Cơm Nếp Đậu Đen / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Cách Nấu Chè Nếp Đậu Đen Ngon Đơn Giản Ai Cũng Thành Công

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách nấu chè nếp đậu đen ngon đơn giản tại nhà

Bước 1: Sơ chế đậu đen

Để nấu chè nếp đậu đen ngon, khi mua đậu bạn cần chọn những hạt mẩy rồi cho vào nước lạnh ngâm trong vòng từ 1-2 tiếng. Trong quá trình ngâm đậu hãy loại bỏ những hạt mốc và hỏng.

Sau khi ngâm đậu xong, bạn hãy vo sạch đậu để loại bỏ được hết bụi bẩn và cát ra khỏi đậu.

Bước 2: Sơ chế gạo nếp

Hãy ngâm phần gạo nếp đã mua vào nước khoảng 2 tiếng, với việc ngâm đủ nước khi nấu gạo sẽ chín mềm và dẻo hơn. Khi ngâm đủ thời gian, hãy vớt gạo ra và vo thật sạch.

Bước 3: Nấu riêng đậu và gạo nếp

Hãy cho đậu đã được rửa sạch vào nồi cùng với 1.5 lít, sau đó hầm thật kỹ. Trong quá trình hầm hãy nhớ vớt và loại bỏ hết phần bọt ra khỏi nồi chè để nước chè trong, khi ăn sẽ ngon thơm hơn. Khi đậu chín mềm cho phần đường đã chuẩn bị vào rồi khuấy đều, đun thêm khoảng 10 phút để đường tan hết.

Bước 4: Nấu gạo nếp cùng với đậu đen

Khi gạo nếp nở và chín thì bạn cho vào phần đậu đen đã được hầm nhừ. Để có được những bát chè đỗ đen nếp chín mềm và dẻo, khi nấu chè bạn hãy dùng muôi khuấy thật đều tay.

Bước 5: Tạo hương vị cho món chè

Để món chè có thêm hương vị hấp dẫn, bạn hãy lấy củ gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi bào thành từng sợi nhỏ.

Tiếp đến khi chè chín thì cho gừng bào sợi vào, khuấy đều lên rồi đun thêm khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức

Cuối cùng là bạn múc chè đỗ đen nếp ra bát để bớt nóng. Đợi một chút để khi chè còn ấm thì hãy thưởng thức để cảm nhận được hương thơm béo ngậy của nếp và nước cốt dừa, vị thanh mát bùi bùi của đỗ đen. Chắc chắn đây sẽ trở thành món ăn được nhiều người yêu thích và lựa chọn trong những ngày se lạnh.

Cách Nấu Xôi Đậu Đen Bằng Nồi Cơm Điện

Chia sẻ công thức và cách nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện ngon tại nhà. Xôi đậu đen nấu bằng nồi cơm điện rất đơn giản, xôi dẻo, hạt đậu đen bùi bùi hòa quyện với mùi thơm muối mè rất hấp dẫn.

Xem VIDEO CÁCH NẤU XÔI ĐẬU ĐEN NỒI CƠM ĐIỆN NGON

CÔNG THỨC XÔI ĐẬU ĐEN NỒI CƠM ĐIỆN

200g đậu đen xanh lòng

500g nếp

50g lá dứa

300ml nước cốt dừa

300ml nước nấu đậu đen

Muối mè ăn kèm xôi đậu đen: 50g đậu phộng, 50g đường, 5g mè trắng, 3g muối

Đậu đen thường có 2 loại, đậu đen xanh thường và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng nấu sẽ nhanh mềm, thơm và ngon hơn đậu đen thường. Bạn có thể dễ dàng tìm mua đậu đen xanh lòng tại các siêu thị.

CÁC BƯỚC NẤU XÔI ĐẬU ĐEN BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN TẠI NHÀ

– Đậu đen xanh lòng rửa sạch, ngâm qua đêm (8 – 10 tiếng). Rửa đậu đen cho sạch rồi cho vào nồi, đổ nước vào sao cho mực nước cao hơn đậu từ 1cm – 2cm. Nấu lửa vừa đến khi đậu mềm.

– Nếp vo sạch, để ráo. Trộn đều nếp với đậu đen cùng xíu muối.

– Lót ít lá dứa dưới đáy nồi cơm điện, múc nếp và đậu đen đã trộn vào, trải đều. Hòa nước cốt dừa và nước luộc đậu rồi cho vào nồi cơm điện, sao cho nước xâm xấp mặt nếp. Bật nút Cook.

– Làm muối mè: Đậu phộng rang vàng bóc vỏ, giã nát. Mè rang vàng. Cho đậu phộng, mè, đường, muối vào chén rồi trộn đều.

– Khi nồi cơm điện nhảy sang nút Warm, bạn nên chờ 1 chút (5 – 10 phút) hãy mở nồi cơm điện (để lớp nếp trên cùng kịp chín). Khi ăn xôi đậu đen sẽ rắc lên ít muối mè. Nếu ăn không hết, các bạn cho xôi vào hộp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

BÍ QUYẾT NẤU XÔI ĐẬU ĐEN BẰNG NỒI CƠM ĐIỆN THƠM NGON

– Đậu đen trước khi nấu phải ngâm từ 8 – 10 tiếng (hoặc ngâm qua đêm). Khi ngâm đậu đen được 1/2 thời gian, bạn nên thay nước. Đậu đen sau khi ngâm phải rửa lại cho thật sạch.

– Lượng nước nấu đậu đen chỉ nên đổ cao hơn đậu từ 1 – 2cm, đổ nước nhiều sẽ dư nước khi nấu xôi. Ban đầu nấu các bạn nên đậy nắp cho đậu nhanh mềm.

– Xôi đậu đen ăn không hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể bảo quản từ 3 – 5 ngày. Khi nào ăn, bạn chỉ cần lấy ra, hấp nóng lại.

NHỮNG MÓN XÔI MẶN NGON DỄ NẤU TẠI NHÀ

Cây Lá Dứa (Dứa Thơm,Nếp Thơm,Cây Cơm Nếp)

Lá dứa hay dứa thơm, nếp thơm, cây cơm nếp, tên khoa học là Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), là một loài thực vật dạng cây thảo miền nhiệt đới dùng làm gia vị trong ẩm thực Đông nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương và Philippines, nhất là trong những món quà ngọt tráng miệng.

Cây lá dứa (dứa thơm,nếp thơm,cây cơm nếp) mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh. Lá cây lá dứa hình dài, hẹp và thẳng như lưỡi gươm tụm lại ở gốc như nan quạt, lá có mùi thơm nếp hương, không lông, xếp hình máng xối, dài 30-50cm, rộng 3-4cm, mép không gai, mặt dưới màu nhạt, mặt trên láng. Cây không có hoa.

Cây lá dứa (nếp thơm,cây cơm nếp)

Công dụng:

Cây lá dứa gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch lá.

Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

Lá dứa (nếp thơm) khá lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Các nhà khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng.

Thông thường, trong “ẩm thực dân gian” khi nấu chè, làm kem, gói bánh, luộc sắn… đều bỏ vài lá dứa thơm vào nồi làm thức ăn có mùi thơm hấp dẫn hơn. Có nơi, người ta giã nát, hoặc xay nhuyễn lá dứa, vắt lấy nước cốt, trộn chung với gạo nếp, dùng để gói bánh chưng, làm xi-rô, tạo màu và mùi hương cho xoa xoa… Bánh chưng gói theo kiểu này khi chín, vỏ bánh sẽ có màu xanh đẹp, hương thơm khá hấp dẫn với người ăn. Không chỉ người Việt mới có thói quen dùng lá dứa nấu ăn mà các cư dân châu Á cũng có nhiều món ăn truyền thống có dùng lá dứa thơm.

Cây lá dứa (nếp thơm,cây cơm nếp)

Ẩm thực: Thạch làm từ lá dứa

Những năm gần đây, trà sâm dứa rất được ưa chuộng. Có người còn bỏ lá nếp thơm vào nồi nước xông giải cảm cho thơm. Gần đây, một số người đã thành công làm hạ lượng đường trong máu xuống nhờ uống lá dứa thơm, nhất là những người bị tiểu đường loại hai. Cách dùng như sau: mua lá dứa về phơi khô dùng dần, phơi thế nào cho lá vẫn còn màu xanh lục diệp. Mỗi lần nấu khoảng 10 lá khô với 2,5 lít nước, nấu sôi cho đến khi còn lại 2 lít là vừa. Uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết số nước ấy trong ngày. Uống sau 10 ngày là có kết quả. Trong quá trình uống lá dứa thơm, điều lưu ý, bạn phải ăn kiêng theo chế độ và năng tập thể dục. Tuy nhiên, tính năng chữa bệnh tiểu đường của loại cây này, các nhà khoa học, thầy thuốc… cần nghiên cứu sâu hơn.

Cách Làm Sữa Đậu Nành Mè Đen, Nấu Sữa Đậu Nành Mè Đen Ngon

Cách làm sữa đậu nành mè đen nấu sữa đậu nành mè đen ngon cực kì ngon, không thử thì thôi, đã thử là nghiền ngay. Nếu cứ làm sữa đậu nành theo cách thông thường thì sẽ rất dễ nhàm chán. Tại sao lại không thử biến tấu với công thức nấu sữa đậu nành mè đen mới mẻ này, đảm bảo bạn sẽ hào hứng và ngon miệng hơn nhiều.

Sữa đậu nành mè đen là thức uống có vị thanh mát, cùng với đó là sự hòa quyện giữa vị béo ngậy đặc sánh của đậu nành và hương thơm đặc trưng của mè đen. Không những thế món đồ uống này còn vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe lại giúp đen tóc đẹp da. Chọn máy xay làm sữa đậu nành mè đen ở đây

Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành mè đen:

Nguyên liệu cần có:

Dụng cụ cần chuẩn bị:

Bước 1: Nhặt bỏ những hạt đậu nành bị mốc, sâu, hỏng. Phần hạt đậu nành tốt đem rửa sơ qua và ngâm từ 6-8 tiếng cho đậu nở. Khi ngâm thấy hạt nào nổi lên trên bạn lại tiếp tục nhặt ra. Đậu đã nở bạn đãi sạch vỏ, xả kĩ rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 2: Mè đen bạn lượm kỹ những hạt sạn hoặc vỏ còn sót lại. Sau đó cho mè cho vào thau, vò nhẹ nhàng, dùng rây vớt mè lên. Bạn rửa làm ba lần cho sạch sau đó vớt ra để ráo.

Tiếp đến cho hạt mè vào chảo gang dày và rang nhỏ lửa, đảo liên tục đều tay. Rang đến khi mè chín, nghe thấy tiếng lép bép là được.

Bước 3: Cho hỗn hợp đậu nành, mè đen, nước vào máy xay sinh tố. Bật máy xay nhuyễn. Tùy vào dung tích của cối xay sinh tố mà bạn có thể chia làm 2-3 lần xay.

Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa đậu nành mè đen đã xay ở trên qua túi vải lọc để lọc bỏ bã. Vắt lấy nước cốt, hớt bỏ bọt.

Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua bước này nếu sử dụng máy xay đậu nành nguyên xác. Khi dùng máy xay nguyên xác, đậu nành và mè đen sẽ được xay nhuyễn mịn, không còn lợn cợn, vón cục. Do đó, bạn sẽ không cần phải lọc bõ bã.

Bước 5: Cho hỗn hợp sữa đã lọc cùng lá nếp vào nồi, bật bếp đun sôi. Khi sữa bắt đầu sôi, hạ nhỏ lửa, thêm đường phèn vào. Khuấy đều tay để đường tan hết và sữa không bị bén dưới đáy nồi.

Tiếp tục để sữa sôi lăn tăn khoảng 20-30 phút cho sữa chín và độc tố được khử hết. Đồng thời nên khuấy sữa liên tục.

Bước 6: Khi sữa đã chín, bạn tắt bếp, vớt lá nếp ra và để sữa nguội. Sau khi sữa nguội bạn rót vào bình hoặc ly thủy tinh.

Giờ thì bạn chỉ việc cho thêm đá và thưởng thức thôi. Nếu chưa muốn uống ngay, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Như vậy là với sáu bước đơn giản, bạn đã hoàn thành xong được những ly sữa tuyệt hảo rồi. Vừa thơm ngon, lạ miệng, sữa đậu nành mè đen còn đem đến những lợi ích tuyệt vời cho mà bạn không ngờ tới đấy.

Có thể bạn chưa biết, đậu nành và mè đen chứa rất nhiều chất có giá trị dinh dưỡng cao. Đậu nành giàu protein, canxi, sắt, chất béo lành mạnh, isoflavones,… Mè đen cũng chứa rất nhiều protein, canxi, magie, lecithin và nhiều khoáng chất khác tốt cho sức khỏe.

Khi kết hợp hai thực phẩm này sẽ đem đến những tác dụng rất tuyệt vời:

Làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

Hỗ trợ giảm cân

Giúp mái tóc đen, mềm mượt

Ngăn ngừa ung thư vú

Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Trị táo bón

Tốt cho tim mạch,…

Với những công dụng thần kì của loại thức uống này, có lẽ không còn gì làm bạn phải chần chừ để vào bếp trổ tài chế biến nó nữa phải không.

Tác dụng phụ của sữa đậu nành có tác hại gì?

Lưu ý quan trọng khi uống sữa đậu nành mè đen

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc. Với người lớn chỉ nên uống dưới 500ml một lần. Để không bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy,…

Cần đun sôi kĩ sữa đậu nành trước khi uống để khử hết các độc tố có trong đậu nành.

Không đánh trứng với sữa đậu nành. Vì khi lòng trắng trứng kết hợp với men tripsin trong đậu nành sẽ tạo ra chất kết tủa. Dẫn đến cơ thể khó hấp thu và các chất dinh dưỡng bị biến mất.

Không nên uống sữa đậu nành khi bụng rỗng. Khi đó, các chất dinh dưỡng trong đậu nành sẽ dễ bị chuyển hóa thành nhiệt lượng và mất hết tác dụng.

Với những người bị tỳ vị hư hàn, hay bị đầy bụng, chướng hơi, thận hư,… không nên dùng thức uống này.