vua ăn không ai được ngồi cùng, kể cả hoàng hậu.

Vào đầu thế kỷ này, một vị phu nhân trong hoàng tộc đã ghi lại những món bà thường ăn để truyền lại cho con cháu học theo. Tập sách mỏng có tên là Thực phổ bách thiện giới thiệu 100 món ăn theo thể văn vần. Điều khiến ta ngạc nhiên là những món ăn đó không khác mấy so với món ăn dân dã. Thịt thú rừng chỉ chiếm 4%, trong khi đó thịt nói chung chiếm 17%, gia cầm chiếm 9%, tôm cá 28% chiếm tỷ lệ cao nhất. Nếu tìm những món lạ và đắt tiền như vi cá, hải sâm, yến sào… thì chỉ có 5%. Ngược lại những món ăn bình thường như rau dưa chiếm tỷ lệ cao là 28% và các thứ mắm chiếm 14%.

Cách ăn uống giản dị này còn thể hiện qua những sản phẩm mà triều đình quy định cho các địa phương cúng tiến hàng năm theo mùa. Điểm lại các sản vật cung tiến được ghi trong sách xưa, ta thấy hầu hết chỉ là những hoa quả thông thường được trồng ở các địa phương như: dừa ở Vĩnh Long, Định Tường, xoài Phú Yên, bòng bong Quảng Nam, cam đường Thanh Hoá, Hải Dương, vải Hà Nội, mắm rươi Ninh Bình, Nam Định, lê Cao Bằng, Tuyên Quang. Tỉnh phải nộp nhiều thứ nhất là Quảng Bình thì cũng chỉ là dưa hấu, bột hoàng tinh, tương đậu, rượu dâu, thịt cửu khổng khô (ruột một thứ sò lớn ở biển). Đây đều là những đặc sản địa phương, có thể thu hoạch một cách dễ dàng, không phải mất công khó nhọc lên rừng xuống biển tìm kiếm như xưa kia người Việt phải làm để cung tiến cho triều đình Trung Hoa.

Tuy nhiên, cũng có nhiều vua chúa thích ăn uống cầu kỳ, tiêu biểu là vua Đồng Khánh: mỗi ngày “ăn cơm 3 lần… mỗi buổi ăn có 50 món khác nhau do 50 người đầu bếp nấu và mỗi người lo nấu món riêng của mình…”.

Một số món ngự thiện đã được đưa vào ca Huế qua điệu Nam Ai, liệt kê gồm: nem công, thấu thỏ, xôi vò, nham bò, trứng gà lộn, khum lệt, xào lươn, bó sò trâu, chiên cua gạch, hầm câu, cao lầu, kho tàu, thịt quay, dưa gia, kiệu thịt phay, gầm ghì, măng cày, hon hôn, nướng sẻ, um cò, tao sò, mực trộn, gân chân vịt, giò nai, cháo hải sâm, kim châm, da bì, bành mì tây….

Yến tiệc cung đình – đỉnh cao ẩm thực Huế

Nem công, chả phượngĐỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế phải kể đến những yến tiệc được tổ chức vào những dịp hưng quốc, đại khách, lễ đăng quang, lễ sinh nhật nhà vua (hoặc hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàn tử, công chúa…), thiết đãi tân khoa, tiếp thần sứ nước ngoài…

Theo sách Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các nhà Nguyễn biên soạn, cỗ bàn được chia làm nhiều loại: cỗ hạng lớn gồm 161 phẩm vị, cỗ ngọc soạn có 30 dĩa, cỗ quý có 50 phẩm vị, cỗ điểm tâm có 12 phẩm vị. Ngoài ra còn có các cỗ chay để cúng chùa hạng nhất có 25 món, hạng hai có 20 món…. Mỗi loại cỗ, yến đều được quy định thứ bậc và định giá.

Khác với vua chúa phương Tây và Trung Hoa thường lấy săn bắn làm thú giải trí vương giả, và sự xuất hiện của thịt thú rừng trên bàn tiệc của các lãnh chúa vương công là chuyện thường xuyên, thì vua chúa Việt Nam ít ăn thịt thú rừng. Thịt dã thú chỉ thấy trong cỗ cúng với số lượng rất hạn chế: hươu, lợn rừng, công, tê tê, vịt nước, đuôi cá sấu… Hàng năm, trước ngày giỗ 12 hôm, các đội lính săn gồm 300 người và 100 con chó săn được bủa đi săn thú rừng, tối thiểu mỗi kỳ phải săn được từ 10-20 con, cũng là một số lượng không lớn.

Các vua triều Nguyễn chuộng “đặc sản”

Theo lời người già trong hoàng tộc kể lại thì có một món ăn lạ là “sâu mây” rất được các vua nhà Nguyễn ưa chuộng. Đây là một loại ấu trùng sống trong thân cây mây mọc trên rừng. Người ta chặt mây, lấy những con sâu đó về, đem thả vào ngọn cây mía trồng trong vườn. Con nhộng đục thân mía để ăn. Chờ đúng ngày nhộng vừa lớn mới chẻ cây mía ra, lấy nhộng làm thức ăn. Ngoài ra còn có một loại thức ăn được vua chúa nhà Nguyễn ưa thích, đó là con đuông, một loại ấu trùng sống trên ngọn cây dừa, vì vậy mang vị ngọt của cùi dừa, muốn lấy con đuông phải chặt cả cây dừa, chỉ những vùng trồng dừa ở miền Nam mới lấy được. Đuông hẳn là một món ăn quý, chẳng thế mà hình ảnh và tên của nó đã được khắc trên Cửu đỉnh trước Thái Miếu của kinh thành Huế với cái tên “hồ da tử”.

Nhìn chung, ngoài những món ăn thông thường được đội Thượng thiện tinh chế cầu kỳ, mỗi bữa Ngự thiện thường có thêm vài ba món ăn quý hiếm, trong đó có 8 món đặc biệt được gọi là “bát trân”: nem công, chả phượng, da tây ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào. 8 món này dành riêng cho các bậc vua chúa để bồi bổ thần kinh, tăng cường sinh lực, dẻo dai gân cốt và kéo dài tuổi thọ. Ngày nay một số thú rừng nói trên gần như tuyệt chủng, cần phải được bảo vệ thay vì giết để lấy thịt, chỉ món yến sào và hải sâm còn được phổ biến.

Dù là món dân dã hay cao lương mỹ vị, cái khác cơ bản ở đây chính là cách nấu nướng sạch sẽ, thực phẩm có chọn lọc hơn và đặc biệt là cách trình bày đẹp và tinh xảo. Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nhận xét rằng người Huế ăn bằng mắt, bằng mũi trước khi ăn bằng miệng. Tỷ dụ như các thứ rau, dưa được tỉa thành những bông hoa, rau muống ăn sống phải chẻ nhỏ như sợi bún, bánh đậu xanh được nặn thành hình trái cây với màu sắc như thật, chả thịt lợn kết hợp với rau củ xếp thành hình công, phượng với tên gọi “nem công, chả phượng”. Bởi vậy, tuy chưa hẳn ẩm thực cung đình Huế tiêu biểu cho phong cách ăn uống của dân tộc nhưng đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ăn uống Việt Nam.

Vua Đầu Bếp: Câu Chuyện Nấu Ăn Và Bí Quyết Giữ Gìn Hạnh Phúc Gia Đình

Lê Chi cho rằng để nấu ăn ngon cũng cần phải luyện tập mỗi ngày

Sinh sống và làm việc tại Canada, chị Lê Chi (44 tuổi) quay trở về Việt Nam chỉ với mục đích duy nhất là để tham gia chương trình Vua đầu bếp. Là một phụ nữ thành đạt, trong công việc, hạnh phúc với mái ấm cùng chồng và các con, nhưng điều đó không khiến chị Lê Chi ngừng cố gắng mỗi ngày, cả trong công việc lẫn chăm sóc gia đình nhỏ bé của chính mình. Người phụ nữ nhỏ bé này luôn thức dậy từ 6h sáng để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình mình, và lời khen “Mẹ nấu ăn ngon quá” của các con chính là động lực để chị vào bếp và nấu ăn ngon hơn mỗi ngày.

Tâm sự về bí quyết nấu ăn ngon và ngọn lửa giữ gìn hạnh phúc gia đình, chị Lê Chi chia sẻ: “Tôi thức dậy sớm mỗi ngày để chuẩn bị thức ăn cho cả gia đình không phải đơn thuần là trách nhiệm của một người vợ, người mẹ mà tôi thật sự yêu thích công việc bếp núc của mình. Qua những món ăn tôi nấu mỗi ngày, đó cũng là cách tôi thể hiện tình yêu của mình đến các thành viên trong gia đình. Ở trong bếp, tôi như một người khác, hoàn toàn quên mọi thứ xung quanh và chỉ tập trung vào các món ăn của mình.”

Cà ri lạc xá là món ăn khiến cho giám khảo Luke Nguyễn nhớ đến mẹ

Chưa từng nghĩ sẽ dự thi chương trình, thế nhưng suy nghĩ đó đã nhanh chóng thay đổi khi chị trò chuyện với cô con gái lớn về việc chọn trường đại học. Suy nghĩ về câu hỏi “Nếu mẹ phải làm một việc gì mẹ thích trong cuộc đời mình thì mẹ sẽ làm gì?”, chị Lê Chi đã tìm ra được đáp án cho mình với nghề đầu bếp.

Cũng như mọi công việc khác, chị Lê Chi cho rằng để nấu ăn ngon cũng cần phải luyện tập mỗi ngày. Từ bước chọn nguyên liệu đến chế biến và trình bày một món ăn, tất cả đều được chị thực hiện một cách chăm chút và kỹ lưỡng. Quay trở về Việt Nam để dự thi Vua đầu bếp – MasterChef Viet Nam, chị đã chọn một món ăn mà chị vẫn thường làm cho gia đình, đó là Cà ri lạc xá. Một món ăn đầy tình yêu thương trong căn bếp của gia đình đã hoàn toàn chinh phục được 4 vị giám khảo để nhận lấy chiếc tạp dề trắng quý giá từ chương trình, trong đó giám khảo Tăng Thanh Hà đã phải còn thú nhận rằng đây là món Lạc Xá ngon nhất mà cô từng được nếm. Với món Cà ri lạc xá, chị Lê Chi không chỉ thể hiện niềm đam mê mãnh liệt dành cho nấu ăn, mà còn khả năng kết hợp các loại nguyên liệu để tạo nên hương vị cho món ăn hoàn hảo. Cà ri lạc xá cũng là món ăn khiến cho giám khảo Luke Nguyễn nhớ đến mẹ bởi mẹ anh là người nấu món này rất ngon.

Lê Chi đã nhận được chiếc tạp dề trắng để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê

Nhận được sự đồng ý từ cả bốn giám khảo, chị Lê Chi đã nhận được chiếc tạp dề trắng để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê và sở thích nấu ăn của mình tại căn bếp của chương trình. Chiếc tạp dề cũng chính là món quà cho sự nỗ lực và niềm đam mê của chị dành cho nấu ăn.

Nên đọc