Chế Biến Thức Ăn Cho Bé 2 Tuổi / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

2 Cách Chế Biến Yến Sào Cho Bé 1 Tuổi

Hệ tiêu hóa ở các bé dưới 1 tuổi rất yếu ớt. Những thực phẩm khó tiêu hay có quá nhiều dinh dưỡng đều khiến bé gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Cho bé dùng yến sào là lựa chọn đúng đắn của các bậc cha mẹ. Bởi yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng, dễ hấp thu.

Trong yến sào có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho phát triển thể chất và trí não của bé. Nghiên cứu cho thấy, trong yến sào rất giàu protein, nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng quan trọng, giúp kích thích hệ tiêu hóa ở bé. Yến sào còn bổ sung cho bé canxi và sắt, hai khoáng chất quan trọng thường thiếu hụt ở trẻ. Sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Còn canxi góp phần cấu tạo và phát triển khung xương.

Yến sào còn chứa một số nguyên tố quý hiếm khác rất quan trọng, điển hình như crom. Crom có vai trò giúp kích thích tăng khả năng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột của bé. Tổ yến có chứa thành phần đường galactose nhưng hoàn toàn không chứa chất béo. Do đó, các mẹ hoàn toàn yến tâm chế biến yến sào cho bé sử dụng mà không lo sợ bé bị béo phì.

Trẻ suy dinh dưỡng, chán ăn, ngủ không ngon hay bị bệnh đường hô hấp sử dụng yến sào cũng rất tốt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chế biến yến sào cho bé sử dụng khi bé được 6 tháng tuổi trở lên. Liều sử dụng (nếu dùng thường xuyên) là 70-100ml/ngày.

Tóm lại, yến sào rất bổ dưỡng. Thường xuyên cho bé sử dụng yến sào sẽ giúp bé tăng hệ miễn dịch, bé khỏe mạnh hơn.

Cách chế biến yến sào cho bé dưới 1 tuổi

Chế biến yến sào chưng đường phèn:

Cách chế biến yến sào cho bé 1 tuổi này rất đơn giản, các mẹ có thể dễ dàng thực hiện. Yến đã ngâm nước, làm sạch sẽ tiến hành tách yến. Cho yến sào và đường phèn vào bát, cho một chút nước sau đó đem chưng cách thủy. Bạn có thể thêm vào một vài lát gừng sẽ giúp món ăn thơm ngon hơn. Thời gian chưng nên lâu một chút để yến tan ra, bé sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Cách chế biến cháo yến sào cho bé 1 tuổi

Cháo là món ăn phổ biến sử dụng nhất cho các bé dưới 1 tuổi. Thay vì nấu cháo bằng các nguyên liệu như rau củ, thịt xay, xương hầm;… các mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng yến sào. Món cháo nấu với yến sào sẽ là thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng cho bé.

Phương pháp sử dụng yến sào hiệu quả cho bé

Khi bé mới bắt đầu sử dụng yến sào;nên thử trước 1 lượng nhỏ xem trẻ có thích ứng không. Nên sử dụng yến sào lúc bụng đói, tốt nhất là vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Bởi đây là những thời điểm hấp thu dưỡng chất trong yến sào tốt nhất.

Yến sào thô tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhất,;nhưng việc tự làm sạch nó tại nhà cũng không đơn giản. Nếu bạn không có đủ thời gian, tốt nhất bạn nên tìm mua yến sào đã tinh chế;của các thương hiệu uy tín (chẳng hạn như Thượng Yến). Thêm nữa, yến sào thô chứa rất nhiều dinh dưỡng, bé không thể hấp thu hết trong 1 lần. Trong khi đó, bảo quản yến sào khô cũng không phải dễ. Nếu bảo quản không đúng cách, rất dễ làm mất đi dưỡng chất có trong yến sào.

Để đảm bảo hiệu quả yến sào đem lại, nên sử dụng lâu dài với liều lượng hợp lý; không dùng quá nhiều, tốt nhất là 70ml/ngày. Hiện nay trên thị trường có bán các sản phẩm yến sào chế biến sẵn theo đúng liều lượng như yến chưng tươi Thượng Yến, rất tiện để cho bé dùng hằng ngày.

Liên hệ ngay với Thượng Yến qua hotline 028 39 123 678 – 0935 21 27 25 khi bạn cần mua hoặc cần tư vấn sản phẩm yến sào phù hợp cho bé.

Thực Đơn, Chế Độ Và Cách Chế Biến Thức Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Tinh bột: tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch.

Đạm: tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), thịt ức gà, cá thịt đỏ (cá hồi).

Chất xơ: tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.

Nhóm vitamin: xà lách, ớt chuông, rau dền.

Cam 50 – 100g gồm: 1 quả cam + 1 thìa cà phê đường + 50 ml nước lọc.

5g dầu mỡ = 1 thìa cà phê, 10g thịt (cá, tôm) = 1 thìa cà phê.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi

Thực đơn 10h sáng

Các mẹ có thể cho con ăn những thức ăn sau:

Súp bí đỏ thịt gà + sữa chua

Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua

Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ

Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát

Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua

Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ

Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu

Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền

Thực đơn 5h chiều

Các mẹ có thể cho con ăn những thức ăn sau:

Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên

Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ

Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm

Súp khoai tây cá hồi + susu luộc

Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ

Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền

Mỳ trứng gà + súp cà chua cá

Cháo trắng + cá hồi + rau ngót

Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.

Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Cách nấu cháo thịt heo với rau ngót cho bé

– Nguyên liệu gồm: thịt heo, rau ngót, cháo trắng và dầu ăn, nước mắm.

– Cách chế biến cháo thịt heo với rau ngót cho bé như sau:

Đối với rau ngót, mẹ có thể say lọc lấy nước cốt hoặc băm nhỏ thật nhuyễn.

Thịt nạc băm nhuyễn tán đều trong nước.

Bột gạo nấu cùng với rau ngót thật nhuyễn trước sau đó cho phần thịt đã được đánh tan vào khuấy đều đun sôi lại cho chín.

Cách nấu cháo lươn với cà rốt cho bé

– Nguyên liệu gồm: gạo xay nhỏ, thịt lươn, cà rốt, dầu ăn và gia vị mắm.

– Cách chế biến cháo lươn cà rốt cho bé như sau:

Gạo vo sạch, nấu nhừ thành cháo.

Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín sau đó vớt ra gỡ lấy phần thịt ướp gia vị và cho vào chảo phi thơm với hành.

Cà rốt cắt nhỏ hạt lựu cho vào nấu cùng với cháo.

Mẹ cho thịt lươn vào cháo và nêm dầu ăn là xong.

Cách nấu cháo cá với cà rốt cho bé

– Nguyên liệu gồm: gạo xay nhỏ, thịt cá, cà rốt, dầu ăn, gia vị.

– Cách chế biến cháo cá với cà rốt cho bé như sau:

Mẹ vo gạo sạch trước khi nấu.

Cá cần phải luộc chín và lọc lấy phàn thịt ướp với gia vị.

Mẹ cắt cà rốt nhỏ hình hạt lựu để khi nấu nhanh nhừ.

– Mẹ lưu ý vì cá đã được luộc chín nên khi nấu cháo bạn cho cá vào sau cùng, nấu cháo trắng cho nhuyễn sau đó bỏ cà rốt vào nấu thật mềm và cho cá vào. Và vì cá đã được ướp gia vị từ trước nên các mẹ cũng không cần phải cho thêm gia vị vào cháo nữa mà chỉ cần cho một chút dầu ăn vào nữa là xong.

Những lưu ý khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm

Giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ, mẹ cũng nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé.

Cho bé ăn nhiều loại rau xanh, những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.

Giai đoạn này trẻ sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm, khi trẻ như vậy mẹ cũng không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn, là liền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự bón sau này.

Chế Biến Đồ Ăn Dặm Cho Bé 7 Tháng Tuổi

Ngoài việc nấu riêng những món để bé tập nhai thì trong quá trình chế biến đồ ăn dặm cho con hàng ngày, các mẹ có thể bớt lại một chút để bé tự cầm ăn. Cho dù bé có ăn hay không ăn phần đồ ăn tập nhai đó thì mẹ cũng nên kiên trì làm cho con.

Và một điều các mẹ không bao giờ được phép quên đó là không được ép con ăn vì việc nấu nướng là của mẹ, còn ăn bao nhiêu là quyền của con.

1. Thịt gà sốt táo và cà chua, cho con ăn món này với nui

Cách nấu: Thịt, nui, táo cà chua cho vào nồi nấu chín. Táo cắt to một chút để khi chín lấy ra cho dễ. Khi chín lấy táo, thịt bò và cà chua (cà chua nấu chín bỏ vỏ) xay đều. Nui cũng xay ra, tùy theo khả năng ăn thô mịn của mỗi bé mà mẹ xay nhiều hay ít. Các mẹ nhớ nấu ít nui thôi vì nui sẽ nở ra rất nhiều.

Món này có táo tạo vị rất thơm và ngọt. Ăn kèm canh rau cải bó xôi cho bé dễ nuốt vì nui khi xay ra thường dẻo dẻo khó nuốt.

2. Rau củ hấp trứng

Cách nấu: 1/2 quả bí ngòi cắt lát mỏng, 1 củ khoai tây nhỏ. Cho tất cả vào luộc chín. Xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà. Sau đó đổ ra bát rồi cho vào nồi hấp chín (khoảng 10 phút).

Mẹ có thể cho con ăn trong chén hấp hay úp ngược ra đĩa và trình bày thêm một chút cho đẹp mắt thì tùy thích.

Lưu ý: Khi hấp các mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi thì bát thức ăn không bị đổ, lật hay kêu. Có thể thay bí ngòi bằng cà rốt hoặc các loại rau khác.

Món ăn này rất mềm, mịn, thơm và dễ ăn.

3. Bí đỏ hấp trứng, khoai tây và dăm bông (1 miếng dăm bông nhỏ khoảng 1 ngón tay) loại ít muối. Cách nấu giống rau củ hấp trứng ở trên.

4. Bí ngòi, khoai tây, súp lơ xanh, cà chua, táo, cá (1 miếng nhỏ), nui

Cách nấu: Rau củ thì tùy theo khả năng bé ăn bao nhiêu thì mẹ nấu bấy nhiêu. Rau củ lâu chín bào mỏng nấu trước, gần chín thì cho cà chua, cá vào nấu cho chín. Tắt bếp, để bớt nóng và xay vừa độ ăn của bé. Thêm bơ hay dầu ăn vào.

5. Bí ngòi dồn (cá, bí ngòi, cà rốt, khoai lang, súp lơ xanh và chút xíu lòng đỏ trứng)

Một chén nhỏ: Phô mai tươi được làm từ sữa công thức.

Cơm nấu với lá rong biển viên thành từng viên nhỏ cho bé dễ ăn.

6. Khoai, táo, ớt chuông và cá

Đây là món ăn cung cấp nhiều vitamin cho bé. Các mẹ cần chuẩn bị: Khoai lang (1/2 củ), táo đỏ (1/2 quả), cà rốt (1 khoanh nhỏ), khoai tây (1 củ nhỏ, khoảng 20g), ớt chuông đỏ (1 chút), cá (30g).

Cách nấu: Tất cả cho vào nồi nấu chín, muốn ăn sệt thì nấu ít nước và lửa nhỏ nhỏ chừng 10 phút. Khi chín, lấy ra xay nhuyễn.

Lưu ý: Các mẹ có thể thay khoai lang, khoai tây bằng cơm/ cháo/ mì; thay cá bằng thịt gà/ lợn… đều được. Nếu dùng khoai tây thì nên cho ít vì nếu cho nhiều sẽ khó ăn. Ớt đỏ và cà rốt cũng cho ít để tạo vị.

Món này có mùi thơm, vị ngọt, rất dễ ăn.

7. Thịt gà và rau củ

Nguyên liệu: Rau củ khoảng 200g: Bí ngòi, cải bó xôi, 1 ít phần trắng hành boa-rô, ớt chuông đỏ, và thịt gà (30g). Cho tất cả vào nấu chín và xay theo độ ăn thô của từng bé.

8. Súp 5 loại rau củ + thịt bê (khoảng 30g ) và sữa công thức. Rau củ các mẹ có thể tự chọn những loại bé thích ăn để chế biến.

Cơm nhão trộn rong biển (loại cuốn sushi).

Nho và cam.

Chế Biến Cháo Ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng (Phần 2)

Thực hiện

1. Vo gạo rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó bắc lên bếp đun sôi bằng lửa vừa, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo nhừ thành cháo. 2. Đập trứng gà ra, lọc lấy lòng đỏ, cho vào nồi cháo khuấy đều, nêm muối và dầu ăn vào là được. 3. Bạn cũng có thể luộc trứng trước rồi lột vỏ, gỡ bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, tán nhuyễn ra, cho vào nồi cháo, khuấy đều, nêm nếm.

Dinh dưỡng

– Lòng đỏ trứng cung cấp protein và vitamin nhóm B. – Không nên để trứng quá 30 ngày trong tủ lạnh kể từ ngày trứng được đóng gói bán. Nếu bạn mua trứng ở ngoài chợ thì nên dùng trứng trong vòng 3 tuần kể từ ngày mua để đảm bảo chất lượng trứng còn tốt. Khi đập trứng ra, lòng đỏ trứng tròn không bị vỡ, lòng trắng trứng đặc và nổi là trứng còn mới.

Cháo cá thu – cải bó xôi

Thực hiện

1. Nạc cá thu rửa sạch, cắt nhỏ (nhớ loại bỏ hoàn toàn xương và da). 2. Vo gạo rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó bắc lên bếp đun sôi bằng lửa vừa, cho cá vào, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi gạo nhừ thành cháo. 3. Cải bó xôi chọn phần lá, rửa sạch, băm nhuyễn. 4. Khi cháo đã nhừ cho cải bó xôi vào, khuấy đều, đun sôi khoảng 3 phút cho cải chín, nêm một ít muối và dầu ăn nữa là thành.

Dinh dưỡng

– Cá thu có nguồn đạm và chất béo dồi dào, đặc biệt omega-3 có trong cá thu rất tốt cho sự phát triển của trẻ, nhất là hệ tim mạch. – Tuy nhiên khi cho bé ăn phải bảo đảm cá thu đã được nấu chín, và nên chọn cá thật tươi, vì cá thu ươn có thể gây ngộ độc. – Cải bó xôi giàu vitamin, giàu sắt, ăn cải bó xôi giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ, ngoài ra còn rất tốt cho mắt, phòng ngừa chứng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em.

Cháo gan gà

Thực hiện

1. Rửa sạch gan gà, để ráo nước. 2. Vo gạo, rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó cho gan gà vào, bắc lên bếp đun sôi bằng lửa vừa, rồi vặn nhỏ lửa đun cho đến khi gạo nhừ thành cháo. 3. Vớt gan gà ra, tán nhuyễn, sau đó trộn vào trong cháo là bạn đã có ngay món cháo gan gà thơm ngon, bổ dưỡng. Có thể nêm một ít muối và dầu ăn vào cho đỡ lạt, nhưng hãy nhớ là rất ít muối thôi.

Dinh dưỡng

– Gan gà là loại thực phẩm có lượng sắt vô cùng phong phú, ngoài ra còn chứa các vitamin A, vitamin nhóm B, đặc biệt vitamin B2, B12… – Món ăn này giúp bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt của cơ thể trẻ khi trẻ ngày một lớn lên mà sữa mẹ hay sữa bột công thức không còn đáp ứng đủ nữa. – Màu sắc của cháo gan gà không được đẹp mắt, có thể bé nhìn vào sẽ không muôn ăn. Bạn có thể vừa cho bé ăn vừa làm trò để bé ăn với tâm trạng vui vẻ hơn, từ đó sẽ dễ chấp nhận món ăn mới hơn.

Cháo bầu – cần tây

Thực hiện

1. Vo gạo, rồi ngâm trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa vừa, rồi vặn nhỏ lửa đun cho đến khi gạo nhừ thành cháo. 2. Bầu rửa sạch, gọt vỏ, bỏ phần ruột, cắt sợi nhuyễn. 3. Cần tây rửa sạch băm nhuyễn. 4. Cho bầu vào nồi cháo đã nhừ, đun sôi khoảng 2~3 phút cho bầu chín, rồi cho cần tây vào, đun sôi, nêm muối và dầu ăn vào là hoàn tất.

Dinh dưỡng

– Quả bầu có công dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trị trướng bụng, phù thủng… – Cần tây là loại rau cao cấp chứa 90,5% nước, 1,95% hợp chất nitơ, 0,07% chất béo, 1,15% cenlulose, các vitamin A, B, C và nhiều loại khoáng chất… – Đây là một món ăn bổ dưỡng dùng để giải nhiệt trong những ngày nóng bức. Để thay đổi khẩu vị cho bé, bạn có thể thay bằng bí đao hoặc mướp hương…

Như vậy, để chế biến cháo ăn dặm cho bé không hề khó khăn mà ngược lại rất dễ làm, không chỉ đủ dinh dưỡng cho trẻ mà bất kì bà mẹ nào cũng có thể làm cho con mình.

Chúc các mẹ thành công và nuôi dạy con ngoan!