Cơm Chiều Nấu Món Gì / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Vinaconex.edu.vn

Ăn Gì Để Tăng Chiều Cao ?

Nếu muốn cải thiện chiều cao hiện tại hãy ăn nhiều thức ăn có chứa axit amin như: phở, giá, đậu các loại, tôm, cua, lươn, cá, sò, ốc, thịt bò, thịt gà, gan, móng giò, trứng, sữa, vừng, lạc, các loại rau xanh…….

Gạo tẻ, gạo nếp, thức ăn có chứa đường… không nên ăn nhiều và đồ uống như cocacola, soda, nước ép đóng chai cũng nên hạn chế bởi nó hàm chứa lượng đường cao. Nó sẽ cản trở sự tích tụ canxi, ăn nhiều sẽ không có lợi cho sự phát triển mô xương. Ngoài ra, có thể ăn thêm thực phẩm lí tưởng có lợi cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng cũng như thúc đẩy chiều cao như sau:

Trong thực vật và động vật đều chứa đủ 8 loại axit amin cần thiết và chính nó sẽ loại bỏ lượng mỡ tồn một cách nhanh nhất, giúp cơ thể nhẹ hơn. Đồng thời, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với sự mệt mỏi và một số bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Mĩ đã đưa ra lời khuyên bổ ích đối với các bà nội trợ rằng: hãy chú ý hơn nữa việc bổ sung lượng thức ăn có chứa axit này nếu bạn thực sự muốn con mình tăng chiều cao.

– Axit amin có mặt trong các loại thịt, cá, trứng,… với hàm lượng cao.

– Trứng: Bất kể loại trứng nào cũng có axit amin . Đây là loại thực phẩm quan trọng, có vai trò tổng hợp các vitamin trong tế bào cho nên khi ăn cơm, hãy ăn nhiều trứng hơn để cho cơ thể được cao.

– Đậu nành chứa nhiều protein cao nhất trong các loại đậu,giúp tăng khối lượng xương và các mô. Do đó nên kết hợp đậu nành khoảng 50g/ngày vào khẩu phần ăn

Có nhiều trẻ em béo phì đều không ăn sáng nhưng đây là cách làm sai lầm bởi trong bốn bữa ăn thì bữa sáng là quan trọng nhất bởi nó “khởi động dạ dày” và giúp cơ thể bắt đầu ngày mới hiệu quả sau một đêm dài ngủ nghỉ. Cho dù là nhiều hay ít thì nhất định vẫn phải ăn sáng.

Vitamin

Các môn xà đơn, xà kép, leo dây, đánh cầu, bóng chuyền sẽ rất lí tưởng cho tăng cường chiều cao, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Ngoài cà rốt, rau cần, xà lách, cà chua… ra bạn hãy ăn nhiều hơn các loại sa lát trộn không bơ. Đây cũng là thói quen của nhiều người mẫu.

Trẻ ở tuổi dậy thì cần lượng đạm cao hơn người trưởng thành.

– Một ngày trẻ phải đảm bảo ăn được 2.200 – 2.400 calo, tức tương đương với lượng ăn của người trưởng thành,. Năng lượng là tiêu chuẩn để xác định ăn thiếu, đủ hay thừa. Năng lượng được tạo ra bởi các chất dinh dưỡng là đạm, béo, bột đường nên các chất này cần phải có một tỷ lệ hợp lý thì mới đạt hiệu quả tối ưu là vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể.

– Trẻ dậy thì phát triển cơ bắp nên lượng đạm cần cao hơn người trưởng thành. Chất đạm chiếm 14 – 15% năng lượng (70 – 80 g/ ngày). Lượng đạm lấy từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua, các loại đậu… (khoảng 200 – 300 g/ngày).

– Vì đạm động vật nhiều chất sắt, là chất tạo máu nên khuyến khích trẻ ăn nhiều đạm động vật (đạm động vật nên chiếm trên 30% lượng đạm chung). Ví dụ, trẻ cần ăn 80 g đạm thì có thể ăn 150 g thịt hoặc cá, còn lại là ăn khoảng 200 g các chế phẩm từ sữa (yaourt), từ đậu (tàu hũ).

Bổ sung chất béo Cung cấp đầy đủ các nhu cầu về vitamin và muối khoáng

Canxi: mỗi ngày cần 1.000 – 1.200 mg. Canxi có nhiều trong sữa, các chế phẩm từ sữa như pho-mai, yaourt hoặc trong những loại đậu, trong xương cá, cua đồng. Ít nhất một ngày cần uống 300 – 500 ml sữa. Thiếu canxi trẻ sẽ dễ bị “vọp bẻ”, loãng xương…

Sắt: mỗi ngày cần 18mg, trẻ gái cần hơn trẻ trai do mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Sắt có nhiều trong thịt, cá, rau xanh (rau ngót, rau muống…). Thiếu sắt trẻ sẽ bị thiếu máu triệu chứng là mệt mỏi, hay quên, buồn ngủ, da xanh…

I ốt: khoảng 15 mcg mỗi ngày. I ốt có nhiều trong hải sản và phải sử dụng muối i ốt khi nấu ăn. Thiếu i ốt trẻ sẽ bị bướu cổ, kém thông minh…

Các nhu cầu vitamin nhóm B, C, A, D, axit folic… cũng cao do tăng chuyển hóa năng lượng. Vì vậy, cần phải ăn đa dạng thực phẩm và là những thực phẩm tươi càng ít qua chế biến thì càng ít mất chất dinh dưỡng. Lượng rau cần thiết trong ngày là 300 – 500g.

Hãy ăn uống đủ chất và tăng cường vận động ,thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho chiều cao sau này của bạn.

Mọi thắc mắc để được tư vấn kỹ hơn về các phương pháp tăng chiều cao, bạn đọc xin gửi về : bstuvan@caolonthongminh.vn hoặc gọi 19001259 ( giờ hành chính ).

Chia Sẻ Bí Quyết Nấu Món Vịt Hấp Gừng Cực Ngon Cho Bữa Cơm Chiều

Nguyên liệu để nấu món vịt hấp gừng

Để thực hiện ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

+ Phần nạc lóc ra từ hai miếng lườn hoặc đùi vịt.

+ Vài củ gừng và ít lá gừng nếu có.

+ Gia vị, xửng hấp.

+ Ít rau thơm như húng cay, vài trái khế xanh, chuối chát.

Cách thực hiện nấu món vịt hấp gừng cực ngon

+ Bước 1: Phân lượng thịt cho hai khẩu phần chừng 300 – 400gr thịt lườn và đùi. Dùng dao lạng lấy hai miếng nạc lườn bao lấy phần xương sườn rồi cắt sửa cho miếng thịt gọn đẹp, cắt bỏ rìa da có dính mở. Còn phần tỏi đùi thì dùng dao mỏng xẻ sâu vào đùi thịt một đường, tách bỏ xương, để nguyên miếng thịt đùi vừa tách ra.

+ Bước 2: Pha hỗn hợp gia vị gồm 1 chén nước lọc ( 70 cc)+ 1 muỗng cà phê hành ta bằm nhỏ + 1 muỗng súp gừng bằm nhỏ + ½ muỗng cà phê muối + ¼ muỗng cà phê tiêu. Nhúng miếng nạc ức, nạc đùi vào hỗn hợp gia vị rồi lấy ra để trong khoảng 30 phút cho thịt thật thấm gia vị.

+ Bước 3: Cho nước vào xửng hấp cứ mỗi lít nước cho vào khoảng 50gr gừng củ đập dập. Nấu sôi nước hấp trước. Trải ít lá gừng nếu có hoặc ít gừng non cắt lát mỏng vào tầng hấp của xửng cho thịt vịt đã thấm gia vị vào hấp, đậy nắp xững, để nước sôi mạnh. 400gr thịt sẽ chín trong khoảng 30 phút.

+ Bước 4: Lấy thịt ra, để nguội bớt, xắt ngang miếng thịt thành từng lát mỏng, khi cắt để nghiêng lưỡi dao để cắt xéo thớ thịt, miếng thịt sẽ ngon hơn.

+ Bước 5: Lặt rửa sạch rau thơm. Cắt ngang chuối khế thành lát mỏng, ngâm chung với nhau cho chuối trắng đẹp, khi ăn vớt ra để ráo.

+ Bước 6: Pha 3 hoặc 4 muỗng súp nước lọc + 1 muỗng súp nước mắm trên 35 độ đạm + non 1 muỗng súp đường để thêm vị ngọt nhẹ rồi cho vào từ từ khoảng 1/2 đến 1 muỗng súp gừng non băm nhuyển tùy khẩu vị chấp nhận đựơc vị cay + 1/5 muỗng cà phê muối. Nêm lại, tùy ý gia giảm đường muối theo khẩu vị riêng. Tùy thích dùng thịt làm món ăn chơi hoặc ăn cơm với rau thơm, chuối khế.

Tags: vịt hấp sả ngon, vịt xiêm hấp gừng, vịt hấp bia sả, cách chế biến vịt hấp sả, vịt hấp muối, vịt hấp nước dừa, cách làm vịt trời hấp, cách hấp vịt thơm ngon

Vịt Nấu Chao Ngọt Tuyệt Đỉnh Cho Bữa Cơm Chiều Chủ Nhật

Ngày cuối tuần, được quây quần bên gia đình, bạn bè thưởng thức món vịt nấu chao kèm với bún thì quá tuyệt vời!

Cách làm vịt nấu chao

Vịt nấu chao là một món ăn ngon và được ưa chuộng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Món này ăn kèm với bún tươi và các loại rau, cách ăn cũng như các món lẩu, phù hợp cho những bữa ăn gia đình, họp mặt bạn bè hay đám tiệc. Vịt nấu chao ăn với bún cũng rất ngon. Cách làm bún vịt nấu chao cũng khá đơn giản.

CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

– 1/4 con vịt (khoảng 600gr)

-0.5 kg bún tươi

-1 bó rau muống

-1 trái dừa xiêm

-1 củ khoai môn (300gr)

-Các loại gia vị: chao đỏ, tỏi, hành củ, ớt, gừng, hành lá, rượu trắng, muối, mì chính, đường, tiêu, chanh.

SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU

– Rau muống nhặt bỏ lá già, gốc rau lấy phần non, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo.

– Tỏi tươi bóc nhỏ băm nhuyễn

– Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng vuông ngâm trong nước cho khỏi thâm, sau đó vớt ra để ráo.

– Vịt sau khi đã mổ, rửa lại với chút rượu trắng và gừng giã giập để khử mùi hôi của vịt. Vịt mà béo thì ăn sẽ rất thơm và ngậy, nhưng nếu nhiều mỡ quá thì chúng ta nên lóc bỏ bớt mỡ bám vào phần da đi. Chặt thành từng miếng nhỏ đều nhau.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1: Bắc chảo lên bếp, dầu nóng cho khoai môn vào chiên sơ 2 mặt sau đó cho ra đĩa để riêng.

Bước 2: Cũng chảo dầu ở trên, cho chỗ hành, tỏi bằm còn lại vào phi thơm. Sau đó cho vịt đã ướp ở trên vào xào săn lại.

Bước 3: Thịt vịt đã săn lại, cho nước dừa vào cho ngập thịt nấu nhỏ lửa cho đến khi vịt chín mềm, khoảng 15 phút là vịt chín.

Bước 4: Trong lúc đợi vịt chín thì chúng ta đi pha nước chấm chao. Lấy 2 viên chao đỏ cho vào bát, thêm 1/2 thìa đường, chút nước cốt chanh, dùng thìa tán nhuyễn chao sau đó cho ít tỏi, ớt bằm nhỏ, nêm nếm cho vừa miệng.

Bước 5: Vịt chín, cho khoai môn đã chiên sơ ở trên vào tiếp tục đun, đến khi khoai chín mềm, nêm nếm cho vừa miệng là được.

Món vịt nấu chao ăn kèm với bún thì chuẩn không cần chỉnh. Xếp bún ra tô. Múc vịt, khoai sọ kèm nước dùng rưới vào, ăn cùng rau muống. Có thể thả thêm một vài lát ớt sừng lên trên để trang trí và tạo mùi hấp dẫn cho bún vịt nấu chao.

Thòi lòi nướng muối ớt “Nghe nói Cà Mau xa lắm” làm chùn bước chân người thích ngao du như tôi. Mãi đến tận cuối tuần…

Cơm Chiều Với Món Bò Hầm Tiêu Xanh Thơm Ngon ‘Hơn Đứt’ Ngoài Hàng

Theo Đông y thịt bò vị ngọt, tính bình, vào tỳ và vị. Có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Dùng rất tốt cho người tỳ vị hư nhược như gầy yếu sụt cân, ăn uống không tiêu, đầy bụng, chán ăn, phù nề, đau lưng mỏi gối, đái tháo đường…

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100gr thịt bò chứa tới 26,1gr protein, 11,8gr chất béo. Thịt bò còn giàu Omega 3, 6 và các vitamin E, K, B1, B2, B3, B5, B6, B12, folate và choline, cùng các khoáng chất như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan.

Cơm chiều với món bò hầm tiêu xanh thơm ngon ‘hơn đứt’ ngoài hàng

Nguyên liệu cho món bò hầm tiêu xanh

– 500 – 600g thịt bắp bò (tùy khẩu phần ăn)

– 50g tiêu xanh

– Khoai tây 2 củ

– Cà rốt 2 củ

– Dừa non 1 quả

– 30g bột ngô hoặc bột mì

– Một hộp nước sốt cà chua xay

– Hành khô 1 củ

– Vài nhánh lá mùi tàu

– Các loại gia vị: mắm, muối, đường, dầu ăn, mì chính, bột nêm…

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Thịt bò mua về rửa thật sạch, thái miếng nhỏ hình chữ nhật vừa ăn, kích thước khoảng 1-1,5cm.

– Hạt tiêu xanh rửa sạch, để ráo nước và dùng cối giã nhuyễn.

– Khoai tây rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn. Nên ngâm khoai tây vào nước sạch cho hết nhựa và không bị thâm.

– Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa ăn. Hành khô băm nhuyễn. Rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Ướp gia vị

– Đem thịt bò đã thái ướp cùng tiêu xanh, thêm 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê dầu ăn, 1/2 thìa cà phê muối, để khoảng 30 phút cho thịt bò ngấm đều gia vị.

Bước 3: Hầm bò

– Bắc chảo lên bếp, cho thêm chút dầu ăn đun nóng rồi cho khoai tây đã thái miếng vào rán vàng. Cách này giúp khoai không bị nát khi hầm bò.

– Dùng nồi hầm (hoặc nồi thường) thêm chút dầu phi thơm hành rồi chút thịt bò vào xào săn.

– Tiếp đó, đổ nước sốt cà chua, nước dừa tươi, cùng hai bát con nước lọc đậy vung lại đun lửa nhỏ.

– Đun khoảng 15 phút thì cho phần khoai tây, cà rốt vào đảo đều tay. Đậy vung, tiếp tục đun cho đến khi thấy thịt bò chín mềm, khoai tây và cà rốt chín nhừ.

– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, hòa bột ngô vào bát nước lọc khuấy cho tan. Từ từ đổ hỗn hợp này vào nồi bò hầm và đảo nhẹ, đun sôi tới khi hỗn hợp nước sốt sánh lại thì tắt bếp, rắc rau mùi tàu thái nhỏ vào.

Món bò hầm tiêu xanh ăn cùng cơm nóng hoặc bánh mì, bún đều phù hợp. Thịt bò chín mềm hòa quyện với mùi thơm của tiêu xanh cùng nước sốt đặc sánh béo ngậy vừa ngon lại bổ dưỡng.

Tổng Hợp 3 Cách Nấu Lẩu Cá Mú Đổi Vị Bữa Cơm Chiều Đông Cực Ngon

Cách làm món lẩu cá mú nấu ngót chua ngọt tại nhà

Điều quyết định món lẩu chua cá mú có ngon hay không là nhờ nước lẩu, chính vị chua cay nhẹ nhẹ làm nên hương vị cho món ăn này.

+ Cá mú: 1 con

+ Thơm: ½ trái

+ Cà chua: 3 trái

+ Khế chua: 1 trái

+ Xương hầm nước lẩu (nếu có) : 500g

+ Đậu bắp, bạc hà, giá sống, bắp chuối, rau muống: mỗi loại 300g (có thể mua ăn kèm nhiều hơn theo ý thích).

+ Gia vị: đường, ớt, bột nêm, me, nước mắm.

+ Có thể ăn kèm bún tươi (500g) hay mì.

Cách làm món lẩu cá mú nấu ngót chua ngọt:

Để nồi lẩu cá mú ngon nhất, khi chuẩn bị nguyên liệu, cá mú nên chọn con tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng. Sau đó cắt thành từng miếng có độ dày trung bình để mau chín (5-6 khúc tuỳ cá lớn hay nhỏ). Cụ thể mời các bạn tham khảo qua các bước làm lẩu cá mú nấu ngót như sau:

+ Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu như thơm, cà chua, khế chua, đậu bắp, bạc hà và cắt thành từng phần vừa ăn. Rửa sạch các loại rau sống, giá,rau muống, bắp chuối bằng nước muối loãng và để cho ráo nước.

+ Bước 2: Bắt nước lên bếp và đợi đến khi nước sôi, cho me vào và nêm nếm các loại gia vị sao cho vừa ăn (bạn có thể mua gói bột nêm lẩu ở siêu thị để tăng thêm phần thơm ngon cho món).

+ Bước 3: Tiếp theo, khi nước đã sôi thả thơm, cà chua, khế, đậu bắp, bạc hà vào. Cho cá vào khi nước sôi lại. Hỗn hợp các chất chua sẽ khử mùi tanh của cá.

+ Bước 4: Cuối cùng bỏ các loại rau ăn kèm vào khoảng 2 phút rồi vớt ra chung với cá. Như vậy để tránh thịt cá không bị bở và rau mất tươi.

+ Bước 5: Cá các bạn có thể chấm với nước mắm mặn dằm ớt. Vị chua thanh của nước dùng hoà quyện với những thớ thịt béo giòn của cá tạo nên một món ăn thơm ngon, nóng hổi cay nồng tràn đầy cảm xúc.

Cách làm món lẩu cá mú khoai môn ăn là nghiền

+ Nguyên liệu: Cá mú phi lê, tỏi, ngò, hành, gừng, khoai môn, nước lèo.

+ Bước 1: Lựa đầu cá mú thật tươi, nhờ tiệm chặt nhỏ cho mình luôn nhạ. Đem về rửa sạch, ướp chút muối tiêu , hành tỏi để chừng 20 phút cho thấm.

+ Bước 2: Cá bống mú tươi (nếu cá không còn tươi thì thịt sẽ bở và không có vị ngọt), làm sạch, bỏ ruột, lóc bỏ phần xương, thái thành từng khúc bằng hai ngón tay.

+ Bước 3: Tỏi bầm xong phi với dầu cho vàng. Ngò om, hành là cắt khúc. Gừng cắt sợi nhỏ. Khoai môn gọt vỏ cắt miếng cở gần bằng với miêng cá, đem chiên với lửa lớn cho xém vàng (như mình chiên khoai nấu cari vậy). Để ra giấy cho thấm bớt dầu.

+ Bước 4: Kế đến cho cá vô chiên sơ cho thơm, để qua một bên. Bắc nồi nước lèo gà, heo hay nước lạnh cũng được chờ sôi cho khoai vô nấu nêm chút muối đường, bột ngọt.

+ Bước 5: Khi khoai gần mềm thì cho cá vô nấu cho sôi hạ lửa nhỏ, nêm lại cho vừa ăn. Khoai vừa chín mềm là được. Trên mặt rắc hành lá, ngò om, gừng cắt gợi và tỏi phi. Món này ăn nóng theo dang lẩu nhúng với rau muống và cải bẹ xanh kèm với bún hay ăn với cơm cũng ngon.

Các loại rau ăn kèm rất quen thuộc như: Đậu bắp, dứa, cà chua, bạc hà…. và được thái thành từng miếng vừa ăn.

Cách nấu lẩu cá bống mú lá giang cực ngon

Chuẩn bị nguyên liệu cho 2 người ăn:

+ Cá bống mú: ½ kg

+ Lá giang: 300gr

+ Rau đắng: ½ kg

+ Cà chua: 4 trái

+ Tỏi băm: 1 ít

+ Hành tím: 3 củ

+ Gia vị: Chanh, ớt, dầu ăn, nước mắm.

+ Rau sống ăn kèm: Muống bào, rau nhút, giá, bắp chuối bào, lá ngổ và ngò gai

Cách nấu lẩu cá bống mú lá giang chua ngon:

+ Bước 1: Cá bống mú con rửa sạch cắt khúc, bỏ vào tô đậy nắp lại.

+ Bước 2: Lá giang nhặt lá, bỏ dây, rửa sạch, để ráo, vò nát, rau nhút nhặt rửa sạch, giá và muống bào, chuối bào cũng thế, lá hành và ngò gai rửa sạch

+ Bước 3: Cà chua bỏ hột, cắt múi cau, phi hành tím xào sơ, tỏi băm phi vàng. Hành tím bào mỏng theo chiều xuôi, phi vàng.

+ Bước 4: 1,5 lít nước lạnh nấu sôi cho lá giang vào, nêm gia vị 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, 1 muỗng bột ngọt, 1 muỗng nước mắm ngon. Khi sôi nhắc xuống, nước dùng có vị chua ngọt là được.

+ Bước 5: Múc nước lèo ra lẩu, trên mặt để vài lát ớt, tỏi phi, hành phi, lá hành và ngò gai cắt nhỏ. Khi ăn nấu lẩu sôi mở nắp đổ cá vào và đậy nắp lại, cá chín gắp ra đĩa, ăn nóng.

+ Bước 6: Xếp một dĩa bún, một dĩa các loại rau, một dĩa nước mắm ớt. Lẩu cá Bống Mú dùng kèm với rau đắng, bún, chanh và nước mắm sống.

Cách nấu lẩu cá mú gàu cho bữa sáng của cả nhà

Theo những ngư dân chuyên bám biển thì cá mú gàu sống trong những rạn san hô ngoài khơi nên khó phát hiện, khó đánh bắt. Khi gặp cá thì có thể câu hoặc vây lưới đánh được vài chục con một lần vì chúng thường đi theo đàn.

+ Nguyên liệu: Lẩu canh chua mú gàu nấu hợp và ngon với các loại trái, lá như khế, me, thơm, ớt, é trắng.

+ Bước 1: Một con mú gàu làm sạch, bóc mang, người làm khéo tay rạch một đường dưới bụng lấy ruột, để lại bộ lòng giống như làm cá lóc.

+ Bước 2: Tùy theo lượng người ăn, có thể chọn số cá và chiếc nồi to hay nhỏ; Cắt cá ra thành khúc hay để nguyên con. Vẫn nấu như các loại cá khác nhưng cốt làm sao nhất thiết phải chua, cay thì nồi lẩu cá mú gàu chua ngọt ngon mới đậm đà.

Tags: lẩu cá mú, trời lạnh ăn lẩu cá gì ngon, cá mú, lẩu cá mú gàu, lẩu cá mú lá gang, lẩu cá bống mú