Chè Đỗ Đen Xôi Vò / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Ba Cách Nấu Chè Đỗ Đen Giải Nhiệt

Chào cả nhà,

Hôm nay tớ bắt đầu ra vườn làm cỏ để chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Trời ơi, nghe câu mở đầu đích thị là của một “người nông dân chân chính” rồi hehe … Nói thế chứ tớ biết cuộc sống “sang chảnh” thế chẳng phải lúc nào cũng có, trong thời điểm này của cuộc đời thì hãy yêu thương nó như một cứu cánh của mình thôi nhỉ 😉

Ngồi ngoài vườn trời nắng nhưng không khí trên núi vẫn mát và trong lành, thích thật ý. Tớ ngồi một mình cứ cặm cụi làm, không nói với ai (làm gì có ai mà nói :P), không nghĩ gì cả hơn tiếng đồng hồ cho tới khi tự dưng gió nổi lên, mưa lộp độp nặng hạt. Cơn mưa kéo tới vù vù làm tớ phải chạy vội vào xe trú. Thế mà mới dọn được khoảng 2/3 cái vườn. Mà trong lúc làm việc, tớ thấy thật kì diệu là tớ không nghĩ gì nhiều cả, cứ tập trung xem cỏ ở chỗ nào; rồi lấy xúc nhỏ đào cỏ lên, cho vào xô để đổ đi. Khi đào đất lên thì lấy tay bóp vụn đất, nhìn những chú giun đất quậy cọ và cảm nhận thấy đất năm nay mềm hơn đất năm ngoái vì mưa nhiều hơn hẳn so với bình thường. Năm ngoái, lúc sau tuyết ập xuống rồi nên tớ không dọn vườn sạch sẽ như mọi năm, nên năm nay một số cây tự mọc lại, lá khô của mùa thu mắc lại thành đống. Cứ tập trung làm như vậy thật hay, đầu óc thông thoáng, tập trung và cảm nhận những gì đang ở ngay gần mình. Bình yên thật!

Ở Hà Nội mấy hôm nay nắng nóng lắm rồi, tớ ở đây thì mới chỉ chớm hè nhưng với vùng đất 9 tháng tuyết kéo dài này hè là cái gì đó đáng được trân trọng lắm. Mới vào hè, hôm nay mời cả nhà thưởng thức một món chè rất dân dã và đơn giản, tớ tin ở nhà ai cũng nấu: Chè đỗ đen. Mùa hè trời nóng, mẹ tớ thỉnh thoảng giải khát bằng nồi chè đỗ đen. Mẹ nói: “Nấu ở nhà thì mình cho đường ít ngọt thì mới có tác dụng giải nhiệt của đỗ đen, chứ ăn ngọt lừ như ngoài hàng thì đâu lại vào đó cả thôi”.

Cốc chè của mẹ tớ thì đơn giản lắm, đúng nghĩa chè đỗ đen nhưng hạt đỗ lúc nào cũng được ninh nhừ nhưng còn nguyên hạt. Mẹ xào hạt đậu đã được ninh nhừ với đường cho thật thấm, rồi mới đổ nước ninh đậu đen và có thể chế thêm nước một chút vào. Nấu như vậy, khi ăn miếng đỗ đen mềm, thấm vị ngọt và nước thì thanh thanh vừa vừa. Như vậy là đảm bảo được tiêu chuẩn vừa ít đường để đảm bảo tác dụng vốn của đỗ đen vẫn được phát huy đầy đủ.

Cách 1 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi thường: Cách này cứ ninh mãi thì đỗ cũng nhừ thôi, tuy là có hơi mất thời gian một chút. Có cách làm cho đỗ đen nhanh mềm hơn là cho một chút muối nở – baking soda vào.

Cách 2 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất (pressure cooker) hay slow cooker: Sử dụng nồi áp suất thì thời gian nấu chè chỉ còn là 15 – 20 phút. Nếu dùng slow cooker thì thời gian nấu chè là vài tiếng nhưng khi đã cắm vào rồi thì bạn chẳng phải trông nom gì, cũng không lo xì hơi như nồi áp suất. Đặc biệt, hạt đỗ đen nấu bằng nồi slow cooker vừa mềm và vẫn giữ nguyên hạt đẹp mắt.

Cách 3 – Nấu chè đỗ đen ngay từ Đỗ đen đã ninh nhừ đóng hộp: Nhiều khi muốn nhanh tiện gọn và nấu với số lượng ít thì tớ dùng ngay đỗ đen đã được ninh nhừ đóng hộp rất tiện dụng, mùi vị của chè cũng vẫn thơm ngon đảm bảo.

½ cup đậu đen (black beans)

½ cup đường

5 lít nước lọc

Thạch đen (sương sa) (tùy chọn)

Vài giọt dầu chuối

Một ít dừa tươi (hoặc như tớ sử dụng là dừa khô)

Dù là ninh đỗ đen bằng cách nào thì trước hết đều phải: ngâm đỗ đen với nước lạnh qua đêm (khoảng 8 – 12 tiếng) để cho đỗ đen nở thì ninh sẽ nhanh hơn.

Sau đó, nhặt những hạt đỗ xấu bỏ đi và đổ toàn bộ chỗ đỗ đen đã ngâm vào rổ rồi rửa qua nước lạnh.

Cách 1 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi thường:

Cho đậu đen đã ngâm rửa sạch vào nồi và đổ nước lọc vào. Đun sôi, vớt bọt (nếu có) và để ninh liu riu như vậy cho tới khi đậu mềm.

Nếu dùng nồi thường thì sẽ mất ít nhất 1 tiếng để đậu đen mềm. Để đẩy nhanh quá trình đậu mềm thì cả nhà có thể cho 1/8 teaspoon muối nở (baking soda) vào. Muối nở (baking soda) có tác dụng làm rút ngắn thời gian ninh đậu xuống còn khoảng 15 – 20 phút.

Cách 2 – Nấu chè đỗ đen bằng nồi áp suất (pressure cooker) hay slow cooker:

Nếu dùng nồi slow cooker thì cả nhà nên dùng nồi thường đun sôi nước với đậu đen trước rồi đổ qua nồi slow cooker. Sau đó để chế độ high và cứ để đấy ninh vài tiếng cho tới khi đậu nhừ là được.

Sau khi đậu đen đã được ninh nhừ thì đều để nguội rồi đổ nước ra một cái bát lớn. Phần hạt đậu đen còn lại thì đem xào với đường. Đậy vung đun khoản 10 phút để cho hạt đậu đen thật ngấm đường. Lúc đấy mới đổ phần nước ninh hạt lúc nãy vào. Nếu thấy ít nước có thể cho thêm nước lọc theo sở thích. Đun sôi, nêm nếm lại nước cho có vị ngọt vừa phải.

Để chè nguội, cho đá vào cốc rồi múc chè, múc thêm thạch đen và giỏ vài giọt dầu chuối là hoàn thành công chè đỗ đen giải nhiệt mùa hè rồi đấy cả nhà ơi :X

Giản dị như chính cái tên của món chè này nhưng với tớ khi ăn cốc chè lại thấy đầy đủ hương vị và sự phức tạp của nhiều màu sắc, đâu đấy bùi bùi của hạt đậu đen mềm ngọt, rồi cắn vào miếng thạch đen mát lạnh mềm mượt, mùi dầu chuối chỉ điểm xuyết rất nhẹ; chút dừa khô thơm thơm giòn giòn. Đấy, giản dị nhưng hấp dẫn thì lời nào khó tả hết.

Bữa Sáng No Bụng Với Xôi Đỗ Đen Dừa Nạo

– Nếp cái hoa vàng: 500g

– Đỗ đen: 200g

– Dừa nạo sợi: 100g

– Muối: 1 ít

– Muối vừng: Tùy khẩu vị

Cách chế biến:

Bước thứ nhất(1): Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm cho gạo mềm.

Bước thứ hai(2): Đỗ đen ngâm nước khoảng 3-4 tiếng, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi luộc sơ rồi đổ phần nước đó đi. Tiếp tục cho đỗ vào nấu sôi khoảng 5 phút.

Bước thứ ba(3): trộn thật đều gạo với đỗ đen cùng một chút muối rồi cho vào xửng nấu tới khi hạt gạo dẻo, hạt đỗ mềm, bở. Khi thấy sôi chín cho thêm dừa nạo vào rồi trộn thật đều.

Bước thứ tư(4): Xôi đỗ đen chín xới ra bát rắc thêm ít vừng ăn kèm.

– Gạo nếp: 300g

– Đỗ đen: 200g

– Nước cốt dừa

– Dừa nạo

– Muối: 2 muỗng nhỏ

– Đường: 1 muỗng nhỏ

– Vừng, lạc rang

Bước đầu tiên bạn cần làm là lấy đỗ đen được chuẩn bị sẵn sẵn đem rửa thật sạch, vớt bỏ những hạt lép nổi trên mặt nước. Ngâm đỗ đen qua đêm.

Gạo nếp vo sạch, ngâm trong nước qua đêm rồi vớt ra để ráo nước. Khi gần chuẩn bị sẵn nấu vo qua và xóc đều, để 15 cho ráo và thêm chút muối như vậy lúc xôi chín ăn sẽ vừa miệng hơn.

Sau đó, bạn vớt đỗ đen đã được ngâm từ đêm hôm trước cho vào nồi cùng chút nước lạnh và ½ (một phần hai) thìa muối nhỏ nấu sôi lên đến khi ăn thử thấy hạt đỗ mềm. tắt lửa, đổ đỗ ra rổ để ráo. (Làm như vậy giúp đỗ khi nấu được mềm và hạt nếp không bị đen nhiều).

Tiếp đến, bạn trộn gạo, đỗ đen nấu chín thêm chút nước cốt dừa đã chuẩn bị sẵn sẵn (khoảng 5 thìa). Tiếp đó, cho lên nồi đất hoặc nồi hấp để đồ xôi.(Tùy theo sở thích bạn có thể cho nhiều để xôi được thơm và dẻo). Hoặc bạn có thể xóc đều lên rồi cho thêm 1 muỗng muối cùng 1 muỗng đường rồi cho gạo vào xửng hấp chín.

Khi xôi chín bạn dùng đũa xới đều. Hấp thêm 5-10 phút nữa là được.

Cuối cùng, bạn cho xôi đỗ đen ra bát, bên trên rắc dừa nạo, vừng và lạc. Có thể thưởng thức xôi đỗ đen với ruốc hoặc chả đều quá ngon.

Theo Khoevadep

Cách Nấu Xôi Vò Đỗ Xanh Ngon Vừa Tơi Bùi, Vừa Mềm Mịn

Sáng dậy mà được thưởng thức món xôi vò mẹ nấu thì còn gì tuyệt vời bằng. Xôi vò là một món ngon đầy hấp dẫn thường được sử dụng trong các dịp lễ tết của gia đình người Việt, và đó cũng là một món ăn thường xuyên cho những tín đồ thích xôi. Cách nấu xôi vò đỗ xanh không hề khó, nhưng nếu không biết cách thực hiện thì sẽ lam cho nồi xôi vò bị nhão và không có được độ tơi, dẻo, mềm mịn… Để giúp bà nội trợ có được món xôi ngon cho cả nhà, Em vào bếp sẽ mách bạn một công thức làm xôi vò đậu xanh cực đơn giản.

I. Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu xôi vò đỗ xanh

II. Hướng dẫn cách nấu xôi vò đỗ xanh

Bước 1: Bước đầu tiên cho cách nấu xôi vò đỗ xanh là bạn vò đỗ xanh và gạo nếp trog nước rồi đem ngâm khoảng 6 tiếng (bạn có thể ngâm qua đêm đều được). Sau đó vớt ra rổ để cho thật ráo nước.

Bước 2: Bước tiếp theo bạn cho đỗ xanh vào hấp cho thật mềm khoảng 30 phút, khi miết thấy đậu xanh mịn là được. Tiếp đến cho đỗ xanh vào máy xay sinh tố xanh mịn.

Bạn hấp trong khoảng 30 phút với lửa lớn.

Bước 4: Bạn đổ xôi ra và tiếp tục cho phần đỗ xanh còn lại vào rồi trộn đều với một chút đường.

Lời kết:

Cách nấu xôi vò đỗ xanh thật đơn giản phải không, nhưng để xôi vò ngon thì chúng ta cần phải tỉ mỉ, cẩn thận để xôi không bị quá dẻo và quá khô. Hạt xôi vò vừa giữ nguyên hạt, phần ngoài bám phần bột đỗ xanh. Sau khi nấu xôi ngon và dẻo xong, bạn có thể cho thêm mỡ gà, hành phi ăn mặn hoặc chia ra một ít ăn mặn, một ít để riêng ra, cho đường phên, gừng vào nồi cùng một chút nước, đun sôi lên hoà tan đường rồi đổ xôi vào làm chè, ăn sẽ rất ngon đấy!

Bí Quyết Nấu Chè Hoa Cau Xôi Vò Ngon Độc Đáo

Nguyên liệu để nấu chè hoa cau xôi vò chẳng phải là những gì cao sang xa lạ, mà nó là những thứ hết sức thân thuộc và gần gần gũi nơi đồng quê đất nhà đó chính là : gạo nếp, đỗ xanh, sắn dây…

Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè cho 4 – 5 người ăn:

Nguyên liệu nấu chè hoa cau xôi vò

Quy trình nấu món chè hoa cau sôi vò

Chè hoa cau xôi vò là sự kết hợp tinh tế, khéo léo của người chế biến và cả người thưởng thức món quà mang đậm tình yêu thương trân trọng của cả kẻ trao người nhận. Tuy nhiên để chế biến món ăn này rất đơn giản, chi tiết cách nấu chè hoa cau xôi vò thơm ngon độc đáo sẽ được bật mí ngay sau đây.

Bước 1: Sơ chế đậu xanh

– Đầu tiên chọn đậu xanh, lưu ý chọn những hạt đều nhau, đầy thịt và không bị lép trộn với 1 thìa cà phê muối, rồi mang đi ngâm khoảng độ 5 tiếng, cho đỗ mềm ra.

– Sau khi ngâm xong mang đậu xanh đi hấp cách thủy, chú ý không để đậu bị nát để khi múc chè ra bát sẽ có những hạt đậu xanh tròn trịa như hoa cau.

Bước 2: Sơ chế bột sắn dây

– Cho nước lọc khoảng 2 lít, các bạn cho vào nồi đun sôi lên, sau đó hòa tan đường trong nồi.

– Tiếp theo các bạn cho bột sắn dây vào khuấy đều tay, khuấy đến khi hỗn hợp đặc sền sệt là được.

– Lấy ¼ đỗ xanh vừa hấp chín cho vào hỗn hợp vừa đun, tiếp tục khuấy nhẹ tay.

Lưu ý các bạn khuấy nhẹ nhàng và đều tay để tránh bị nát đỗ, tiếp theo múc ra bát để ăn kèm với sôi vò.

Bước 5: Sơ chế gạo nếp

– Phần đỗ xanh hấp chín còn lại đó các bạn đem đi xay sau đó tiếp tục chia ra làm 2 phần.

– Lấy 1 phần trộn đều với gạo vừa vo xong, thêm 2 thìa dầu ăn trộn đều nên để sau khi hấp chín xôi không dính lấy nhau.

– Sau khi trộn đều bột đậu xanh hấp chín, gạo và dầu ăn, mang đi hấp khoảng 20 phút là chín.

Chú ý khi hấp thi thoảng phải lấy khăn bông hoặc khăn vải xô lau hơi nước ở trong nắp vung để tránh hơi nước rớt xuống giúp cho xôi được khô ráo.

Bước 7: Trộn hỡn hợp đã chế biến và hoàn thành

– Sau khi xôi chín, lấy ra mâm rồi cho hết số đậu xanh vừa xay còn lại, trộn đều nên, trộn xong tiếp tục cho lại vào nồi hấp khoảng 5 phút là được.

– Sau khi hấp xong các bạn múc ra mâm, đợi xôi chín cho 1 thìa đường vào trộn đều lên.

Sau khi hoàn thành xong cách nấu chè hoa cau xôi vò, lần lượt múc ra bát để cùng thưởng thức kết hợp với nhau. Mặc dù hiện nay món chè hoa cau có nhiều thay đổi, có thể kết hợp với nhiều món nhưng món ăn đặc trưng miền Bắc vẫn là món quà quen thuộc chè hoa cau xôi vò trong những buổi chiều về, ở đó có sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt nhẹ nhàng, thanh mát của chè hoa cau cùng vị bùi ngùi, đậm đà của xôi vò quyện vào nhau đã tạo nên một món ăn đặc biệt khó quên.

Ở miền Nam khi ăn chè người ta thường nghĩ đến rượu nếp, còn ở ngoài Miền Bắc thì có sự khác biệt một chút trong cách thưởng thức, người ta thường kết hợp chè hoa cau với chả lụa, với sôi vò,…

Cách nấu chè ngô đậu xanh tại nhà hấp dẫn khó cưỡng Bí quyết nấu chè hoa cau bột lọc chuẩn vị