Chế Biến Món Tôm Cho Bé Ăn Dặm / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Vinaconex.edu.vn

Chế Biến Tôm Nấu Với Rau Gì Cho Bé Ăn Dặm?

Thịt tôm được đánh giá là mềm, ngọt, giàu dinh dưỡng và có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ như canxi, phốt pho, sắt, vitamin B12, protein..

Cháo tôm có thể nấu với các loại rau củ thông dụng như: cà rốt, bí đỏ, rau ngót, rau dền, nấm, súp lơ xanh..

uy nhiên, cháo tôm cho trẻ ăn dặm lại nên tránh nấu cùng các loại rau như cải bó xôi, đậu, khoai lang… vì đây là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi.

Thành phần dinh dưỡng trong tôm

Cung cấp protein dồi dào

Ít có loại thực phẩm nào chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tôm. Trước hết phải kể đến nguồn protein gần như tinh khiết có trong tôm. Cùng với trứng, thịt, cá thì tôm cũng là nguồn cung cấp đạm quan trọng trong khẩu phần ăn của người Việt.

Bổ sung chất sắt

Sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cần có cho tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, cơ thể dễ gặp tình trạng thiếu máu, mệt lả và khó thở. Để giải quyết những vấn đề sức khỏe đó, hấp thu dinh dưỡng trong tôm là cách tốt nhất.

Cung cấp nhiều canxi

Không có gì quá ngạc nhiên khi người ta thường chọn tôm trong bữa ăn hằng ngày để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Nguồn caxi chính của tôm đến chủ yếu ở thịt, chân và càng.

Chứa nhiều omega-3

Dinh dưỡng trong tôm chứa rất nhiều omega – 3, chất có tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, buồn chán và trầm cảm. Ngoài ra các axit béo omega-3 còn giúp chống oxy hóa, đẩy lùi quá trình lão hóa.

Chế biến các món ăn từ tôm nấu với rau cho bé ăn dặm

Vo sạch gạo và đậu xanh. Đem ngâm khoảng 30 phút, trộn chung hỗn hợp nấu thành cháo.

Làm sạch tôm, bóc vỏ bỏ râu, đầu tô,, lấy chỉ đen ở trên lưng, chỉ giữ lại phần thịt tôm để nấu cháo cho bé. Băm nhuyễn tôm.

Băm nhỏ hành tím khô, rồi cho vào chảo thêm ít dầu phi thật thơm. Sau đó, cho tôm vào xào sơ qua. Xào đến lúc thịt tôm chuyển sang màu hồng, không nên xào kỹ quá vì sẽ làm thịt tôm dai, mất chất, khiến bé khó ăn.

Khi cháo chín, tiếp tục cho thịt tôm, rau ngót và phô mai vào khấy đều lên, chờ đến lần sôi tiếp theo. Tiếp tục nêm thêm chút nước mắm nến bé đã ở độ tuổi có thể dùng gia vị.

Khi cháo chín tắt bếp và cho 1,5 thìa dầu oliu vào, để nguội bớt là có thể cho bé dùng.

2. Cháo tôm nấu với cà rốt

Cháo tôm nấu cà rốt là món ngon dễ làm và khá quen thuộc với các mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm ở thời kỳ đầu.

Làm sạch tôm và bóc vỏ. Rửa sạch cà rốt, nạo hết vỏ và thái nhỏ thành hình hạt lựu.

Vo sạch gạo, cho vào nồi đổ nước rồi đem nấu chín.

Khi cháo chín, cho tiếp cà rốt vào và nấu đến chín. Sau đó tắt bếp, đậy nắp trong khoảng 15 phút rồi bật bếp lên để tiếp tục nấu.

Cho tôm vào nồi cháo, nấu chín khoảng 5 phút. Khi cháo cà rốt đã chín, cho hành lá thái nhuyễn vào trộn đều rồi tắt bếp. Cho 1,5 thìa dầu ăn cho bé vào là có thể múc ra để nguội bớt và cho bé ăn.

Hướng Dẫn Chế Biến 8 Món Ngon Từ Tôm Cho Bé Bắt Đầu Ăn Dặm

Khi bé vào tuổi ăn dặm, các mẹ bắt đầu “đau đầu” vì thực đơn ăn dặm của bé: làm sao cho món ăn thật bổ dưỡng mà vẫn hợp khẩu vị trẻ nhỏ để khi cho bé ăn, bé không nhè ra. Hãy thử một số công thức món ngon từ tôm cho bé sau đây bởi tôm là loại thực phẩm dễ chế biến và hợp khẩu vị các bạn nhỏ, các mẹ có thể yên tâm nấu cho con.

Món ăn dặm giòn giòn thơm thơm, là một món ăn có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể cho bé ăn kèm cơm nóng đã xay nhuyễn.

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, rút chỉ lưng rồi ướp với nước cốt chanh, giấm gạo, dầu mè, tỏi băm, muối trong khoảng 10 phút

Trứng muối bóc vỏ tách lấy lòng đỏ rồi dùng rây rây thật mịn. Trứng gà đánh mịn.

Đổ bột chiên giòn ra, lần lượt nhúng tôm đã ướp vào trứng gà rồi nhúng vào bột chiên giòn, làm như vậy cho tới hết tôm.

Làm nóng dầu ăn, thả tôm vào chiên vàng đều 2 mặt, sau đó vớt ra thấm bớt dầu.

Vẫn chảo đó, đổ hết dầu thừa đi rồi cho bơ vào, khi bơ tan cho trứng muối vào đảo đều. Cho thêm một chút nước lọc để tạo độ sánh.

Cuối cùng cho phần tôm đã chiên giòn vào sốt, đảo đều tay để trứng muối thấm đều vào tôm. Tắt bếp trang trí tôm với một chút hành lá.

2. Tôm xào trứng

Cực kì lạ miệng nhưng không tốn công phu để chuẩn bị cho bé. Thực hiện nào mẹ ơi!

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện

3. Tôm xào rau củ

Muốn tập cho bé ăn rau củ thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo, hương vị thơm ngon của món ăn sẽ khiến bé muốn “chén sạch” phần rau. Bạn cũng có thể thay bằng bông cải xanh, măng tây,… miễn là cắt miếng vừa ăn cho bé là được.

Một món ngon từ tôm cho bé nhưng cũng có thể chuẩn bị cho cả nhà vì đây là một món ăn rất thơm và ngon “hết sẩy”

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện

Sau khi hấp chín cho thêm một chút dầu mè, hành lá cắt nhỏ rắc lên trên để trang trí.

5. Tôm hấp đậu hũ

Một món ăn dặm thanh đạm, đầy đủ chất dinh dưỡng và rất đẹp mắt, bé sẽ rất thích ăn đấy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện

6. Cơm xay tôm rim

Món ăn dặm có vị ngọt mềm bùi bùi của cơm cùng hương vị tươi ngon của tôm, chắc chắn sẽ là một món ăn dặm ưa thích của trẻ.

Tôm rửa sạch, lột vỏ và bỏ chỉ lưng, cắt hạt lựu nhuyễn. Cà chua rửa sạch, bỏ cùi và hạt, cắt hạt lựu. Đầu hành và hành lá cắt nhuyễn.

Phi thơm đầu hành với 1 muỗng cà phê dầu ăn rồi cho tôm vào xào.

Khi tôm vừa săn thì cho cà chua vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cho thêm đường vì món ăn có cà chua.

Rắc thêm hành lá cắt nhuyễn vào và trộn đều lên để món tôm rim có thêm nhiều màu và kích thích vị giác cho bé.

Trộn cơm đã được nghiền sẵn vào hỗn hợp tôm rim trong lúc tôm còn nóng.

Nếu sợ bé mau ngấy, có thể vắt vài giọt nước cốt chanh tươi vào cho thêm vị thanh, lạ miệng

7. Xíu mại tôm thịt

Món ăn mềm mềm dễ ăn, không chỉ là một món ngon từ tôm cho bé mà cả nhà cũng sẽ “thích mê” đấy

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cách thực hiện

8. Trứng cuộn cơm tôm bông cải cho bé

Món ăn cực mềm với hương vị thơm ngon, biết đâu sẽ là món khoái khẩu của bé?

Cách Chế Biến Món Cháo Tôm Thịt Bằm Cho Bé

Cách chế biến món cháo tôm thịt bằm cho bé: Cháo tôm thịt bằm là một món ăn kết hợp giữa thịt trắng và thịt đỏ, đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho cơ thể bé đang phát triển từng ngày. Cháo tôm thịt là một món ăn rất phổ biến, thường hay bán tại các tiêm cháo dinh dưỡng đó, bạn có biết không? Cách nấu cháo tôm thịt bằm ngon cho bé không…

Cách chế biến món cháo tôm thịt bằm cho bé: Cháo tôm thịt bằm là một món ăn kết hợp giữa thịt trắng và thịt đỏ, đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các nguyên tố cần thiết cho cơ thể bé đang phát triển từng ngày. Cháo tôm thịt là một món ăn rất phổ biến, thường hay bán tại các tiêm cháo dinh dưỡng đó, bạn có biết không?

Nguyên liệu cần có cho món ăn này

+ Gạo nếp: 200 g. + Gạo tẻ: 200 g. + Tôm sú: 400 g. + Thịt nạc thăn: 150 g. + Trứng gà: 1 quả. + Hành lá, ngò rí: 100 g. + Hành khô, tỏi: 50 g. + Ớt sừng: 3 trái. + Nấm rơm: 100 g, bạn nên chọn loại nhỏ, ăn sẽ ngon hơn và thích hợp với bé con nhà bạn hơn đấy! + Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, ớt bột, nước mắm, dầu ăn.

Cách nấu cháo tôm thịt bằm đơn giản cho bé yêu của bạn

Muốn có được món cháo tôm thịt cho bé ăn dặm, bạn cần phải sơ chế nguyên liệu đã nha!

+ Tỏi, hành khô: Bạn bóc bỏ phần vỏ khô héo, vàng úa, rửa sạch, để ráo, đập dập, băm nhuyễn.

+ Gạo nếp, gạo tẻ: Bạn vo sạch, đãi mày, tấm đi, để ráo, sua đó rang gạo cho đến khi hạt gạo có màu vàng nhẹ trên bếp, mục đích của thao tác này giúp đến bước nấu cháo của bạn, hạt gạo sẽ nở bung ra, món cháo sẽ ngon hơn hẳn đấy!

+ Đặt chảo lên bếp, bật bếp cho nóng chảo, đổ 2 thìa dầu ăn vào đợi nóng dầu, rồi tiến hành phi thơm 2 thài dầu ăn với 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt màu để món cháo có màu đẹp mắt, hấp dẫn hơn. Có thể bé con nhà bạn sẽ không ăn được cay đâu, vì vậy bạn có thể không cần cho ớt cũng được. Sau đó bạn đổ tôm ướp, thịt băm vào chảo xào chín, rồi để riêng ra.

+ Trứng gà: Đập vỏ, lấy nhân trứng bỏ vào bát, dùng đũa đánh tan đều.

+ Nấm rơm: Bạn chỉ cần cắt bỏ phần đuôi, rồi rửa sạch, để ráo nước là được.

+ Chuẩn bị nồi sạch, đổ 1 lít nước sạch vào, rồi cho gạo nếp, gạo tẻ đã rang vàng vào nồi nước, thêm 1 thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn, cứ thế hầm nhừ nha!

+ Cuối cùng, bạn đổ trứng gà đánh tan vào, khuấy đều. Cho cháo vào máy xay, xay nhuyễn mịn, đổ cháo đã xay nhuyễn vào nồi nấu sôi lần nữa. Tiếp đó, bạn cho thêm hành lá, ngò rí đã thái mịn và phần đầu hành vào, nêm thêm ½ thìa hạt tiêu. Bạn tắt bếp đi, bắc nồi cháo ra, múc ra, cháo thịt tôm bằm dành cho bé yêu đã hoàn thành rồi!

Món cháo tôm thịt bằm cho bé cần phải:

+ Có vị ngọt đậm đà, vừa ăn. Món cháo có độ sền sệt, không quá đặc, tôm thịt, nấm rơm đảm bảo tươi ngon bổ dưỡng.

+ Màu sắc hài hòa, hấp dẫn ánh nhìn, khiến bé thích thú muốn thưởng thức.

Vị ngọt của thịt bằm, vị ngon của tôm và nấm, hương vị đặc trưng của trứng gà, hương thơm của hành lá, ngò rí, hạt tiêu, tất cả quyện hòa vào nhau tạo nên một món cháo rất hấp dẫn, cũng tạo nên một món ăn thơm ngon bổ dưỡng, sẽ không sai lầm khi bạn chọn nấu món này cho bé yêu của bạn đâu!

Tag: dạy nấu ăn, món ngon cho bé, cách nấu cháo tôm thịt bằm, cháo tôm thịt bằm, cách nấu cháo cho em bé

Chế Biến Trái Cây Cho Bé Ăn Dặm

1. Chế biến thanh long cho bé ăn dặm

Các mẹ khi mua thanh long nên chọn những quả có vỏ đỏ sậm và mỏng, da căng mọng. Chọn những quả căng tròn càng tốt để dễ trình bày ra dĩa. Ngoài ra, phần tai còn xanh không được quăn queo hay khô héo (đó là những quả tươi mới được thu hoạch không lâu). Mẹ có thể bấm nhẹ tay vào vỏ thanh long, nếu thấy cứng thì nên chọn.

Lấy ½ trái thanh long, gọt vỏ, cắt thanh long thành những hạt lựu vừa phải. Sau đó xếp thanh long ra dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning (ăn dặm bé chỉ huy).

Mẹ có thể giới thiệu thanh long cho bé khi bé được khoảng 8 tháng tuổi, tuy nhiên, hạt thanh long hơi cứng, bé chưa tự nhai được, mẹ có thể nạo nhỏ lấy phần ruột trắng cho bé dùng, bé sẽ được cung cấp thêm Vitamin, khoáng chất. Thanh long còn giúp cho bé nhuận tràng. Nếu muốn cho bé ăn cả quả, mẹ có thể xay nhuyễn ra cho bé ăn.

2. Cho bé ăn dặm với mận (roi)

Mận (hay còn gọi là trái Roi) là một trong những loại trái cây được mọi người yêu thích, giúp làm mát cơ thể, chống nhiễm trùng, điều trị tiêu chảy, đầy hơi và ngăn ngừa ung thư.

Các mẹ mua mận về, sau đó ngâm mận trong nước muối loãng để khi ăn được an toàn hơn. Các mẹ lưu ý khi chọn mận, không chọn quả bị trầy xước. Lớp vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Khi mua mận, không nên chọn quả quá xanh hoặc quá chín. Lấy 1-2 trái mận đã rửa sạch. Tách mận làm bốn, bỏ hột, râu và gọt vỏ.

Sau đó cắt mận thành hạt lựu và xếp ra dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning (ăn dặm bé chỉ huy).

3. Cẩn thận khi cho bé ăn dặm với táo tây

Khi mua táo, mẹ nhớ lưu ý phân biệt giữa táo tây và táo Trung Quốc. Táo được nhập từ Châu Âu, Mỹ hay New Zealand có màu đỏ sẫm, nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khí hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường là phấn hồng, hồng nhạt.

Táo New Zealand, táo Mỹ có mùi vị thơm đậm đặc, khi ăn có độ ngọt, độ thơm khác hẳn. Táo đặc biệt giòn, nhiều nước với vị ngọt rất ấn tượng. Còn Táo Trung Quốc gần như không có mùi vị, ăn xốp hơn, có vị ngọt lợ lợ.

Lấy quả táo đã rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột ở giữa. Sau đó cắt thành những hạt lựu vừa hoặc thái thành những lát mỏng vừa phải. Để táo đã cắt hạt lựu vào dĩa cho bé tự bốc ăn bằng tay theo phương pháp baby led weaning.

4. Chế biến lê cho bé ăn dặm

Đối với lê, các mẹ nên chọn những quả lê sẫm màu, nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.

Nếu không ăn hết những trái lê ngay lập tức sau khi lê chín, các mẹ có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.

Lê mua về rửa sạch và cắt miếng nhỏ như táo tây để bé có thể tự ăn hoặc xay/ ép cho bé uống cũng rất tốt

5. Bé ăn dặm kiwi

Đối với kiwi các mẹ nên chọn những quả không có vết, tránh những quả nhăn nheo hay quá mềm. Kiwi quả bé hay to đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Nên cho bé ăn kiwi chín để bé có thể cảm nhận được vị ngọt và hấp thu được tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong kiwi.

Cũng như lê và táo, mẹ rửa sạch kiwi, gọt vỏ và cắt nhỏ để bé ăn theo phương pháp baby led weaning hoặc xay thành sinh tốt cho bé uống.

Cho trẻ ăn dặm bằng các loại trái cây trên sẽ giúp các bữa ăn của bé đa dạng và hấp dẫn hơn. Ngoài 5 loại trái cây tuyệt vời này, mẹ cũng có thể thử cho bé ăn thêm các hương vị khác như đu đủ, chuối, đào,…

Khi cho bé ăn dặm trái cây mẹ lưu ý: với các bé dưới 3 tuổi, mẹ nhớ quan sát kĩ trong lúc bé ăn tránh bé bị hóc, nghẹn nha mẹ !