Chế Biến Thức Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Chế Độ Ăn Dặm Cho Bé 1 Tuổi

Những thực phẩm tốt cho bé 1 tuổi

Đến độ tuổi này, bé đã có thể ăn được những món giống với cả nhà, miễn là mẹ không nêm quá nhiều muối.

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà lại dễ tìm mua và cách chế biến cũng đơn giản:

Ngũ cốc

Đây là loại thực phẩm mà mẹ không thể bỏ qua khi xây dựng thực đơn cho bé yêu. Khi lựa chọn ngũ cốc, mẹ nên chọn loại nguyên cám để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Tùy vào sở thích của bé mà mẹ có những cách chế biến khác nhau, ví dụ như kết hợp với sữa.

Dưa leo

Dưa leo là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa phụ giàu vitamin. Khi cho bé ăn, mẹ nên cắt thành các thanh dài và nhỏ để bé dễ cầm.

Các loại đậu chứa nhiều protein, tốt cho sự phát triển cơ bắp. Mẹ có thể chế biến nhiều món từ nguyên liệu này như súp đậu xay nhuyễn, bánh đậu.

Súp rau củ

Rau củ là nguồn thực phẩm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bé và súp là một trong những món dễ chế biến nhất. Mẹ có thể nấu súp cà rốt hay khoai tây cho bé để cung cấp chất xơ và giúp bổ mắt. Ngoài ra, khi sơ chế, mẹ nên cắt nguyên liệu thành miếng nhỏ, vừa ăn.

Đậu nành

Đậu nành được xem là nguồn cung cấp protein dồi dào cho người ăn chay trường. Thực phẩm này cũng rất tốt cho bé yêu và mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của con.

Thịt gà

Khi chọn thịt gà cho mâm cơm gia đình, mẹ nên kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, chỉ nên mua gà sạch, không chứa hóc-môn tăng trưởng. Thịt gà cho bé nên được nấu mềm, xé nhỏ, bỏ xương và không được cay quá.

Đối với món cá, mẹ không nên chiên vì quá trình chiên sẽ khiến món ăn mất đi nhiều chất dinh dưỡng. Thay vào đó, mẹ nên kho hoặc nấu súp xay nhuyễn. Vì cá có nhiều xương nên khi chế biến mẹ hãy cẩn thận lọc hết xương để tránh khiến bé bị hóc.

Công thức các món ăn dặm cho bé 1 tuổi

Táo chiên xù

Cách thực hiện:

Trộn đều bột, đường, muối, bột quế vào tô

Trộn trứng và bơ sữa vào một tô khác

Táo bỏ lõi, cắt lát tròn với độ dày vừa phải

Trộn hỗn hợp ở 2 tô với nhau

Nhúng táo lát vào hỗn hợp và chiên ngập dầu

Để nguội và cho bé ăn

Bánh giòn bột đậu xanh

Bột mì

½ thìa canh bột đậu xanh

½ của hành băm nhuyễn

Muối ăn

1 thìa cà phê bột rau mùi

1 thìa canh rau mùi thái nhỏ

3-4 thìa cà phê dầu ăn

Cách thực hiện:

Trộn bột đậu xanh, bột mì, hành băm, bột rau mùi, rau mùi thái nhỏ cho đến khi được hỗn hợp nhão

Đun chảy bơ trên chảo

Cho hỗn hợp vào chảo rán vàng đều hai mặt

Để nguội và cho bé ăn (có thể ăn kèm bơ)

Cháo nhạt

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Rửa sạch, ngâm gạo và đậu trong 30 phút

Sau 30 phút, để ráo nước

Cho gạo và đậu vào nồi áp suất, thêm 3 chén nước

Nấu đến khi gạo và đậu mềm

Để nguội, nêm gia vị (nếu cần) và cho bé ăn

Bánh mì nướng

Cách thực hiện:

Trộn sữa, chuối xay và trứng vào tô cho đến khi thành hỗn hợp lỏng

Đun nóng dầu ăn trên chảo

Nhúng 2 lát bánh mì vào hỗn hợp và cho vào chảo chiên đều hai mặt

Để nguội bớt và cho bé ăn

Cháo yến mạch với chuối

Cách thực hiện:

Cho nước và yến mạch vào nồi áp suất, nấu trong 20-25 phút (hoặc thêm) cho yến mạch mềm

Để yến mạch nguội hoàn toàn và nghiền nhuyễn

Chuối lột vỏ, cắt miếng vừa ăn và cho vào cháo khoảng 2 phút

Để nguội, múc ra chén và cho bé ăn

Bí quyết cho bé ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn vì nhiều bác sĩ cho rằng cho bé ăn cùng một món trong thời gian dài sẽ khiến bé kén ăn.

Bé cần được kiểm tra dị ứng thức ăn thường xuyên vì ăn đa dạng món cũng khiến bé có nguy cơ dị ứng với thành phần nào đó trong thức ăn.

Không đột ngột thay đổi chế độ ăn từ thức ăn lỏng sang thức ăn rắn mà phải để bé có thời gian để thích nghi. Trước khi cho bé ăn thức ăn rắn, mẹ nên chuẩn bị những món ở dạng mềm, dạng nửa rắn rồi mới đến dạng rắn.

Thời điểm tốt nhất cho bé ăn thức ăn rắn là lúc thức dậy vào buổi sáng hoặc sau giờ ngủ trưa.

Trong giờ ăn, bé nên được ngồi trên ghế ăn dặm cao. Điều này không chỉ giúp bé an toàn mà còn giúp mẹ dễ cho bé ăn hơn.

Để bé làm quen với một món mới, mẹ cần cho bé ăn thử ít nhất 15 lần.

Tuyệt đối không ép bé ăn. Có thể lúc đó bé không đói hoặc món đó không hợp khẩu vị.

Ăn uống lành mạnh được hình thành như một thói quen với rất nhiều nỗ lực và thời gian. Vì vậy, mẹ phải thật kiên nhẫn và tâm lý để hiểu được những suy nghĩ và nhu cầu của con.

Những điều mẹ cần lưu ý

Mẹ hãy tham khảo thực đơn trên và điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị và yêu cầu của bé.

Tuyệt đối không ép bé ăn.

Khi cho bé uống sữa công thức, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thìa kèm theo để đong chính xác.

Trong những ngày đầu của quá trình ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng hay súp. Khi bé lớn hơn, tăng độ đặc của hỗn hợp lên sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Đồ ăn quá đặc có thể khiến dạ dày bị quá tải trong khi quá loãng cũng làm bé nhanh đói hơn.

Nhiều bé có đôi lúc ăn ít hơn bình thường và mẹ không cần lo lắng về điều này. Tuy nhiên, nếu bé liên tục ăn ít 3 đến 4 ngày liền, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Bé có thể ăn ít hơn trong giai đoạn mọc răng hoặc khi mệt. Khi đó, mẹ nên cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn để đảm bảo dinh dưỡng và cho bé ăn trở lại khi bé khỏe.

Dừng cho bé ăn nếu bé đang bị đi ngoài.

Nếu ban đầu bé không muốn ăn, mẹ nên thay đổi hương vị món ăn bằng các hương tự nhiên từ quế, bột thì là, nước chanh, lá cà ri,…

Nếu bé dị ứng với đậu phộng, gluten hay trứng, mẹ cần gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi cho con ăn những loại thức ăn có những thành phần trên.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn n uôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Với các em bé từ 19-49 tuần, POH giúp mẹ giải quyết toàn diện các vấn đề ăn ngủ của con – Bằng cách xây dựng khóa học POH EASY TWO (12-49 tuần): Ăn dặm kiểu EASY gồm:

Lịch sinh hoạt EASY phù hợp với giai đoạn 12-49 tuần

Duy trì khả năng tự ngủ qua các tuần khủng hoảng và khủng hoảng ngủ 7 – 9 – 11 tháng

Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp

Ăn dặm thành công

Giúp con Ăn dặm thành công cùng nếp sinh hoạt EASY tại: POH Easy Two

Thực Đơn, Chế Độ Và Cách Chế Biến Thức Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Tinh bột: tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch.

Đạm: tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), thịt ức gà, cá thịt đỏ (cá hồi).

Chất xơ: tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.

Nhóm vitamin: xà lách, ớt chuông, rau dền.

Cam 50 – 100g gồm: 1 quả cam + 1 thìa cà phê đường + 50 ml nước lọc.

5g dầu mỡ = 1 thìa cà phê, 10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn 10h sáng

Các mẹ có thể cho con ăn những thức ăn sau:

Súp bí đỏ thịt gà + sữa chua

Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua

Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ

Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát

Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua

Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ

Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu

Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền

Thực đơn 5h chiều

Các mẹ có thể cho con ăn những thức ăn sau:

Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên

Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ

Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm

Súp khoai tây cá hồi + susu luộc

Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ

Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền

Mỳ trứng gà + súp cà chua cá

Cháo trắng + cá hồi + rau ngót

Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Cách nấu cháo thịt heo với rau ngót cho bé

– Nguyên liệu gồm: thịt heo, rau ngót, cháo trắng và dầu ăn, nước mắm.

– Cách chế biến cháo thịt heo với rau ngót cho bé như sau:

Đối với rau ngót, mẹ có thể say lọc lấy nước cốt hoặc băm nhỏ thật nhuyễn.

Thịt nạc băm nhuyễn tán đều trong nước.

Bột gạo nấu cùng với rau ngót thật nhuyễn trước sau đó cho phần thịt đã được đánh tan vào khuấy đều đun sôi lại cho chín.

Cách nấu cháo lươn với cà rốt cho bé

– Nguyên liệu gồm: gạo xay nhỏ, thịt lươn, cà rốt, dầu ăn và gia vị mắm.

– Cách chế biến cháo lươn cà rốt cho bé như sau:

Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo.

Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín sau đó vớt ra gỡ lấy phần thịt ướp gia vị và cho vào chảo phi thơm với hành.

Cà rốt cắt nhỏ hạt lựu cho vào nấu cùng với cháo.

Mẹ cho thịt lươn vào cháo và nêm dầu ăn là xong.

Cách nấu cháo cá với cà rốt cho bé

– Nguyên liệu gồm: gạo xay nhỏ, thịt cá, cà rốt, dầu ăn, gia vị.

– Cách chế biến cháo cá với cà rốt cho bé như sau:

Mẹ vo gạo sạch trước khi nấu.

Cá cần phải luộc chín và lọc lấy phàn thịt ướp với gia vị.

Mẹ cắt cà rốt nhỏ hình hạt lựu để khi nấu nhanh nhừ.

– Mẹ lưu ý vì cá đã được luộc chín nên khi nấu cháo bạn cho cá vào sau cùng, nấu cháo trắng cho nhuyễn sau đó bỏ cà rốt vào nấu thật mềm và cho cá vào. Và vì cá đã được ướp gia vị từ trước nên các mẹ cũng không cần phải cho thêm gia vị vào cháo nữa mà chỉ cần cho một chút dầu ăn vào nữa là xong.

Những lưu ý khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm

Giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ, mẹ cũng nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé.

Cho bé ăn nhiều loại rau xanh, những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.

Giai đoạn này trẻ sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm, khi trẻ như vậy mẹ cũng không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn, là liền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự bón sau này.

Máy Chế Biến Thức Ăn Dặm Pro 1 Fatzbaby

Máy chế biến thức ăn dặm Pro 1 Fatz Baby vận hành đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Máy giúp mẹ chế biến thức ăn nhanh, hiệu quả và giữ cho đầy đủ Vitamin trong thức ăn cho bé. Đặc biệt, với máy chế biến mẹ có thể tiết kiệm cho mình được rất nhiều thời gian và công sức.

Máy chế biến thức ăn dặm Pro 1 FATZ BABY – FB9615SL

1. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT

2 trong 1: xay và hấp thức ăn.

Làm chin thức ăn như trái cây, rau, thịt hoặc cá trong thời gian rất ngắn: 15-25 phút (*)

Hai chế độ xay: CAO và THẤP .

Vận hành đơn giản: thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

Chế độ bảo vệ nhiệt khi quá nóng: chế độ hấp tự động ngắt khi cạn hết nước.

Nấu ăn bằng cách hấp là cách chế biến thức ăn lành mạnh nhất, vì thức ăn giữ lại rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

Nấu và xay thức ăn trong cùng một thiết bị trong thời gian ngắn: thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

Chuẩn bị trái cây, rau, thịt hoặc cá từ thức ăn thô cho đến bất kỳ giai đoạn ăn dặm nào.

Có thể thực hiện bất kỳ giai đoạn nào cho trẻ sơ sinh hoặc thức ăn cho trẻ từ bột cho đến rắn.

2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Thiết bị này được thiết kế để hấp các nguyên liệu tươi, rắn trước khi xay theo yêu cầu từng giai đoạn của trẻ. Thông thường, bạn sẽ hấp các nguyên liệu trước và xay chúng sau đó. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng thiết bị để chỉ hấp hoặc xay. Hoặc bạn có thể dùng chức năng hâm nóng thức ăn, khi thức ăn được lưu trữ trong tủ lạnh.

Thiết bị này KHÔNG dành cho các mục đích sau: Hấp thức ăn giống nhau trong hơn 30 phút / Xay trước, sau đó hấp / Nấu cơm hoặc mì ống / Xay các thực phẩm cứng như đá viên, đường cục và thực phẩm đông lạnh, hoặc các thực phẩm dính như phô mai

Đảm bảo nước trong binh không vượt quá 230 ml.

Luôn đảm bảo rằng bạn đã khóa nắp bình chứa nước trước khi máy khởi động.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng nước cất hoặc nước tinh khiết, vì các khoáng chất trong nước khoáng hoặc nước máy có thể gây ra cặn nhanh hơn trong bình chứa nước.

KHÔNG BAO GIỜ đổ đầy bình nước trong quá trình nấu.

Ngoại trừ việc sử dụng giấm trắng để tẩy cặn, không bao giờ đặt bất kỳ chất lỏng nào ngoài nước vào bình nước. * KHÔNG BAO GIỜ để trẻ chạm vào bất kỳ bộ phận nóng nào của thiết bị hoặc hơi nước bốc lên từ phía trên của thiết bị, vì điều này có thể gây bỏng.

Hơi nước nóng hoặc nước nóng có thể làm bỏng ngón tay của bạn.

4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Mã sản phẩm: FB9615SL

Dung tích bình nước: 230ml, Bình xay thức ăn: 400ml

Nguồn điện: 220-240V AC, 50/60Hz

Công suất: Máy hấp 400W + Máy xay 130W

Màu sắc: Trắng cam

Bảo hành: 12 tháng

Thức Ăn Dặm Cho Bé 4 Tháng Tuổi

4 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu cho bé tập làm quen với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, lúc này hệ tiêu hóa của bé còn hết sức non nớt, các mẹ cần lưu ý thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi với số lượng ít, bột ở dạng lỏng và loãng.

1.Những điều cần lưu ý khi cho bé 4 tháng tuổi ăn dặm

Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ thường xuyên

4 tháng tuổi là giai đoạn mà sữa mẹ vẫn giữ vai trò cung cấp dinh dưỡng chủ đạo. Song song với việc cho bé làm quen với thức ăn dặm, bạn cần lưu ý cho bé bú thường xuyên. Do bé đã quen với việc “món ăn” gần gũi này từ khi mới sinh nên bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức kết hợp với ăn dặm đúng cách là công thức chăm sóc con hoàn hảo nhất.

Khi bé đã sẵn sàng tập ăn dặm, bạn có thể cho bé nhấp 1-2 thìa súp từ ngũ cốc pha với sữa mẹ.

Nên cho bé ăn dặm những lần đầu tiên bằng thìa mềm ( thìa cao su) và khi bé nhấm nháp hết 2 thìa súp ngũ cốc thì tiếp tục cho bé bú mẹ. Lúc đầu, bé có thể sẽ ăn rất ít. Đừng nôn nóng, thời kỳ này bé đang học những kỹ năng mới, hãy kiên nhẫn cho bé ăn từng chút một.

Sữa

Sữa vẫn là thực phẩm quen thuộc với bé từ khi sinh ra. Đây chính là nền tảng giúp bé hình thành thói quen ăn uống về sau này. Việc tạo cho bé niềm vui thích và hứng thú khi làm quen với những hương vị đầu tiên rất quan trọng. Lượng sữa phù hợp cho trẻ 4 tháng tuổi là khoảng 1200ml. Mỗi lần cho bé bú từ 150ml-180ml sữa,ngày bú 6-7 lần. Sau khi bú, bé chỉ cần uống thêm vài muỗng nước tráng miệng, không nên cho bé uống nhiều sẽ khiến bé lười bú.

Kết hợp sữa mẹ với những thực phẩm khác

Giai đoạn này, sữa mẹ đóng vai trò là phương tiện giúp bé làm quen với thức ăn dặm hiệu quả nhất.

Trước tiên, mỗi ngày bạn chỉ nên cho bé ăn những thìa nhỏ từ món hầm nhừ và loãng. Sau đó, có thể tăng dần lên từ 10ml đến 15ml/ 2 thìa hoặc 3 thìa. Dần dần tập cho bé ăn 2 hoặc 3 bữa mỗi ngày.

Bột pha sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bột ăn dặm vị ngọt từ trái cây vị dịu.

Súp rau có vị dịu: khoai tây nghiền, cà rốt…

Những thức ăn chưa nên cho bé 4 tháng tuổi thử ăn dặm

Món ăn chứa nhiều gia vị

Bột mặn: chứa thịt, cá, tôm, trứng…

Sữa bò tươi

Các loại hạt

Mật ong

Thức ăn có mỡ

Các loại quả có vị chua

3.Cách chế biến thức ăn dặm cho bé 4 tháng tuổi

Bột sữa: hòa 1-3 thìa cà phê với nước đun sôi để nguội hoặc sữa mẹ. Lưu ý kiểm tra lại nhiệt độ nước khi cho bé ăn.

Rau quả hầm nhừ: gọt vỏ rau củ ( khoai tây, cà rốt, củ cải..). Sau đó thái hạt lựu, hấp cách thủy 10 phút cho mềm, nghiền nhuyễn qua rây. Tiếp tục trộn với một ít sữa mẹ hoặc sữa bột pha loãng. Cho bé ăn ngay hoặc bảo quản trong tủ lạnh 24h.

Bên cạnh đó, thực phẩm dinh dưỡng dành riêng cho trẻ nhỏ cùng là sự lựa chọn hợp lý nhằm hỗ trợ quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của bé.

Mỹ Linh Nguồn ảnh: Internet